Cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân - 12


đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?” [37,tr199]. Đó là những băn khoăn của một người mẹ từng trải. Trong lúc đứa con trai duy nhất lấy được vợ, lẽ ra bà phải rất vui nhưng bà lại nghĩ về những nghịch cảnh éo le của việc hôn nhân, đặc biệt là một cuộc hôn nhân “vội vã” và trong cái thời điểm không thích hợp. Và bà cụ cũng tự nghĩ rằng đó là một duyên kiếp không nên có: “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái nở mặt sau này. Còn mình thì…biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?” [37,tr198]. Nhưng sự tình đã rồi, trước mắt bà là người con dâu, mặt cúi xuống, “ tay vân vê tà áo đã rách bợt”. Trước sự thật ấy, bà cụ Tứ cũng chuyển cách nghĩ về việc có vợ cho con là một cơ may: “ Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được…Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con…” [37,tr.198-199]. Lời nói từ đáy lòng của một người mẹ nghèo nghe thật cảm động. Từ lúc lo cho hạnh phúc không nên có của con vào thời buổi này, đến khi nghĩ con mình có vợ là một cơ may đã thấy tấm lòng yêu thương con của người mẹ nghèo. Không những thế bà còn biết động viên an ủi các con. Lời nói nhẹ nhàng của người mẹ chồng với nàng dâu mới nghe thật thấm thía: “ Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”… “Cốt làm sao chúng mày hoà thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…” [37,tr.199-200].

Diễn biến tâm lý của người mẹ nghèo với bao nhiêu cơ sự trong tấm lòng nhân hậu cao cả đã an ủi, tạo sự phấn chấn cho các con khi bước vào cuộc sống mới. Bà cố giấu đi những giọt nước mắt xót xa vì sợ gây cho người mình thương yêu nhiều lo lắng. Bà cố gắng tạo nên bầu không khí mới trong cảnh nghèo: “ Có đèn đấy à? Ừ thắp lên một tí cho sáng sủa…Dầu bây giờ


đắt gớm lên mày ạ.” [37,tr.200]. Đó là thứ ánh sáng nhỏ bé trong không gian đêm tối, ánh sáng cho cái tương lai hạnh phúc của Tràng nhưng cũng là niềm hy vọng nhỏ nhoi của bà cụ Tứ dành cho vợ chồng Tràng. Có thể nói, bà cụ Tứ là người thắp lên nhiều hy vọng nhất cho vợ chồng Tràng: từ việc đan cái phên ngăn riêng chỗ của vợ chồng đứa con trai cho kín đáo, đến việc tính toán “Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà”, “rồi may ra ông giời cho khá…Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. Đó là niềm ước ao nhỏ bé nhưng vô cùng ý nghĩa với vợ chồng Tràng vào thời điểm này. Phải nói rằng đó là một tấm lòng nhất mực yêu thương con của bà cụ Tứ. Tuy đã già lại vào lúc cơ cực đói kém nhất nhưng bà vẫn không thôi ước ao, vun vén cho thế hệ con cháu mai sau được hạnh phúc. Sự thấu hiểu tâm lý người mẹ nông dân nghèo Việt Nam đã khiến Kim Lân xây dựng thành công hình tượng bà cụ Tứ. Một bà mẹ đã trải qua biết bao gian khó, nhọc nhằn của cuộc sống lại có niềm hy vọng tràn trề vào cuộc sống tương lai. Niềm tin ấy không bị tàn lụi theo năm tháng và tuổi tác.

Sử dụng thời gian trong truyện, Kim Lân thật tài tình. Truyện mở ra là buổi chiều chạng vạng mặt người và khép lại trong ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng loá.

Mở đầu truyện là một anh Tràng cô đơn bước cao bước thấp trên con đường khẳng khiu dưới ánh chiều tàn của một cuộc sống không ra cuộc sống. Nhưng kết thúc là Tràng đã có một gia đình, mọi người đang xăm xắn quét tước, thu dọn nhà cửa cho quang quẻ và cố làm cho nhau vui trước một bữa cháo loãng thếch và đắng chát. Khép lại là câu chuyện phá kho thóc Nhật và hình ảnh lá cờ đỏ phấp phới trong óc Tràng. Anh đã nhận thức được con đường để thoát nghèo đói là đấu tranh, hình ảnh lá cờ soi sáng anh đi đến lý tưởng đúng đắn. Tinh thần đấu tranh của người nông dân đang thôi thúc họ mạnh mẽ thoát khỏi kiếp nghèo và một ngọn lửa hy vọng rực cháy về một tương lai sáng sủa, một khát vọng tình yêu, hơi ấm gia đình, hoà bình và tự do.


Có thể nói, qua cách xây dựng các yếu tố thời gian trong truyện ngắnVợ Nhặt, nhà văn Kim Lân đã thể hiện những giá trị nhân văn cao đẹp trong cuộc sống của những người nông dân trước Cách mạng. Trong cái đói nghèo con người vẫn có một tâm hồn trong sáng, tràn đầy lòng yêu thương, hy vọng vào cuộc đời, vào ngày mai tươi sáng. Cho dù hiện tại có khổ đau cơ cực nhưng mọi người cần có niềm tin vào một xã hội sẽ được cải thiện.

Trong một loạt truyện ngắn của Kim Lân, chúng ta đều có thể thấy diễn biến tâm lý của các nhân vật diễn ra khá sinh động trong thời gian của truyện. Có khi là thời gian tâm lý quằn quại vì cái đói trong suốt hai ngày dài khiến nhân vật Tư hết nằm lại ngồi trong mấy gian nhà chật hẹp với suy nghĩ đau đớn vì thân phận con thêm trong tác phẩm Đứa con người vợ lẽ; Có khi là những tâm lý rất lặng buồn của bà mẹ Cẩn suốt cả cuộc đời chôn thầm hạnh phúc riêng tư của mình trong căn nhà mà sân vườn quạnh quẽ tĩnh mịch như một cảnh chùa trong tác phẩm Bà mẹ Cẩn; Có khi lại là sự dằn vặt lương tâm của nhân vật tôi trong tác phẩm Con chó xấu xí vì phải tản cư theo kháng chiến mà bỏ lại con chó trung thành. Nó chờ bằng được người chủ trở về nó mới chết. Tâm lý xấu hổ đó được nhà văn miêu tả: “ Tôi tối sầm mặt lại, vừa thương xót con chó, vừa thấy xấu hổ. Quả thật tôi chỉ là một thằng tồi. Một thằng ích kỷ. Tôi chỉ nghĩ đến mình và vợ con mình. Đến như con chó mình nuôi, mình đối xử với nó có được như cái tình nghĩa của nó đối xử với mình đâu” [37,tr.392].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Trong tác phẩm Nên vợ nên chồng nhà văn Kim Lân miêu tả rất chân thật và giản dị niềm vui hạnh phúc có được của hai nhân vật Thế và Hòa qua lời tỏ tình kín đáo của Hòa với Thế về hạnh phúc, tương lai:

“- Anh Thế này, năm nay anh bao nhiêu tuổi rồi nhỉ? Câu chuyện tự dưng cắt ngang, Thế trố mắt nhìn Hòa:

Cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân - 12

- Chị hỏi làm gì?


- Tôi hỏi xem anh có muốn lấy vợ không tôi làm mối cho một đám.

- Thế cười:

- Tôi thì người ta ai lấy.

- Anh cứ nói thế chứ, bây giờ làng này khối người muốn lấy, anh bằng lòng tôi làm mối ngay cho một đám…[37,tr.253].

Nhà văn rất khéo léo để nhân vật Thế bộc lộ tâm lý vừa rụt rè, sợ sệt lại vừa rất sung sướng khó diễn tả của mình trước lời tỏ tình tế nhị của Hòa: “Người Thế thình lình nóng ran lên. Thế vui sướng quá. Thế nhìn Hòa đăm đăm. Hòa ngượng nghịu cầm cái đóm vẽ ngang dọc xuống đất. Nghĩ một lúc rồi Thế ngập ngừng

- Chị Hòa ạ…hay là… hay là thôi vậy.

- Hòa ngước mắt lên nhìn Thế, không hiểu .Thế càng bối rối:

Tôi, tôi…tôi sợ bây giờ đang lúc đấu tranh, chúng mình xây dựng gia đình với nhau không tiện…

Hay là … ta để đấu tranh xong đã, có được không chị? Hòa nhẹ hẳn người Hòa cười:

Tôi cũng định bàn với anh như thế đấy… đồng ý thì chúng ta để đến ngày mừng thắng lợi…

Thật nhá. Thế thì ta để đến ngày mừng thắng lợi nhá.

Thế vui quá. Đêm ấy Thế vui không sao mà ngủ được. ý này chưa hết ý khác tràn đến rộn ràng trong ý nghĩ. Chao ôi!Từ tấm bé đến bây giờ chỉ biết cái tủi cái nhục, hôm nay Thế mới thực được thấy cái vui. Hôm nay Thế mới bắt đầu nghĩ đến cuộc đời mình sau này. Rồi đây cải cách ruộng đất xong, đời Thế chắc hẳn sẽ vui tươi có nhà , có cửa, có vợ có con Thế nghĩ đến Hòa. Thế nghĩ đến công việc ngày mai… Những ý nghĩ vui thích nhảy nhót, chen chúc trong đầu óc Thế… Cái vui tràn cả vào trong giấc ngủ” [37,tr.253-254]. Có thể nói nhà văn Kim Lân thật sự nâng niu, trân trọng giá trị hạnh phúc của


nhân vật trong thời gian tâm lý tuyệt diệu mà nhà văn đã dành cho nhân vật Thế và Hòa với niềm hạnh phúc được nên vợ nên chồng.

Trong sáng tác Nam Cao người đọc bắt gặp thời gian tâm trạng nhưng đó là dòng thời gian nặng nề, chậm chạp gây cảm giác lâu hơn, dài hơn so với thời gian khách quan vì gắn liền với tâm trạng đau buồn và bi kịch của nhân vật. Chẳng hạn trong tác phẩm Từ ngày mẹ chết đối với cô bé Ninh thời gian ngót ba năm là quá nặng nề, là dài dằng dặc nó mang một nỗi mất mát không gì bù đắp nổi: “ Bu chết đã ngót ba năm. Thầy bảo thế. Thì ra ba năm cũng dài lắm nhỉ. Ninh cứ tưởng bu chết đã lâu lắm rồi” [6,tr.274]. Kim Lân lại rất tài tình sắc sảo trong việc miêu tả tâm lý nhân vật nhằm bộc lộ niềm vui, niềm khao khát hướng tới sự sống và ánh sáng trong những khoảng thời gian mờ tối tưởng chừng nhân vật có thể gục ngã vì khổ đau và bế tắc. Đó là những khoảng thời gian tâm lý tuyệt diệu nhất mà nhà văn gắng dành cho những nhân vật bé nhỏ khổ đau của mình với tất cả niềm trân trọng thương yêu.

3.2.3. Thời gian sinh hoạt trong truyện ngắn Kim Lân

Thời gian sinh hoạt là thời gian con người thực hiện các hoạt động sống: thời gian ngủ, thời gian ăn, dạo chơi, đàm đạo làm việc. Đi sâu vào thời gian này người ta sẽ hiểu được trạng thái sống và tồn tại của con người.

Trong truyện ngắn Đuổi tà nhà văn Kim Lân đã miêu tả hoạt động văn hóa tâm linh của nhân vật ông tự Năm diễn ra vào một đêm cuối năm. Thời gian ấy là khoảng khắc để nhân vật nhớ lại những gì đã qua trong sự vần chuyển của thiên nhiên: “Trong cái đêm trừ tịch dài dằng dặc và lạnh lẽo này, ông chỉ thấy trí mình sáng suốt và lòng lâng lâng thanh thản. Và thính giác rất tinh tường lắng sâu vào trong đêm tối. Trong cái vô cùng tĩnh mịch của đêm cuối năm ông tưởng chừng như thấy được cả cái chuyển vần lặng lẽ của năm cũ ra đi, năm mới đang đến” [37,tr.138]. Ông nhớ lại cuộc đời mình một thầy khóa lỗi thời mong đem đạo thánh hiền để đổi lấy miếng ăn nhưng không nổi, rồi lại làm nghề lý số, rồi làm tự chùa Vân Điềm. Ông chăm chỉ ngồi vẽ


hơn một trăm đạo bùa trong một đêm cuối năm: “ Đêm đã khuya, trời càng thêm lạnh lẽo. Cảnh vật cũng chìm lặng, tĩnh mạc hơn. Theo tiếng gió gửi vào có tiếng vịt kêu thất thanh và tiếng khánh ở bốn đạo chùa khua thầm trong đêm tối” [37,tr.142]. Những sinh hoạt trong cuộc sống làng quê thật thanh bình, ấm cúng và rạo rực trong đêm cuối năm: “Trong lúc bên ngoài tối tăm lạnh lẽo, ngồi uống chén rượu đêm ở chốn ấm áp, có mùi hương trầm và khói pháo, họ thấy ngây ngất như có chất men xuân phừng phừng trong huyết quản. Tiếng pháo của các tư gia cũng bắt đầu kế tiếp nhau nổ ran trong đêm tối’’ [37,tr.144].

Nhà văn chú ý miêu tả thời khắc giao thừa của thiên nhiên sang năm mới với chén rượu đêm xuân ở chốn ấm áp quện lẫn mùi hương trầm và khói pháo. Họ thấy ngây ngất như có chất men phừng phừng trong huyết quản: “Tất cả nhân gian như đang ngủ mê man bỗng đều sực thức dậy tưng bừng đón xuân” [37,tr.144].

Trong sự đổi thay mới mẻ của đất trời và con ngươi ấy, ông tự Năm xăng xăng chăm sóc đến việc lập đàn đuổi tà ban đêm và lập đàn đuổi tà ban ngày.

Ở đây thời gian sinh hoạt gắn bó với văn hóa tâm linh của con người khá rò nét. Trong thời khắc của một chiều đầu năm mới họ đi tế lễ, đi hái lộc, đi lễ chùa trong không khí thật rộn ràng: “Mặt trời lên đến đỉnh đầu. Làn mây trắng đục khi nãy dãn mỏng ra ánh nắng vàng phơn phớt tỏa xuống , hơi oi ả. Nhưng lại có những làn gió lành lạnh dễ chịu” [37,tr.146]. Ông tự Năm đã xong cái lễ “trịch tướng” để đuổi tà trong niềm tin của mọi người là đang trục xuất ma đói, ma khát ra khỏi làng, năm mới dân làng làm ăn thịnh đạt.

Trong truyện Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê nhà văn Kim Lân lại chú ý khai thác cuộc sống và công việc của bố con ông Tư Mủng không kể ngày đêm trong công việc báo động, báo yên. Ông Tư Mủng trong dáng ngồi kì dị gác máy bay mỗi chiều mà lục lạo nghe ngóng: “Mùa thu, về


chiều nắng càng chói rực mãi lên, và nóng hầm hập như châm lửa” [37,tr.419]. Thời gian buổi chiều luôn được nhắc đi nhắc lại trong công việc gác máy bay của ông Tư Mủng: “Mỗi chiều khi tiếng kẻng báo yên của ông Tư Mủng trên núi Côi Kê cất lên, thì mặt đất bỗng như có phép lạ, thay đổi rất mau và bừng bừng nhộn nhịp. Các ngọn núi xung quanh cũng nghe rộn rã những tiêng kẻng dây chuyền”, “Mỗi buổi chiều tà, đánh một hồi ba tiếng kẻng báo yên cho dân phố xong bao giờ ông tư cũng thấy trong người nhẹ nhòm dễ chịu, tựa hồ như vừa cất được tảng đá vẫn đè trĩu lên ngực, và đột nhiên ông có một cái yên tâm kỳ lạ là từ giờ phút này sẽ không có máy bay nữa. Từ phút ấy ông mới thấy mình thật sống, mình thật là mình, yên ổn thoải mái. Một nỗi vui, phấn chấn tràn vào, đầy ngập trong người. Cứ thế ông đứng lặng trong bóng chiều, chìm đắm trong những tiếng xao động từ mặt đất bay lên, quấn quýt bao quanh lấy ông, tận hưởng cái giờ phút êm đềm nhất của một ngày ngồi gác máy bay ấy” [37,tr.423-424]. Không chỉ thời gian cụ thể của buổi chiều tà, trong truyện nhà văn còn nhận thấy thời gian của một ngày trong cuộc sống mỗi ngày qua đi như sự chuyển nối công việc của ông Tư Mủng từ ngày sang đêm tối: “Một ngày đang tàn đi. Mấy vệt ánh sáng còn sót lại trên rặng núi trước mặt đã tắt ngấm tự lúc nào. Bóng đêm như người khoác cái áo choàng đen rộng lặng lẽ, êm ả đi trên các thung lũng” [37,tr.428]. Cuộc sống con người nơi đây ngoài nỗi lo thường nhật về cơm áo còn bao thấp thỏm giật mình vì máy bay địch. Nhà văn đã miêu tả những vất vả trong sinh hoạt của sự sống trải dài theo thời gian: “Đêm càng khuya. Vành trăng cuối tháng mỏng như cái lưỡi liềm buồn tênh giữa trời” [37,tr.434]. Cái bóng đêm ấy như nỗi buồn lo kéo dài trong cuộc đời ông Tư Mủng và bao người nơi đây. Những tiếng đêm mà ông Tư mủng vẫn thường nghe thấy. Tiếng của cuộc sống kháng chiến ban đêm. Ở đây ta nhận thấy sự miêu tả thời gian với một sự dịch chuyển từ chiều tối đến đêm xuống, đến trăng khuya và tiếp nữa là


sáng sớm khi: “ Trời đất núi đồi còn chìm ngập trong bóng sương”. Thời gian ấy luôn gắn với công việc gác máy bay thầm lặng của ông Tư Mủng nhưng vô cùng ý nghĩa. Những lời văn thật giản dị về những khoảng thời gian tưởng chừng lặp lại một cách đơn điệu nhưng luôn bàng bạc một ý vị sâu sắc.

Trong truyện ngắn Anh chàng hiệp sĩ gỗ nhà văn kim Lân lại đưa thời gian sinh hoạt về với cuộc sống và tâm sự riêng của sự sống thiên nhiên, của những vật như con rối hiệp sĩ nhưng mang đầy tâm sự. Đó là: “Mỗi đêm khi tiếng động của cuộc sống loài người lắng xuống, ông lão múa rối sau một ngày làm việc mệt nhọc đã uống hết một cút rượu nằm ôm đầu ngáy như sấm trong một góc buồng trọ tồi tàn ngoài bến sông… Bóng tối đã bò ra và trùm lên mọi vật tấm màu đen bí mật của mình. Trong thanh vắng những vật ban ngày không có linh hồn như sống dậy, hoạt động âm thầm trong cái thế giới riêng biệt của chúng nó… Đêm khuya, trong cái thùng gỗ tĩnh mịch,những con rối treo lơ lửng trên những chiếc đinh. Mùi băng phiến thơm hắc từ xó tối tỏa ra… một trận gió đêm thoảng qua, bay lọt vào khẽ lay động những con rối. Chúng nó chợt rùng mình bàng hoàng tỉnh dậy bắt đầu sống theo cái đời sống riêng của loài rối” [37,tr.528-529]. Rồi là lời của mụ giai gầy rạc về việc ai thuê mụ đi réo nợ tết năm nay, lời của cô công chúa khăn vàng mau miệng về việc tổ chức ngày tết cho thật vui, lời của ông lão say, lời mẹ con bà lão gấu già, lời của cô tiểu thư áo xanh. Cả nhà rối đang sống sự sống của chúng như con người. Và trong khoảng tối im lặng đó, anh chàng hiệp sĩ gỗ thể hiện rò nhất những tâm tư tình cảm của con người: “Đêm nay anh ta bỗng thấy lòng buồn một cách lạ lùng không phải vì sự quạnh vắng của đêm tối, cũng không phải vì các bạn anh cãi nhau Mọi đêm, vào giờ này, trong khi các bạn anh cãi vã nhau thì anh nghĩ lại những việc anh đã làm trong một ngày đã qua. Anh nghĩ: Ngày hôm ấy anh đã trừ được mấy tên gian ác, đuổi được mấy lần thú dữ. Anh đã cứu được bao nhiêu người gặp tai nạn hiểm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022