Những Kiểu Nhân Vật Đặc Trưng Trong Truyện Ngắn Kim Lân

những giá trị cuộc sống, phong tục, những sinh hoạt văn hoá truyền thống, những cảnh đời, những tâm trạng với cả vẻ đẹp trong tâm hồn con người.

2.2. Những kiểu nhân vật đặc trưng trong truyện ngắn Kim Lân

Kim Lân là nhà văn luôn hướng ngòi bút của mình để đề cao con người của quê hương, nhưng tác giả lại tìm kiếm cho mình một góc riêng, nhất quán suốt cả đời văn của mình là sự trải nghiệm bằng chính cuộc đời. Trong quá trình sáng tác, nhiều truyện ngắn của Kim Lân viết về những con người bình thường trong cuộc sống đời thường (rò nhất là những truyện viết sau năm 1945). Cảm hứng của nhà văn hướng về những phẩm chất của những con người bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Dễ dàng nhận ra khi đọc những tác phẩm của Kim Lân, ông đã phát hiện và ca ngợi con người ở nông thôn với những tình cảm hết sức tốt đẹp. Nhà văn luôn có cái nhìn chiều sâu về con người cùng với đó là phẩm chất đáng quý của họ, để rồi sau mỗi câu chuyện về con người lại sáng lên những nét phong tục tập quán, văn hóa làng quê Bắc Bộ. Đó cũng chính là “sợi dây ràng buộc giữa những thành viên trong cộng đồng làng xã qua sinh hoạt văn hóa, qua phong tục tập quán” [7].

Có thể thấy, văn học thể hiện đời sống theo cách riêng của nó. Từng kiểu người đi vào văn chương theo kiểu sáng tạo riêng của các nhà văn. Họ thành những kiểu nhân vật khác nhau. Các nhân vật này vừa thể hiện trạng thái văn hóa dân tộc, vừa bộc lộ mối quan tâm và sự ảnh hưởng phức tạp của văn hóa dân tộc đối với người nghệ sĩ. Nghiên cứu con người văn hóa cũng chính là tìm hiểu các mẫu nhân vật - mẫu người văn hóa trong sáng tác Kim Lân như: mẫu nhân vật nghệ sĩ làng quê; mẫu nhân vật thượng vò; mẫu nhân vật nhỏ bé, đời thường.

2.2.1. Nhân vật nghệ sĩ

Kim Lân là nhà văn viết nhiều về những người lao động nghèo. Miêu tả về họ, ông không chỉ ca ngợi tinh thần thượng vò, nghĩa hiệp của những

người nông dân ấy, mà ngòi bút nhà văn còn dành nhiều ưu ái cho việc xây dựng nhân vật phong lưu tài tử đồng quê, với đời sống tâm hồn phong phú, trong sáng, biết vượt lên những nhọc nhằn đời thường. Vẻ đẹp tâm hồn ấy được kết tinh ở niềm say mê với những thú vui, các trò chơi nơi thôn dã. Khi miêu tả các nhân vật mang phẩm chất tài hoa, có những sở thích cá nhân, tìm đến những thú chơi dân gian truyền thống, nhà văn thường tập trung miêu tả các nhân vật ưu tú, vượt trội. Điều này cũng dễ hiểu bởi phẩm chất tài hoa hơn người trong cái thú “phong lưu đồng ruộng” không phải ai cũng có. Phải là người biết trọng còi tinh thần, biết thưởng thức và hưởng thụ đời sống và cũng phải học cách chơi mới có được. Ở đây, Kim Lân chỉ hướng tới thú chơi của những người bình dân, những người dân quê bình dị hàng ngày. Đây được xem là một sự lựa chọn thấm đẫm tinh thần dân chủ trong cái nhìn nghệ thuật của nhà văn. Đó là những sinh hoạt văn hóa lành mạnh của người dân quê như thú chơi chim bồ câu, nuôi chó săn, chơi chọi gà, trồng cây cảnh, đấu vật... Với Kim Lân ông đã tìm cho mình một cách tiếp cận và miêu tả rất riêng, độc đáo về đề tài hấp dẫn này. Kim Lân viết về những thú chơi, những phong tục dân dã vui tươi, lành mạnh, khỏe khoắn của những người dân quê vùng nông thôn Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa quê hương ông. Vậy nên, khi đọc văn của Kim Lân, người ta không chỉ thấy có phong tục, không chỉ thu nhận được những tri thức văn hóa cổ truyền mà còn thấy được cả cuộc sống và con người. Nét độc đáo này đã chi phối cách xây dựng nhân vật nghệ sĩ chốn làng quê trong sáng tác của Kim Lân. Những kiểu nhân vật nghệ sĩ trong sáng tác của Kim Lân, hầu hết là những người nông dân nghèo, họ nghèo đấy mà sang, mà vẫn sống đẹp. Chính họ là những người đã giữ gìn và phát huy những tinh hoa văn hóa của làng quê, văn hóa Việt Nam qua những trò chơi dân gian.

Các nhân vật nghệ sĩ làng quê trong sáng tác của Kim Lân đều là những người tài hoa có hạng. Đó là ông trưởng Thuận trong Đôi chim thành, ông Cả Chuẩn trong Con mã mái, ông Cả Nội trong Chó săn… Dưới ngòi bút của Kim Lân họ hiện lên như những tay chơi đến mê mẩn, đến xem thường mọi thứ trên đời, chỉ có đắm đuối mỗi thú chơi của mình. Mỗi người một thú chơi riêng. Nhưng giữa các nhân vật này lại có những điểm chung giống nhau.

Điểm chung đầu tiên giữa họ là rất vững vàng về “nghiệp vụ” chơi. Mỗi người một sở thích nhưng họ đều là những người sành sỏi có nghề. Nhiều khi còn ánh lên chất kiêu bạc đồng quê đáng yêu, đáng quý. Một khi nâng cuộc chơi lên thành danh dự không chỉ còn là của cá nhân mà của cả làng, cả tổng thì không thể có chuyện coi nhẹ hoặc xem thường về nghề nghiệp. Tất cả phải được học hỏi, được đào luyện, tích trữ kinh nghiệm từ hàng chục năm trời, có những kinh nghiệm rút ra từ những thất bại cay đắng. Các nhân vật này giỏi từ việc chọn giống cho đến việc chăm nuôi, rồi đến việc luyện ngôn ngữ nhà nghề gọi là “vần” (đối với gà)… Điều này thể hiện trong cách chọn giống, cách thưởng thức, cách đánh giá nhận xét chi li, kỹ lưỡng các chi tiết hay - dở, đẹp - xấu, độc hay thường. Hàng loạt từ ngữ nhà nghề được Kim Lân tung ra như một người chơi am hiểu từ trong cốt lòi. Chỉ cần nhìn vào một truyện thôi đã thấy mật độ các từ nhà nghề dầy lên như thế nào. Trong tác phẩm Đôi chim thành thú chơi chim được miêu tả tỉ mỉ nhưng thật khéo léo. Các từ ngữ như “liên tam trúng, vần thượng, trung chính, thượng tiểu tùy, đài tùy, trung khứ, đại biên, cào, bị, sơ, tràng, rơi lạc phao…” cũng được Kim Lân thể hiện khá rò nét trong truyện. Còn ở truyện Con mã mái, mật độ các từ nhà nghề còn dầy đặc hơn thế nữa: “bầu dọc, khâu dao, thái, buông…” Có một điều lạ là dù dùng nhiều biệt ngữ như vậy mà khi đọc vào truyện người ta không thấy cản trở, không thấy rờm mà trái lại càng thấy thú vị. Có thể nói, ở đây tác giả đã làm được cái việc: trang bị những tri thức tối thiểu cho người đọc về những

thú chơi đặc sắc ở làng quê Việt Nam - những tri thức mà người bình thường phổ thông đa số không dễ gì có được.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Điểm giống nhau thứ hai của các nhân vật này là một khi họ đã đam mê vào thú chơi thì không coi chuyện gì là quan trọng hơn nữa. Từ việc ăn, uống cũng chẳng coi ra gì, đến cái khó nhọc lặn lội ngoài đồng cũng không quản ngại. Ốm đau càng coi thường. Trong Đôi chim thành, vì tính cả nể trọng tình nghĩa với cụ Tứ và những người bạn chơi nên dù trời có vẻ mưa dông, Trưởng Thuận mở lồng chim, rồi sau đó mưa giống chim bay đi mất. Ông lăn ra ốm năm hôm. Nhưng khi biết tin đôi chim thành đã quay trở lại thì “Ông vùng trở dậy, run lẩy bẩy chạy ra sân”. Cái ấm thuốc nước đang trào cũng coi là không có ý nghĩa gì bằng việc cần phải ngay lập tức lấy thóc cho chim ăn.

Còn trong truyện Con mã mái, Cả Chuẩn lại có thú chơi khác là chơi với gà chọi. Mê đến nỗi suốt cả ngày chỉ lăn lóc với gà, chẳng thiết gì làm ăn, suốt ngày đêm say sưa ngắm gà, tỉ mẩn chăm sóc chúng từng li từng tí một. Vì thú mê gà đấy mà ông tìm mọi cách để có được một tông gà hay. Ông quan niệm “một con gà hay là phải gan góc, gọn gàng, nhanh nhẹn, nên cứ theo câu ca xưa mà kén: chân chì mắt ếch đếch sợ ai. Quản ngắn đùi dài đá chẳng sai” hoặc lại kinh nghiệm khác: “Đầu công, mình cốc, cánh vỏ trai”... [12, 59]. Vì mê đến nỗi đánh liều cậy nhờ kẻ chuyên đào tường khoét ngạch đi ăn cắp con Mái Củi Tạ về. Cả Chuẩn còn tinh tường đến nỗi có khi chỉ cần nhìn vào vẩy ông cũng có thể biết được con gà ấy có những ngón đòn gì. Chẳng hạn như con gà có “hai hàng vẩy một song song chạy từ khoeo đến bàn. Quản bên phải, sóng ngang với cựa có một chiếc vẩy rất nhỏ cài vào nữa” gọi là vẩy cáo, con ấy sẽ có đòn cà và thường hay đá thẳng vào cổ, vào hầu. Con nào có một hàng vẩy chéo từ bên này sang bên kia, gọi là “vẩy khâu dao thì con đó đánh rất giỏi và thường đánh thái bằng móng chân sau vào mắt…” [12, 58]. Đó là những kinh nghiệm nhà nghề được đúc kết… Đam mê khiến

Văn hóa làng trong truyện ngắn Kim Lân - 6

Cả Chuẩn dửng dưng trong công việc, chẳng thiết bàn tới. Các nhân vật này vui cái vui cùng vui với con vật nuôi, buồn cái buồn của vật nuôi khi thấy chúng ốm đau hoặc không như ý. Thậm chí sẵn sàng sẵng giọng, cáu bẳn với vợ con khi thấy các con vật nuôi bị sa bẫy hoặc đau ốm. Ngược lại, nếu trong lòng cảm thấy vui vẻ, hài lòng về những con vật nuôi, bỗng ra ngay cái giọng ngọt ngào, thậm chí tán tỉnh, lẳng lơ: “Đấy bà này nghe xem. Có phải con gà mái kêu”. “Vừa đau, vừa rát!thì con gà trống ở đâu te tái chạy lại dỗ dành: “Ai cũng thế! Ai cũng thế! Ai cũng thế! Không?” [12, 56].

Từ đó cho thấy tâm lý của người nghệ sĩ đồng quê trong lời ăn tiếng nói. Tâm tính của những người thôn quê bộc trực, giản dị, chất phác như thế. Nhờ vậy mà các nhân vật nông dân của Kim Lân thường đưa lại cho người đọc cảm giác gần gũi, chân thực mà hóm hỉnh, thú vị. Nhà văn có cái biệt tài hiểu thật chính xác và tinh tế tâm lý của người nông dân Việt Nam dưới góc độ “con người văn hóa”. Say mê với những thú chơi tao nhã chính là say mê giữ gìn những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. Niềm say mê ấy đã giúp người nông dân nghèo vươn lên cuộc sống vật chất còn nhiều nhọc nhằn, vất vả để có được đời sống tinh thần phong phú giàu có.

Ngoài ra, khi đề cập đến những nhân vật được coi là nghệ sĩ chốn làng quê, nhà văn Kim Lân còn đưa người đọc biết đến những loại hình nghệ thuật cổ truyền văn hóa dân tộc. Đọc Ông lão hàng xóm ta bắt gặp một ông lão “ông lão vốn là một tay kép tuồng đã về già, không có vợ, không có con, sống một thân một mình trong cái nhà thờ họ đổ nát bỏ hoang từ hồi đầu kháng chiến” [12, 198]. Trong truyện Kim Lân đã nhắc đến nghệ thuật kép tuồng - một bộ môn văn hóa nghệ thuật của con người, gắn liền với đời sống tinh thần văn hóa dân tộc. Ông lão hát những thân tuồng quen thuộc “đã quá nửa đời người hằng đêm sống cùng ông lão trên sân khấu, bây giờ lại cùng ông lão

hằng đêm ngất ngưởng say trên bữa rượu” [12,198]. Nếu như thời trẻ ông dùng lời ca tiếng hát để mưu sinh thì khi về già ông cất lên tiếng hát với nỗi ai oán, bất bình cho một kiếp nhân sinh trong thời kì chiến tranh, bom đạn. Trong Người kép già cũng vậy đó cũng là một “Người kép tuồng đã về già” và xưa kia “ông là một con kép nổi danh” thì giờ đây “tuổi xuân qua, đem cả giọng hát trong trẻo của ông đi” [12, 18]. Hầu như suốt những trang viết của Kim Lân cho người đọc thấy được mối ưu tư và tình yêu của họ đối với nền văn hóa dân tộc.

Như vậy, trên cái nền cổ truyền dân tộc ấy, mỗi nhân vật nghệ sĩ chốn làng quê đã tạo lên sức hút độc đáo trong những trang văn của Kim Lân. Say mê với thú chơi tao nhã chính là say mê với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa của Việt Nam. Niềm say mê ấy đã giúp người nông dân nghèo vươn lên cuộc sống vật chất còn nhiều nhọc nhằn, vất vả để có được đời sống tinh thần phong lưu, giàu có. Có thể thấy những nghệ sĩ bình dân trong sáng tác của Kim Lân là hiện thân cho văn vật thôn làng, văn hiến đồng quê, đó là những người Việt Nam nghèo khổ, lam lũ nhưng vẫn có những nét cao sang, phong lưu ngay trong đời thường. Từ những trang viết về thú phong lưu đồng ruộng, nhà văn Kim Lân đã giúp cho người đọc nhận biết: “Sau lũy tre xanh từ bao đời nay, người nông dân sống lam lũ cần cù, hai sương một nắng, nhưng tháng ba ngày tháng tám và những buổi sang xuân, vẫn tổ chức những trò vui, qua đó thể hiện được sự thông minh, tài hoa, một tâm hồn tươi sáng, lành mạnh, yêu đời những phong tục đất lề quê thói của người Phù Lưu - Chợ Dầu coi trọng lễ hội và nhân tình” [11]. Với những nhân vật nghệ sĩ chốn đồng quê của Kim Lân, luôn ánh lên chất hào hoa Kinh Bắc đáng yêu và đáng quí, các thú chơi của người nghệ sĩ phong lưu tài tử ấy đã góp phần xây dựng nét văn hóa đặc sắc, đậm đà hơi thở dân tộc. Đồng thời

qua đó phản ánh những giá trị căn cốt của đặc trưng văn hóa làng xã cổ truyền của dân tộc.

2.2.2. Nhân vật thượng vò

Vùng quê Kinh Bắc là một miền đất văn hiến, văn vật và nhân tài nảy nở, giàu truyền thống văn hóa. Ngay từ nhỏ Kim Lân đã được sống trong không khí rộn ràng của những đám vật, hội vật, trong âm hưởng mạnh mẽ, thúc giục của tiếng trống vật. Truyền thống văn hóa ấy đã ảnh hưởng và kết tinh trong sáng tác của ông qua tinh thần thượng vò để làm nên vẻ đẹp hào tráng của những đô vật lẫy lừng. Cũng như kiểu nhân vật nghệ sĩ chốn làng quê, Kim Lân đã dành những trang văn khá ấn tượng trong việc xây dựng hình tượng nhân vật thượng vò quê hương. Nói đến mẫu nhân vật này là phải nói đến phong trào đấu vật ở xứ Bắc nước ta. Đây vốn là một trò chơi dân gian thể hiện ước vọng cầu sức khỏe cho con người, về sau môn vật này được thể thức hóa với một số quy tắc trò chơi… Từ đó sinh ra việc thi đấu vào các ngày hội làng, hội xứ. Và cũng nhiều đô vật lừng danh nổi tiếng trong thiên hạ như: đô Voi, đô Nghê, Trạch Khô, Vâm Lớn, Trạng Sặt, Trạng Kế (Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng vật); Quắm Đen, Cản Ngũ, Cả Lẫm (Ông Cản Ngũ)…, toàn là những tay đô có đẳng cấp vượt trội. Bằng việc miêu tả các trận vật căng thẳng, hồi hộp, tràn đầy hứng khởi, với những chiêu vật cao cường, đầy tính nhà nghề, nhà văn đã thể hiện phẩm chất tài ba, dũng khí của các đô vật này. Nhà văn tỏ ra am hiểu nghệ thuật của môn vò. Chả thế mà ông đưa ra khá nhiều những cách gọi các thế miếng vật theo ngôn ngữ nhà nghề… Rò ràng, môn vật đã trở thành một phong trào, một thú chơi, một môn thi đấu tràn đầy tinh thần thượng vò, làm nên nét riêng thuộc sinh hoạt văn hóa cổ truyền làng Việt. Con người thượng vò trong sáng tác viết về đề tài nông thôn của Kim Lân là những con người nghèo khổ mà tài giỏi, giàu tinh thần thượng vò, họ là các gương mặt thuộc nhiều thế hệ, nhiều lứa tuổi.

Mỗi người một vẻ mỗi người xuất sắc theo một lối, mỗi người giỏi giang theo một kiểu, được thể hiện chân thực, sinh động trong các tác phẩm. Xây dựng kiểu con người thượng vò, Kim Lân tập trung làm nổi bật sức mạnh thế lực và sức mạnh trí tuệ của những đô vật lẫy lừng. Bức chân dung của họ được nhà văn phác họa một cách sinh động, tài tình, đầy ấn tượng với những nét vẽ giàu chất tạo hình như chạm khắc.

Có thể thấy mẫu nhân vật thượng vò được Kim Lân xây dựng với những nét đẹp khỏe khắn, tinh thần chiến đấu hăng say. Điều đó được thể hiện thông qua tác phẩm Ông Cản Ngũ, nhà văn miêu tả tài năng và vẻ đẹp oai phong bệ vệ của các tay đấu. Ông Cản Ngũ là tài năng khác người nức tiếng khắp năm tỉnh đường ngoài xứ Bắc. Chân dung ông được Kim Lân miêu tả không kém phần oai phong, lẫm liệt qua đoạn: “Trên thềm cao ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu đậu trắng cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu; người ông đỏ như đồng tụ, to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì tượng hai ông tướng Đá Rãi ở trong đền. Đầu ông buộc một vuông khăn xanh lục giữ tóc, mình trần, đóng khố bao khăn vát” [12, 225]. Ông Cả Lẫm tài năng, danh tiếng còn lẫy lừng hơn nữa. Tất cả đều gặp gỡ nhau ở hoàn cảnh xuất thân bình dân và niềm say mê với những giá trị văn hóa tinh thần của quê hương đất nước. “Cụ Cả Lẫm hôm nay nom oai phong, lẫm liệt như một lão tướng sắp ra trận. Ông cụ đứng giữa xới, râu tóc bạc phơ, mình trần, đóng một cái khố bao nhồi trấu bằng vóc vàng, xung quanh vắt hai tấm nhiễu xanh nhiễu đỏ, lòa xòa đến gối. Cả người ông lão chắc nịch, xù xì gân guốc như một gốc đa cổ thụ” [12, 230]. Còn với các đô vật thuộc thế hệ sau như: Đô Vựa, Quắm Đen, Tý Trâu lại toát lên vẻ đẹp thông minh tài trí hơn người, cường tráng, dũng mãnh, mau lẹ. Ở tác phẩm Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng vật, Trạng Sặt lại tụ hội sức mạnh phi thường ở : “cặp mắt sáng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/07/2022