Sự Lan Tỏa Và Vang Vọng Của Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Truyện Kiều


của nhân dân ta, đúng như học giả Phạm Quỳnh đã nhận xét “Truyện Kiều còn …thì nước ta còn” Và do đó, Nguyễn Du và Truyện Kiều suốt hai thế kỷ qua đã trở thành nguồn cảm hứng của biết bao thế hệ thi nhân, là đề tài cho các hoạ gia, nhạc sỹ và nó vẫn tiếp tục chảy mãi trong mạch nguồn văn hóa dân tộc.

3.3.2. Sự lan tỏa và vang vọng của ngôn ngữ nghệ thuậtTruyện Kiều

đến đời sống văn chương Việt Nam

Tiếp cận văn học theo phương pháp liên ngành, tích hợp ngôn ngữ - văn hóa đã mang lại cho giới nghiên cứu những hướng đi mới, đặc biệt là ở trường hợp Truyện Kiều của Nguyễn Du. Khảo sát ngôn ngữ nghệ thuật của Truyện Kiều trong bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học Trung Hoa, Việt Nam không chỉ thể hiện mối quan hệ về lịch sử, cũng như những cách tân sáng tạo từ phương diện văn học giữa Truyện Kiều Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mà còn nêu bật những ảnh hưởng văn hóa, xã hội trong ngôn ngữ nghệ thuật tác phẩm. Trong quá trình tồn tại lịch sử của tác phẩm này, giá trị nghệ thuật của nó dường như đã có một sự lan tỏa, vang vọng và không bao giờ có điểm tận cùng. Từ một nhãn quan văn hoá đặc biệt đến một phong cách văn hoá thâm thuý, qua những giọng văn đặc trưng, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã hoàn thành sứ mệnh văn hoá cao cả của nó. Truyện Kiều đã hình thành nên một nền văn hoá Kiều trong dòng chảy văn hoá Việt Nam. Nó đã mang đến cho văn hoá, văn chương cổ điển Việt Nam những hương vị mới, đậm đà và sâu sắc.

Nghiên cứu về vấn đề ảnh hưởng, lan toả và vang vọng của ngôn ngữ văn hoá trong Truyện Kiều đến đời sống văn chương nghệ thuật, quá trình sáng tác cũng như các tác phẩm cụ thể của các thế hệ thi nhân hậu Nguyễn Du, hậu Truyện Kiều, chúng tôi nhận thấy cần phải xem xét trên hai phương diện. Một là các sáng tác, tác phẩm cụ thể lấy cảm hứng từ những vấn đề xung quanh câu chuyện về hệ thống nhân vật, nội dung tư tưởng, nghệ thuật của Truyện Kiều. Hai là sự ảnh hưởng, tiếp nhận kiểu sáng tác, mô hình sáng tác, kiểu dùng từ đặt câu... có vận dụng các ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều đến các nhà văn, nhà thơ sau khi tác phẩm này hành thế.


Trong truyền thống văn chương Việt Nam, đề vịnh về các danh tác là một hiện tượng không hiếm. Nhưng có lẽ chưa có một tập sách nào lại cho sức cuốn hút các giới như Truyện Kiều. Hơn 200 năm đã trôi qua, số lượng đề vịnh về câu chuyện tình Kim - Kiều, về nỗi đoạn trường của Kiều nhi đã có số lượng hàng ngàn bài. Có lẽ cho đến ngàn sau, câu chuyện oan trái, hiếu tình của Vương Thuý Kiều vẫn luôn là đề tài ngâm vịnh cho biết bao thế hệ. Cao Bá Quát trong Hoa tiên truyện

tự 花箋傳序 (1848) cho rằng “Kim Vân Kiều đạt thế ngữ 金雲翹達世語” (Kim

Vân Kiều là tiếng nói hiểu đời), nói về Kiều là nói về cuộc đời, viết về Kiều cũng chính là viết về cuộc đời vậy. Đúng như nhà nghiên cứu Lê Thu Yến đã nhận xét, từ góc độ ngôn ngữ văn hoá, từng câu chữ trong “Truyện Kiều bắt mọi người phải suy nghĩa, phát hiện, giải thích, cắt nghĩa... nên đã có nhiều tác phẩm phê bình nghiên cứu từ thời này qua thời khác.” Và “Truyện Kiều như có hấp lực bắt người đọc phải làm theo, nỗ lực sáng tạo... vì vậy mà có các hình thức lẩy Kiều, tập Kiều... Nhiều cuộc cuộc thi tập Kiều với những hình thức khác nhau được tổ chức từ sau Truyện Kiều ra đời và kéo dài đến bây giờ.” [175, tr.06]. Trong chương VI, tiết 04 của chuyên luận Nghiên cứu câu chuyện Vương Thuý Kiều, nhà nghiên cứu Trần Ích Nguyên (Đài Loan) đã cho rằng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Chúng ta có thể nhìn ra ảnh hưởng của Kim Vân Kiều Truyện do Thanh Tâm Tài Nhân sáng tác đối với văn học Trung Quốc, còn ảnh hưởng của nó đối với văn học nước ngoài thì càng tỏ ra xuất sắc hơn....Sau khi truyền sang Việt Nam và cải tạo lại của nhà thơ thiên tài Nguyễn Du, sáng tác mới thành truyện thơ Nôm Truyện Kim Vân Kiều tiếng tăm vang dội và được dịch ra nhiều thứ tiếng, bước lên văn đàn thế giới, ảnh hưởng càng thêm sâu xa...” [102, tr.267].

Nhận xét của nhà nghiên cứu Đài Loan này đã chứng thực một điều rằng, tầm ảnh hưởng của Truyện Kiều đã vượt khuôn khổ của một quốc gia và bắt đâu đi vào hành trình trở thành tinh tuý của nhân loại. Ông tiếp tục khẳng định: “Điều thú vị là, Truyện Kim Vân Kiều Truyện mượn đề tài chữ Hán, sau khi nổi tiếng hơn người đi trước thì nhân sĩ Việt Nam lại dịch thành nhiều bản bằng chữ Hán...” [102, tr.267]. Những ảnh hưởng của Truyện Kiều có thể được xem xét trên nhiều

Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá - 24


phương diện khác nhau. Theo Nguyễn Văn Y trong Thơ vịnh Kiều [172], Trần Đình Sử trong Thi pháp Truyện Kiều [138], Thái Kim Đỉnh trong Thơ văn xung quanh Truyện Kiều [39], với tư cách là một truyện thơ Nôm, Truyện Kiều có nhiều mối quan hệ với thơ ca cổ điển Trung Quốc. Có thể trước khi viết tác phẩm này, nhà thơ Nguyễn Du đã tự hình thành một nhãn quan thi ca cổ điển Đông phương độc đáo và thể hiện nó một cách sâu sắc trong các thế giới nghệ thuật của mình. Nguyễn Du dẫn dụng nhiều ngữ liệu văn hóa có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc nhưng vẫn không làm cho thi phẩm trở nên cầu kỳ, khó hiểu, sự dẫn dụng đó được thể hiện qua lăng kính văn hoá Việt, đó cũng là sự Việt hoá có ý thức cao độ của một danh gia giàu tính dân tộc. Chính điều này đã tác động một cách sâu sắc và mạnh mẽ đến ngôn ngữ văn học giai đoạn này. Ngoài ra, trong một chừng mực nhất định nó cũng góp phần tạo nên một phong cách nghệ thuật theo trường phái tập Kiều, hậu Truyện Kiều, lẩy Kiều và kể cả bói Kiều trong văn hoá Việt Nam.

Theo nhà nghiên cứu Lê Thu Yến trong công trình sưu tuyển Nguyễn Du và Truyện Kiều trong cảm hứng thơ người đời sau (Nxb Giáo dục, 2001), “Truyện Kiều là một cuốn sách của nhiều tâm trạng. Những tâm trạng ấy lại được thể hiện một cách cô đọng trong một, hai dòng thơ, vì thế người đi tìm lời giải đáp về những ẩn số của cuộc đời dễ bắt gặp mình ở trong đấy. Truyện tuy là một mắc xích các sự kiện nhưng vẫn có thể bứt rời nó ra đặt vào những chỗ khác cũng rất hợp tình, hợp cảnh.” [175, tr.06]. Đó cũng chính là cội nguồn, căn nguyên của hiện tượng bói Kiều trong giới văn nhân và văn hoá Việt Nam. Đặc biệt, đối với thi ca, Truyện Kiều và hệ thống ngôn ngữ văn hoá trong thi phẩm này là nguồn cảm hứng vô tận cho các văn thi sĩ cùng thế hệ và các thế hệ sau Nguyễn Du. Từ Phạm Quý Thích, Vũ Trinh, Nguyễn Dực Tông Anh hoàng đế, Nguyễn Công Trứ, Chu Mạnh Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Bùi Kỷ... đến Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Tố Hữu, Hồ Văn Hảo, Lê Thu Yến, Đằng Phương, Vương Trọng... mạch nguồn cảm hứng ấy vẫn chưa bao giờ vơi cạn.

Vịnh Kiều bằng chữ Hán có những thi phẩm tổng vịnh, đề từ, tự vịnh, ngâm vịnh của Phạm Quý Thích (Đề từ), Chu Doãn Trí (Vịnh Thuý Kiều), Hà Tôn Quyền, Nguyễn Văn Chi (mỗi vị đều có 30 bài vịnh về các đoạn, các tích trong Kiều), Tự Đức (Dực Tông Anh Hoàng đế ngự chế tổng từ). Vịnh Kiều bằng chữ Nôm có các


tác giả như Hà Tông Quyền, Nguyễn Văn Chi, Nguyễn Công Trứ, Bùi Hữu Nghĩa, Tôn Thọ Tường – Phan Văn Trị, Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Tri. Về tập Kiều, theo chúng tôi có các tác giả tiêu biểu như Lý văn Phức, Bùi Viện, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thượng Hiền. Về tuồng tích Kim Vân Kiều, chúng tôi thu thập được các tài liệu như Quan tiểu thuyết Vương Thuý Kiều ngẫu hứng, Độc Thuý Kiều truyện cảm tác, Văn tế Thuý Kiều, Bài biểu Thuý Kiều, Từ khúc khóc Kiều, bài hậu tự Truyện Thuý Kiều, một chùm thơ vịnh Kiều đầu thế kỷ XX của Chu Thấp Hy (qua bản dịch của Bùi Giáng, 1956).

Thống kê thư mục nghiên cứu Truyện Kiều từ sau năm 1945, có lẽ Nguyễn Văn Y với Thơ vịnh Kiều (sưu tập) (Lạc Việt, Sài Gòn, năm 1973) là người đầu tiên ý thức về việc nghiên cứu những ảnh hưởng của ngôn ngữ văn hoá Truyện Kiều đến giới văn nhân hậu Nguyễn Du. Ông cho rằng: “Bây giờ tôi có thể nói mà không sợ lầm là xưa nay trong lịch sử văn học Việt Nam không có một tác phẩm nào được người ta bàn giải, tán tụng và làm thơ đề vịnh nhiều như quyển Đoạn trường tân thanh mà ta quen gọi là Truyện Kiều. Điều đó chứng tỏ giá trị nghệ thuật tuyệt vời của Truyện Kiều, đồng thời nó còn cho ta thấy Truyện Kiều là một tác phẩm đã thực sự đi sâu vào quảng đại quần chúng, nhứt là giới trí thức... một tác phẩm đã đi sâu vào mạch sống dân tộc, vào tiếng nói quê cha đất mẹ... ” [172, tr.02].

Đến Lê Thu Yến qua Nguyễn Du và Truyện Kiều trong cảm hứng thơ đời sau (2001), 126 bài thơ tiêu biểu nhất lấy cảm hứng từ Nguyễn Du và Truyện Kiều được sưu tuyển. Ở tập này, soạn giả đã chú ý đến 04 tác giả người Hoa Kỳ, Pháp và Hunggari. Một bức tranh bằng thơ xinh đẹp với những ảnh hưởng sâu đậm từ một nguyên mẫu văn hoá – Kiều và câu chuyện của nàng, đã thực sự được tái hiện, được lan toả và vang vọng trong ý thức thẩm mỹ của các thi nhân đời sau. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã khẳng định :

Nỗi niềm xưa nghĩa mà thương, Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng... Mai sau dù có bao giờ,

Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay.


Tiếng đàn xưa đứt ngang dây,

Hai trăm năm lại càng say lòng người...

Đau đớn thay phận đàn bà,

Hỡi ôi thân ấy biết là mấy thân!

(Kính gửi cụ Nguyễn Du)

Qua Duyên nợ với Kiều, Lê Thu Yến đã dẫn dụng khá nhiều ý tứ có trong ngôn ngữ Truyện Kiều, đó là những lời chia sẻ cũng là tiếng đồng điệu của những tâm hồn đa cảm trước những “nỗi bất tình” của nhân thế :

Lần đầu tôi giở trang Kiều,

Thấy cay, thấy đắng, thấy nhiều xót xa. Thuý Kiều sắc sảo mặn mà,

Sao trong cuộc sống phong ba bất kỳ. Thuý Kiều tình hiếu ai bì,

Mà đời ganh ghét, khinh khi phũ phàng. Phải chi tôi gặp được nàng,

Cảm thông một chút... đôi hàng thơ rơi.

Khi nghiên cứu lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều, Phan Công Khanh đã cho rằng “có một điểm nhìn lưu động xuyên suốt làm nên cái nền tảng cho quá trình biển đổi. Đó là ý thức văn hoá Việt Nam trước những đổi thay của lịch sử…” [70, tr.187]. Theo chúng tôi, từ góc độ ngôn ngữ văn hoá, tiếp nhận Truyện Kiều chính là một quá trình hồi nguyên, một quá trình tự nhận thức, tìm về và khám phá, tái tạo vẻ đẹp của ngôn ngữ dân tộc. Những giá trị ngữ cảm và chiều kích văn hoá mà nó mang lại luôn được tái sinh và phát triển mạnh mẽ trong dòng thời gian, đưa tiếng Việt lên một tầm cao mới. Sức sống mãnh liệt của Truyện Kiều, sự ảnh hưởng to lớn của nó không chỉ như là tiếng mẹ ru mà nó đã thực sự đi sâu vào trong lời ăn, tiếng nói hằng ngày của mọi người dân. Quả thật, nhiều câu Kiều đã đi vào những ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. Nhiều người Việt Nam đã đọc Kiều, ngâm Kiều, thuộc Kiều, rất hay dùng những từ ngữ, tứ thơ, ngữ điệu thơ, những tâm trạng, tình huống trong Truyện Kiều để diễn đạt những cung bậc tình cảm cá nhân. Hiện tượng này các nhà nghiên cứu thường


gọi là lẩy Kiều. Đọc các bài viết, bài nói chuyện và thơ văn của chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta thấy Người rất thuộc Truyện Kiều và hay lẩy Kiều - như một ứng xử văn hoá trước bạn bè quốc tế. Cách lẩy Kiều của Bác độc đáo và sáng tạo, có khi Người dùng nguyên cả câu lục bát, có khi là lấy một cụm từ hoặc thay đổi một vài từ.. để diễn đạt ý tứ của mình. Năm 1928, khi Bác từ châu Âu về Xiêm (tức Thái Lan), Bác tạm trú tại Na Khon, trong một quãng đường Bác đã nói với một người bạn là ông Trần Lam:

Xa nhà chốc mấy mươi niên,

Tối qua nghe giọng mẹ hiền ru con.

Câu lục bát này lấy ý tư từ câu 2239 - 2240 của Truyện Kiều: “Chốc đà mười mấy năm trời,

Còn ra khi đã da mồi tóc sương. ”

Trên Báo Việt Nam độc lập (số 122, ngày 01 tháng 04 năm 1942), Bác có viết bài Ca sợi chỉ, trong tác phẩm này Bác đã 06 lần mô phỏng lại Kiều, cụ thể như sau:

Xưa tôi yếu ớt vô cùng,

Ai vò cũng đứt, ai rung cũng rời. ” Câu này tập lại câu 2521 - 2522 trong Truyện Kiều:

Trơ như đá, vững như đồng

Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời. ” Hoặc ở một trường hợp khác, Bác viết:

Mạnh gì sợi chỉ con con,

Khuôn thiêng biết có vuông tròn cho chăng?

Ở câu này, Bác đã mượn ý câu thơ 1633 - 1634 trong Truyện Kiều :

Sắn bìm chút phận con con,

Khuôn duyên biết có vuông tròn cho chăng?

Tóm lại, những đặc nét trưng và hiệu quả thẩm mỹ của hệ thống ngôn ngữ văn hóa trong Truyện Kiều đã có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình tiếp nhận tác phẩm trong bối cảnh giao lưu văn hóa Việt Hoa. Nó góp phần thể hiện giọng điệu tiêu biểu như Khổng Tước văn, Hải Hạc văn của Nguyễn Du. Ngoài ra, nó còn tác động đến đời sống sinh hoạt văn hóa của dân tộc, các hình thức Bình Kiều, Đố Kiều,


Lẩy Kiều, Bói Kiều đã trở thành những thú chơi tao nhã của văn nhân, mặc khách. Tác động của nó còn lưu dấu trong tâm thức thẩm mỹ của các nhà thơ qua các thế hệ. Dù đã tồn tại nhiều cuộc tranh luận khác nhau về giá trị của Truyện Kiều nhưng những đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ vẫn là những yếu tố nổi trội trong diễn trình vận động, tồn tại của tác phẩm.

Hệ thống ngữ liệu văn hoá bình dân và bác học trong Truyện Kiều đã mang vẻ đẹp của sự giản ước, cô đọng. Bản thân các từ ngữ này đã thâu tóm trong nó những quan điểm về triết học, lịch sử, tư tưởng, thói quen, kiểu tư duy, kinh nghiệm sống...có thể bác học có thể bình dân của mọi tầng lớp trong xã hội và phạm vi hoạt động, ý nghĩa và tính chất tối giản của các mỹ từ ấy đã thể hiện một cách khái quát hàm súc và truyền vẻ đẹp trong sáng, giản dị đến những câu thơ đã sử dụng nó.

Tiểu kết Chương 3.

Tính triết lý và lớp trầm tích văn hoá trong hai hệ thống ngữ liệu bình dân, bác học của ngôn ngữ văn hoá Truyện Kiều là sự minh chứng xác thực cho phong cách văn hoá của Nguyễn Du. Nó đã giúp nhà thơ tiếp cận, tái hiện hiện thực một cách khá sâu sắc, hợp lý, có tính vượt trội so với các nhà thơ cùng thời. Bên cạnh đó, với sự kết hợp hài hoà giữa hai chất giọng Khổng tước và Hải hạc trong ngôn điệu của tác phẩm đã tạo nên một tính chất đa thanh trong thế giới nghệ thuật Truyện Kiều. Khả năng liên tưởng và chiều kích văn hoá của người viết lẫn người được kiểm chứng qua quá trình lưu truyền tiếp nhận và lan toả ngôn ngữ đầy sống động, tươi rói của đời sống đến sinh hoạt văn hoá trong xã hội Việt Nam hơn hai trăm năm nay.

Trong quá trình giao lưu và hội nhập ngày nay, trước những đổi thay của các hệ quy chiếu thẩm mỹ, chúng ta vẫn cảm nhận được rằng đến với Truyện Kiều có “đường đi muôn ngả” và đại thi hào Nguyễn Du luôn là niềm tự hào, là lời kêu gọi, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân, các thế hệ bạn đọc quay trở về với truyền thống, làm sống lại những giá trị vĩnh hằng của văn học cổ điển mà Truyện Kiều là một điển hình tiêu biểu. Dù những giá trị cơ bản của tác phẩm này, nhất là ở phương diện ngôn ngữ, nhưng sự lan toả, vang vọng của Truyện Kiều vẫn mãi đồng


hành với lịch sử phát triển ý thức nhân văn, tinh thần nhân đạo của dân tộc ta. Là một kiệt tác văn chương, Truyện Kiều - Đoạn trường tân thanh (tiếng kêu mới đứt ruột) cùng nàng Kiều đã đi vào mọi nẻo đường sinh hoạt văn hoá của dân tộc từ án sách, bờ tre đến những cánh đồng, nông trường, công trường hiện đại và kể cả mọi ngóc ngách trong tâm hồn dân Việt. Do đó, khúc Nam âm tuyệt xướng diệu kỳ này từ ngày chào đời đến nay vẫn luôn được nhân dân tôn quý, là nơi tụ hội của những cảm xúc và thử thách của trí tuệ, tài năng của bao thế hệ độc giả.

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí