Hình Ảnh Những Người Phụ Nữ Bất Hạnh


Dần trong Một đám cưới ngay từ nhỏ đã phải rời xa gia đình đi ở cho nhà giàu để kiếm miếng cơm, manh áo, để đỡ đi một miệng ăn, một gánh nặng trong gia đình. “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy đầu nó còn để hai trái đào. Nó mới biết cầm vững cái chổi để quét nhà và thổi một niêu cơm con con không sống không khê” [3, 282]. Mẹ Dần vốn nghèo từ trong trứng nghèo ra nên cứ hay liệu hay lo “Thị nghĩ rằng con mình đã lớn rồi phải uốn nắn ngay đi, nhà mình vườn ít, ruộng không, cửa vải cũng không, nghĩa là công việc chẳng có gì, nó ở nhà cũng chỉ chơi… chi bằng cho nó đi ăn đi ở với người ta để người ta cất nhắc việc nọ việc kia cho nó quen tay” [3, 283]. Nhưng rồi mẹ Dần đã tính nhầm, bởi vì ăn được miếng cơm của nhà giàu đâu phải đơn giản, cơm nhà giàu thường khó nuốt “Ăn của họ mà không làm lợi cho họ được thì họ làm cho đến phải mửa mật ra mà giả họ” [3, 284]. Dần sống khổ cực, luôn mơ ước tình thương yêu, đùm bọc của cha mẹ, của anh chị em. Dần đi ở cho người ta được hai năm thì phải về, khi người mẹ xấu số của Dần đã qua đời vì đau ốm. Còn nhỏ nhưng Dần đã giúp bố quán xuyến mọi công việc gia đình. “Nhưng ông trời hình như không muốn cho bố con Dần ngóc đầu lên. Cuộc sống mỗi ngày một khó thêm: gạo kém, thóc cao, ngô khoai cũng khó chuốc được mà ăn” [3, 286], cái chết như đang đứng sau lưng mọi người.

Cũng chung số phận với Dần là cái Tí (Một bữa no). Nhưng nếu Dần còn có cha để nương tựa thì cái Tí có số phận thật đáng thương tâm. Nó mồ côi cha, mẹ bỏ đi lấy chồng để nó lại cho bà nó đã ngót bảy mươi tuổi. Bà già, cháu nhỏ côi cút nương tựa vào nhau. Nhưng “khi nó đã mười hai, bà cho nó đi làm con nuôi cho người ta lấy mười đồng” [3, 226].

Dường như trong các sáng tác của Nam Cao ta bắt gặp rất nhiều những đứa trẻ thơ vô tội có hoàn cảnh giống nhau. Đó còn là số phận khổ đau của chị em Ninh (Từ ngày mẹ chết), chúng thiếu tình yêu thương của mẹ từ khi còn thơ dại. Mẹ chết đã ba năm rồi mà “Ninh vẫn còn buồn. Buồn rũ rĩ. Ninh ngẩn ngơ như mất vía. Có lúc Ninh làm gì cũng không biết nữa” [3, 160]. Mẹ chết, thầy Ninh chịu cảnh gà trống nuôi con. Nhưng số phận thật nghiệt ngã khi thầy Ninh lại vương vào nạn cờ bạc, chị em Ninh trở thành những đứa trẻ bơ vơ, không nơi nương tựa, không nhà cửa,


thầy đã bán nhà vì thua xóc đĩa, thua ngót ba trăm bạc. Chúng chỉ còn biết khóc. Những giọt nước mắt, những cái nhìn ngơ ngác của hai đứa con nhỏ như xoáy sâu vào lương tâm của người cha tội lỗi “Thầy nhếch mép cười, cái cười vạch hai nếp nhăn trên đôi má hõm, thầy cười thế trông già sọm. Có lí nào thầy chúng già đi quá thế [3, 167].

Có những trang viết Nam Cao trực tiếp viết về những đứa trẻ thơ nhưng có lúc hình ảnh chúng chỉ hiện lên thấp thoáng mà gợi bao xót xa, đau đớn như những đứa trẻ đáng thương của gia đình anh Phúc (Điếu văn). Khi anh nhắm mất lìa đời nào chúng đã biết gì “chúng ngây ngây, giương đôi mắt ngẩn ngơ, thỉnh thoảng nước mắt chúng mới ứa ra thì chúng lại vội quẹt ngang tay áo”. Rồi đây chúng biết bấu víu vào đâu? “Chúng biết đời anh là đời chúng. Anh chết đi chúng chỉ còn một cách là đi ăn mày” [3, 217].

Hình ảnh những đứa trẻ thơ đi vào tác phẩm của Nam Cao đã gợi lên trong ta một niềm xót thương không bờ bến, điều đó chứng tỏ tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn.

1.2.2.2. Hình ảnh những người phụ nữ bất hạnh

Trong xã hội ấy, bị bóc lột nhiều nhất có lẽ là người phụ nữ. Đó là cuộc đời đầy khổ đau và cái chết bi thảm của bà cái Tí (Một bữa no). Lấy chồng, sinh được một đứa con thì chồng chết, bà ở vậy thắt lưng buộc bụng nuôi con “nuôi nó từ tấm tấm, tí tí giở đi. Cũng mong để khi mình già, tuổi yếu mà nhờ. Thế mà chưa cho mẹ nhờ một li nó lăn cổ ra nó chết, công bà thành công toi (…) thành thử bà đã ngót bảy mươi, lại phải làm còm cọm, làm mà nuôi đứa con gái ấy cho chúng nó” [3, 226]. Ở cái tuổi của bà đáng lẽ ra phải được nghỉ ngơi, sống an nhàn bên con cháu để vui thú tuổi già. Thế nhưng bà vẫn phải “chạy xạc cả gấu váy, hết chợ gần đến chợ xa” [3, 226] để kiếm mấy đồng xu mỗi ngày. Nhưng do tuổi già, sức yếu, bệnh tật đeo đẳng nên bà bị đói đã lâu. Bà đã nghĩ ra một cách đó là đi ăn chực, bà ăn được một bữa no, ăn no quá đến mức bội thực, một bữa no đã kết thúc cuộc đời cơ cực, khổ đau của bà.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.


Dì Hảo là một thiên truyện ngắn như cô đọng tất cả mọi nỗi ngậm ngùi, u uất của một kiếp người đàn bà. Cuộc đời dì Hảo đã mất hết tươi vui từ cái ngày mà dì phải rời mẹ đẻ đi làm con nuôi trong một gia đình khác để trừ vào món nợ của bố mẹ. Dì là một người đàn bà hiền lành, cam chịu, suốt đời chỉ biết hi sinh cho chồng con. Với một con người như thế, đáng lẽ ra phải được hưởng một cuộc đời hạnh phúc trong tình yêu thương. Nhưng không, dường như số phận trớ trêu luôn đùa cợt con người tội nghiệp ấy. Cả cuộc đời dì không có được một nguồn an ủi nào. Chồng đã thế, con lại chết, dì thì bị tê liệt. Dì không làm ra tiền cho chồng uống rượu, hắn chửi “hắn bỏ dì mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để đi tìm rượu” [3,336]. Rồi chồng dì có vợ bé “Dì chẳng hé răng nói nửa lời, nhưng dì khóc ngấm ngầm khi chúng cười vui, dì nhịn quắt ruột khi chúng ăn phung phí. Dì héo hắt đi, dì còm cõi đúng như con mèo đói” [3, 337].

Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945 - 3

Hình ảnh người phụ nữ cần cù, chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh, thương yêu chồng con trở đi trở lại rất nhiều lần trong sáng tác của Nam Cao. Đức hi sinh và tấm lòng nhân hậu đó còn thể hiện qua nhân vật bà Quản Thích (Nửa đêm). Bà nhận một đứa trẻ bị bỏ rơi về nuôi như làm một việc tốt. Bà nâng niu, chăm sóc cho nó như chính con ruột của bà. Vì góa chồng lại không có con cái nên bao nhiêu tình yêu thương bà đều dành cho nó cả những mong sau này già yếu nó sẽ phụng dưỡng bà tử tế nhưng cái đứa con nuôi ấy chỉ là một cái họa cho bà, nó là một kẻ cướp, nó hung bạo, tàn ác, nó chỉ biết hành hạ tuổi già của bà. Khi hắn chết đi bà lại nhẫn nhục nai lưng làm nuôi con cho hắn. Hình ảnh bà được nhà văn khắc họa thật tiều tụy, đáng thương. Đến lúc tuổi già bóng xế, bà trơ trọi một mình với “đau yếu”, “đói khát”, “cái kiếp sống vất vưởng ấy cứ bập bùng trực tắt mà không tắt”[3, 319

]. Tác giả so sánh với giọng triết lí thật chua chát: “Bà cứ sống dai dẳng như nỗi lầm than ở trên đời” [3, 319]. Cả cuộc đời bà Quản Thích sinh ra chỉ để hi sinh vì người khác. Đọc truyện Nửa đêm thấy khá rõ nỗi niềm trăn trở, sự day dứt khôn nguôi và thái độ cảm thông, xót thương của Nam Cao trước số phận bất hạnh của người đàn bà rất hiền hậu, tội nghiệp này.


Ngoài hình tượng những người vợ, người mẹ, người bà có cuộc đời đau khổ nhưng bao dung, độ lượng, Nam Cao còn rất thành công khi đề cập đến những người phụ nữ xấu xí, bất hạnh nhưng vẫn khát khao tình yêu hạnh phúc.

Thị Nở (Chí Phèo) là một người phụ nữ xấu đến nỗi ma chê quỷ hờn. Đã xấu thị lại còn nghèo, lại dở hơi, lại là dòng giống của một nhà có mả hủi. Bởi thế cho nên “người ta tránh thị như tránh một con vật ghê tởm” [3, 50]. Tất cả những thứ ấy biến thị thành một thứ “phế thải” vô giá trị. Tuy nhiên, với tấm lòng nhân đạo, trân trọng, thương yêu con người, Nam Cao nhìn thấy trong con người ấy cũng có tình yêu. Một người xấu đến tột bậc như thế nhưng khi yêu cũng trở nên có duyên. Thị cảm thấy hạnh phúc với cuộc tình mới. Sau khi gặp Chí Phèo thiên chức của một người phụ nữ trỗi dậy trong thị, thị đã thoát khỏi lớp bọc xấu xí để trở thành một người đàn bà. Thế nhưng, hạnh phúc đó chỉ diễn ra vẻn vẹn có năm ngày. Đến ngày thứ sáu thì thị chợt nhớ ra rằng mình còn có một bà cô ở trên đời. Thế là hết, hạnh phúc mong manh cũng chấm dứt từ đây.

Mụ Lợi trong truyện ngắn Lang Rận cũng thuộc mô típ người xấu xí “Không còn một người đàn bà nào có thể xấu hơn. Mụ béo trục béo tròn, mặt rỗ như tổ ong bầu, mắt trắng, môi thâm, má đen như thằng quỷ”. Đau xót hơn “người ta lấy tên mụ ra mà dọa trẻ” [3, 274]. Mụ nghèo hèn, đi ở quanh năm nên dù đã bước sang cái tuổi ba mươi mà vẫn chưa có chồng. Nhưng cũng có lần người ta hỏi mụ làm lẽ, tưởng “nửa quả hồng còn hơn chùm sung chát! Ai ngờ mụ phải lừa” [3, 277]. Người ta lừa mụ vì tưởng mụ dành dụm được nhiều tiền, cưới mụ về để bòn của và làm con ở không công cho người ta. Cuộc đời của mụ không lấy một chút ánh sáng, bóng đen đau khổ luôn vây quanh lấy mụ. Thế nhưng, một tia hi vọng chợt lóe lên khi mụ nhận được tình yêu thương của ông Lang Rận. Niềm vui không lâu, liền sau đó mụ đã thất vọng và phải trả giá bằng cái chết khi trong xã hội có những con người độc ác đã phá tan cái hạnh phúc mong manh của mụ.

Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ là thân phận nô lệ, họ luôn bị chà đạp thô bạo, bất công có khi họ là nạn nhân khốn khổ của những kẻ mà họ phải thờ phụng. Những thằng chồng vũ phu, tham ăn tục uống, hành hạ vợ con một cách dã


man (Ở hiền, Dì Hảo, Đòn chồng, Trẻ con không được ăn thịt chó). Đi vào cuộc đời của những con người bị ức hiếp nhiều nhất, càng hiền lành càng lụi xuống bùn đen, Nam Cao đã làm nổi bật lên tình trạng bất công ghê gớm trong xã hội: “Tại sao trên đời này nhiều sự bất công đến thế?” [3, 238]. Câu hỏi không có lời giải đáp, qua đó thể hiện tấm lòng trân trọng, cảm thông của nhà văn đối với những số phận khổ đau.

1.2.2.3. Số phận khổ đau của những bần cố nông

Nam Cao không chỉ viết về những đứa trẻ, những người phụ nữ bất hạnh, ông còn quan tâm đến số phận khổ đau của những bần cố nông như: Lão Hạc (Lão Hạc), anh Phúc (Điếu văn), anh đĩ Chuột (Nghèo)…

Ở thời đại của Nam Cao xã hội Việt Nam đang ở vào thời kỳ vô cùng đen tối. Người nông dân đang phải rên xiết, quằn quại dưới bao tầng áp bức, bóc lột của phong kiến thống trị và ngoại bang. Bằng cảm quan hiện thực sắc bén Nam Cao nhận thấy nông dân là một trong những lực lượng chủ yếu của cuộc cách mạng Dân chủ mới nhưng họ cũng là những người phải chịu nhiều nỗi bất hạnh, nghèo khổ nhất trong xã hội.

Chính vì vậy, số phận người nông dân rất được Nam Cao chú ý quan tâm và ông đã dành cho họ những trang viết trân trọng, mến yêu đầy xúc động. Vốn xuất thân trong gia đình trung nông, tuổi thơ Nam Cao đã gắn bó, gần gũi với cuộc sống lam lũ, vất vả của những người nông dân nghèo cho nên ông rất am hiểu về họ. Ông đã nhận thấy rằng bản chất của họ vô cùng tốt đẹp. Họ là những người lương thiện, chịu thương, chịu khó, cần cù, có ý thức về quyền sống và nhân phẩm, có khát vọng tình yêu và hạnh phúc. Họ đáng được sống cuộc đời ấm no và hạnh phúc, đáng được hưởng một số phận tốt đẹp. Nhưng thực tại họ đang sống một cuộc đời nghèo khổ cơ cực, đang phải chịu đựng nỗi bất công vô lí. Số phận của họ vô cùng bi thảm. Cuộc đời của họ là những tấn bi kịch lớn.

Đọc truyện ngắn Lão Hạc ta thấy lão là một người nông dân lam lũ nhưng giàu lòng tự trọng. Dù bị cái đói ấn vào tận chân tường nhưng vẫn không chịu ngã quỵ, vẫn đứng thẳng sừng sững với lấp lánh một niềm đau nhân cách. Lão đã khóc vì “trót lừa một con chó”, một người nhịn ăn để tiền lại làm ma bởi “không muốn liên


lụy đến hàng xóm láng giềng”, cho dù phải ăn củ khoai, củ chuối, ăn sung luộc, rau má còn hơn phải tiêu lạm vào số tiền dành dụm cho con. Ấy thế mà lão phải chịu một cái chết vô cùng đau đớn. Lão “vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long lên sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái… nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết” [3, 256]. Trước thảm cảnh ấy, nhân vật ông giáo đau đớn cảm nhận: “Cái chết thật là dữ dội”. Cái chết của lão Hạc hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. Qua việc tái hiện số phận bi thương của lão, Nam Cao đã đặt ra vấn đề nhìn nhận con người bằng quan điểm tiến bộ, vượt qua những hàng rào định kiến trong xã hội. Cái chết hủy diệt số phận của lão Hạc, song cái chết cho thấy ở Lão một nhân cách cao thượng. Tình thương và trách nhiệm của một người cha đối với con ở Lão vô cùng lớn lao. Nhân vật lão Hạc trở thành một hình tượng đẹp về người cha trong văn học. Càng đọc ta càng thấy sức rung cảm mạnh mẽ của thiên truyện ngắn này. Có được những điều đó, chính vì Nam Cao đã gần gũi với với thế giới nhân vật của mình, chính vì Nam Cao có sự cảm thông và thương yêu sâu sắc đối với người cùng khổ.

Trong Điếu văn, tác giả đã xót xa, đau đớn trước số phận một người nông dân nghèo xấu số: anh Phúc. Cuộc đời của anh được so sánh không đáng bằng một con trâu: “Con trâu là một món tiền to. Nó làm lợi rất nhiều”, “còn anh, anh chỉ là một thằng hèn (…). Cả cái thân hình ọp ẹp của anh không đáng một đồng xu” [3, 219]. Người ta rẻ rúng anh, khinh anh. Rồi anh Phúc cũng có vợ. Dường như “lấy vợ là điều bất hạnh nhất của cuộc đời anh” anh luôn “gắng gượng lấy sự nuông chiều, sự hạ mình, bù lại sự kém cỏi về dung mạo của mình, để mong giữ được lòng yêu của cô vợ đẹp” [3, 222]. Nhưng rồi kết cục cuộc đời anh thật bi thảm, thèm ăn một bát chè đỗ đen để chết cũng không có được.

Trong những trang viết của Nam Cao con người lúc nào cũng phải vật lộn với cái nghèo, cái khổ. Anh đĩ Chuột trong truyện ngắn Nghèo cũng không nằm ngoài cái vòng đời luẩn quẩn đó. Tuy nhiên, cho dù cuộc sống có khó khăn đến đâu đi chăng nữa anh vẫn giữ được phẩm chất trong sạch của mình. Trước những khốn


khó của cuộc đời, anh đã không muốn kéo dài thêm cuộc sống. Không muốn làm khổ vợ, khổ con. Vì vậy, anh đã kết thúc số phận của mình bằng cái chết bi thảm: “Anh đĩ Chuột rít hai hàm răng lại. Hai chân giận dữ đạp phắt cái ghế đổ văng xuống đất. Cái tròng rút mạnh lại. Cái bộ xương bọc trong da giãy giụa như một con gà bị bẫy, sau cùng, nó còn giật từng cái chậm dưới sợi dây thừng lủng lẳng” [3, 21]. Anh chết như để chạy trốn kiếp nghèo, chết trong khi “Ở ngoài ngõ, mẹ con chị Chuột, vừa kêu khóc vừa van lạy. Bà Huyện nhất định bắt mẻ gạo mới đong để trừ sáu hào nợ chị Chuột vay từ hai tháng trước cho chồng uống thuốc” [3, 22]. Cái chết của anh như vẫn còn dội mãi vào lòng người đọc, ám ảnh mãi không thôi. Bóng tối ảm đạm ấy còn đè nặng lên số phận của đàn con thơ dại, là lời dự báo trước cho cái chết của những người thân của anh.

Qua những cái chết đau thương ở trên, Nam Cao ý thức rằng cái chết là một thế lực vô cùng tàn bạo đã cướp đi mọi giá trị của sự sống. Trước sự hủy diệt của cái chết, nhà văn đã phải thốt lên: “Chao ôi cái chết! Chao ôi! Cái chết còn hung bạo hơn những thằng hung bạo” [3, 330]. Biết bao điều cần được giữ gìn, trân trọng, nâng niu đều trở thành nạn nhân của cái chết. Tưởng chừng như không còn gì có thể đáng sợ hơn, ấy thế mà còn có một thứ còn ghê sợ hơn cả cái chết, đó là khi con người không còn là chính mình, khi họ bị cướp đi cả khuôn mặt và linh hồn, bị đẩy vào tình trạng bần cùng hóa và lưu manh hóa. Đại biểu cho lớp người này là Chí Phèo, Binh Chức, Năm Thọ (Chí Phèo), Trương Rự (Nửa Đêm), Binh Tư (Lão Hạc) và Trạch Văn Đoành (Đôi móng giò). Các nhân vật này có nhiều nét khác nhưng nói chung họ cùng một loại người, một sản phẩm của chế độ thực dân phong kiến. Họ vốn là những người dân lao động cần cù, bản chất hiền lành nhưng bị bọn cường hào, quan lại bóc lột, đàn áp, dồn họ vào bước đường cùng nên họ buộc phải có những hành động phản kháng lại xã hội bất công ấy.

Cuộc đời của các nhân vật này cũng là những tấn bi kịch lớn. Họ luôn muốn quay trở lại làm người lương thiện, mơ ước một cuộc sống giản dị: có một gia đình nho nhỏ, vợ chồng con cái vui vầy bằng chính sức lao động của đôi tay. Thế nhưng giai cấp thống trị đã khước từ một cách tàn nhẫn mọi yêu cầu và mơ ước của đời họ.


Họ cứ tiếp tục bị xã hội cũ xô đẩy ngày càng sâu vào con đường tội lỗi. Vì vậy, họ bị mọi người xa lánh, bị trục xuất ra khỏi xã hội loài người.

Với cái nhìn nhân đạo, với nhận thức khá sâu sắc về những kiểu người cùng khổ đó, Nam Cao như đã dựng lên một bản cáo trạng hùng hồn, lên án cái xã hội bất công thối nát.

1.2.2.4. Vòng đời luẩn quẩn của người trí thức

Bên cạnh đó, Nam Cao cũng đi sâu vào tìm hiểu cuộc sống của những người trí thức nghèo. Đồng thời thể hiện những nét tâm lý đầy phức tạp, đầy mâu thuẫn ở những con người này. Rất nhiều nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác Nam Cao ở các mức độ khác nhau mang dáng dấp của chính ông. Thành thực, dũng cảm tự mổ xẻ mình, tầng lớp mình trên những trang viết đau đớn, day dứt, vừa thiết tha tâm huyết, điều ấy đã làm nên thành công lớn ở đề tài này của Nam Cao.

Nhiều truyện ngắn của Nam Cao đã phản ánh chân thực cuộc sống nghèo túng, tủi cực và bi hài của con người trí thức trong xã hội thời ấy. Họ sống trong hoàn cảnh xã hội hết sức tù túng, chìm đắm trong hiện tại, không tìm thấy chút ánh sáng của tương lai. Tác giả đã dành nhiều trang để phản ánh đậm nét cuộc sống đa dạng của họ. Tính cách của họ không chỉ có ý nghĩa tiêu biểu cho tầng lớp tiểu tư sản trí thức nghèo mà còn nói lên hoàn cảnh bế tắc chung của giai cấp tiểu tư sản cũng như phản ánh được một phần vận mệnh tăm tối của cả dân tộc.

Hầu hết các nhân vật trí thức của Nam Cao đều có một con đường xuất thân giống nhau. Họ là những thanh niên con nhà tạm coi là “hơi có máu mặt ở nhà quê đã có cái hứng khởi muốn cho con mình vượt khỏi chế độ bức bối, trói buộc của cha ông” [3, 645]. Hiện diện trong tác phẩm thì họ thực sự là những trí thức nhưng nói về nguồn gốc thì họ không hề xuất thân từ những gia đình “thượng lưu trí thức”. Trái lại ông bà, cha mẹ họ phần đông chỉ là những người nông dân lam lũ quê mùa. Chỉ vì những người thân này không muốn cho con cháu sống cái cuộc sống cơ cực trước kia của mình, nên gắng sức cho họ kiếm một chút ít tri thức sách vở để họ có thể nhập cuộc mở mặt với đời, để vượt khỏi cuộc đời bức bối, trói buộc mà tìm đến một con đường tươi sáng, lạc quan hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023