Những Dụng Cụ, Trang Thiết Bị Cần Thiết Để Nuôi Gà

huyết, bột sữa, bột tôm tép; Đạm thực vật: các loại khô đậu nành, xanh, phộng… Không nên sử dụng nhiều đạm động vật trong khẩu phần thức ăn cho gà vì giá thành cao, đạm thực vật có giá thành rẻ hơn và cho sản phẩm thơm hơn nhưng cần phải chú ý đến hiện tượng nấm mốc vì sẽ gây những hậu quả ngộ độc, hủy hoại gan, chậm lớn, giảm năng suất nuôi… bên cạnh đó cũng phải quan tâm đến vấn đề loại bỏ chất đối kháng dinh dưỡng có trong khô đậu nành bằng cách xử lý qua nhiệt độ cao.

Tỷ lệ protein chiếm 15 – 35% trong khẩu phần. Sử dụng thức ăn để cung cấp protein thực chất là cung cấp axit amin cho cơ thể theo nhu cầu duy trì và thay thế những tế bào thoái hóa, nhu cầu cho sự tăng trưởng, sự sinh sản, đẻ trứng. (trong đó nhu cầu cho tăng trọng ở gia cầm non là nhiều hơn cả, tiếp theo là tạo trứng và đẻ trứng). Đối với gia cầm, trong số các axit amin thiết yếu có một số axit amin giới hạn thường chứa ít trong nguyên liệu như Methionin, Lysin, Tryptophan, Threonin, Arginin… thường được bổ sung vào thức ăn vừa đủ (khoảng 0,1 – 0,2%) để thay thế cho các đạm động vật và đạm thực vật để giảm giá thành sản xuất thịt và trứng mà vẫn đảm bảo sự phát triển của gia cầm.

1.3. Các loại thức ăn cung cấp khoáng

Chất khoáng có vai trò quan trọng trong việc tạo xương ở gà và tham gia vào các hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Nhu cầu khoáng của gia cầm non và hậu bị là 2 – 3%, ở gia cầm đẻ là 4 – 7% vì cần nhiều Canxi – Phospho để tạo vỏ trứng.

Khi thiếu hoặc thừa khoáng chất sẽ gây nên những tình trạng đặc trưng:

+ Thiếu Canxi (Ca) trong cơ thể gia cầm sẽ dẫn đến tình trạng còi xương, giảm tính thèm ăn, chậm lớn, lông xù, trứng mỏng vỏ, tình trạng cắn mổ lẫn nhau gia tăng. Thừa Ca (tỷ lệ 5% trong thức ăn) gây độc với những rối loạn trao đổi chất, giảm tính thèm ăn, chậm lớn, có hiện tượng phù nề, tăng bài tiết Na và Mg, rối loạn thần kinh...

+ Thiếu Phosphor (P) gây kém ăn ở gà con, chậm lớn, khối lượng xương giảm, xương mềm, mô sụn khó chuyển hóa thành xương, các xương bị dị dạng.

+ Thiếu sắt (Fe) ở mức thấp hơn 40 mg/kg thức ăn sẽ gây thiếu máu do thiếu hồng cầu, màu sắc lông cũng bị thay đổi (trong thực tế ít gặp trường hợp thiếu Fe ở gia cầm vì nhu cầu thấp nên khẩu phần ăn có thể đáp đủ).

+ Thiếu đồng (Cu) ở mức thấp hơn 3 – 4 mg/kg thức ăn sẽ làm giảm khả năng sử dụng Fe, giảm sức kháng bệnh, giảm hàm lượng của vitamin C và B12 trong cơ thể. Thừa sẽ gây tình trạng ngộ độc như loạn dưỡng cơ, mề bị bào mòn, tích nước trong mô.

+ Thiếu muối (NaCl) sẽ làm giảm tính ngon miệng, giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu protein, gây cắn mổ và ăn thịt lẫn nhau, khi thừa NaCl (trên 0,7%) sẽ gây tiêu chảy, phân ướt, thừa nhiều sẽ gây ngộ độc, khó thở, tim đập chậm.

+ Thiếu Kali (K) (thấp hơn 0,4 – 0,5%) làm gà con chậm lớn, có hiện tượng nhược cơ, chướng ruột, rối loạn nhịp tim.

+ Thiếu Magie (Mg) ở mức thấp hơn 0,6% sẽ gây tình trạng kém ăn, lông xơ xác, mọc chậm, gia cầm chậm lớn, loạn nhịp tim, giảm trương lực cơ gây run rẩy, co thắt diều, các muối Ca tích trong thận và tim, tỷ lệ gia cầm chết cao.

+ Thiếu Mangan (Mn) ở gia cầm non sẽ gây hiện tượng sưng các khớp, xương bàn chân; ở gia cầm sinh sản năng suất đẻ giảm, vỏ trứng mỏng, tỷ lệ chết phôi cao.

+ Thiếu Kẽm (Zn) gia cầm non chậm lớn, rụng lông, lông dễ gẫy, rối loạn nhiễm sắc tố, chân yếu, xuất hiện viêm da sừng hóa, năng suất trứng giảm, vỏ trứng mỏng và có hiện tượng sọc dưa, tỷ lệ ấp nở thấp. Nhu cầu Zn ở gia cầm là 50 – 70 mg/kg.

+ Thiếu Iot (I) ở gia cầm sẽ gây chết phôi, rối loạn sự phát triển phôi, giảm tỷ lệ ấp nở, gà con nở ra bị trụi lông, chịu lạnh kém, chậm phát triển, mọc lông chậm

+ Thiếu Selen (Se) ở gia cầm sẽ gây thoái hóa cơ trắng, tích nước xoang bụng và bao tim, giảm tỷ lệ ấp nở. Nhu cầu Se cho gia cầm là 0,1 mg/kg thức ăn. Gia cầm không hấp thu được dạng Se nguyên chất. Vì độc tính của Se rất cao nên cần chú ý liều sử dụng và trộn thật đều trong thức ăn, nếu để thừa Se (5mg/kg thức ăn)sẽ gây tính trạng giảm đẻ, tỷ lệ ấp nở giảm, tỷ lệ gà con dị dạng cao, chậm lớn, thiếu máu và chết.

1.4. Các loại thức ăn cung cấp vitamin

Vitamin là chất có hoạt tính sinh học cao cần thiết cho các quá trình trao đổi chất của cơ thể sống. Với nồng độ thấp nhưng vitmain có vai trò quyết định sự tồn tại của tất cả quá trình sống. Vitamin tham gia và cấu trúc của các nhóm enzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa trong quá trình đồng hóa, dị hóa, quyết định sự sinh trưởng, sinh sản và tính kháng bệnh của gia cầm. Một vài vitamin có thể được vi sinh vật trong ruột tổng hợp nhưng rất ít nên cần thiết phải được bổ sung theo thức ăn hoặc nước uống.

2. Các dạng thức ăn

2.1. Thức ăn tự nhiên

Là cách sử dụng các loại thực liệu tại chỗ, dễ có để tự pha trộn. Thức ăn tự trộn có lợi điểm là chi phí thấp nhưng bất lợi là tốn công lao động mua và trộn các loại thực liệu theo từng công thức phù hợp với các giai đoạn phát triển của gia cầm; ngoài ra, do phải mua từng loại thực liệu với khối lượng nhỏ nên khó kiểm soát được chất lượng, độ an toàn vệ sinh thức ăn và sau khi trộn thường chỉ bảo quản được trong thời gian ngắn.

2.2. Thức ăn hỗn hợp

Thức ăn hỗn hợp là tổ hợp nhiều loại thức ăn được phối hợp sẵn theo một công thức nhằm đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng như prôtêin, lipit, gluxit, chất khoáng… phù hợp với nhu cầu của vật nuôi theo từng giai đoạn phát triển và sản xuất các loại sản phẩm khác nhau.

Thức ăn hỗn hợp tinh là loại thức ăn được phối hợp các loại thức ăn tinh gồm hạt hoà thảo, hạt đậu và khô dầu, chất khoáng… nhằm bổ sung cho nhau các chất dinh dưỡng trong khẩu phần phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.

Thức ăn hỗn hợp bổ sung còn gọi là thức ăn hỗn hợp đậm đặc gồm: prôtêin – khoáng – vitamin là hỗn hợp thức ăn cao đạm có thêm chất khoáng và vitamin dùng bổ sung vào khẩu phần vật nuôi thuộc các lứa tuổi với các tỉ lệ khác nhau. Do loại thức ăn này có tỉ lệ prôtêin – khoáng – vitamin cao nên còn gọi là thức ăn hỗn hợp đậm đặc.

3. Nhu cầu dinh dưỡng của các loại gia cầm

3.1. Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ

Khi nuôi gà đẻ trứng thương phẩm, mục đích chính là năng suất trứng. Vì vậy, thức ăn chỉ cần đầy đủ các chất dinh dưỡng thì có thể đạt năng suất trứng tối đa với tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng là thấp nhất. Muốn đạt mục tiêu này, thức ăn không những phải đầy đủ theo nhu cầu, cân bằng các chất dinh dưỡng mà còn phải đảm bảo tính ngon miệng để gà ăn hết khẩu phần. Đặc biệt là đối với các đàn gà nuôi trong mùa nóng.

Nhu cầu năng lượng của gà mái đẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cần chú ý nhất đến nhiệt độ chuồng nuôi. Một số thực nghiệm cho biết, ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến nhu cầu năng lượng và lượng thức ăn thu nhận của gà đẻ trứng thương phẩm. Khi giảm nhiệt độ chuồng nuôi từ 20oC xuống 10oC đã làm tăng nhu cầu năng lượng từ 10 – 11,43%; Lượng thức ăn thu nhận tăng 10,28 – 11,91%. Ngược lại khi tăng nhiệt độ chuồng nuôi từ 20oC lên 30oC đã làm giảm nhu cầu năng lượng 11,11 – 12,90% và giảm lượng thức ăn thu nhận 11,46 – 12,61%. Như vậy, cứ giảm 1oC, nhu cầu năng lượng hàng ngày của gà sẽ tăng lên khoảng 1% và giảm 1oC, nhu cầu năng lượng của gà giảm khoảng 1%.

Nhu cầu về protein, axit amin, vitamin và khoáng cũng sẽ bị thay đổi khi gà thay đổi lượng thức ăn thu nhận hàng ngày. Nói cách khác, chúng sẽ bị thay đổi khi nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi.

Khi gà hậu bị đẻ lên 5% bắt đầu cho ăn theo tiêu chuẩn. Gà đẻ đạt đỉnh vào 36 tuần tuổi cho ăn 2 bữa/ngày. Thức ăn chia làm 2 bữa trong ngày (sáng 40% và chiều 60%). Mỗi ngày cho gà ăn hết cám 1 – 2h. Lưu ý vệ sinh máng ăn sạch sẽ sau khi cho gà ăn để tránh thức ăn ôi thiu, ẩm mốc gây bệnh cho vật nuôi.

Thời gian cho ăn: Sáng : 7 – 8h, ăn khoảng 40% tổng lượng cám, khoảng 3 giờ sau khi cho gà ăn, người nuôi cần đảo cám và kiểm tra san cám để gà ăn đều. Khoảng 14h chiều, kiểm tra máng ăn cho gà ăn hết thức ăn còn lại và sau 30 phút cho gà ăn khoảng 40% cám. Khoảng 15h chiều cho gà ăn 20% cám.

Ngoài ra, bổ sung một số loại vitamin (A, D, E…) vào khẩu phần ăn của gà bằng cách trộn vào thức ăn. Trong những ngày nắng nóng, người nuôi nên cho gà uống thêm nước điện giải và Vitamin C để giúp gà có thể giảm stress.

3.2. Nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt

Gà thịt có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các loại gà khác, vì gà thịt có tốc độ tăng trọng nhanh, trao đổi chất mạnh. Gà thịt có hiệu quả sử dụng thức ăn tốt, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng thấp.

Hiện nay thường có 3 loại thức ăn tương ứng với 3 giai đoạn nuôi sau đây: Thức ăn khởi động: dùng cho giai đoạn gà 1 - 21 ngày tuổi

Thức ăn gà choai: dùng cho giai đoạn gà 22 - 37 ngày tuổi Thức ăn vỗ béo: dùng cho giai đoạn gà trên 37 ngày tuổi

Ngoài ra cần chú ý đến hàm lượng vitamin trong khẩu phần. Trong 1 kg thức ăn hỗn hợp cần có vitamin A 10000 – 12000 UI; vitamin D3: 2000 - 3000UI; vitamin E:

30 - 50mg; vitamin B1: 2 - 3 mg; B2: 5 - 6 mg; B6: 4 - 6mg; B12: 0,02 - 0,03mg;

vitamin C: 100 - 150mg

Gà nuôi thịt thường được áp dụng khẩu phần ăn tối đa, gà được ăn tự do trong suốt thời kỳ nuôi. Tuy nhiên cũng cần biết lượng thức ăn thu nhận trung bình/ngày để chủ động trong việc xây dựng cung ứng thức ăn, tránh bị động, thiếu hụt hoặc lãng phí.


Bảng 2.1:Tiêu chuẩn dinh dưỡng cho gà thịt thương phẩm

Chỉ tiêu

Tuần tuổi

0 – 3

4 - 7

7 - 10

Năng lượng trao đổi (kcal/kg TĂ)

3 000

3 000

3 100

Protein thô (%)

24

21

18

Metionin (%)

0.6

0.6

0.4

Xơ thô (%)

4

5

6

Canxi (%)

0.9 - 1.0

0.9 - 1.0

1.1 - 1.3

Photpho (%)

0.4

0.4

0.35

Muối ăn (%)

0.3 - 0.5

0.3 - 0.5

0.3 - 0.5

Lyzin (%)

0.9 - 1.0

0.9 - 1.0

0.8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.


Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày các yêu cầu trong xây dựng chuồng nuôi heo?

2. Kết cấu và thiết bị trong chuồng nuôi heo phải như thế nào?

3. Trình bày yêu cầu của chuồng nuôi heo đực giống?

4. Trình bày các bước trong quy trình vệ sinh tiêu độc chuồng trại?

Phần thực hành

Bài 5. Tham quan mô hình chuồng trại của một trại lợn. Bài 6. Thực hiện quy trình vệ sinh, tiêu độc chuồng trại. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về các yêu cầu trong xây dựng chuồng trại, chi tiết và thiết bị chuồng nuôi và quy trình vệ sinh tiêu độc sau mỗi vụ nuôi hoặc sau khi có dịch bệnh xảy ra.

Ghi nhớ

Các yêu cầu khi xây dựng chuồng, đặc điểm của chuồng nuôi đối với từng loại lợn khác nhau và quy trình vệ sinh, tiêu độc chuồng trại.

Bài 3: CHĂN NUÔI GÀ

Mã Bài: B03


Giới thiệu:

Gia cầm bao gồm nhiều đối tượng nuôi khác nhau: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, chim cút, đà điểu… vì vậy kỹ thuật nuôi dưỡng có những nguyên tắc chung giống nhau, nhưng cũng có nhiều điểm sai khác nhau. Để đạt hiệu quả kinh tế cao, người nuôi cần nắm chắc các đặc điểm riêng của mỗi loại gia cầm, vận dụng các nguyên lý chung cho các đối tượng cụ thể và trong những điều kiện kinh tế, kỹ thuật của mỗi cơ sở chăn nuôi nhằm tạo ra nhiều sản phẩm, chất lượng cao với giá thành thấp.

Mục tiêu:

+ Nắm được đặc điểm, yêu cầu cần đạt được trong mỗi giai đoạn nuôi đối với các loại gà và kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc các loại gà.

+ Thực hiện được các thao tác cơ bản trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc các loại gà.

- Tích cực, chủ động và hợp tác trong quá trình học tập, đảm bảo an toàn và tiết kiệm vật tư trong quá trình thực hiện.


Nội dung chính:

1. Các phương thức chăn nuôi gà

1.1. Nuôi gà theo phương thức thả vườn

1.2. Nuôi gà theo phương thức bán công nghiệp

1.3. Nuôi gà theo phương thức công nghiệp

2. Chuồng trại, dụng cụ và thiết bị nuôi gà

2.1. Thiết kế chuồng nuôi gà

2.2. Những dụng cụ, trang thiết bị cần thiết để nuôi gà

3. Nuôi gà công nghiệp

3.1. Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc gà con

3.2. Kỹ thuật nuôi gà hậu bị

3.3. Kỹ thuật nuôi gà đẻ

3.4. Kỹ thuật nuôi gà thịt cao sản

3.5. Quy trình vệ sinh thú y trong trại gà công nghiệp


1. Các phương thức chăn nuôi gà

1.1. Nuôi gà theo phương thức thả vườn

Đây là phương thức chăn nuôi truyền thống, tận dụng và tồn tại hầu hết ở các vùng nông thôn Việt Nam. Đặc trưng của phương thức này là đầu tư thấp, nuôi thả rông không có kiểm soát, không có chuồng trại, gia cầm đi lại tự do, tự kiếm thức ăn và tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, năng suất thấp, không đảm bảo ATSH, thường xảy ra dịch bệnh. Tuy vậy, do đặc điểm của phương thức này là tận dụng thức ăn tự nhiên,

phù hợp với điều kiện kinh tế của hộ nông dân nhằm cải thiện nhu cầu thực phẩm hàng ngày.

1.2. Nuôi gà theo phương thức bán công nghiệp

Là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, rất phổ biến ở những vùng gò đồi. Đặc điểm của phương thức nuôi này là đã có kiểm soát trong khu có chuồng cho gia cầm, kết hợp sân chơi để vận động, có sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp kết hợp với thức ăn ở địa phương để nâng cao chất lượng thịt. Đây là phương thức áp dụng cho những giống gà kiêm dụng, gà lai giữa gà ngoại và gà nội, cho tất cả các giống thủy cầm, nhằm phát huy tính ưu việt về sinh thái, nơi có đất trại rộng kết hợp trồng trọt cây ăn quả, cây bóng mát và nuôi cá…

1.3. Nuôi gà theo phương thức công nghiệp

Đây là phương thức chăn nuôi gia cầm tiên tiến., được ứng dụng phổ biến ở các nuớc có nền kinh tế và chăn nuôi công nghiệp phát triển. Gia cầm được nuôi quy mô lớn, mang tính sản xuất hàng hóa, năng suất sản phẩm cao, chất lượng theo chuẩn mực chung. Giống thường là cao sản, chuyên dụng, thức ăn là thức ăn công nghiệp. Quy trình thú y và sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt. Tùy thuộc vào mức độ đầu tư và trình độ kỹ thuật mà quy mô có thể khác nhau, do tư nhân, tập thể, tập đoàn sản xuất hoặc nhà nước quản lý.

Trong phương thức nuôi gia cầm bán thâm canh và thâm canh đang được áp dụng hai hình thức là nuôi trên nền (trên sàn) và nuôi trên lồng. Mỗi hình thức có ưu điểm, nhược điểm riêng và chỉ thích hợp với những đối tượng gia cầm và mục đích nuôi nhất định. Vì ậy cần phân tích, lựa chọn kỹ trước khi quyết định áp dụng cho cơ sở chăn nuôi của mình.

2. Chuồng trại, dụng cụ và thiết bị nuôi gà

2.1. Thiết kế chuồng nuôi gà

a. Lựa chọn địa diểm

Địa điểm xây dựng chuồng trại phải phù hợp với quy hoạch tổng thể của khu vực và địa phương. Cách xa đường giao thông, khu dân cư, khu công nghiệp, công sở, trường học, khu chế biến sản phẩm chăn nuôi, bệnh viện, khu chăn nuôi khác và xa hệ thống kênh mương thoát nước thải của khu vực theo quy định. Ở cuối và cách xa nguồn nước sinh hoạt, có nguồn nước sạch và đủ trữ lượng cho chăn nuôi. Đảm bảo đủ diện tích và điều kiện xử lý chất thải, nước thải theo quy định. Mặt bằng phải đảm bảo diện tích về quy mô chăn nuôi, các khu phụ trợ khác (hành chính, cách ly, xử lý môi trường...).

b. Khu chăn nuôi

Khu chăn nuôi phải ở đầu hướng gió. Có nhà tắm, thay quần áo cho người lao động trước khi vào khu chăn nuôi. Khu nuôi tân đáo, khu nuôi cách ly, xử lý gà ốm, chết, nơi chứa phân, bể xử lý chất thải bố trí ở cuối hướng gió và cách biệt với khu chăn nuôi chính. Nơi xuất bán gà nằm ở khu vực vành đai của trại, có lối đi riêng đảm

bảo an toàn dịch bệnh. Bể chứa phân bố trí ở phía ngoài hàng rào của khu chăn nuôi, gần khu xử lý chất thải.


c. Bố trí khu nhà xưởng và công trình

Kho chứa thức ăn, kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng, kho chứa các dụng cụ chăn nuôi, xưởng cơ khí sửa chữa phải được bố trí riêng biệt với khu trại chăn nuôi gà và khu hành chính.

d.Thiết kế chuồng trại

Chuồng trại có thể được xây dựng trong vườn, đồi của gia đình hoặc theo quy hoạch của địa phương. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình, diện tích mặt bằng mà có thiết kế cụ thể cho phù hợp. Tuy nhiên, cần đảm bảo những điều kiện sau:

Chuồng trại được xây dựng tách biệt với khu ở và sinh hoạt của con người. Chuồng thông thoáng tự nhiên nên làm theo hướng Đông Nam, trên vị trí cao ráo, thoáng mát. Không nên xây chuồng gà chung với chuồng gia súc, gia cầm khác. Nền chuồng được láng xi măng, đảm bảo thoát nước tốt và dễ làm vệ sinh tiêu độc. Mái chuồng có thể thiết kế 1 hoặc 2 mái, được lợp bằng ngói hoặc lá tranh đảm bảo chắc chắn và che mưa, che nắng tốt. Mái chuồng nên lợp qua vách chuồng khoảng 1 m để tránh mưa hắt làm ướt nền chuồng. Xung quanh chuồng xây tường lửng cao khoảng 40 cm, bên trên căng lưới thép hoặc làm bằng nan tre, đảm bảo độ thông thoáng tốt và có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào trong chuồng. Xung quanh chuồng có hệ thống rèm che, có thể điều chỉnh linh hoạt để giữ ấm cho gà vào mùa đông và che nắng, che mưa khi cần thiết. Chuồng được ngăn thành nhiêu ô, tùy diện tích nhưng ít nhất nên ngăn thành 2 - 3 ô để dễ quản lý đàn gà nhất là gà sinh sản. Nên ngăn ô bằng lưới thép hoặc nan tre đảm bảo thông thoáng. Kích thước chuồng nuôi tùy thuộc vào số lượng gà. Cần đảm bảo về mật độ của từng hình thức nuôi như gà sinh sản hướng thịt 3 - 3,5 gà/m2 nền; Gà sinh sản hướng trứng 4,5 - 5 gà/m2 nền; Gà sinh sản thả vườn 4 - 4,5 gà/m2 nền; Gà thịt công nghiệp 8 - 10 gà/m2 nền; Gà thịt thả vườn 10 - 12 gà/m2 nền.

16 Sơ đồ chuồng nuôi gà trong nông hộ Ngoài ra chuồng nuôi cần chuẩn bị kho 1

16- Sơ đồ chuồng nuôi gà (trong nông hộ)

Ngoài ra, chuồng nuôi cần chuẩn bị kho để chứa thức ăn và dụng cụ chăn nuôi. Thiết kế hố sát trùng trước cửa chuồng. Có khu vực hố chứa chất thải, nước thải, khu vực xử lý gà bị bệnh, khu vực tiêu hủy... Xung quanh chuồng nuôi cách chuồng tối thiểu 5 m phải bằng phẳng, quang đãng, sạch sẽ, không bị đọng nước. Xung quanh khu vực chăn nuôi được xây tường bao hoặc rào kín không cho người và gia súc, gia cầm khác qua lại.

Không nuôi gà chung với các loại gia súc gia cầm khác trong cùng một chuồng. Trong một chuồng chỉ nên nuôi gà cùng một lứa tuổi để hạn chế dịch bệnh và dễ quản lý.

2.2. Những dụng cụ, trang thiết bị cần thiết để nuôi gà

Trước khi đưa gà về nuôi cần chuẩn bị chu đáo chuồng trại các thiết bị dụng cụ chăn nuôi và đảm bảo khử trùng sạch sẽ.

+ Khử trùng chuồng trại: Chuồng trại được quét sạch bụi bẩn, mạng nhện trên trần, lưới, sàn nhà. Khử trùng nền chuồng bằng cách phun dung dịch formol 2%, liều lượng 0,5 lít trên 1m2 nền chuồng hoặc quét một lớp nước vôi đặc lên trên nền chuồng (nền ximăng hoặc lát ngạch); để khô trước khi cho vào lớp độn chuồng.

+ Chuẩn bị rèm che: rèm che quây quanh chuồng có thể làm bằng cót, vải bạt nhưng phải đảm bảo kín , linh hoạt khi mở ra hoặc đóng vào. Rèm che treo cách trần 30-40cm đảm bảo thông thoáng và phủ sát nền chuồng để tránh gió lùa

+ Chuẩn bị nguồn sưởi: nguồn sưởi có thể là lò sưởi điện, bếp than, củi, trấu, bóng đèn điện… đảm bảo cung cấp nhiệt trong quây gà lên được 36-37 0C. Phải được vận hành thử để kiểm tra trước khi đưa gà vào chuồng.

+ Quây gà: quây gà được làm băng cót, bìa cứng, hộp gỗ… quây có đường kính 2,5m, chiều cao 0,5m dùng cho 300 gà 1 ngày tuổi. Quây có thể nới rộng, để có thể mở ra khi tuổi gà lớn lên.

+ Máng ăn, máng uống. Máng ăn, máng uống cho gia cầm con có thể hình trụ, hình ống. Cần tính toán đủ cho đàn gà và phân bố đều trong quây gà. Khay làm máng ăn, máng uống cỡ 70x70cm cho 75-100 gà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2023