gợi mở về cuộc đời của một người thiếu phụ tên Tần và cậu bé Sặt (thượng tướng Trần Quang Khải: “Đêm nay cũng như đêm qua, cũng như đêm kia, mà cả những đêm sau nữa, bất luận xuân, hạ, thu hay là đông, trời nực hay là trời rét, bao giờ Tần cũng dệt vải rất khuya, mãi đến cuối giờ hợi, có khi sang nửa giờ sửu mới chịu đi ngủ. Vậy mà, sáng sớm hôm sau, từ đầu canh tư, nàng đã lên khung, tiếng dệt cửi lại đều đặn nối tiếp như không biết mỏi” [37,tr.113].
Thời gian xoáy sâu vào đêm khuya như một khoảng khắc thích hợp để nhân vật sống về với những kỷ niệm, những sự kiện đã qua với cuộc đời mình. “ Mặt trăng hạ tuần đã nhô khỏi rừng cây phía trước. Ánh sáng chênh chếch xiên qua phên nứa đan mắt cáo rãi từng ô sáng nhỏ lên nền nhà. Tần lẩm bẩm: “hai mươi giấc tốt; hai mốt nửa đêm rồi. Tuy vậy nàng vẫn chưa chịu đi ngủ, cố dệt cho xong mấy suốt sợi còn dở” [37,tr.114] Lắng sâu trong cái tịch mịch canh khuya đó là cả chuyện đời dâu bể của nàng: “Rừng cây mờ sương trắng ngủ kỹ dưới ánh trăng xanh dịu, mơ hồ. Gió rì rào trong lá, và côn trùng rên rỉ dưới cỏ đưa lên thành một bản đàn ảo não như than vãn chuyện đời dâu biển. Từng lúc, tiếng cú lạnh lẽo vang lên giữa cái u tịch canh khuya như điềm gở. Vẻ huyền bí ngàn đời càng thêm sâu nặng” [37,tr.114].
Trời càng khuya nàng khe khẽ ru con rồi nàng lại chậm chạp lên khung cửi dệt như tâm tư nàng bối rối thẫn thờ để sống về kỷ niệm: “Nàng ngừng tay gieo thoi thần người ra nghĩ ngợi để mặc tư tưởng đi ngược chiều thời gian tới một kỷ niệm tê tái ngày xưa. Cái kỷ niệm đã phá tan hết hạnh phúc đời nàng đó, lần lần hiện ra trong trí óc, từng việc xảy ra như mật cách rất rò rệt” [37,tr.116]. Thời gian đêm xuân đó Tần sống về với hồi ức hoài niệm của bốn năm đã qua: “Thấm thoắt đã bốn năm…”. “ Bốn năm trời đằng đẵng với bao nhiêu là thay đổi,… nhưng cũng không thể làm dịu được vết thương lòng người thiếu phụ” [37,tr.117]. Thời gian hồi tưởng đó đưa người đọc vào một sự lôi cuốn kì lạ tiếp theo về nhân vật: “Hạ tuần tháng sáu năm Thiên Ứng
Chính Bình thứ bảy (1238), Đức Thái Tông Trần Cảnh cùng mười tên lính thị vệ đi săn ở rừng Cổ Pháp (Đình Bảng).
Trời mới lập thu, khí tiết mát mẻ dễ chịu, không còn cái oi bức “chết trâu của mùa hạ”. Tầng cao xanh ngắt, thoáng điểm những sợi mây trắng như bông, lững thững trôi từ phương này sang phương khác. Nắng vàng rực rỡ chùm lên rừng cây, nhóng nhánh sáng ngời như rát ngọc. Từng ngọn gió lướt qua, cả rừng cây lao xao reo lên những tiếng vui tai. Bản đàn tự nhiên ấy mỗi lần rung lên lại trút xuống những chiếc lá sớm già, phấp phới bay như đàn bướm vàng nô rỡn” [37,tr.117]. Thời gian, không gian tuyệt diệu ấy như tươi vui hớn hở tựa hồ chào đón đấng chí tôn dẫn đến sự kiện Tần gặp vua Đức Thái Tông Trần Cảnh . Nhưng lòng chàng không vui trước bức tranh phong cảnh thiên nhiên tuyệt diệu đó chỉ khi nghe tiếng hát lảnh lót đầy sức quyến rũ của người con gái nơi sơn dã, cùng với một vẻ đẹp thuần khiết khiến nhà vua say đắm, ngẩn ngơ không rời dẫn tới sự gặp gỡ lạ kỳ để rồi: “Sau một đêm mưa móc thấm nhuần, Tần thụ thai”.
“Ngày tháng thoi đưa, Tần đã đến ngày ở cữ. Hôm mùng tám tháng ba năm Thiên Ứng Chính Bình thứ tám (1239), nàng sinh hạ được một đứa con trai” [37,tr.124]. Thời gian trôi dần theo năm tháng khi cậu bé Sặt dần lớn lên qua lời kể: “Và Sặt đã lên bảy”, rồi “Năm mười năm tuổi Sặt đi vật đám”. “Năm Nguyên phong thứ năm, Sặt cùng mấy người bạn sân Cẩm Giang, sân Ngọc Lôi được vào kinh đô vật kỳ tuyển lính hằng năm. Bấy giờ cậu đã mười bảy tuổi, cái tuổi bẻ gãy sừng trâu” [37,tr.125-126]. Trong trận đấu vật nhà văn cũng tập trung miêu tả thời gian đấu vật thật li kì, hấp dẫn trong bốn ngày trời ròng rã: “Ba ngày trời ròng rã vẫn chưa phân thắng bại…Sang đến ngày thứ tư, ngày chót Trạng Kế đánh có vẻ quyết liệt lắm. Mà Trạng Sặt cũng không kém phần dũng mãnh. Đến quá ngọ bỗng đổi chiến lược. Nhanh nhẹn lạ thường, chập chờn hư thực, khi bên tả, khi bên hữu, lúc đằng trước lúc
đằng sau, không biết thế nào mà lường” [37,tr.134-135]. Và sau đó là một sự kiện bất ngờ, một khoảng thời gian chết lặng của Đức Thái Tông Trần Cảnh khi “Chợt chiếc khăn vò sinh bịt đầu bị xổ, một chiếc khăn vàng khác nữa bên trong rơi theo, mớ tóc dài đen nhánh xổ ra rũ rượi… Mảnh áo vàng cũ đã bạc màu của người mẹ thân yêu trao cho lúc lâm chung mà người căn dặn cặn kẽ, lúc nào cũng phải đem theo bên mình một cách thành kính” [37,tr135,136]. Nhờ mảnh khăn đó Đức Vua nhận ra con trong nỗi nghẹn ngào ân hận vô cùng mà Ngài thủ thỉ nói với con như nói với người xưa: “ …Cha đã phá tan nát hết hạnh phúc đời mẹ con…Tần ơi! Tần ơi! ở nơi suối vàng, chắc em hờn oán ta lắm... Thôi Tần ơi! Em tha lỗi cho ta...” [37,tr.136].
Có thể bạn quan tâm!
- Cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân - 8
- Không Gian Sự Kiện Trong Truyện Ngắn Kim Lân
- Thời Gian Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Kim Lân
- Cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân - 12
- Cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân - 13
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Có thể nói với cách xây dựng thời gian sự kiện độc đáo này. Kim Lân thật tài tình khéo léo trong việc kể và dẫn dắt câu chuyện. Đưa độc giả đến với lần lượt các sự kiện trong cuộc đời người thiếu phụ tên Tần và nhân vật lịch sử thượng tướng Trần Quang Khải thật tế nhị. Xóa đi cảm giác thường thấy ở mỗi chúng ta khi nghe một câu chuyện kể tưởng chừng khô khan về các nhân vật lịch sử. Người đọc cũng không khỏi xúc động trước cuộc đời và số phận nhân vật Tần, một người phụ nữ xinh đẹp, cần mẫn cả đời sống trong thầm lặng với những nỗi buồn những riêng tư sâu kín biết hi sinh hạnh phúc riêng mình với phẩm chất chịu thương, chịu khổ vốn có của người phụ nữ.
Chìm dần vào khoảng khắc thời gian của truyện là bao số phận, cảnh đời cứ lặng lẽ âm thầm với các sự kiện lần lượt đến với cuộc đời mình trong lời văn thật nhẹ nhàng nhưng chan chứa tình cảm yêu thương của nhà văn dành cho nhân vật. Ở truyện ngắnBà mẹ Cẩn người đọc lại chứng kiến một cuộc sống thầm lặng trải dài theo thời gian. Cuộc đời bà mẹ Cẩn luôn một mình sống trong căn nhà như gói kín từ đời sống, tâm tính cho đến nỗi buồn vui sâu kín trong tâm tư. Thời gian của mỗi đêm tối cứ trải dài trong nỗi yên lặng của đồng đất quê hương, trong cuộc sống cô đơn, lặng lẽ của bà. Cô giáo
Ninh đã cảm nhận rò điều này khi đến sơ tán ở nhờ nhà bà: “ mỗi buổi tối, bà mẹ Cẩn lại đem gạo lên nhà trên, cặm cụi ngồi sàng trước cửa buồng như thế. Có đêm bà lão sàng rất khuya. Có đêm Ninh đã ngủ được một giấc dài, chợt thức giấc nghe tiếng gà gáy râm ran, Ninh biết đã sang ngày hôm sau, nhìn ra vẫn thấy bà mẹ Cẩn sàng sẩy lặng lẽ như cái bóng ở đấy” [37,tr.489- 490]. Nhà văn luôn đặt nhân vật vào thời gian của đêm tối với âm thanh của thiên nhiên thật buồn thảm như nỗi buồn trĩu nặng , như những tâm tư sâu kín lặng thầm của con người nơi đây: “Đêm tối ở nông thôn hình như bao la hơn. Và gió thì nổi lên từng đợt dài, đuổi nhau phóng túng trên những cánh đồng xa tít, xa tắp. Trong khoảng đêm tối thăm thẳm ấy, tiếng giun dế, tiếng ếch nhái nghe râm ran, liên tiếp tưởng như không bao giờ dứt được” [37,tr.490] . “ Đêm tối càng tịch mịch...” [37,tr.492]. Thời gian và bóng đêm như đè nặng lên nỗi đời của bà mẹ Cẩn bởi: “ Xưa kia bà là một cô gái nhà nghèo, phải lấy chồng là một thằng bé sún răng, mũi lúc nào cũng chảy xuống tận mồm” [37,tr.498], rồi bà phải sống cả đời người con gái trong cảnh người làm hầu hạ cả gia đình ấy và thời gian đằng đẵng : “Không biết bao nhiêu năm trời người con gái nhà nghèo ấy cam phận trong cảnh làm dâu như vậy…” [37,tr.499].
Để rồi: “ Những ngày chuẩn bị thu đông vắng vẻ, đằng đẵng và rét mướt ấy, người chồng đã để lại cho bà một đứa con là anh con trai đi bộ đội bây giờ” [37,tr.499], bà mãi mãi sống trong nỗi cô đơn thầm lặng và hết lòng thương yêu con. Phải chăng trong nỗi khổ đau của một người mẹ trải dài theo năm tháng đã khiến bà sống lặng lẽ thu mình trong ngôi nhà. Khi cô giáo Ninh được sống gần bà, trong nhiều đêm dài trong căn nhà nhỏ ấy cô đã thấu hiểu nỗi lòng của bà mẹ Cẩn. Người mẹ ấy đã để trong lòng Ninh nỗi nhớ lạ kỳ, da diết khi cô phải xa mẹ trong mỗi đêm đông cô ngồi bên ngọn đèn soạn bài, chấm bài cho học sinh. Có thể nói thời gian luôn trải dài theo cuộc đời nhân vật, luôn gắn với những vui buồn khổ đau, mất mát của họ. Thời gian
nghệ thuật như chứng nhân cho cuộc đời số phận của các nhân vật qua đó nhà văn Kim Lân gửi gắm những tình cảm yêu thương và trân trọng của mình trước những cảnh đời bé nhỏ, lầm than.
Trong truyện ngắn Vợ Nhặt thời gian của truyện mở ra trong một buổi chiều chạng vạng mặt người và khép lại trong một buổi sáng bình minh. Thời gian đó đã có bao nhiêu câu chuyện diễn ra trong cuộc đời số phận của các nhân vật Tràng, Thị và bà cụ Tứ. Qua thời gian của truyện người đọc sống về với quá khứ nạn đói năm 1945 thật thảm cảnh, trong nạn đói đó số phận của biết bao con người, bao gia đình được kể lại thật thảm thương. Niềm hi vọng về sự sống tương lai qua tình huống truyện độc đáo của nhân vật Tràng lấy vợ. Truyện đi từ thời gian của một buổi chiều muộn Tràng dẫn Thị về trên con đường đời thật ảm đạm trong sự tò mò của dân làng. Đêm khuya trong căn nhà ảm đạm, Tràng đã quên hết tất cả để được hưởng niềm hạnh phúc bé nhỏ của mình. Trong niềm vui hạnh phúc, Tràng vẫn phải đối mặt với sự thật tàn nhẫn – cái đói. Đến sáng hôm sau với bữa ăn đón nàng dâu mới bằng nồi cháo lòng bòng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn và họ được ăn một thứ chè ngon đáo để của bà Tứ. Chè chát và nghẹn bứ ở trong cổ họng mà bà gọi là chè khoán không thể dấu được nỗi buồn của cả một gia đình. Nhưng điều đáng nói là, trong cái đói quay đói quắt ấy, niềm hạnh phúc thật giản dị và đơn sơ vẫn đến với tất cả những con người tội nghiệp như Tràng, Thị và bà cụ Tứ. Trong thời gian của một ngày mới đó, mặc dù ngoài đình vẫn dội lên từng hồi trống thúc thuế dồn dập, vội vã nhưng trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới. Truyện hé mở một tươi lai tươi sáng trên nền thời gian nghệ thuật. Điều đó càng khẳng định trên nền thời gian nhà văn Kim Lân luôn hướng những nhân vật yêu thương của mình tới sự sống và tương lai, trong tận cùng của nỗi khốn khổ, những nhân vật ấy vẫn ngời sáng những giá trị nhân văn cao đẹp.
Có thể nói, những sự kiện diễn ra trong truyện ngắn Kim Lân gắn liền với yếu tố thời gian cứ lần lượt hiện ra qua những trang viết của nhà văn. Nó như dụng ý nghệ thuật sâu sắc của nhà văn về biểu tượng cuộc đời và số phận nhân vật.
3.2.2. Thời gian tâm lý
Thời gian tâm lý là hành động của dòng hồi ức, hay dòng ý thức cùng những biến động tâm lý của nhân vật. Nó dẫn tới hai kết quả hoặc là cảnh vật thay đổi nhuốm sắc màu tâm lý của nhân vật, hoặc dòng hồi ức đưa chúng ta về quá khứ của nhân vật với một khoảng thời gian nhất định nào đó.
Trong truyện ngắn Vợ Nhặt thời gian tâm lý thể hiện rất rò qua diễn biến tâm lý của các nhân vật như Tràng, Thị và bà cụ Tứ. Với Tràng từ tình huống truyện độc đáo Tràng nhặt vợ về trong nạn đói 1945, ta thấy rất rò diễn biến tâm lý nhân vật Tràng với sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trong thời gian của truyện. Từ tâm lý có phần lo lắng trên con đường Tràng dẫn Thị về. Tràng không phải là không biết suy nghĩ: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng”. Nhưng rồi anh lại tặc lưỡi: “ Chậc, kệ!”. Một quyết định có vẻ rất tầm phào với một sự việc hết sức trọng đại trong thời điểm bấy giờ. Nhưng ta có thể hiều rằng, cái tặc lưỡi đó đồng nghĩa với việc là Tràng đã đánh cuộc với đời,với cái nghèo đói, để sống “đầy đủ” cuộc sống bình thường như mọi người. Đó là khát vọng làm người mà một kẻ thô kệch, chất phác như Tràng liều lĩnh một phen. Và Tràng cũng đã được đền bù: “Trong một lúc, Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa từng ngày, và quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn và ngừơi đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng” [37,tr.192].
Con người ai ai cũng mong có được hạnh phúc. Và với Kim Lân, hạnh phúc, đến lượt nó, lại có thể làm thay đổi cả một con người như chính Tràng. Tràng hôm nay đã không còn giống như Tràng của những ngày hôm qua. Anh Tràng hôm nay biết ngượng nghịu, khổ sở, tay nọ xoa xoa mãi vai kia, chỉ vì đi bên một người đàn bà ở một nơi vắng vẻ, muốn buông một câu tình tứ mà chịu không sao nói nổi. Rồi đến khi vợ hỏi, anh chàng to xác ấy lại trả lời một cách vô cùng ngây thơ: “Có một mình tui mấy u”. Ắt hẳn nhiều người sẽ cười Tràng, nhưng đó là biểu hiện tâm lý rất người mà Kim Lân đã thấu hiểu. Hơn thế những cái ngượng nghịu, cái ngẩn ngơ, những sự “khổ sở êm ái” đã đến với Tràng vào những phút giây thật là hạnh phúc. Cái xúc động mà Tràng đang có vào buổi lần đầu đi bên người vợ nhặt, ngẫm ra cũng không ít điều xót xa, cay đắng, nhưng ít nhất cũng là một thứ xúc động, lâng lâng, bồi hồi, biến người đàn ông thô nhám thành một đứa trẻ lớn tuổi hiền lành.
Chi tiết Tràng khoe chai dầu con trong tay cũng thế “ Hai hào đấy, đắt quá, cơ mà thôi chả cần”. Một lời nói nghe sao mà thật tội nghiệp. Nhưng trong cái tội nghiệp đó đã thể hiện một tâm lý, một niềm vui không tầm thường. Bởi niềm hạnh phúc lớn hơn của Tràng là có được một tối tân hôn với đúng ý nghĩa của nó, ánh sáng của ngọn đèn dầu đã thắp lên niềm hạnh phúc lớn lao ở Tràng. Cũng có thể nghĩ như vậy về cái câu Tràng giới thiệu vợ mình với mẹ. Diễn biến tâm lý nhân vật Tràng có sự thay đổi sau đêm đâu tiên Tràng có vợ: “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy.Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng.Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người”[37,tr.202]. Đó cũng là những ao ước của những người nông dân luôn mong có được một gia đình hạnh phúc. Giống như tâm lý của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, từng có khát vọng cùng Thị Nở xây dựng hạnh phúc gia đình, ao ước một mảnh vườn nhỏ, chồng cuốc mướn, vợ cày thuê dệt vải. Chính những cái ước mơ vô cùng giản dị như thế đã tạo
nên nét đẹp trong tâm hồn người nông dân Việt Nam. Và Kim Lân đã đưa vào tác phẩm những điều tinh túy trong tiếng nói đầy tính nhân bản, tạo nên sự đồng cảm thiết tha cho người đọc.
Nói về sự thay đổi tâm lý ở người vợ của Tràng, Kim Lân đã miêu tả sự thất vọng thầm kín của Thị khi thấy cảnh tù túng nhà chồng trong tiếng thở dài cố nén từ “cái ngực gầy lép nhô hẳn lên” trước túp nhà rách nát và rúm ró. Và khi trên đường “rước dâu” dài dặc giữa xóm ngụ cư, cái cô nàng cong cớn và trơ trẽn hồi nào bỗng trở nên e dè ngượng ngập. Trước những sự tò mò trêu cợt của đám trẻ trong xóm cô cũng chỉ dám càu nhàu trong miệng. Đôi mắt tư lự khi đặt bước trên con đường về nhà chồng, cả cái dáng điệu khép nép ngồi mớm ở mép giường và tiếng chào u lúng túng. Tất cả chỉ làm cho người đàn bà gầy nhom, xám xịt và rách rưới có được cảm giác mình đã là một nàng dâu thực sự. Và chính Tràng cũng ngạc nhiên trước những thay đổi của Thị: “Tràng nom cô ta hôm nay khác lắm, rò ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh” [37,tr.202]. Cuộc đời éo le và nhận hậu bao nhiêu dưới ngòi bút của Kim Lân khi chị vợ kia lại chịu đi theo một người đàn ông như Tràng, xấu xí và xa lạ như để tránh sự cô đơn và nghèo đói. Nhưng bù cho điều đó cô lại nhận được một món quà khác đó là tình thân, tình thương, một mái ấm gia đình, một nghĩa vụ phải biết lo lắng cho nửa kia của mình. Và cũng là điều mà Kim Lân muốn nói: dù đói khổ, khó khăn vất vả nhưng không thể thiếu trong cuộc sống tình thương yêu gia đình.
Nhân vật đã làm nổi bật cái khát khao của hai chữ “gia đình” là bà cụ Tứ. Đó là một con người đã một đời phải sống trong nỗi đau, vất vả, nuôi con khôn lớn. Và cũng chính cái kinh nghiệm từng trải, lòng ám ảnh của một quá khứ nặng nề với nhiều nỗi đắng cay và những băn khoăn của người làm mẹ khiến bà càng thương con hơn bao giờ hết: “ Bà lão nhớ đến ông lão, nghĩ