Tha Hóa Nhân Cách - Vấn Đề Nhức Nhối Trong Sáng Tác Nam Cao


chỉ sợ chết đói. Như thế bảo còn nghĩ gì đến những cái to tát làm sao được? Nguyện vọng của tôi? Ấy là làm thế nào cho vợ có tiền mua gạo, mua nước mắm, mua ba xu thuốc chốc đầu của bà lang lùn về cho con” [3, 85]. Những lời bộc bạch thật thảm hại nhưng đó cũng chính là tâm sự thực của biết bao nhà trí thức của Nam Cao. Trí thức phải là những người được nhìn xa trông rộng, phải có hành động mạnh mẽ, phải lỗi lạc, vinh quang, cuộc sống khoáng đạt. Trí thức “không bao giờ thèm mong là sau này làm một ông phán tầm thường mắt cận thị và lưng gù, tháng tháng lĩnh lương về nuôi vợ, nuôi con?” [3, 745]; trí thức không phải đối mặt với những nhu cầu, những lo lắng triền miên, vụn vặt, không phải lúc nào cũng lo để dành tiền, phải sống “sẻn so”. Trí thức phải là những “vĩ nhân đem những sự thay đổi lớn lao đến cho xứ sở mình” [3, 746].

Người trí thức của Nam Cao mơ ước nhiều lắm. Những ước mơ tốt đẹp cháy bỏng trong lòng họ. Đó là gì? Rất thành thực họ ao ước trở thành một nhà văn bằng cái vốn tri thức sách vở của mình. Đó là mộng đẹp của Du (Nhỏ nhen) về văn chương với “những cuốn tiểu thuyết mà chàng còn mang trong đầu” [3, 72]. Ngay cả khi đã là một ông giáo Điền trong Trăng sáng đã có một khao khát: “đã có một thời Điền chăm đọc sách, viết văn. Điền ao ước trở thành một văn sĩ” [3, 108]. Cái mộng trở thành nhà văn có một sức mạnh ghê gớm đến nỗi có thể nghĩ được rằng họ sẽ cam chịu một cuộc đời thiếu thốn để đổi lấy địa vị của một nhà văn. Không chỉ dừng lại ở đó, ước mơ của họ còn cao xa hơn nhiều. Hộ trong Đời thừa đã ước mong viết một tác phẩm lớn làm lu mờ những tác phẩm khác, một tác phẩm ca ngợi “sự công bình”, “tình bác ái”, một tác phẩm sẽ được trao giải Nobel văn chương và được dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên toàn cầu.

Trên kia mới chỉ là mong ước của một số người sống bằng ngòi bút. Còn đây là mong ước của người trí thức với tư cách là một nhà giáo. Họ ao ước được tận tụy với nghề, mong đem lại một cái gì giúp ích cho đời. “Y đang muốn có thể dùng sức mình vào một việc gì. Bởi vậy, suốt một năm đầu, y là một ông giáo rất tận tâm. Y soạn bài, y chấm bài, giảng bài rất kĩ càng, bao nhiêu tâm lực, bao nhiêu thì giờ đều dùng cả cho nhà trường, cho lũ học trò” [3, 35]. Còn hơn thế trong đầu người


trí thức sẽ vẽ ra không biết bao nhiêu viễn cảnh tốt đẹp: say sưa thiết lập những dự kiến qui mô về giáo dục, nào mở trường tư, tổ chức lớp theo phương pháp tối tân “Y sẽ tổ chức lại cái trường, y sẽ sửa sang lại cho nhà trường sạch sẽ hơn. Nhà trường phải có một phòng giấy để tiếp tân hẳn hoi. Học sinh sẽ có tủ sách, hội thể thao, những cuộc chơi giải trí” [3, 537].

Ngay cả một con người tầm thường và phàm tục như San, Nam Cao cũng không nỡ tước bỏ khát vọng nhân văn phát triển những mầm mống tài năng. Nếu không phải lo kế sinh nhai anh cũng có mong ước trở thành họa sĩ “Tôi thích vẽ ngay từ hồi mười ba, mười bốn tuổi. Ông giáo nào cũng phải để ý đến cái khiếu về vẽ của tôi và bắt tôi vẽ những bức tranh treo trong lớp. Giá tôi được học chắc tôi cũng trở thành họa sĩ” [3 ,705]

Kể sao cho hết những ước mơ của người tri thức! Những ước mơ ấy thật đáng quý, đáng trân trọng. Lý tưởng cuộc đời họ là những ước mơ đó. Họ đặt cho mình một niềm tin rồi đặt niềm tin ấy vào cuộc sống. Cuộc sống xoay vòng, định mệnh con người sẽ không biết phải ra sao, nhưng chính những ước mơ, những mộng đẹp ban đầu ấy là động lực để họ phấn đấu với đời. Đọc tác phẩm chúng ta dễ cảm thông, chia sẻ với họ - những con người trót mang trong mình những hoài vọng cao đẹp. Nhưng hoàn cảnh xã hội liệu có để cho họ thực hiện được hoài bão của đời mình hay không?

Câu trả lời thật phũ phàng. Tất cả những ước mơ cháy bỏng, tốt đẹp ấy họ đều không thực hiện được, bởi “cơm áo ghì sát đất”. Khi bước chân vào đời, người trí thức hoàn toàn thất vọng, thất vọng đến não nề. Họ cay đắng nhận ra nhiều điều trái ngược hẳn với những gì họ từng khát khao và chờ đợi. Hiện tại cuộc sống khắc nghiệt đã bóp nghẹt mọi ước mơ cháy bỏng trong lòng họ. Cho nên, liền ngay sau đó, không còn đôi mắt trong trẻo và cặp kính hồng cho họ nhìn đời nữa. Trong mắt họ màu sắc cuộc sống nhanh chóng ngả màu u ám, đen sẫm lại. Ban đầu họ còn được tự do, rảnh rang theo đuổi những gì họ muốn, cho dù cuộc sống xung quanh có biến động, có diễn ra theo chiều hướng như thế nào cũng mặc. “Hắn khinh những lo lắng tủn mủn, tầm thường về vật chất… Đối với hắn lúc này nghệ thuật là


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

tất cả” [3, 340]. Nhưng khi có một gia đình để gánh vác thì họ không thể cứ coi khinh vật chất. Thế là đời họ bấp bênh lại càng bấp bênh hơn. Vì miếng ăn cho cả gia đình mà họ bị buộc phải nhận thức và buộc phải hiểu giá trị của đồng tiền trong cuộc sống. Và cố nhiên đồng thời với điều đó họ cũng hiểu được thế nào là nỗi nhục, nỗi đau và sự hèn hạ của một người không đủ tiền nuôi sống vợ con, gia đình. Tất cả họ đều đau khổ khi nhận thấy mình là những kẻ vô tích sự.

Hộ đau đớn, anh tự thú “mình là thằng khốn nạn” bởi “hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đó” [3, 341]. Thứ “thì thấy nghẹn ngào uất ức vô cùng!” bởi rồi đây “y sẽ chẳng có việc gì làm, y sẽ ăn bám vợ! Đời y sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra ở một xó nhà quê. Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y…” [3, 746].

Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945 - 8

San trong Sống mòn đã thay mặt họ tổng kết một cách đầy đủ nhất về sự ám ảnh của cái đói và miếng ăn. San “hằn học” bảo: “Kiếp chúng mình tức lạ. Sao mà cái đời nó tù túng, nó chật hẹp, nó bần tiện thế! Không bao giờ dám nhìn cao một tí. Chỉ những lo ăn, lo mặc. Hình như tất cả nguyện vọng, tất cả mong ước, tất cả mục đích của đời chúng mình chỉ là mỗi ngày hai bữa. Bao nhiêu tài trí, sức lực, lo tính đều chỉ dùng vào việc ấy. Khổ sở cũng vì thế, nhục nhã cũng vì thế, mòn mỏi tài năng, trí óc, giết chết những mong muốn đẹp, những hi vọng cao xa cũng vì thế nốt. Lúc nào cũng lo chết đói, lúc nào cũng làm thế nào cho không chết đói! Như vậy thì sống làm gì cho cực” [3, 704].

Con người sống và làm việc ai không có những giờ phút rảnh rang để thư giãn trí óc. Vậy thì, có bao giờ ta thấy người trí thức của Nam Cao thảnh thơi đứng ngắm một buổi chiều buông xuống, một cảnh đẹp của thiên nhiên hay một cảnh êm ấm của gia đình? Rải rác vẫn còn vài hình ảnh như thế trong sáng tác của Nam Cao khi cuộc sống chưa bị đe dọa bởi cái đói. Hình ảnh người cha vuốt tóc con mình, bắc ghế ra sàn ngồi để nghe con nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, rồi ôm hôn con trong lòng cho ta thấy cái khung cảnh bình yên, ấm cúng của cuộc sống gia đình bé nhỏ. Cũng như vậy trong Trăng sáng có cảnh Điền vào một đêm trăng hiếm hoi bắc ghế ra sân cùng vợ con ngồi chờ “gió thổi tan những lo lắng chua cay chất


chứa trong lòng”. Những lúc thảnh thơi ấy Điền nhận ra rằng sao vợ hắn “hiền dịu thế! Đáng yêu đến thế!” [3, 107]. Lúc ấy Điền thấy hạnh phúc của mình thật hoàn toàn. Phải chi cuộc sống của họ cứ êm đềm như thế. Có điều đối với kẻ như Điền, đó là một thứ “xa xỉ”. Mà cuộc đời làm gì có nhiều xa xỉ đến thế! Thực tế nó chua chát và cay đắng hơn nhiều. Dù đã cố thả hồn lên vòm trăng để tạm quên đi những khó khăn của cuộc sống thực tại cũng không được. Thực tại vẫn kéo anh trở lại cùng với cái chua chát, bực bội là những tiếng của vợ gắt gỏng, con khóc lóc. Điền quay cuồng, mệt mỏi.

Những nỗi đau đớn, uất ức đó của người trí thức cũng chính là nỗi đau của Nam Cao trước cuộc sống hiện thực đói khát. Nỗi ám ảnh về cái đói và miếng ăn từ lâu đã tồn tại trong đời sống xã hội, cũng như nhiều nhà văn khác, Nam Cao đã vạch trần tất cả thực trạng đen tối đó. Không những thế ông còn khám phá và khai thác sâu hơn, đưa nó lên thành quan điểm nghệ thuật của mình. Qua sự giác ngộ của Điền (Trăng sáng) Nam Cao phát biểu: “Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than…” [3, 112]. Có thể nói Nam Cao đã theo đuổi quan niệm nghệ thuật hiện thực của mình một cách xuất sắc. Ông đã nghe được những “tiếng đau khổ” của những “kiếp lầm than”. Đó là nỗi đau khổ của con người trước thử thách của cái đói, của miếng ăn. Nhà văn đã mượn diễn biến nội tâm của nhiều nhân vật trí thức để phân tích, để chứng minh hết sức chi tiết, cụ thể, sắc sảo và thuyết phục về sự tác động dữ dội của miếng ăn lên đời sống xã hội và đặc biệt ở phương diện nó chi phối ảnh hưởng đến các giá trị tốt đẹp mà con người vẫn hằng vươn tới.

2.2.3. Tha hóa nhân cách - vấn đề nhức nhối trong sáng tác Nam Cao

Trong văn học Việt Nam vần đề miếng ăn đã được một số tác giả đề cập đến như: Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Thạch Lam… Nhưng mỗi nhà văn lại có một cách tiếp cận khác nhau: Ngô Tất Tố đề cập tới miếng ăn là để nói đến nạn đói thê thảm của nhân dân ta ngày trước. Nguyên Hồng đề cập đến miếng ăn của người dân nghèo lại phát hiện ra cái tinh tế, sành sỏi riêng của khẩu vị người


dân lao động. Còn Nguyễn Tuân lại tiếp cận miếng ăn như một giá trị văn hóa nghệ thuật tinh vi, “sang trọng” rất đáng tự hào của một dân tộc có hàng nghìn năm văn hiến… Như vậy từ một đề tài hết sức đời thường nếu không muốn nói là quá bình thường, vụn vặt, mỗi nhà văn đã đem lại cho ta một suy ngẫm riêng, một ý nghĩ mới lạ. Nhưng đặc sắc hơn có lẽ là những sáng tác của Nam Cao. Ông tiếp cận miếng ăn không đơn thuần chỉ là một thứ thực phẩm, điều mà ông muốn đề cập sâu sắc và độc đáo hơn nhiều. Đó là ông đặt miếng ăn trong quan hệ với nhân cách, nhân phẩm của con người – “Miếng ăn là miếng nhục”.

Đọc các tác phẩm của Nam Cao, ta thấy ông hay nói đến hình tượng con người trước miếng ăn không giữ được nhân phẩm, nhân tính nghĩa là bị biến chất, bị tha hóa. Từ đó có thể rút ra nhận xét khái quát về tư tưởng chi phối sâu sắc những tác phẩm của Nam Cao, ấy là nỗi đau đớn trước tình trạng con người không giữ được nhân tính, nhân phẩm do miếng cơm, manh áo ở tầng lớp trí thức nghèo thì đó là tình trạng chết mòn (Sống mòn, Đời thừa, Trăng sáng…), ở người nông dân nghèo thì đó lại là tình trạng chết hẳn về tinh thần (Một bữa no, Trẻ con không được ăn thịt chó…).

Hoàn cảnh xã hội tối tăm, ngột ngạt đã làm cho hàng loạt nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao mất đi cái phần “người”, bộc lộ cái phần “con” ở mức độ này hay mức độ khác, bị vật hóa, không còn ý thức về cái nhục. Đây là dấu hiệu tha hóa đầu tiên dễ dàng nhận thấy nhất trong các sáng tác của Nam Cao.

Bà cái Tí (Một bữa no) vì chịu sự hành hạ của cái đói đã lâu ngày mà bà đã tự hủy hoại phần nhân cách, nhân phẩm của mình bằng cách đi xin một bữa cơm ăn. Ta hãy xem cách ăn của bà lão: bà ăn nhanh, ăn vội, cố theo kịp người ta vì sợ người ta ăn hết mất, đến nỗi mắm muối rớt cả ra ngoài, bà vẫn cắm đầu ăn lấy ăn để. Sau đó bà lại còn cạo nồi sồn sột… Đây chỉ có thể là cách ăn của một con vật. Cũng như thế trong Tư cách mõ miếng ăn đã biến anh cu Lộ từ một anh nông dân chất phác, có tâm hồn trong sáng đáng quí trọng trở thành một thằng mõ chính danh, tham lam vô độ, hoàn toàn mất đi nhân cách, nhân phẩm. Sự trượt dốc, tha hóa của Lộ là do áp lực của cái đói, cái ăn. Đau xót hơn miếng ăn còn biến con


người không bằng cả loài cầm thú. Người cha trong Trẻ con không được ăn thịt chó không chỉ đói ăn mà còn đói cả tình thương, đói nhân phẩm. Hắn không hề động lòng trước những gương mặt xịu ngịu, những giọt nước mắt rưng rức và những cái bụng đói cồn cào của vợ con hắn mà thản nhiên ăn hết sạch như một loài thú tranh ăn.

Cái đói là hiện thực khắc nghiệt hằng ngày đang hành hạ bao con người. Nó làm thui chột đi tình cảm giữa người với người, khiến con người trở thành những kẻ gắt gỏng, cáu bẳn, thô lỗ, cộc cằn… Vì đói quá mà vợ chồng anh Cu (Con mèo) đã gây gổ, đánh chửi nhau. Mở đầu truyện tác giả đưa ra nguyên nhân “Đầu đuôi tại con mèo. Nhưng cũng tại trời bức nữa. Bức không chịu được” [3, 80]. Nhưng đó chỉ là cái lí do bên ngoài. Thực chất, nguyên nhân sâu xa biến họ thành những kẻ cáu bẳn, gắt gỏng, chính là bởi vì họ quá lam lũ, khổ sở: “Chị cu vừa ở khung cửi xuống. Anh cu vừa ở ruộng về. Hai người cũng bứt rứt. Một người ngồi quạt phành phạch. Một người ngồi gãi cái đầu tổ quạ đến mấy tháng nay chưa gội” [3, 80]. Họ đang rất đói. Bữa tối của họ khi có khi không: “Cái bữa tối họa hoằn mới có. Ấy là khi nào cơm trưa ăn hết, còn thừa lại. Đủ chia thì mỗi người một vực. Chẳng đủ chia thì nhịn” [3, 80]. Trong hoàn cảnh đói khát ấy thử hỏi làm sao con người nhẹ nhàng, ngọt ngào với người khác được. Vì vậy, chúng ta dễ hiểu tại sao anh Cu “Ăn nói như cái đồ lục súc”, anh Cu ăn một cách “thô bỉ”. “Ăn ngoàm ngoàm. Trông thô bỉ quá. Rõ thật cái vẻ của một người cục súc” [1, 81]. Giận dỗi xung quanh miếng ăn mà anh trở thành một người chồng vũ phu: “có tiếng đấm đá nhau huỳnh huỵch. Rồi tiếng người đàn bà gào to hơn:

- Mày cứ đánh chết bà đi! Mày đánh chết bà xem nào! Mày không đánh chết bà được thì…” [3, 83].

Lúng trong Đòn chồng chỉ vừa biết chuyện vợ mình có ăn gian một tấm bánh ngoài chợ thì đã có thể đánh vợ một cách không thương tiếc. Hành động của hắn vừa thô lỗ, vừa tục tằn: “Hắn quấn cánh tay vợ vào đòn gánh. Được rồi! Hắn trở lại giường, rót rượu ra chén, uống. Vợ hắn hu hu khóc. Còn khóc nữa! Oan lắm đấy! Hắn khà một cái, cầm cái đùi vịt, chấm một tí muối cắn, nhai nhồm nhoàm. Hắn vừa nhai vừa kể lại tội y cho y biết”; “Hắn vụt xong một chặp rồi, nghỉ tay.


Lại uống. Lại nhồm nhoàm vừa nhai vừa kể tội. Kể tội xong mới đánh. Đánh một chập lại uống. Uống rồi lại đánh. Cứ thế mãi. Đến nỗi vợ hắn tê mông, không còn thấy đau” [3, 102].

Vì sao Lúng trở thành một người chồng vũ phu như vậy? Có lẽ cũng chỉ vợ chồng hắn quá khổ, quá đói: “Y làm gì mà có xu? Vườn có ba sào, chồng thua bạc cố rồi. Đồ bòn, thức bán không. Đi dệt cửi thuê cho người ta ngày được một hào thì chồng lấy một hào, thiếu một đồng xèng nó đánh gãy gối. Mà nó chẳng đánh thì cũng không dám thiếu; thiếu lấy gì đổ vào mồm? Gạo nước năm nay… Có một hào mà những hai miệng ăn, mà lại cho chực thiếu nữa thì có lẽ phải đến mà chia nhau từng hạt” [3, 99].

Cái đói và miếng ăn cũng biến người trí thức thành kẻ thô lỗ, cộc cằn, tàn nhẫn với vợ con và những người xung quanh. Những dằn vặt trong gia đình vì nghèo, vì cảnh vợ con nheo nhóc, thêm sự bất mãn, sự xấu hổ trước những trang văn viết vội kiếm tiền đã biến Hộ thành con người bẳn tính, thô bạo, thậm chí bất cần. Mỗi lần buồn tủi như thế, Hộ lại tìm đến rượu. Đến khi say mềm trở về nhà hắn trút tất cả mọi bực dọc lên đầu vợ con. Thậm chí có lần trong cơn say Hộ đã đánh vợ, đuổi con đi. Người đọc truyện có lẽ không ai không thấy bất bình với cái vũ phu, bệ rạc của anh chàng Hộ. Hay một trường hợp khác đó là của anh giáo San (Sống mòn), San không tàn nhẫn với vợ con mà biến bực dọc thành sự thô lỗ, cục cằn với mọi người xung quanh, mọi thứ San đều lấy làm chướng tai, gai mắt, rồi lời qua tiếng lại bỗng thành càu nhàu, đay nghiến rồi cãi cọ, mắng chửi nhau. Mà toàn những cái không đáng “San nói, không để cho người ta cãi lại. Giọng y gắt gỏng suốt ngày. Y đánh học trò, y gây sự với bất cứ ai. Y thích nguyền rủa và mạt sát. Cái gì cũng khiến y ngứa tai, ngứa mắt!” [3, 549]

Cũng chỉ vì quá khổ, quá đói mà người ta buộc phải bán rẻ nhân cách để đi ăn cắp, ăn vụng. Đến với những trang viết của Nam Cao đọng lại trong ta là một ấn tượng ghê sợ, đặc biệt những nhân vật phụ nữ của Nam Cao gây cho ta một cái nhìn phản cảm khi tưởng tượng đến hình ảnh ăn cắp, ăn vụng của họ. Người vợ quê của Hiệp (Sao lại thế này) ăn vụng hết sức bẩn thỉu: “Thị bốc trộm gạo sống vào túi để


ăn dần. Thị hớt cơm chó thật nhiều rồi bớt lại, giấu đi, để ăn cơm với cả nhà rồi lại lấy ra ăn. Thậm chí đến đổ cám cho lợn ăn mà thị cũng ăn vụng vài bát ngay ở ngoài chuồng lợn được” [3, 354]. Nhưng thị ăn vụng một cách “ghê tởm” như vậy cũng chỉ vì đói quá. “Mỗi ngày chỉ ăn một bữa thôi, mà mỗi bữa, lệ có mỗi người hai lùm lùm bát”. Vì đói quá, người đàn ông – ông phán láng giềng của Điền (Nước mắt) cũng phải ăn vụng vợ con. Ông cũng chỉ là một kẻ tất yếu phải ăn vụng khi “Ông có năm con, một mẹ già, một vợ, một em. Ông mặc những cái áo sờn vai và những cái áo sơ mi nếu không rách cổ thì cũng mạng vá lung tung” [3, 386].

Hơn nữa cái đói khổ đã biến con người ta trở thành những kẻ không có lòng vị tha, chỉ vun vén cho mình – trở thành những kẻ ích kỉ. Ở truyện Lão Hạc, nhân vật ông giáo đã từng chạnh lòng trước cảnh “lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối…”. Ngược hoàn toàn với thái độ ông giáo, vợ ông tỏ ra hết sức nhẫn tâm: “Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói” [3, 255]. Vì sao người phụ nữ này lại có thái độ như vậy? Nhân vật ông giáo đã lí giải hết sức có lí: “Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta cũng chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất” [3, 255].

Không ít nhân vật trí thức của Nam Cao vì cuộc sống đói nghèo mà có tư tưởng chạy trốn thực tế, ruồng rẫy gia đình vợ con, lẩn trốn trách nhiệm một người chồng, người cha. Họ nghĩ họ sẽ sung sướng, sẽ rảnh rang theo đuổi những gì mà mình mong muốn bằng cách thoát li hẳn gia đình: “hắn muốn chẳng thiết gì vợ con, nhà cửa nữa. Hắn sẽ đi phắt một nơi nào sống cho mình, đứa nào chết mặc thây” [3, 384].

Sự ích kỉ cũng đã nhuộm đen tâm hồn Thứ. Chỉ vì sợ mất miếng ăn nên khi nghe tin bạn mình ốm nặng, Thứ thầm mong cho bạn chết đi. Nhưng ngay sau đó “đột nhiên y thấy buồn rầu. Lòng y cằn cỗi đến mức ấy rồi ư? Y đã ích kỉ, đồi bại,

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí