Cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân - 8


mỉa mai Tư. Anh ngồi phệt xuống đất, lưng dựa váo bức tường sạm vì khói ám. Mắt lờ đờ nhìn làn khói xám vơ vẩn bốc lên trời. Tai nghe tiếng vo gạo sàn sạt trên rá ngoài cầu ao. Tâm trí anh sáo động lên, anh nghĩ đến bữa cơm nhà hàng xóm… Nước mắt anh trào ra lăn dài trên gò má” [37,tr.14-15]

Không gian ấy như phông nền để nhân vật Tư xuất hiện trong cái đói đang giày vò anh. Nó là một bức tranh cuộc sống đối lập với thực tế của nhân vật Tư. Bởi trong những chiều quê tưởng chừng yên ả thanh bình đó, bao cảnh đời đang nặng lòng với nỗi lo cơm áo, khao khát niềm vui nhỏ nhoi của sự đoàn tụ bên khói bếp, cơm chiều.

Bối cảnh thiên nhiên làng quê luôn trở đi trở lại khá nhiều trong sáng tác Kim Lân.

Trong tác phẩm Đứa con cô Đầu một không gian yên ả lúc chiều muộn đã mở đầu câu chuyện là cái nền để nhân vật Thạ xuất hiện trong sự tiều tụy, xốc xếch: “Chiều tắt đã lâu rồi. Trời vẫn còn bức bối… Tôi nằm một mình trên mui bể, mắt nhìn đăm đăm mấy ngôi sao lấp lánh trên khoảng không gian xa thẳm, mặt trăng lưỡi liềm lấp ló sau mấy tàu cau đen thẫm, tỏa xuống nhân gian một thứ ánh sáng mờ mờ.”

Dưới ánh sáng mờ mờ của đêm trăng thượng tuần…Mấy ngọn cau đen sẫm in lên nền trời sáng đục. Tàu mềm lả là thế mà không hề lay động…” [37,tr.19].

Không gian bối cảnh thiên nhiên tiếp tục đưa câu chuyện diễn tiến trong cái gió lạnh của đêm mưa dông mùa hạ khiến cho Thạ muốn xích lại gần Ứng hơn để tâm sự về cuộc đời mình với thân phận con cô đầu: “Gió lạnh đã quét sạch oi ả và nồng nặc đi, để lại một khí trời mát mẻ dễ chịu. Mưa lộp bộp lia mạnh xuống mái nhà. Rồi ngừng… rồi lại mưa… Tia chớp thoáng qua vạch rò những khe cửa. Mưa gió đã làm cho tôi bớt căng thẳng với Thạ hơn. Một luồng gió rít mạnh thổi bật cái cửa sổ, khí lạnh ùa vào,tràn lên da thịt sởn gai. Một khung sáng lờ mờ hình chữ nhật có sọc đen hiện ra. Bên ngoài bóng mấy tàu lá chuối đập vào nhau phành phạch” [37,tr24].


Nếu như thời trung đại ta hay bắt gặp những không gian bối cảnh thiên nhiên với nét chung của không gian nghệ thuật này là không gian vũ trụ, gắn liền với tính bất biến của không gian. Không gian vũ trụ được tạo thành bởi nhật, nguyệt, mây, sao, sông, núi, chim, muông, cây cỏ để mỗi khi “con người bất đắc chí thì tìm về thiên nhiên, vũ trụ như tìm về nguồn cội. Khi ngắm cảnh trời mây, giang hồ họ cũng như mơ màng về nguồn cội” (Trần Đình Sử).

Chẳng hạn không gian trong thơ bà Huyện Thanh Quan:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn. (Chiều hôm nhớ nhà )

Hay không gian đầy xa xôi cách trở trong Chinh Phụ ngâm của Đặng Trần Côn do Đoàn Thị Điểm dịch:

Cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân - 8

Chàng thì đi còi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh…

… Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Với văn học cận hiện đại người đọc lại thấy không gian nghệ thuật trở về gần hơn với đời sống cá nhân của con người, không gian nghệ thuật mang tính khái quát cao, phạm vi phản ánh rộng lớn. Đó là toàn bộ đời sống xã hội - không gian của con người phải vật lộn với cuộc sống đầy sóng gió.

Trên nền không gian nghệ thuật của truyện ngắn Kim Lân ta nhận thấy rò từng cuộc đời, từng số phận của các nhân vật với những lo toan thầm lặng, với bao nỗi đau khổ nhọc nhằn của nỗi mưu sinh, của những tâm hồn khổ đau


vẫn một lòng vươn lên sự sống ngày mai tốt đẹp hơn. Vì vậy, có thể khẳng định tuy các biểu tượng không gian đặc trưng cho từng thời đại, nhưng nội dung cụ thể của các biểu tượng không gian ấy lại mang tính cá thể nó phụ thuộc mô hình thế giới riêng của từng nghệ sĩ.

Ở truyện ngắn Người chú Dượng tác giả đưa nhân vật tôi trở về trại Han nơi gia đình anh đã ở trước kia để tìm lại người dì sau năm, sáu năm hòa bình rồi gia đình nhân vật tôi đã trở về Hà Nội mà riêng mẹ con Dì vẫn không bỏ được cái xó núi hẻo lánh này. Một bối cảnh không gian quạnh quẽ lặng ngắt hiện ra trên con đường nhân vật tôi trở về thăm lại trại Han: “Cái trại Han mà gia đình tôi đã ở, trước kia đã buồn quá, vắng vẻ heo hút quá, bây giờ không còn cơ quan nào đóng nữa, người tản cư đã về xuôi cả rồi, trại Han bây giờ còn buồn và vắng vẻ hơn nhiều.

Tôi xóc cái ba lô, lẳng lặng bước xuống cầu, đi vào cánh đồng. Con đường mòn nhỏ chạy quanh ra giữa tràn ruộng bậc thang cằn cỗi và mất hút vào sau mấy lùm cây rậm trước mặt.

Nắng từ trên cao đổ xuống cái thung lũng hẹp hơi nóng bốc lên hầm hập. Nắng nổ những tiếng tí tách nho nhỏ trên những ngọn đồi vắng và làm bốc lên một làn hơi mờ mờ như hơi khói trên những thửa ruộng mới gặt.

Trại Han trước mắt tôi vẫn nằm lặng ngắt dưới dãy núi trọc. Vẫn rặng tre cằn, sờ sạc bao quanh. Vẫn ngôi miếu lợp rạ con con đứng siêu vẹo dưới gốc đa ngoài cổng trại. Cảnh vẫn như xưa mà sao bây giờ tôi nom quạnh quẽ một cách lạ.

Phía xa mãi tít trong một khe núi xa, có một vệt khói trắng bốc lên, lặng lẽ…” [37,tr.302]. Không gian trại Han được hiện ra trước mắt nhân vật tôi trong tiếng gà trưa râm ran giữa thung lũng vắng: “ Một tiếng gà vừa chợt gáy lên ò ò sau mấy quả đồi tôi vừa đi ngang qua… xung quanh tôi , những tiếng gà trưa tiếp tục thi nhau gáy râm ran trong cái thung lũng vắng. Tôi


nhanh nhẹn rẽ vào con đường sỏi son, hung hung đỏ, con đường óng ả vắt qua một bãi cỏ rộng, đến cái cổng tre nho nhỏ thấp thoáng sau ngôi miếu lợp rạ và gốc đa cổ thụ” [37,tr.304].

Không gian này lại được miêu tả gần và vắng vẻ hơn khi bước chân của nhân vật tôi xăng xăng tiến lại gần căn nhà cũ của Dì: “Tôi rụt rè bước lên mấy bước. Xung quanh tôi vắng lặng như tờ. Trên vòm cao tiếng gió rì rào trên các ngọn tre như tiếng người đang nói chuyện thầm thì. Mấy gian nhà trên cửa đóng im ỉm. Mấy gian nhà ngang mà vợ chồng con cái tôi đã ở trước kia, thì một bên mái đổ gục xuống. Và mãi trong cùng một xó tường tối mờ mờ tôi thấy một cái giường tre cũ mọt, ọp ẹp bị bên mái nhà đổ đè bẹp rúm ró trên nền đất rêu ẩm” [37,tr.304-305]

Đó là một không gian vắng lặng, tiêu điều, không còn có người ở nữa. Cảnh vật hoang tàn dường như thiếu vắng những sinh hoạt và sự sống của con người:

Bốn phía xung quanh tôi tre gai và cỏ rậm mọc đầy trên sân, trên các bờ tường và cái nền bếp bỏ trống. Rò ràng là trên mảnh đất này không còn có người ở nữa rồi” [37,tr.305].

Khung cảnh hoang tàn báo hiệu một điều ghê gớm xảy ra. Khi nhân vật tôi biết Dì mình đã chết qua việc hỏi thăm một cậu bé, khiến nỗi đau choáng người đè nặng lên tâm trí người cháu.

Nhà văn khéo léo đưa người đọc đến một không gian khác đó là ngôi nhà của ông Mạc (chồng cũ của Dì) không gian ấy có phần tươi sáng hơn: “Nắng buổi chiều vàng rực trên khuôn cửa sau, kéo một vệt sáng chói lọi vào đến giữa nhà. Cái nắng đang rực lên trước khi tàn lụi, sáng một cách gay gắt và dữ dội như lửa trong một cái lò nung gạch. Ông chồng dì tôi khập khiễng đi vào cái khuôn sáng ấy…” [37,tr314].

“Mấy gian nhà giữa đồi, về chiều càng vắng lặng. Khí núi bốc ra lạnh thấm… Bên ngoài gió thổi phì phạch trong bụi chuối và lúc lúc lại nghe có tiếng người cười nói ở mấy nhà bên kia đồi đưa sang.” [37,tr.315]


Và câu chuyện về ông Mạc được kể tiếp trong không gian căn nhà của ông với tất cả những đau khổ của một người chú dượng. Với tên gọi thằng Mộc gù một con người luôn phải sống trong sự ghẻ lạnh, xa lánh của dân làng ông đã sống trong nhiều lời đồn về cái chết đau khổ của người Dì vì lấy hắn. Tác giả tiếp tục đặt nhân vật trong một không gian đêm tối bao bọc lấy vùng rừng núi đất quê nơi lão Mộc gù đang sống: “Bên ngoài, bóng đêm đang từ các chân rừng lặng lẽ tỏa ra. Trời thấp và nặng, từng quãng ánh lên màu thiếc chảy, trên mấy sườn đồi chọc trước mặt, những con trâu đen trùi trũi nối nhau đủng đỉnh tản về các trại ấp khuất bên kia thung lũng. Tiếng trẻ gọi bê nghé ạ ời, tiếng những người đi rừng về cười nói líu tíu,tiếng gà lợn kêu đòi ăn, làm xao động cả một vùng đồi núi về chiều” [37,tr.322].Và người chú dượng ấy hóa ra cũng không phải là người dữ tợn ghê gớm gì như người ta vẫn đồn đại về ông trước kia. Ông vốn là một người tốt và hết lòng thương con. Không gian trong truyện trở về gần hơn với cuộc sống của con người, phản ánh cuộc sống khổ cực của họ với những đau khổ riêng tư thầm lặng trong sự đổi thay dần của cuộc sống mới. Nhân vật tôi đã hiểu rò sự thật đáng được cảm thông và chia sẻ từ cuộc đời của người chú dượng. Đó cũng là điều nhà văn muốn nói hãy hiểu tận cùng giá trị tốt đẹp ở đáy sâu tâm hồn những con người đau khổ, những số phận kém may mắn.

Có thể nói, không gian bối cảnh thiên nhiên trong truyện đã làm nền để nhân vật xuất hiện, thúc đẩy diễn biến của cốt truyện gây hứng thú đối với người đọc. Khơi gợi ở họ sự hấp dẫn tò mò và giúp nhân vật tôi kể truyện để bộc lộ rò cảm xúc của mình trước hiện thực. Bên cạnh việc xây dựng không gian bối cảnh thiên nhiên trong truyện ngắn như một phương tiện nghệ thuật, nhà văn Kim Lân đã gửi đến người đọc những tình cảm trân trọng, yêu thương tha thiết dành cho những nhân vật khổ đau của mình.

Bên cạnh không gian bối cảnh thiên nhiên ta còn nhận thấy nhà văn Kim Lân đã xây dựng không gian bối cảnh xã hội trong nhiều tác phẩm. Bối


cảnh xã hội của truyện ngắn Vợ Nhặt là xã hội nghèo đói, loạn lạc của xã hội Việt Nam những năm trước Cách mạng tháng Tám. Nạn đói năm 1945 quả là khủng khiếp, Kim Lân đã chọn bối cảnh không gian ấy cho truyện ngắn Vợ Nhặt. Không gian ngày đói với những cảnh chết chóc tang thương được miêu tả trong văn Kim Lân khiến người đọc thật khiếp sợ rụng rời. Nhà văn Kim Lân kể lại rằng:

Trên cái nền không gian bối cảnh xã hội nạn đói đó, số phận con người thật là bi thảm. Nhiều gia đình vừa có người chết đói, vừa có người bỏ đi, dần dần mất hẳn. Nhà văn tận mắt chứng kiến người chết đói nằm rải rác ở khắp nơi. Khi con người bị đẩy đến bờ vực cuối cùng của cuộc sống thì toàn bộ số phận và tính cách con người họ sẽ biểu lộ ra. Chết đói là một thực tế khốc liệt. Đó là cái chết từ từ, hao mòn dần, quằn quại dần. Nói tóm lại, bi kịch sống của mọi người vào thời điểm đó hầu như giống nhau. Cái đói vừa cay đắng, vừa đớn đau, khiến ai cũng chẳng mấy hy vọng vào sự tồn tại của mình.

Từ không gian bối cảnh xã hội đó, trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lâm đã khéo léo đưa người đọc vào một không gian bối cảnh thiên nhiên. Không gian “Trước kia mỗi chiều, cứ vào lúc chạng vạng mặt người thì Tràng đi làm về” [37,tr.188].

Trong không gian ảm đạm của bóng chiều nhá nhem tối sầm lại vì đói khát ấy, một xóm ngụ cư tồi tàn được nhà văn tập trung khắc họa rò nét: ngã tư xóm chợ về chiều xác xơ, heo hút, gió từ đồng thổi vào ngăn ngắt. Chúng ta chợt nhớ đến không khí thiếu ánh sáng, ngưng đọng, thấm buồn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. Thạch Lam cũng khởi đầu bằng không gian “buổi chiều”, rồi nhấn lại: “Chiều, Chiều rồi ” và để cho đôi mắt nhân vật “bóng tối ngập đầy dần”. Dường như bóng tối của cuộc đời đùn ra ập lấy con người. Nhưng không gian chiều muộn trong Vợ Nhặt thật tăm tối, nặng nề, thê lương và buồn thảm khủng khiếp. Nó có phần tù túng quẩn quanh đơn điệu và buồn


tẻ hơn không gian trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Những yếu tố mở đầu tác phẩm Vợ Nhặt đã gợi lên một không khí nặng nề, u tối và ảm đạm về một một hiện thực cuộc sống nhiều đau khổ và bế tắc. Bóng đen chết chóc phủ xuống khắp xóm làng: “Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế dắt díu nhau lên, xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường” [37,tr.189]. Những gam màu mà Kim Lân sử dụng là những gam màu lạnh, nó góp phần tô đậm thêm bộ mặt thảm hại của năm đói: “Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người…mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt’’ [37,tr.189].

Không gian làng quê Việt Nam ngày đói quay quắt thật xơ xác, tiêu điều.

Con đường về nhà anh Tràng cũng vì cái đói mà “khẳng khiu”. Trên con đường ấy, Tràng hiện lên thật ảo não: “Hắn bước ngật ngưỡng trên con đường khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào trong bến” [37,tr.188]. Đó là con đường nối phố huyện với xóm ngụ cư, là con đường mỗi chiều Tràng đều trở về nhà sau mỗi buổi đi làm thuê về. Con đường hiện lên như một đường kẻ được tô đậm bởi những hình ảnh, âm thanh, màu sắc, mùi vị và những chuyển động đầy bi thảm. Chính trên con đường ấy anh Tràng hôm nay ngượng nghịu, tay nọ xoa xoa mãi tay kia chỉ vì đi bên một người đàn bà ở một nơi vắng vẻ, muốn buông một lời tình tứ mà không sao nói nổi. Đó là con đường đầy ảm đạm Tràng dẫn Thị luồn qua xóm ngụ cư để trở về căn nhà đứng rúm ró bên búi cỏ dại, đói nghèo xơ xác nhưng đã tràn đầy trong Tràng một niềm hạnh phúc nhỏ bé đang lan tỏa.

Ngòi bút của nhà văn cứ lăn dài trên nền không gian của con đường khẳng khiu luồn qua xóm chợ ấy, để tiếp tục đưa người đọc đến với những


tình cảm vui, buồn thảm đạm, chua chát tủi hờn gợn lên trong lòng khi Tràng dẫn vợ về trước không gian căn nhà.

Ngay cả nơi ở của Tràng cũng thật hoang sơ: cành dong rấp cổng, tấm phên rấp che nhà, mảnh vườn lổn nhổn toàn cỏ dại. Có một điều cần lưu ý trong sự miêu tả tài tình của Kim Lân khi không gian căn nhà này được thay đổi theo diễn biến tâm lý của nhân vật Tràng sau đêm đầu tiên Tràng có vợ.

Bên cạnh không gian xóm ngụ cư là không gian phố huyện, nơi Tràng gặp Thị. So với không gian xóm ngụ cư thì không gian phố huyện cũng không kém phần bi thảm: “Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa”. Không gian này tuy được miêu tả ít nhưng cũng gợi lên nỗi buồn ảm đạm của nạn đói năm 1945. Đó là nơi hàng ngày Tràng xe thóc lên phố huyện, là nơi Thị cùng bao người khác ngồi trơ hếch ra đấy chờ ai đó thuê thì làm. Không gian này cũng gợi cho ta nhớ tới không gian phố huyện nghèo trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Trong tác phẩm Hai đứa trẻ, tác giả không chủ định miêu tả cái đói mà chỉ gợi lên cuộc sống bế tắc, ngột ngạt của những người nơi phố huyện nhưng sao ta vẫn thấy có sự tương đồng giữa hai bức tranh. Có khác chăng là trong Hai đứa trẻ không có những xác người chết vì đói và tiếng người khóc hờ.

Ở không gian phố huyện trong Vợ nhặt, còn có một không gian nhỏ hơn nữa là không gian quán bánh đúc. Không gian này đã gợi lên nỗi ngặt nghèo của cái đói. Người tên Thị đã quên cả sỹ diện, sẵn sàng vào quán cùng Tràng làm một chặp bốn bát bánh đúc rồi theo không Tràng về nhà. Có thể thấy chưa bao giờ giá trị của con người lại bị rẻ rúng đến thế. Bốn bát bánh đúc là đã có thể có vợ. Qua đó Kim Lân đã tái hiện một cách chân thực thời điểm ngặt nghèo của dân tộc ta trong năm 1945 lịch sử.

Không gian bối cảnh trong truyện ngắn Kim Lân được biểu hiện qua các biểu tượng cụ thể có khi là một buổi chiều quê, một đêm trăng sáng, là

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí