Không Gian Sự Kiện Trong Truyện Ngắn Kim Lân


con đường, xóm chợ, căn nhà… Những biểu tượng không gian ấy là “nền” để các nhân vật xuất hiện bộc lộ những vui buồn trong cuộc sống. Qua đó góp phần thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp của nhà văn qua từng trang tác phẩm, đồng thời thể hiện cái nhìn đôn hậu của nhà văn về cuộc sống và con người làng quê .

2.2.2. Không gian sự kiện trong truyện ngắn Kim Lân

Không gian sự kiện là những sự kiện xảy ra trong đời sống hàng ngày có thể tác động đến đời sống nhân vật gây ra những sự kiện khác nhau theo quan hệ nhân quả thành một chuỗi sự kiện mà có khi truyện chỉ là một mắt xích quan trọng trong sự kiện ấy.

Chẳng hạn trong truyện Thanh!Dạ của Nguyễn Công Hoan, là những sự kiện nối tiếp nhau đến với con sen Thanh khi phải phục vụ cả gia đình chuẩn bị đi Đồ Sơn. Đây là kiểu không gian sự kiện bao gồm những sự kiện giống nhau, xảy ra nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân là sự kiện nhân vật Tràng lấy vợ đúng vào nạn đói năm 1945. Trong khung cảnh đó, Tràng hiện lên như một con người hoang sơ. Anh ngật ngưỡng bước đi trong ánh chiều tàn của một cuộc sống không ra cuộc sống. Kim Lân đã bằng sáng tạo nghệ thuật của mình, đưa đến những bất ngờ cho người đọc: “Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa” [37,tr.189]. Người vợ mà Tràng tình cờ nhặt được trên con đường đời thảm đạm. Một người đàn bà đã bước vào cuộc đời Tràng những sự kiện khác tiếp nối theo trong căn nhà thật đơn sơ của Tràng. Căn nhà ấy, đã đem đến cho Tràng một niềm hạnh phúc, niềm hãnh diện được làm một người chồng, được có một đêm tân hôn, được biết mùi vị tiêu hoang một chút để có lấy một lần sáng sủa trong cái thực tại mù mờ. Trong đêm ấy, Tràng đã nói với thị: “hai hào đấy, đắt quá, cơ mà thôi chẳng cần”, một câu nói nghe thật tội nghiệp, nhưng trong cái tội


nghiệp ấy là một niềm vui không tầm thường. Hai hào dầu đã thắp lên một niềm hạnh phúc lớn lao của Tràng trong không gian của căn nhà ảm đạm. Đến đây ta lại nhớ tới Một đám cưới của Nam Cao. “Đám cưới” của Tràng không ai đưa đón chỉ có Tràng và Thị. Còn đám đưa dâu trong Một đám cưới dù được bố, các em, bà mẹ chồng và người chồng đi bên cạnh nhưng cũng ảm đạm vô cùng. Tiếng là đưa dâu nhưng họ đi như trốn, họ phải đi vào lúc sáng sớm tinh mơ để không ai biết. Qua đó ta thấy cuộc sống của người dân nông thôn Việt Nam khổ đau, cùng quẫn trước Cách mạng.

Mặc dù vậy, với cái nhìn hướng tới ánh sáng ngày mai, Kim Lân đã ngợi ca sức sống, sức mạnh tinh thần, khát khao hạnh phúc tiềm ẩn bên trong của con người Việt Nam cần cù vất vả. Không gian ấy được thay đổi hoàn toàn sau một đêm Tràng có vợ: ang nước mọi ngày khô nguyên giờ đầy ắp, Thị đã dậy từ sớm cùng bà cụ Tứ tất bật với công việc. Tràng nhận ra: Thị tình tứ dịu dàng hơn, không còn chao chát, chỏng lỏn như khi mới gặp trên phố huyện nữa.

Nhưng hình ảnh bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại diễn ra vào sáng hôm sau đã cho ta biết tất cả mới chỉ bắt đầu. Cuộc sống mới của gia đình Tràng diễn ra trên nền hiện thực còn nguyên mối đe doạ. Lùm rau chuối thái rối, đĩa muối ăn với cháo, câu chuyện giữa mẹ, con dâu toàn niềm vui. Không khí “đầm ấm hoà hợp” bỗng ngừng lại khi miếng ăn hết nhẵn. Kim Lân đã để các nhân vật chống chọi hoàn cảnh ấy mỗi người một cách, tranh đấu quyết liệt với cái đói chết người để bảo vệ quyền sống, hạnh phúc họ vừa có được. Người đọc lặng đi khi nhìn vào món ăn của họ -món “chè khoán” của bà cụ Tứ. Người mẹ tội nghiệp ấy đã làm mọi việc có thể để cứu vãn tình thế, ngay cả khi nói rò là cám vẫn cố đánh lừa cảm giác bằng tiếng cười và lời khen “ngon đáo để”. Người vợ nhặt đã nhận ra sự thực, dẫu “hai mắt Thị tối lại” nhưng vẫn “điềm nhiên và vào miệng”. Thị thật đáng thương và đáng cảm thông.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Cũng trong câu chuyện này, người đọc lại chứng kiến sự kiện ngoài đình đang dội lên một hồi trống thúc thuế, lúc ấy trong ý nghĩ của Tràng vụt hiện ra cảnh người đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Họ đi phá kho thóc chia cho người đói.

Để thể hiện rò nội dung tư tưởng của tác phẩm, không gian của truyện mở ra trong một “buổi chiều chạng vạng mặt người” và khép lại trong “ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa”. Khi truyện bắt đầu ta chỉ gặp một anh chàng cô độc bước thấp bước cao trên con đường khẳng khiu dưới ánh chiều mờ của một gầm trời đầy đói khát. Nhưng đến khi kết thúc, câu chuyện đã hé mở một niềm lạc quan mới: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”.

Cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân - 9

Trong Vợ Nhặt, Kim Lân đã thành công trong việc sử dụng yếu tố không gian như là một phương tiện nghệ thuật để biểu đạt tư tưởng nghệ thuật của mình về con người và cuộc sống trong nạn đói lịch sử năm 1945. Qua đó nhà văn gửi gắm một niềm yêu thương, trân trọng và đồng cảm với số phận của những con người bé nhỏ nhưng vẫn tràn đầy niềm tin yêu vào cuộc sống.

Trong truyện ngắn Làng, Kim Lân lại xây dựng không gian qua hàng loạt các sự kiện: sự kiện ông Hai đi tản cư, ông Hai nghe tin Làng chợ Dầu của mình theo Tây, rồi ông lại được nghe cái tin cải chính...Những sự kiện đó đưa đến tâm trạng tiêu biểu của ông Hai, qua đó khẳng định phẩm chất tuyệt vời của người nông dân đối với làng quê, đất nước, Bác Hồ và Cách mạng.

Truyện ngắn Thượng tướng Trần Quang Khải- Trạng vật người đọc sẽ thấy một sự kiện khá đặc biệt diễn ra trên nền không gian tuyệt diệu của trời thu khí tiết mát mẻ, dễ chịu :

Trời mới lập thu, khí tiết mát mẻ dễ chịu, không còn cái oi bức “chết trâu của mùa hạ”. Tầng cao xanh ngắt, thoáng điểm những sợi mây trắng như bông, lững thững trôi từ phương này sang phương khác. Nắng vàng rực


rỡ chùm lên rừng cây, nhóng nhánh sáng ngời như rát ngọc. Từng ngọn gió lướt qua, cả rừng cây lao xao reo lên những tiếng vui tai. Bản đàn tự nhiên ấy mỗi lần rung lên lại trút xuống những chiếc lá sớm già, phấp phới bay như đàn bướm vàng nô rỡn. Cảnh vật vui tươi, hớn hở tựa hồ chào đón đấng chí tôn” [37,tr.117].Tuy vậy Đức Thái Tông Trần Cảnh vẫn thấy lòng buồn rười rượi và trong không gian của một buổi chiều thu đó khi: “Mặt trời ngả dần về phía tây. Ánh nắng đã dịu và bóng cây mỗi lúc một thêm dài… Bỗng tiếng hát lanh lảnh len qua cành lá bay ra, ngân dài trong gió chiều. Cả rừng cây như nôn nao, xúc động, như mơ màng, say đắm. Tiếng hát trong trẻo vẫn véo von cất lên” [37,tr.118-119]. Và sau đó là cuộc gặp gỡ trò truyện giữa Đức vua và người con gái tên Tần với một vẻ đẹp mộc mạc nhưng không kém phần đoan trang thùy mỵ khiến Ngài e sợ, rồi ngây ngất, say sưa không thể xa rời: “ Hai người lặng lẽ lần theo con đường nhỏ hẹp cong queo như một con trăn trắng trườn mình trên bãi cỏ xanh, đi về phía bắc. Trong khi ấy, mặt trời đã chìm sau núi Ba Vì lam thẫm. Ánh hồng đã rực như than, cố níu lại phần sáng sắp tàn. Và phía đông bóng đêm đã dâng lên dần dần…

…. Đầu giờ mão hôm sau. Sương trắng còn mờ phủ rừng cây. Đức Thái Tông Trần Cảnh đã lên yên từ biệt người thôn nữ…’’ [37,tr.122]

Và: “ sau một đêm mưa móc thấm nhuần, Tần thụ thai” [37,tr.124]

Có thể nói trên nền không gian nghệ thuật ấy câu chuyện được kể với sự kiện về sự ra đời của cậu bé Sặt đó chính là Thượng tướng Trần Quang Khải- Trạng vật. Sự kiện cứ nhẹ nhàng được kể đầy hấp dẫn và hứng thú đối với người đọc qua cách dẫn dắt câu chuyện thật khéo léo của nhà văn.

Không gian nghệ thuật là một trong những yếu tố cấu thành thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học, nó là hình thức của hình tượng nghệ thuật, là cơ sở vật chất tồn tại của nhân vật, là phương tiện nghệ thuật qua đó nhà văn thể hiện quan niệm của mình về cuộc đời và con người. Việc tổ chức yếu


tố không gian sự kiện như một hình tượng nghệ thuật đã mang lại thành công cho tác phẩm và có sức tác động lớn đối với độc giả.

2.2.3. Không gian tâm lý trong truyện ngắn Kim Lân.

Không gian tâm lí là những trạng thái tâm lí của nhân vật mà chủ yếu là những tâm trạng, trạng thái tình cảm vui buồn, hồi ức, mộng mị, ám thị, mơ hồ. Trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, không gian tâm lí là sự hồi tưởng của nhân vật Kiên về chiến trường xưa, về cuộc chiến tranh, những mất mát, đau thương mà anh đã chứng kiến.

Trong truyện ngắn Kim Lân không gian tâm lý đã góp phần miêu tả những trạng thái tâm lý nhân vật của người nông dân để từ đó tạo nên những trang viết tài tình, độc đáo và sắc sảo về diễn biến tâm lý nhân vật .

Qua tác phẩm Ông lão hàng xóm với sự xuất hiện của nhân vật ông Dự ở đầu truyện trong một nỗi tâm tư đau khổ đè nặng lên cái lưng còng còng xuống. Sau đó là câu chuyện về chị Đoàn người con dâu ông lão không mấy lúc có nhà, mờ đất đã sắp sửa quang gánh, giậm giỏ đi chiều mới về mang theo vài ba ống gạo bọc trong tấm khăn đầu chéo go cũ. Người đàn bà gầy và khô ấy càng gầy rạc đi, nước da đen sắc lại. Chiều chiều đi làm về chị cúi đầu chầm chậm luôn mang một nỗi buồn khổ lặng lẽ vì chồng chị, Đội phát hiện là Việt Nam quốc dân đảng, phản bội. Câu chuyện đầy buồn thảm đói khổ của gia đình chị Đoàn được nhà văn Kim Lân miêu tả trong không gian trong căn nhà đầy ảm đạm: “Trong bóng tối mờ mờ, ẩm ướt của gian buồng chật hẹp và bừa bộn những bồ bị, chum chĩnh, thúng mủng ấy, có lần chị thấy anh nằm rũ rượi trên phản không nhúc nhích. Mấy con chuột từ trong só tối chạy ra kiếm ăn, chạm bóng người, thoắt lại chạy biến…cũng có lần chị bắt gặp anh ngồi xổm ngoài vùng sáng của cái cửa sổ con đằng sau vườn hắt vào…” [37,tr.337-338].

Căn nhà ấy cũng có được chút niềm vui bé nhỏ khi mâm cơn chiều có được mớ cá ngon, phần thì rán, phần thì nấu canh rau cải mà anh Đoàn ngồi


yên lặng nhìn con và nhất mực nhường con ăn. Trong cái không gian nhỏ bé của căn nhà ấy Kim Lân đã thắp lên chút ánh sáng của niềm vui và hạnh phúc thật đơn sơ, giản dị: “Trong một lúc hình như người ta đang sống. Hạnh phúc thật hồn hậu, đơn sơ. Hạnh phúc từ bữa ăn tỏa ra bao bọc gia đình này… Người ta ru rín trong cái bầu không khí đầm ấm ấy” [37,tr.339].

Không gian bên ngoài xung quanh căn nhà êm dịu, giàu sức sống hơn trong niềm hạnh phúc nhỏ nhoi này của gia đình anh chị Đoàn: “bên ngoài, nắng buổi chiều rực rỡ trên những mảnh tường trước mặt, bóng những cành na, cành ổi đu đưa. Đàn gà mẹ con lích tích gọi nhau trên mấy luống rau củ. Sương đã bắt đầu tỏa nhẹ, hơi lạnh bay gờn gợn trên những làn gió” [37,tr.339].

Từ không gian hiện thực đó, nhà văn đưa người đọc trở về với không gian tâm lý theo dòng hồi ức của chị Đoàn: “Nghĩ lại bao nhiêu thu đông năm trước, có những buổi chiều gánh con chạy giặc, lửa đốt làng rừng rực bộn bề. Mấy mẹ con ông cháu bơ vơ giữa đồng, giữa núi. Những lúc ấy làm sao mà nhớ chồng thương con! Khát khao có được một ngày yên ổn, gia đình quây quần đoàn tụ trong một bữa ăn. Bao nhiêu năm, đến bây giờ chị Đoàn mới thấm thía hết những điều chị mong ước…” [37,tr.339]. Đó là hoài niệm về những khao khát rất bình dị của sự đầm ấm sum vầy trong hoàn cảnh ngặt nghèo của cuộc sống.

Nhà văn Kim Lân cũng chú ý khai thác những dằn vặt trăn trở của nhân vật anh Đoàn trong không gian căn nhà: “Đoàn ngã vật xuống giường. Anh thoáng thấy bóng người vợ gầy gò đứng yên lặng ngoài khung cửa sáng nhìn vào. Nước mắt anh giàn ra chảy dòng dòng xuống hai bên thái dương…Bóng tối từ trong các gốc cây, các xó xỉnh, khe tường, từ trong các đống chum vại, bồ bị và những túm quần áo vắt lươm tươm trên vách lan ra chiếm hẳn lấy gian buồng lúc nào. Con mối trên vách kêu “tắc tắc tắc’’!...lên một hồi như người chán đời chép miệng. Trong nhà ngoài sân yên vắng.


Sau một trận truy hỏi quyết liệt, ầm ĩ, bây giờ người Đoàn mệt nhoài, Đoàn nằm im lìm trong bóng tối, một tay vắt lên trán, lắng nghe ra bốn phía chung quanh nghĩ ngợi” [37,tr.341]. Dòng hồi ức của nhân vật Đoàn được tả: “Mặt Đoàn dài ngoẵng ra và lồi lòm trong bóng tối. Trong một lúc bao nhiêu kỉ niệm, bao nhiêu chuyện vui buồn, oan trái bỗng vụt hiện lên dồn dập trong ý nghĩ Đoàn” [37,tr.342].

Người đọc thật cảm thông trước tâm sự dằn vặt, khổ đau đến điên cuồng ở Đoàn về việc bị kiểm thảo oan, trước tình nghĩa vợ chồng Đoàn trong cảnh Đoàn phải sống lén lút tủi khổ, trong nỗi đói nghèo cay cực của cuộc sống. Không gian căn nhà và bóng tối luôn được trở đi trở lại như bủa vây gia đình anh và bao trùm cả xóm làng. Trong cảnh im lìm đó, “ Đoàn ngồi đăm đăm nhìn vợ. Đã lâu lắm hôm nay Đoàn mới nhìn vợ như vậy. Hai mắt anh cau lại, long lanh. Vợ Đoàn gầy quá… Nước mắt Đoàn trào ra, Đoàn cầm tay vợ ngậm ngùi.

- Mình ơi! Tôi thương mình quá. Mình đắng cay vất vả vì tôi… Đoàn bấu chặt lấy hai vai vợ, vừa nói, vừa rít. Cái ý nghĩ định chết khi nãy vừa dịu xuống lại đau xé trong người Đoàn.

Đoàn bỗng ôm chầm lấy vợ vào lòng. Vừa đau đớn khổ sở, vừa căm tức, điên cuồng, Đoàn cắn vào cổ vào vai vào ngực vợ…Đoàn nghiến hai hàm răng lại dằn ngửa vợ xuống như một con thú dữ. Ngọn đèn để dưới chân giường bị đạp lăn xuống đất tắt ngấm. Trong bóng tối kín như bưng của gian buồng chỉ còn nghe tiếng nan giường quằn lên sào sạo, và tiếng người vợ lào thào cưỡng lại một cách yếu đuối’’ [37,tr.369-370]. Anh quyết phải sống phải kêu oan bởi tình thương yêu và bổn phận làm cha, làm chồng day dứt trong lòng. Anh quyết thay đổi, ngày mai anh phải lao động vì gia đình, anh đứng dậy, đánh diêm đốt đèn. Trong không gian khuya khoắt của căn nhà Đoàn làm cái việc cần làm là viết đơn khiếu oan: “ Đêm đã về sáng mấy ngôi sao vẫn


nhấp nháy bên ngoài cửa sổ lặn từ lúc nào. Trong xóm gà gáy rộn lên một lúc rồi im hẳn. Đoàn lấy giấy bút viết đơn khiếu oan” [37,tr.372]. Có thể nói không gian tâm lý trải dài suốt câu chuyện đã giúp người đọc hiểu sâu sắc diễn biến cốt truyện và diễn biến tâm trạng các nhân vật.

Truyện ngắn Làng là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân viết về lòng yêu nước yêu làng của ông Hai. Truyện được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Từ bối cảnh lịch sử đó tác giả đưa người đọc vào không gian làng chợ Dầu với hình tượng nhân vật ông Hai cùng những diễn biến tâm lý thật độc đáo trong niềm yêu mến và tự hào của ông về làng mình. Nơi tản cư, ông nói một cách say sưa: “Ông khoe làng ông nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Đường trong làng lát toàn đá xanh, trời mưa, trời gió tha hồ đi khắp đầu làng cuối xóm, bùn không dính đến gót chân. Tháng năm ngày mười phơi rơm, phơi thóc thì tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc đất” [37,tr.208]. Ông còn tự hào về cái sinh phần của tổng đốc làng ông. Nhưng từ ngày khởi nghĩa, ông Hai lại khoe làng mình khác: “Bây giờ khoe làng, ông lại khoe khác. Ông khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng, mà ông ra nhập phong trào từ thời kỳ còn bóng tối…” [37,tr.309]. Ông còn khoe cả những hố, những ụ, những hào, lắm công trình không để đâu hết. Chính cái tình huống ngặt nghèo khi giặc tràn vào làng, ông buộc phải xa làng vì vậy nhà văn đặc biệt chú ý khai thác không gian tâm lý nhân vật ông Hai khi buộc phải xa làng với tất cả nỗi niềm thương nhớ khổ tâm day dứt khôn nguôi.

Có thể nói, qua việc xây dựng hình tượng nghệ thuật không gian Làng, Nhà văn đã cho thấy một nét tâm lý chung của người nông dân thời bấy giờ là niềm tự hào và tình yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tình yêu đó được bắt nguồn từ không gian nhỏ bé là làng quê và nâng cao lên đó là tình yêu đất nước. Diễn biến tâm lý của ông Hai được diễn tả sâu sắc khi ông nghe tin Làng chợ Dầu theo Tây, khiến ông cảm thấy đau đớn và nhục nhã. Cũng

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí