hiện tượng: Vào những dịp thời vụ cần kíp, khẩn trương, một số nông trường mở chiến dịch thi đua sản xuất, tính công điểm thưởng cao cho những công nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất thì xuất hiện rất nhiều công nhân đạt 150% , thậm chí 200% năng suất so với những ngày thường64. Điều này cho thấy: chỉ khi nào sản xuất gắn trực tiếp đến lợi ích kinh tế của từng người lao động thì khi đó mới “giải
phóng” được sức sản xuất của người lao động, lúc đó mới kích thích được sản xuất phát triển.
Vấn đề quản lý chế độ ngày công chưa chặt chẽ nên năng suất lao động thấp và hiệu quả sử dụng lao động không cao. Quy định thời gian lao động của công nhân tại công trường là 8 tiếng/ngày. Trên thực tế, thời gian lao động của công nhân thường không đảm bảo đủ 8 tiếng/ngày. Tình trạng chung là kẻ làm, người chơi. Một hiện tượng khác cũng rất phổ biến ở các nông trường: NTQD có chế độ đối với người lao động, ngày nghỉ làm việc (do đau ốm hay lý do thời tiết mưa bão), công nhân được hưởng 60-70% lương, đối với những công nhân có thâm niên từ 12 năm trở lên thì được hưởng 80-90% lương. Vì vậy xảy ra tình trạng, định mức cao không đạt được thì công nhân báo ốm ở nhà để hưởng 60-70% lương hoặc 80-90% lương ngày công. Những ngày mưa nhẹ, công nhân đều nghỉ ở nhà, không muốn đi làm để hưởng 60-70% lương hoặc 80-90% lương ngày công. Làm việc theo tiếng kẻng, kẻng báo là dừng công việc dù đang làm dở dang.
Nhận xét về những yếu kém, tồn tại trong công tác quản lý lao động, tác giả Đặng Phong cũng chỉ ra trong cuốn “Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000” như sau: “Việc quản lý chế độ ngày công không được thực hiện một cách nghiêm túc. Ngày công chế độ quy định là 280 ngày/năm, thực tế thì các nông trường chỉ đạt khoảng 88%, nếu tính cả số ngày làm thêm. Bình quân ngày làm việc của nhiều nông trường chỉ đạt 6 giờ, trong đó quy định là 8 giờ. Tuy vẫn có những cá nhân là anh hùng, chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến vì làm nhiều ngày công, số giờ công cao, năng suất cao. Nhưng đó là cá biệt, thậm chí là nhất thời. So với họ thì số người làm không hết ngày công còn đông hơn nhiều. Việc phân công lao động không hợp lý dẫn đến tình trạng có người chờ việc, thiếu việc, trong khi những người khác làm thêm giờ” [204, tr. 304].
Về kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế, hạn chế, yếu kém lớn nhất của NTQD giai đoạn này là tuy có nhiều tiềm năng rất lớn về tư liệu sản xuất (đất đai, cơ sở vật
64 Ghi lại theo lời kể của các nhân chứng là những cựu công nhân nông trường Đồng Giao sống giai đoạn 1965-1975.
chất), về nguồn nhân lực, lại được Nhà nước ưu tiên đầu tư nhưng kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế đạt được không cao.
NTQD thường xuyên không đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra. Mặc dù có thể năng suất và sản lượng (trồng trọt và chăn nuôi) năm sau cao hơn năm trước nhưng không năm nào NTQD hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu Nhà nước giao. Các nông trường thường xuyên xảy ra tình trạng hụt diện tích, hụt năng suất và hụt sản lượng. Về diện tích gieo trồng, lấy năm 1974 làm ví dụ, tổng diện tích gieo trồng của toàn NTQD được 55.000 ha, đạt 90% kế hoạch. Các NTQD Trung ương gieo trồng được 33.700 ha, so với kế hoạch hụt 3.300 ha. Về năng suất, NTQD đều không đạt kế hoạch. Năm 1974, cà phê sản lượng là 1.020 tấn, đạt 50% kế hoạch; sản lượng chè, cao su, cam cũng không đạt kế hoạch [316]. Đối với chăn nuôi, tính riêng 41 NTQD Trung ương, số lượng đầu con gia súc, gia cầm không đạt kế hoạch được giao. Năm 1974, đàn bò là 43.439/46.000 con, đạt 94% kế hoạch; bò sữa là 2.366 con, đạt 74% kế hoạch. Đàn trâu là 5.054/5.500 con, đạt 91% kế hoạch. Đàn lợn là 33.229 con, đạt 85% kế hoạch. Đàn gà tổng số là 9.929/12.333 con, đạt 80% kế hoạch. Đàn vịt tổng số là 10.500/10.700 con đạt 98% kế hoạch [261]. NTQD thường xuyên không giao nộp đủ sản phẩm.
Những hạn chế, yếu kém đó không chỉ tồn tại ở gian đoạn đầu mới thành lập nông trường (1955-1965), mà còn kéo dài liên tục đến cả những giai đoạn sau (1965-1975). Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch Nhà nước mỗi năm của NTQD như sau: Giá trị tổng sản lượng năm 1965 đạt 91% so với kế hoạch được giao; năm 1966 là 81,5%; năm 1967 là 95,4; năm 1968 là 91,6% và năm 1969 là 80,2% được giao
Có thể bạn quan tâm!
- Về Hoạt Động Sản Xuất, Kinh Doanh
- Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 19
- Những Hạn Chế, Yếu Kém Và Nguyên Nhân
- Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 22
- Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 23
- Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 24
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
[315] (Xem chi tiết ở phần Phụ lục: Mục lục 1.20). Đó là minh chứng rất rò ràng cho những hạn chế và yếu kém của NTQD .
Xét về hiệu quả kinh tế, NTQD sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả, Nhà nước thường xuyên phải bù lỗ. Sản xuất và kinh doanh kém hiệu quả là hạn chế, yếu kém lớn nhất của NTQD. Tính đến thời điểm 1970, đất đai của khu vực NTQD chiếm 9% so với diện tích đất toàn miền Bắc, tổng giá trị sản lượng mới chỉ đạt trên 1% so với tổng giá trị sản lượng toàn miền Bắc.
NTQD thua lỗ kéo dài, Nhà nước thường xuyên phải bù lỗ cho NTQD. Từ năm 1955 đến tháng 12/1959, Nhà nước cấp cho ngành 76.026.300 đồng65. Việc thu hồi vốn nông trường quân đội và liên đoàn sản xuất nông nghiệp chưa có con số
65 Trong đó: Nông trường quốc doanh là 24.991.000 đồng; Nông trường quân đội: 46.435.300 đồng và Liên đoàn sản xuất nông nghiệp miền Nam là 4.600.000 đồng
hạch toán nhưng riêng NTQD trong 5 năm (1955-1960) chỉ thu hồi được 3.539.675 đồng [31]. Theo con số thống kê, trong 10 năm (1960-1969), tổng nộp ngân sách của toàn NTQD chỉ được 163,2/437 triệu đồng số vốn đầu tư của Nhà nước, đạt 35% số vốn đầu tư [64]. Do thua lỗ, NTQD thường xuyên không nộp đủ ngân sách cho Nhà nước. Năm 1968, tỷ lệ nộp ngân sách Nhà nước của NTQD là 70,5%; năm 1971 là 95,5%; năm 1972 là 82,8%; năm 1973 là 73,2%; năm 1974 là 81% và năm 1975 là 77,5% [88] (Xem chi tiết ở phần Phụ lục: Mục lục 1.21). Con số trên phản ánh thực trạng sản xuất và kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ của NTQD. Nhà nước vừa bù lỗ và hàng năm vẫn tiếp tục đầu tư cho NTQD.
Những hạn chế, yếu kém đó được chỉ ra tại Hội nghị tổng kết toàn NTQD, họp vào tháng 12-1974: “Với số đầu tư của Nhà nước lớn như vậy, với lực lượng được trang bị lớn như vậy, các nông trường đến nay đã làm được gì để giải đáp những yêu cầu của nhà nước và của nhân dân? (…). Về phần mình, chúng tôi (Chính phủ) phải suy nghĩ nhiều về trách nhiệm của mình và rất đau xót về những sự sút kém kéo dài của nông trường nói chung (…). Cũng phải nói thêm rằng các nông trường đã cung cấp cho nhân dân và hợp tác xã một số lương thực và thịt, giống cây trồng và gia súc, nhưng số lượng này rất không tương xứng với khả năng của các nông trường” [162, tr. 39].
So với đầu tư của Nhà nước cho NTQD, giá trị sản lượng nông trường sản xuất ra là không tương xứng. Theo kết quả nghiên cứu “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam” của Trương Thị Tiến, đến năm 1975, các NTQD được Nhà nước đầu tư gần 50% số vốn đầu tư xây dựng cơ bản, hơn 60% máy kéo và máy nông nghiệp, quản lý 14% diện tích cây công nghiệp lâu năm, 14% đất cây công nghiệp hàng năm nhưng chỉ tạo ra được 1,9% giá trị tổng sản lượng nông nghiệp, 0,49% sản lượng lương thực, 2% sản lượng thịt hơi xuất chuồng hàng năm [235, tr. 52]. Tổng vốn đầu tư của Nhà nước tính bình quân hàng năm cho các NTQD là 48 triệu đồng, bằng 18% vốn đầu tư trong nông nghiệp [14]. So với đầu tư và lực lượng được trang bị dành cho NTQD, giá trị sản lượng NTQD sản xuất ra là không tương xứng, đều kém các thành phần kinh tế khác.
Nếu so sánh với các thành phần kinh tế khác trong sản xuất nông nghiệp, thành phần kinh tế quốc doanh không bằng các thành phần kinh tế tập thể, các thành phần kinh tế tập thể lại không bằng các thành phần kinh tế cá thể và các thành phần kinh tế tư nhân khác xét về mặt hiệu quả kinh doanh. NTQD được ưu tiên đầu tư
vốn, được ưu tiên trang bị kỹ thuật, cán bộ có trình độ đào tạo kỹ thuật cao và công nhân có tay nghề, nhưng sản xuất, kinh doanh không hiệu quả bằng các thành phần kinh tế khác (HTX, kinh tế hộ gia đình...) vốn không được chú ý đúng mức về các điều kiện trên.
Hạn chế này làm cho NTQD không phát huy hết những mặt mạnh, những ưu điểm để đóng góp cho nền kinh tế. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về NTQD.
4.3.2. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém
Quá trình hình thành, xây dựng NTQD những năm 1955-1975 đã sớm bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém và có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới những hạn chế, yếu kém đó. Ngay từ những năm 60, Đảng và Nhà nước đã th ng thắn nhìn nhận những yếu kém và chỉ ra những nguyên nhân của tình trạng yếu kém, thua lỗ kéo dài. Tuy vậy, tại thời điểm lịch sử cụ thể đó, những nguyên nhân chỉ ra mang tính duy ý chí, chung chung, chưa đi vào bản chất. Như trong bản báo cáo “Tóm tắt quá trình xây dựng NTQD từ khi thành lập đến năm 1965” liệt kê một số nguyên nhân gây ra sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả như sau:
- “Ý chí phấn đấu cách mạng thấp, tinh thần trách nhiệm trước Đảng và nhân dân còn kém. Đó là nguyên nhân bao trùm;
- Trình độ khả năng tổ chức, động viên quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng còn kém;
- Tác phong lãnh đạo chung chung, không cụ thể, chưa đi sâu, nắm thực tế không chắc, như giao chỉ tiêu sản xuất cho một số nông trường chưa xuất phát từ thực tế hoặc giao nhiều loại quá phức tạp, không phù hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Trong chủ trương cụ thể không nhất quán, có những lúc thế này, có những lúc thế kia làm mỗi nông trường gặp khó khăn trong quá trình thực hiện”… [47].
Hay tại Hội nghị tổng kết 10 năm của NTQD, báo cáo cũng phân tích và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém là do:
- “Xuất phát điểm thấp, từ nền một nền kinh tế lạc hậu, tiểu nông, phân tán tiến lên xây dựng nền sản xuất lớn nên gặp nhiều khó khăn, hạn chế, chưa nhận thức hết được tính phức tạp của nền sản xuất lớn, của công việc quản lý một nền sản xuất lớn;
- Do tư tưởng tiểu nông, tư hữu, bảo thủ còn khá phổ biến trong mọi tầng lớp từ công nhân đến cán bộ;
- Do ý thức độc lập, tự chủ, tự lực cánh sinh, cần kiệm, xây dựng đất nước chưa được đầy đủ;
- Không chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí ngay từ khi thành lập nông trường…” [64].
Tại thời điểm lịch sử đó, Đảng và Nhà nước chưa nhận thức được đầy đủ nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của NTQD kém hiệu quả. Trong số rất nhiều nguyên nhân, gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, có thể kể tới một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Về khách quan, Việt Nam chịu ảnh hưởng một cách máy m c theo mô hình NTQD ở Liên Xô và các nước XHCN. Sau Cách mạng tháng Mười Nga thành công (năm 1917), Nhà nước Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết phát triển rất mạnh mẽ và vươn lên trở thành cường quốc thứ hai trên thế giới. Mô hình phát triển kinh tế của Nhà nước Liên Xô lúc đó đã trở thành mục tiêu phấn đấu và kiểu mẫu cho Việt Nam và nhiều nước. Ngay sau khi miền Bắc được giải phóng (năm 1954), Đảng và Nhà nước Việt Nam đã học tập và áp dụng mô hình phát triển kinh tế của Liên Xô, duy trì hai thành phần kinh tế chủ yếu là: thành phần kinh tế quốc doanh và thành phần kinh tế tập thể. Trong nông nghiệp, miền Bắc xây dựng hàng loạt các NTQD và HTX nông nghiệp. Đối với NTQD, Việt Nam đã áp dụng một cách máy móc và rập khuôn mô hình NTQD của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu vào miền Bắc, từ cách thức tổ chức, vận hành và hoạt động đến phương thức quản lý nông trường. Trong khi đó, điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu hoàn toàn khác với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc Việt Nam. Vì vậy, nhiều yếu tố về cách thức tổ chức, vận hành, hoạt động và phương thức quản lý NTQD của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu không phù hợp với miền Bắc Việt Nam.
Về mô hình NTQD ở Liên Xô, đó là những đại NTQD. Quy mô trung bình của mỗi NTQD ở Liên Xô thường hàng chục nghìn héc-ta. Tính đến thời điểm năm 1965, quy mô trung bình của các NTQD ngũ cốc ở Liên Xô là 40,8 nghìn ha đất nông nghiệp, trong đó, diện tích gieo trồng là 23 nghìn ha. Quy mô trung bình của các NTQD bông là 10,7 nghìn ha đất nông nghiệp, trong đó, diện tích gieo trồng là 4,8 nghìn ha. Quy mô trung bình của các NTQD chăn nuôi lấy sữa và thịt là 14,5 nghìn ha đất nông nghiệp, trong đó, đại gia súc có sừng là 2.422.000 con. Quy mô trung bình của các NTQD chăn nuôi lợn là 12,5 nghìn ha đất nông nghiệp, trong đó,
lợn là 4.916.000 con. Quy mô trung bình của các NTQD chăn nuôi cừu là 133,3 nghìn ha đất nông nghiệp, trong đó, lợn là 30.100.000 con [217, tr. 70]. Các NTQD ở Liên Xô tổ chức sản xuất lớn theo hướng sản xuất hàng hóa và tạo ra một khối lượng sản phẩm to lớn cho Nhà nước Liên Xô. Cũng trong năm 1965, các NTQD ở Liên Xô chiếm 46,6% diện tích gieo trồng; 50,3% diện tích ngũ cốc; 30% tổng số đại gia súc và lợn; 37% tổng số dê và cừu. Trong tổng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, NTQD chiếm 36%, trong đó, trồng trọt chiếm 34% và chăn nuôi chiếm 39%
[217, tr. 69]. Kể các các nước XHCN ở Đông Âu, quy mô NTQD ở các nước Đông Âu66 rộng lớn hơn h n ở miền Bắc Việt Nam. Quy mô sản xuất lớn và trình độ kỹ thuật canh tác cao là đặc điểm nổi bật của các NTQD ở Liên Xô và Đông Âu. Chính sự tác động cũng như là việc áp dụng một cách máy móc và rập khuôn mô hình NTQD của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu vào miền Bắc Việt Nam trong điều kiện kinh tế-xã hội miền Bắc chưa đáp ứng được là một trong những nguyên
nhân dẫn đến NTQD ở miền Bắc Việt Nam sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả không đạt được mục tiêu như kì vọng ban đầu.
Do kh khăn từ điểm xuất phát thấp, quá tr nh xây d ng NTQD lại phải đối mặt với hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Miền Bắc Việt Nam xây dựng NTQD trong điều kiện kinh tế-xã hội kém phát triển, cơ sở vật chất nghèo nàn, khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, lại vừa trải qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) nên đã khó khăn càng khó khăn hơn. Đặc điểm của nền kinh tế nông nghiệp miền Bắc là lạc hậu, tiểu nông, sản xuất manh mún và thủ công là chính; bình quân đất canh tác trên đầu người rất ít. Kinh tế nông nghiệp của miền Bắc nói riêng, của Việt Nam nói chung không phải được phát triển trên nền tảng của nền sản xuất đại nông. NTQD mới phát triển mạnh sau cuộc cải cách ruộng đất, sau khi đất đai đã chia cho nông dân. Có thể nói, NTQD ở miền Bắc Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của nền sản xuất tiểu nông.
Bản thân công nhân nông trường xuất thân là những người nông dân, nông nghiệp vốn đã quen với lối canh tác thủ công, nhỏ lẻ. Xuất phát điểm của công nhân nông trường là sinh ra từ đất nước có nền sản xuất tiểu nông; phương thức canh tác, tác phong và tư duy canh tác vẫn mang đậm tính chất tiểu nông. Khi vào nông trường họ mới được đào tạo và dần thích nghi với phương thức sản xuất theo lối
66 Đến năm 1965, Tiệp Khắc xây dựng 200 NTQD với diện tích bình quân là 3.000 ha/NTQD. Balan xây dựng 1.000 NTQD với diện tích bình quân trên 1.500 ha/NTQD. Rumani xây dựng 400 NTQD với diện tích bình quân là 5.000 ha/NTQD. Bungari xây dựng hơn 100 NTQD với diện tích bình quân là 6.000 ha/NTQD. Hungari xây dựng hơn 100 NTQD với diện tích bình quân là 1.000 ha/NTQD [136, tr. 10].
công nghiệp của NTQD, với tác phong làm việc tại các NTQD. Dù có trở thành lực lượng công nhân nông nghiệp, nhưng về bản chất, công nhân nông trường vẫn mang nặng tính chất tiểu nông. Đây là một trong những hạn chế lớn nhất của công nhân nông trường.
Có thể nói, quá trình xây dựng NTQD ở miền Bắc Việt Nam có những điểm khác với Liên Xô, Đông Âu và Trung Quốc. Liên Xô và các nước Đông Âu bắt đầu xây dựng NTQD trên cơ sở công hữu hóa ruộng đất và tư liệu sản xuất của đại địa chủ, trên nền tảng của nền sản xuất đại nông tư bản chủ nghĩa đã phát triển. Do vậy, Liên Xô và các nước Đông Âu có đầy đủ điều kiện và gặp rất nhiều thuận lợi khi tổ chức sản xuất lớn theo hướng sản xuất hàng hóa và ứng dụng khoa học-kỹ thuật trong các NTQD. Các NTQD ở Liên Xô và Đông Âu thể hiện tính chuyên canh và thâm canh cây trồng, vật nuôi rất rò. Còn ở Trung Quốc, NTQD được xây dựng bằng cách đưa từng binh đoàn lên miền núi khai hoang, mở mang diện tích canh tác, thành lập nông trường quy mô lớn.
Hơn nữa, trong 20 năm (1955-1975), miền Bắc còn phải trực tiếp chiến đấu chống lại hai cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt của đế quốc Mỹ, lần thứ nhất (1965- 1968) và lần thứ hai (4/1972-1/1973). Cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ không chỉ làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, mà còn gây ra nhiều thiệt hại cho NTQD. Trong suốt 20 năm xây dựng NTQD ở miền Bắc, trên thực tế, miền Bắc chỉ có thời gian năm năm tập trung cho nhiệm vụ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Do vậy, NTQD gặp nhiều khó khăn do điều kiện khách quan mang đến.
Về chủ quan, Đảng và Nhà nước n i chung, đội ngũ cán bộ nông trường n i riêng chưa c nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo phát triển kinh tế. Xây dựng CNXH và phát triển kinh tế là một nhiệm vụ cách mạng rất khó khăn và mới mẻ đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam. Khi áp dụng mô hình phát triển kinh tế của Liên Xô, trong đó có mô hình NTQD vào miền Bắc Việt Nam, Đảng và Nhà nước nói chung, đội ngũ cán bộ nông trường nói riêng chưa có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo phát triển kinh tế. Quá trình xây dựng NTQD ở miền Bắc cũng là quá trình Đảng và Nhà nước Việt Nam vừa học tập, áp dụng một cách máy móc rập khuôn mô hình NTQD vào Việt Nam, vừa tìm phương hướng cho phù hợp với điều kiện của miền Bắc Việt Nam sau năm 1955.
Bản thân cán bộ nông trường thiếu kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế, thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý, vận hành và tổ chức hoạt động của
NTQD. Khi bắt tay vào xây dựng NTQD, cán bộ nông trường mới bắt đầu được đào tạo về quản lý và điều hành kinh tế NTQD. Được sự giúp đỡ và hướng dẫn của các chuyên gia đến từ Liên Xô và các nước XHCN, cán bộ nông trường bắt đầu học từ cái nhỏ như học để trở thành những người thợ, những kỹ sư nông nghiệp đến học cái lớn như học quản lý, vận hành và tổ chức hoạt động của NTQD. Quá trình xây dựng NTQD cũng là quá trình cán bộ nông trường cũng vừa học vừa làm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, do vậy không tránh khỏi những hạn chế, khuyết điểm.
Do cơ chế quản lý kế hoạch h a, tập trung, quan liêu, bao cấp tồn tại trong thời gian dài67 và đã sớm bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm trong 20 năm đầu th c hiện ở miền Bắc XHCN (1954-1975). Đây là một trong những nguyên nhân chủ quan chi phối mọi hoạt động của NTQD. Nói về những hạn chế của cơ chế quản lý kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp không có nghĩa là chúng ta phủ nhận hoàn toàn những mặt tích cực của nền kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa, tập trung hóa.
Trước hết, chúng ta kh ng định những mặt tích cực của nền kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa, tập trung hóa nhất là ở thời điểm đất nước dồn sức thực hiện nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” ở miền Nam và trong 20 năm miền Bắc xây dựng CNXH từ sau năm 1954 cũng là 20 miền Bắc thực hiện nhiệm vụ là hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam. Ưu điểm của nền kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa, tập trung hóa là giúp cho miền Bắc huy động và tập trung tối đa nguồn nhân lực, vật lực của nhân dân vào việc phát triển kinh tế để thực hiện mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trong đó có cả những đóng góp không nhỏ của mạng lưới NTQD. Nhờ chế độ bao cấp trong thời chiến (1955-1975), người chiến sĩ yên tâm chiến đấu và phục vụ chiến đấu bởi gia đình họ ở quê nhà đã có Nhà nước bao cấp và đảm bảo cuộc sống.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, nền kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa, tập trung hóa cũng có nhiều nhược điểm, làm “kìm hãm” sự phát triển của nền sản xuất. Có thể nói, cơ chế quản lý kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp đã sớm bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm trong 20 năm đầu thực hiện ở miền Bắc XHCN (1955- 1975). Tình trạng sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả và thua lỗ kéo dài của NTQD cũng do chịu sự tác động của nền kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa, tập trung hóa.
Những nhược điểm, hạn chế của nền kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa, tập trung hóa được thể hiện ở thành phần kinh tế NTQD như sau: Trong nền kinh tế bao cấp,
67 Nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung ở Việt Nam kéo dài hơn 30 năm (1954-1986)