Cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân - 13


nghèo. Anh còn lan man nghĩ đến công việc ngày tới sẽ phải làm những gì nữa cho xứng đáng với những nét mặt, những ánh mắt miệng cười, của các bạn nhỏ đã xem anh” [37,tr.530-531]. Chàng hiệp sĩ gỗ ấy chuyên đi san bằng những bất công ngang trái trong thế giới những con rối trên sân khấu. Việc làm ấy khiến chàng luôn hiện ra đầy khâm phục trước con mắt ngây thơ của các em bé và cũng khiến chàng cảm thấy đắc ý vô cùng. Nhưng rồi trong một lần lưu lạc, chàng chợt nghe được những con người khốn khổ kể về những nỗi bất hạnh của họ. Chàng cảm thấy thì ra những đau khổ bất hạnh lâu nay chàng phải chứng kiến trên sân khấu rối chẳng có nghĩa lý gì. Chàng mong được thành người để đi cứu khổ cho con người. Gắn thời gian nghệ thuật với nhân vật con rối với những tâm tư suy nghĩ như con người trong lời kể, người đọc nhận ra một giọng văn riêng biệt không thể lẫn. Hình như loại chụyên ấy thì chỉ có nhà văn ấy mới là người duy nhất có thể kể lại? Có thể nói với sáng tác của Kim Lân chúng ta có thể đọc một vài ngày là hết chữ, nhưng để hiểu những tác phẩm của ông thì chúng ta tiêu tốn không ít thời gian.

Kim Lân khá tỉ mỉ, chi tiết và chân thực khi miêu tả những sinh hoạt của con người trải qua thời gian của sự sống. Đó là những sinh hoạt cả về đời sống vật chất và văn hóa tâm linh. Qua đó giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống của những con người vùng đồng bằng Bắc Bộ nơi mảnh đất còn đầy gian khó trong nỗi lo toan cơm áo nhưng vẫn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa cao đẹp .

Thời gian trong truyện ngắn Kim Lân được tổ chức theo một phong cách riêng. Đó là sự kiện trải dài suốt cuộc đời nhân vật, những diễn biến tâm lý sâu sắc và mọi sinh hoạt của sự sống hàng ngày hiện lên thật chân thực qua từng trang viết của nhà văn. Từ đó người đọc có thể hình dung rò về cuộc sống con người và tính cách của họ.


KẾT LUẬN


Kim Lân là một nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Con người ấy, đời văn ấy đã để lại dấu ấn lâu bền trong lòng độc giả bao thế hệ. Nhắc đến Kim Lân, là nhắc đến một mảng văn học đặc biệt, đậm đà hơi thở của làng quê. Từng trang viết của nhà văn sinh ra từ đồng ruộng này đều cay xè khói bếp, thơm thơm mùi lúa mới, ngai ngái mùi rơm rạ, bảng lảng những cánh cò chao nhịp. Văn Kim Lân là tiếng gọi tha thiết của miền quê quan họ. Nơi trái tim ông luôn chan chứa gọi về với những nhịp đập của sự sống đầy nhọc nhằn nhưng giàu rung cảm thương yêu. Nơi miền quê ấy đã cất giữ và gói trọn tấm lòng thương yêu của nhà văn, đưa ông đến con đường văn học và đi trọn sự nghiệp của mình. Với một đời văn khá dài hơn năm mươi năm cầm bút trong số lượng tác phẩm rất khiêm tốn nhưng là những tác phẩm tinh túy của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nghiên cứu cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân chúng tôi càng thêm yêu quí và trân trọng những giá trị văn học của nhà văn. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Từ tiếng gọi tha thiết của miền quê hương Kinh Bắc cộng với vốn sống và cái tài, cái tâm của một nhà văn hết lòng say mê sự sống, Kim Lân đã đem đến một cái nhìn nghệ thuật giàu lòng nhân hậu trước cuộc sống và con người làng quê. Từ đó giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về giá trị của sự sống, cội nguồn của quê hương. Mỗi mảnh đất, mỗi miền quê dù còn nhiều gian khó và trĩu nặng bao nỗi lo âu nhưng lúc nào cũng chan chứa tình cảm yêu thương và mang nặng nghĩa tình. Cái nhìn nghệ thuật ấy càng giúp ta trân trọng sự sống hơn vì đó là điều vô cùng quý giá trong muôn vàn sự quý giá. Cái nhìn chan chứa yêu thương của nhà văn đối với con người làng quê đặc biệt là người nông dân Việt Nam đã dễ dàng cuốn hút người đọc bởi những tố chất và vẻ đẹp dung dị, kín đáo của con người làng quê Bắc Bộ. Những con


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

người lịch lãm hào hoa nhưng đầy tinh thần thượng vò. Điều đó càng khẳng định rằng văn học luôn gắn với con người, nó thanh lọc trái tim mỗi người làm cho cuộc sống con người thanh cao hơn qua những giá trị nhân văn cao đẹp. Đặc biệt với cái nhìn độc đáo và hấp dẫn về những phong tục văn hóa cổ truyền, những cái gọi là “thú phong lưu đồng ruộng” qua mỗi trang văn của Kim Lân vừa có nét tinh tế lại vừa thật thà cởi mở. Với đôi mắt nhìn rất kĩ, am hiểu những phong tục làng quê sâu sắc, cùng với sự quan sát cuộc sống nông thôn một cách say sưa tỉ mỉ, cụ thể, nhà văn đã ghi lại qua những trang viết các thú chơi, những cái thuộc về đời sống phong tục, tinh hoa văn hóa dân gian vùng Kinh Bắc cũ. Qua lối diễn đạt của mình, lối diễn đạt đậm “chất quê” của một con người vốn là “con đẻ của đồng ruộng”, Kim Lân nhẹ nhàng đưa người đọc đến với những say mê, cuốn hút lạ kỳ qua những trò chơi, những thú vui nơi thôn dã bằng tất cả sự trân trọng những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Cũng ở đó người đọc lại được gặp một Kim Lân hào hoa, mã thượng trong không khí văn chương sang trọng đến nỗi Lữ Quốc Văn phải viết thành chữ nghĩa hẳn hoi rằng Kim Lân “là nhà tiểu thuyết phong tục hạng nhất của Việt Nam ” ta.

2. Nghiên cứu không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân đã mang đến nhiều khám phá thú vị và độc đáo trong hướng tiếp cận tác phẩm trên phương diện thi pháp học. Đó là không gian bối cảnh với những cảnh sắc thiên nhiên rất gần gũi với cuộc sống và số phận con người nơi làng quê. Đó là không gian khi đêm xuống, lúc trăng khuya, là con đường, mái nhà… và rộng hơn nữa là không gian bối cảnh xã hội với nạn đói luôn ám ảnh sự sống con người qua những trang viết giàu tính nhân đạo của nhà văn. Trong sáng tác của Kim Lân, còn là không gian sự kiện với những sự kiện không mãnh liệt, ồn ào mà tưởng chừng hết sức giản đơn về chuyện đời, chuyện người nhưng lại giàu sức gợi và sự ám ảnh vô cùng đối với người đọc. Không gian

Cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân - 13


về hiện thực cuộc sống mà chính nhà văn đã từng trải luôn nhọc nhằn, cay đắng nhưng vẫn tươi rói sự sống và nhựa đời. Cùng với không gian bối cảnh và không gian sự kiện là không gian tâm lý. Đây cũng là nét đặc sắc trong sáng tạo của nhà văn. Thành công nghệ thuật của Kim Lân khi sáng tạo không gian tâm lý là ở chỗ, ông đi sâu vào tâm lí nhân vật, miêu tả được diễn biến tâm trạng nhân vật một cách tự nhiên, hợp lí, sâu sắc để từ đó gửi gắm những giá trị nhân văn cao đẹp về cuộc đời và con người với tất cả rung cảm thương yêu của nhà văn.

3. Nghiên cứu thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân qua thời gian sự kiện, thời gian sinh hoạt và thời gian tâm lý người đọc nhận thấy rò những yếu tố thời gian này luôn trải cùng cuộc đời và số phận các nhân vật. Khi sáng tạo thời gian nghệ thuật, Kim Lân thường cho xuất hiện thời gian chiều muộn, thời gian đêm tối. Nó luôn trở đi trở lại và gắn liền với nỗi vất vả, lặng thầm của nhân vật trong nhiều truyện ngắn của Kim Lân. Đây là một dụng ý nghệ thuật của nhà văn để thể hiện rò cuộc đời và số phận nhân vật.

4. Với việc nghiên cứu cái nhìn, thời gian, không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân, thêm một lần nữa chúng tôi khẳng định những giá trị văn học mà Kim Lân để lại sẽ mãi mãi là những tinh hoa văn học quý giá trong kho tàng văn học Việt Nam hiện đại nước nhà. Sự nghiệp văn học của Kim Lân chắc chắn còn mở ra nhiều vấn đề đáng được nghiên cứu. Năm mươi năm, một nửa thế kỉ cầm bút chỉ với hơn ba mươi truyện ngắn nhưng kì lạ thay, những trang văn ít ỏi ấy của Kim Lân đã để lại những dấu ấn đặc biệt về con người nhất là người nông dân Việt Nam và cuộc sống của dân tộc trong một giai đoạn lịch sử quan trọng. Những trang viết của Kim Lân thể hiện trái tim nhân hậu chan chứa yêu thương của nhà văn trước cuộc sống và con người. Với những đóng góp của mình, tên tuổi Kim Lân mãi mãi trường tồn trong nền văn học Việt Nam hiện đại.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hoài Anh (2003), Kim Lân nhà tiểu thuyết phong tục, sở trường về miêu tả “trạng thái nhân thế”, Văn, Tạp chí của Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh, số 13 tháng 9,10.

2. Vũ Tú Anh Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân. Luận văn Thạc sĩ

3. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - Nhận thức và thẩm định, NXB Khoa học xã hội. H.

4. Lại Nguyên Ân (1986), Văn xuôi Kim Lân, Tạp chí văn học số 6.

5. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG.H.

6. Nam Cao (1997). Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học.H.

7. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học XH.

8. Nguyễn Đăng Điệp (2010-Tuyển chọn và biên soạn),“Thi pháp học

Nguyễn Văn Tùng ở Việt Nam”, NXB Giáo Dục Việt Nam.

9. Hà Minh Đức (2001), Nguyên Hồng về tác giả và tác phẩm, NXB Giáo dục.H.

10. Hà Minh Đức (1996). Lý luận văn học. NXB Giáo dục.

11. Hà Minh Đức (1994 Chủ biên ), Nhà văn nói về tác phẩm.

12. Nhiều tác giả (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB GD.H.

13. Nhiều tác giả (2006). Lý luận văn học.NXB Văn học.

14. Nhiều tác giả (2000), Văn học Việt Nam (1900-1945).

15. Nhiều tác giả (1997), Từ điển tiếng việt, NXB Đà Nẵng- Trung tâm từ điển học, Hà nội –Đà Nẵng NXB Văn học. H.

16. Nguyễn Văn Hạnh (1998), Lý luận văn học vấn đề và suy nghĩ, Huỳnh Như Phương NXB Giáo dục.H.

17. Phan Hoàng (2000), Văn chương như một thứ tôn giáo, rút từ cuốn “Phỏng vấn người Hà Nội”, NXB trẻ TP HCM.


18. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục. H.

19. Trần Ninh Hồ (1991), Báo văn nghệ số 34.số 34 ngày 24/8/1991

20. Nguyên Hồng (1982), Nguyên Hồng-một nhà văn, Tạp chí văn học số 3.

21. Trần Quốc Huấn (2004), Chặng đầu đi tới Tạp chí văn nghệ số 1, ghi theo lời Kim Lân kể, văn bản do nhà văn Kim Lân sửa lại.

22. Nguyễn Khải (2003), Nghề văn cũng lắm công phu, truyện và tạp văn, NXB trẻ TP HCM.

23. M.B Khrapchenko (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, (Lê Sơn - Nguyễn Minh dịch). NXB Hội nhà văn.

24. M.B Khrapchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, (Nhiều người dịch - Trần Đình Sử tuyển chọn và giới thiệu). NXB Đại học Quốc Gia. H.

25. M.B Khrapchenko (1978 ), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, NXB Tác phẩm mới. H.

26. Đặng Huy Lam (2005), Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân, Luận văn thạc sỹ.

27. Kim Lân (2004), Tác phẩm chọn lọc, NXB Hội nhà văn. H.

28. Kim Lân (1942), Truyện Cô Vịa, Báo Trung Bắc chủ nhật.H.

29. Kim Lân (2010), Kim Lân truyện ngắn, NXB Văn học.

30. Kim Lân (1955), Làng, truyện ngắn, NXB Văn nghệ.H.

31. Kim Lân (1955), Nên vợ nên chồng, Tập truyện ngắn, NXB Văn nghệ. H.

32. Kim Lân (1958), Anh chàng hiệp sĩ gỗ, NXB Kim Đồng. H.

33. Kim Lân (1960), Cô gái công trường, Truyện phim. NXB Thanh niên. H.

34. Kim Lân (1984), Vợ nhặt, Tập truyện ngắn. NXB Văn học. H.

35. Kim Lân (1984), Ông Cản Ngũ, NXB Kim Đồng. H.

36. Kim Lân (1996), Tuyển tập Kim Lân, NXB Văn học. H.

37. Kim Lân (2004), Kim Lân - Tác phẩm chọn lọc, NXB Hội Nhà văn


38. Phong Lê (2009), Đến với Tiến trình văn học Việt Nam hiện đại, NXB Hội Nhà văn.

39. Phong Lê Vân Thanh (2007), Tô Hoài về tác gia và tác phẩm, NXB GD. H.

40. Nguyễn Đăng Mạnh (1981), Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 30A NXB, Khoa học xã hội. H.

41. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn , tư tưởng và phong cách, NXB Văn học.

42. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục.

43. Nguyễn Đăng Mạnh (1992),“Tác giả văn học Việt Nam”, tập II NXB giáo dục. H.

44. Trần Đồng Minh“Bóng tối và ánh sáng trong câu truyện Vợ Nhặt”.

45. Lữ Huy Nguyên (1996), Đời và văn Kim Lân, Tuyển tập Kim Lân, NXB văn học.

46. Vương Trí Nhàn Nhà văn Kim Lân và một lớp người “đầu thừađuôi thẹo”.

47. Vương Trí Nhàn Nhà văn Kim Lân- chân dung văn học.

48. Mai Thị Nhung (2006), Phong Cách nghệ thuật Tô Hoài, NXB GD.H.

49. Vũ Ngọc Phan (1998), Nhà Văn hiện đại (tập 1 và 2), NXB Văn học. H.

50. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng việt, NXB Đà Nẵng.

51. G.N. Pôxpelo (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, NXB Giáo dục. H.

52. Vũ Dương Quỹ (1997), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường phổ thông,

NXB GD.

53. Trần Đình Sử Lại Nguyên Ân Vương Trí Nhàn (dịch), Những vấn đề về thi pháp Đôxtôiepxki, NXB Giáo dục. H.

54. Trần Đình Sử (2003), Những vấn đề về lí luận và phương pháp nghiên cứu văn học, NXB Đại học Quốc Gia. H.

55. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục.H.

56. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Vụ Giáo viên. H.


57. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, NXB Hội Nhà văn Việt Nam. H.

58. Nguyễn Quốc Thanh (2006), Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân, Luận văn thạc sỹ.

59. Chu Tam Thành (2010), Nhà văn Kim Lân và tôi, Truyện ký,NXB QĐND. H.

60. Nguyễn Thị Nha Trang Phong cách văn xuôi nghệ thuật Kim Lân, Luận văn thạc sỹ

61. HoàiViệt (1999), Kim Lân nhà văn trong nhà trườngNXB Giáo dục. H.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí