Sự Ám Ảnh Về Cái Đói Và Miếng Ăn Của Người Nông Dân


phong kiến suy tàn trước cách mạng, có nhiều người con gái lấy chồng mà không có tình yêu, hạnh phúc vì bị cha mẹ ép gả. Xuất phát từ sự thấu hiểu sâu sắc, nguyên nhân bi kịch mà người phụ nữ phải âm thầm chịu đựng và sự thương cảm thực sự đối với nỗi bất hạnh lớn lao đó, nên Nguyên Hồng đã để cho người phụ nữ mặc dù đã có chồng con rồi vẫn dễ dàng đi theo tiếng gọi của trái tim, tiếng gọi của tình yêu tự do. Nhờ cái nhìn tiến bộ và nhân đạo này, Nguyên Hồng đã lý giải rất hợp lý sự nổi loạn trong cuộc sống gia đình của người vợ trẻ bị ép duyên.

Nam Cao cũng hay viết về người phụ nữ và cũng như Nguyên Hồng, hay quan tâm tới người phụ nữ lao động nghèo, hiền lành chịu bao bất công ngang trái của cuộc đời. Nhưng người phụ nữ của Nam Cao luôn âm thầm lặng lẽ, cam chịu nhẫn nhục như người mẹ, người vợ trong Nửa đêm, như Dì Hảo (Dì Hảo). Điểm yếu của Nam Cao là nhân vật phụ nữ của nhà văn chỉ biết cam chịu thân phận nô lệ mà không có được sức sống trỗi dậy mạnh mẽ. Họ không dám vượt qua luật lệ phong kiến, tự do trong luyến ái và hôn nhân như những nhân vật phụ nữ của Nguyên Hồng.

1.3.2.3. Số phận những kiếp người dưới đáy xã hội

Xuất phát từ lòng yêu thương những người nghèo khổ nhất, đau thương và bất hạnh nhất, Nguyên Hồng đến với nghề văn. Ông viết văn là để nói cho hết những cái khổ cực của loài người. Vì vậy ông đã dành những dòng tâm huyết cho những người dưới đáy: những con người bị bần cùng hóa và những con người dưới đáy của xã hội. Người ta nói Nguyên Hồng là nhà văn của những người nghèo không phải nhân vật của ông chủ yếu là người nghèo mà đúng hơn là chỉ có viết về đời sống thực của những người đau khổ với tất cả sự bất hạnh của họ, khi ấy ngòi bút Nguyên Hồng như rung lên những trang văn thống thiết nồng ấm, và sâu sắc nhất. Đó là một ông lão ăn mày mù lòa sống với con chó vàng làm bạn, những dân “chạy vỏ” lang thang lẩn lút, những gái điếm thân tàn ma dại, những phu bến tầu Sáu kho suốt ngày lam lũ vất vả hôm sớm. Đó là những người công nhân lao động như khổ sai suốt ngày “như một cái máy”, chỉ có cử động chứ không một lời nói mà vẫn không nuôi sống được mình và những người thân. Đó là những người nông dân bị


chế độ thuế khóa, thiên tai đẩy ra thành phố làm công nhân, những người tù bị hành hạ vô cùng tàn nhẫn trong các nhà giam của bọn đế quốc. Những người tiểu tư sản mà cuộc sống bơ vơ thất nghiệp dù có hoài bão, có lý tưởng cũng thấy đời mình “càng đi sâu vào càng thấy trống rỗng và thê thảm”.

Mỗi nhân vật, mỗi câu chuyện trong tác phẩm của Nguyên Hồng là một số phận, một cảnh đời đau thương, cay đắng.


CHƯƠNG 2‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

CÁI ĐÓI VÀ MIẾNG ĂN – CHỦ ĐỀ CHÍNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO VÀ NGUYÊN HỒNG


Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945 - 5

2.1. Tâm lý con người khi bị cái đói giày vò.

Con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động. Đồng thời, việc nhu cầu được thỏa mãn và thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con người. Theo cách xem xét đó, nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người.

Trong cuộc sống, con người có vô vàn nhu cầu. Ở đây chúng tôi chỉ xét đến nhu cầu cơ bản nhất của con người đó là nhu cầu ăn. Trong đời thường, dù bàn luận cao siêu đến mấy cũng phải quay về chuyện ăn. Trước hết là miếng ăn “Con người được giải phóng khi cái bao tử được giải phóng”. Vì vậy, miếng ăn to hạng nhất. Trong tiếng Việt từ ăn được ghép vào rất nhiều từ: ăn nói, ăn mặc, ăn tiêu, ăn chơi, ăn vạ, ăn tham… Dân coi miếng ăn là trời “Dân dĩ thực vi thiên”. Người làm cái việc đứng đầu thiên hạ không phải chỉ lo cái ăn cho riêng mình mà trước hết phải lo cho dân đủ cái ăn. Bác Hồ đã dạy “Ăn là rất cần thiết: người ta phải ăn để sống, để xây dựng xã hội chủ nghĩa”. Bác cảm thấy có lỗi, chưa được thanh thản khi người dân còn không có cái ăn. Do đó, có thể nói rằng ăn là một nhu cầu thiết yếu xuất phát từ nhu cầu sinh lý, sinh học. Con người có ăn mới tồn tại, có tồn tại mới nghĩ đến những hoạt động khác.

Nhưng khi nhu cầu ăn không được đáp ứng thì con người ta sẽ bị đói. Trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn ai cũng đã một lần từng trải qua cảm giác này. Tuy nhiên, tùy theo mức độ của cái đói mà chúng ta có những cảm nhận khác nhau. Nhưng nhìn chung có thể thấy rằng, cái đói có sức hủy diệt ghê gớm. Nó làm cho con người cảm thấy mệt mỏi, dạ dày cồn cào, chân tay co quắp, con mắt đờ đẫn, vẻ mặt khù khờ… Vì vậy, sự thèm khát thường nảy sinh khi con người bị đói. Từ đó hình thành nên con người hành động theo bản năng sinh tồn tức những con người


sống, ứng xử, hành động mê muội, theo sự thôi thúc của nhu cầu vật chất mà họ không ý thức được và không cưỡng lại được “Đói thì đầu gối cũng phải bò”. Vì vậy, mặc dù rất mệt mỏi nhưng cái đói nó không cho con người ngồi yên, nó kéo bàn chân con người lê khắp nơi để tìm ra bằng được miếng ăn cho thỏa cơn đói. Họ có thể ăn bất cứ cái gì kể cả đất, cát, côn trùng hay sâu bọ… Sự ám ảnh của cái đói khiến những người đói lâu ngày có tâm lý luôn nghĩ đến miếng ăn, hễ có cơ hội là ăn cho thật thỏa, kể cả lạm vào phần của kẻ khác. Sau khi bụng đã no nê thì lại còn nhìn ngang, liếc dọc xem có cái gì có thể dành dụm, có thể mang về ăn tiếp hay không.

Còn ăn là còn sống và không phải chịu sự hành hạ của cái đói nên con người tìm mọi cách để ăn. Sự thật đau lòng là nhiều khi cái đói biến con người thành nô lệ. Khi con người chỉ ao ước được một miếng ăn thì “bảo quì nó sẽ quì”,“bảo bò nó sẽ bò”. Cái đói làm cho con người rơi vào tình trạng muông thú chỉ biết sống theo bản năng sinh tồn. Con người bị vật hóa trở thành một con vật vô hồn, vô cảm, mất hết trí giác.

Như vậy cái đói đã làm cho con người bị biến thái, méo mó về mặt đời sống tâm hồn, trong cách cảm, cách nghĩ. Ở mức độ này hay mức độ khác nó thể hiện qua thái độ và hành động cụ thể.

Nam Cao trong những sáng tác của mình cũng có những phát hiện chua chát về tâm lý con người khi bị cái đói giày vò. Đó là những con người có suy nghĩ và xúc cảm nhưng đó chỉ là những suy nghĩ toan tính kì quặc, quái gở, chứ không phải là sự thức tỉnh sáng suốt của lí trí. Xúc cảm của họ thường là sự thèm khát, tức tối, giận dữ, ghen tị hay là nỗi vui sướng, hả hê bệnh hoạn thường nảy sinh trước nhu cầu thỏa mãn cái đói. Trong Một bữa no bà cái Tí đã than thở: “Chao ôi! Nếu người ta không phải ăn thì đời giản dị biết bao!” [3, 226]. Một chân lí thật là hiển nhiên đối với người nghèo nhưng thật khó chấp nhận đối với kẻ giàu. Con người còn sống thì còn phải ăn và thậm chí phải đấu tranh để giành dật miếng ăn. Vì vậy, cuộc sống sẽ chẳng bao giờ giản dị như ý nghĩ của bà lão. Ngược lại, cuộc sống với muôn hình vạn trạng, rất phức tạp. Cái đói còn làm cho bà nảy sinh tâm lí “ghen” với cả người


chết. “Bà nghĩ đến con trai đã chết mà ghen với nó. Nó đã yên thân nơi suối vàng và mặc tất cả những gì còn lại trên đời chẳng còn phải khổ sở như bà ngày nay” [3, 228]. Cũng trong truyện ngắn này nhà văn phát hiện: “Những lúc đói, trí người ta sáng suốt” [3, 228]. Thật là tội nghiệp cho cái “sáng suốt” của một bà lão già đã kiếm cớ đi thăm cháu, ăn chực một bữa cơm để rồi bội thực mà chết.

Hay trong Trẻ con không được ăn thịt chó người cha tham ăn cũng nêu lên hàng loạt những lí do “sáng suốt” để thỏa mãn cơn thèm khát:

Hắn sực nhớ ra rằng: nhà hắn có con chó vện, con vện ấy hay trông gà hóa cuốc nên lắm khi chực đớp cả chân người nhà. Đó là một cái tật không thể tha thứ được. Bởi không ai nuôi chó để nó cắn què chân bây giờ. Ờ, mà lại còn điều này nữa: nuôi mèo hay nuôi chó thì cũng phải tùy gia cảnh; nhà giàu nuôi là phải, bởi nhà giàu sợ trộm mà lại nhiều cơm hớt, còn nghèo rớt mùng tơi như nhà hắn, nuôi làm gì? Giả thử nhà còn trẻ nhỏ, thì nuôi chó cũng còn được việc. Nhưng nhà không còn trẻ nhỏ. Thằng cu con đã lên ba. Nó đã có thể ra vườn được. Hạt gạo năm nay khó chuốc như hạt ngọc. Đến bữa ăn phải tính đầu để chia cơm. Cứ tình hình ấy, thì phải dở hơi lắm lắm mới nuôi một con chó để chẳng có việc gì cho nó làm… Thế là đủ lắm. Hắn sung sướng vì nghĩ ra điều ấy” [3, 124].

Ta thử coi cái “sáng suốt” của những lí lẽ mà hắn đã nghĩ ra: Thứ nhất: con vện hay cắn người nhà, đó là một cái tội đáng bị trừng trị. Thứ hai: nhà hắn nghèo rớt mùng tơi, nên không sợ trộm nuôi chó là thừa. Thứ ba: nhà hắn không có trẻ nhỏ, nên không cần chó để “dọn vệ sinh”. Thứ tư: cái ăn trong nhà hết sức khó khăn, cơm cho con người phải dè sẻn, tính toán, thì nuôi chó là dở hơi. Những lí lẽ hắn viện dẫn ra thật logic, con vện không còn lí do gì để sống. Điều đó làm cho hắn thấy sung sướng. Tuy nhiên, tất cả chỉ là ngụy biện cho thói “tham ăn tục uống” của hắn.

Như vậy, cái đói làm cho con người có tâm lí thèm khát. Họ có thể bất chấp tất cả để được ăn. Sự ám ảnh của miếng ăn quá lớn khiến họ không nhận thức được hành động của mình là tốt hay xấu. Hoặc có khi nhận thức được nhưng vẫn hành động theo bản năng sinh tồn. Đây là vấn đề độc đáo nhất mà Nam Cao và Nguyên Hồng đặt ra.


2.2. Cái đói trong truyện ngắn Nam Cao

Trong “Chân dung và đối thoại”, Trần Đăng Khoa có nói rằng: “Nam Cao để tâm trí nhiều đến cái bụng. Đọc ông thấy, trang nào cũng thấy đói. Mà văn học chỉ luẩn quẩn xung quanh miếng ăn, cũng khó mà lớn lên được”… Quả thực trong những sáng tác của mình Nam Cao phản ánh rất nhiều về cái đói, bởi thực tế hiện ra trước mắt ông. Làng Đại Hoàng ngày ấy chìm trong cái đói, cái đói ngặt nghèo, nghiệt ngã, ghì riết, đeo đẳng lấy con người. Là một nhà văn hiện thực xuất sắc, Nam Cao đứt khoát trong sự lựa chọn và trung thành với chủ nghĩa hiện thực kiểu mới. Ta hiểu vì sao trong thể tài của mình, Nam Cao luôn bám riết vào cái phàm tục, vào những sự thật trần trụi xuất phát từ cái đói và miếng ăn. Không một truyện nào, không một trang viết nào Nam Cao không đề cập đến vấn đề đó.

Ngay ở nhan đề tác phẩm người đọc đã bắt gặp rất nhiều tên truyện nói về cái đói và miếng ăn: Đôi móng giò, Trẻ con không được ăn thịt chó, Một bữa no…

Xét ở phương diện nhân vật, hầu hết các nhân vật của Nam Cao đói hoặc liên quan đến chuyện cái đói. Không chỉ nông dân đói mà cả tầng lớp thợ thuyền thành thị và giới trí thức tiểu tư sản. Điều đó chứng tỏ khi viết về cuộc sống con người, Nam Cao không bỏ qua cái đói, cái nghèo đang là sự ám ảnh lớn với mọi tầng lớp xã hội. Tuy nhiên, Nam Cao viết về cái ăn không chỉ nói về chuyện ăn, chuyện tồn tại, chuyện đói khát. Những vấn đề mà Nam Cao đặt ra từ chủ đề này vượt xa ý nghĩa vừa nêu. Cái đói trở thành yếu tố cơ bản, chủ yếu của hoàn cảnh, giữ vai trò quyết định tính cách nhân vật. Đồng thời, không chỉ “luẩn quẩn xung quanh miếng ăn”, mà qua miếng ăn nhà văn gửi đến cho người đọc những suy nghĩ, tình cảm của mình, của con người, của xã hội, của thời đại. Vì vậy, vấn đề cái đói và miếng ăn không phải là chuyện của một cá nhân mà trở thành vấn đề trung tâm, là mối quan tâm của tất cả mọi người. Vấn đề cái đói và miếng ăn tồn tại ở khắp các quan hệ xã hội.

2.2.1. Sự ám ảnh về cái đói và miếng ăn của người nông dân

Văn chương Việt Nam có rất nhiều tác phẩm miêu tả thấm thía thảm cảnh của nạn đói. Trong văn Nguyễn Công Hoan có cảnh một thằng bé lang thang bị cả chợ đuổi đánh chỉ vì ăn quỵt hai xu bún riêu, rồi bị một trận đòn nhừ tử. Nhân vật chính


trong truyện ngắn của Nguyên Hồng ngủ nhờ nhà bạn đang đêm đói quá không ngủ được, trở dậy lục cơm nguội ăn vội và đây là một trong những đoạn văn hay nhất của tác giả này. Ở Kim Lân đầu đuôi mối tình của nhân vật Tràng với người vợ nhặt của gã cũng là ở câu ví:

Muốn ăn cơm mắm với giò Lại đây mà đẩy xe bò với anh

Đọc “Nghệ thuật làm no” của Ngô Tất Tố ta biết được người dân quê ông đã có cách ăn đất sét để đánh lừa dạ dày khi cả một vùng đồng bằng sông Hồng bị nhấn chìm trong lũ lụt… Thời bấy giờ, cùng với Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân… Nam Cao đã đóng góp những trang văn rất hay, rất sâu sắc, cảm động về nạn đói - một sự ám ảnh, đeo đẳng thường xuyên người dân lao động ở một nước nô lệ nghèo nàn, lạc hậu đang bị vơ vét, bóc lột đến cùng kiệt. Trong cái xã hội đen tối ấy có biết bao người là nạn nhân của cái đói, cái nghèo. Nam Cao đã dành riêng những trang viết cực kì đau xót phản ánh quá trình bần cùng hóa của người nông dân. Phần lớn họ đều ở trong tình trạng kiệt quệ. Cái đói giày vò những người nông dân tội nghiệp khiến họ không còn nghĩ được điều gì khác ngoài những ý nghĩ về miếng ăn. Để duy trì sự tồn tại họ đã phải tìm kiếm, phải ăn tất cả mọi thứ thậm chí còn ăn cả những thứ không phải thức ăn dành cho con người. Biết bao chuyện thương tâm về người nông dân bị đày đọa nhục nhằn xung quanh cái đói. Mỗi người một cảnh ngộ song tất cả họ đều giống nhau ở chỗ đều rơi vào sự quẫn bách, nghèo đói, khốn khổ như nhau cả.

Nghèo là truyện ngắn viết về bi kịch của một gia đình sống lay lắt trong cảnh nghèo. Ngay nhan đề của tác phẩm cũng gợi lên trong lòng độc giả đầy nỗi xót xa. Nghèo thường đi đôi với đói. Vì đói mà chị đĩ Chuột và những đứa con của mình phải ăn chè cám để trừ bữa “có mà ăn cho no bụng là phúc lắm rồi” [3, 18]. Thằng cu Con chờ đợi miếng ăn như con chim non háu đói nhưng miếng chè cám không làm xoa dịu được những cái dạ dày lép kẹp của bọn trẻ, mà trái lại càng làm cho cái đói của bọn chúng dữ dội hơn: “Một miếng vừa vào mồm nó đã vội nuốt thỏm đi, khen“ngọt quá”. Nhưng chưa kịp ăn miếng nữa, nó đã ọe một cái, mũi đỏ lên, nước


mắt ứa ra giàn giụa” [3, 18]. Lòng người mẹ thương con đến đứt từng khúc ruột nhưng không tìm đâu ra được miếng ăn đành bất lực, chỉ biết “lấy tay áo lau nước mắt không cầm nổi đã trào ra hai hõm má xanh bủng như người ngã nước” [3, 18].

Người cha bệnh tật nằm trong nhà cũng không dấu được niềm xúc động. Giờ đây cái đói đã bao trùm lên cả gia đình. Một bóng đen lớn đang ở phía trước đe dọa cuộc sống của họ. Tuy nhiên, họ vẫn không dám đối mặt với cảnh nghèo: “Bu em đong cho tôi cả bốn hào gạo đỏ, đừng đong gạo trắng ăn nhạt lắm” [3, 20]. Họ muốn tránh đi kiếp nghèo, đong gạo đỏ rẻ hơn, được nhiều hơn, nó có thể kéo dài sự sống của họ chăng? Họ hi vọng nhưng sự sống mong manh ấy sẽ kéo dài được bao lâu khi mà cái đói đã thể hiện ngay trong dáng hình tiều tụy của anh đĩ Chuột: “ Hai con mắt ngơ ngác và lờ đờ, những chiếc răng dài và thưa ở cái mồm hé ra để cho dễ thở khiến anh có cái vẻ đáng sợ của con ma đói” [3, 19].

Và như trốn chạy cảnh đói nghèo, muốn giải thoát gánh nặng cho vợ con anh đã tìm tới cái chết. Anh đĩ Chuột đã thắt cổ tự tử trong cơn đau, cơn đói, trong tiếng khóc nấc của con, tiếng the thé chửi rủa của mụ chủ nợ. Một cái chết thật là bi thảm. Cái chết của anh mở đầu cho những cái chết của người thân trước cơn đói.

Cũng vì cái đói mà gia đình Dần mới có một đám cưới. Sinh ra trong cảnh nghèo khó từ bé Dần đã phải đi ở cho địa chủ. Mẹ mất, mới mười lăm tuổi Dần đã phải quán xuyến việc nhà giúp bố. “Nhưng ông trời hình như không muốn cho bố con Dần ngóc đầu lên, cuộc sống ngày một khó khăn thêm. Gạo kém, thóc cao. Ngô khoai cũng khó chuốc được mà ăn” [3, 286]. Đến nước này bố Dần nhận lời gả Dần cho một nhà cũng nghèo ở xóm bên, thu xếp gửi hai đứa con nhỏ cho hàng xóm để lên rừng kiếm ăn. Từ đây đã diễn ra một đám cưới chạy đói. Đêm trước hôm cho Dần về nhà chồng, bố con Dần khóc suốt đêm. Thật hiếm khi trong văn chương có cảnh về nhà chồng thế này:

Đến tối đám cưới mới ra đi. Vẻn vẹn có sáu người, cả nhà gái, nhà trai. Ông bố vợ đã tưởng không đi. Nhưng bà mẹ chồng cố mời. Vả lại nếu ông không đi, thì hai thằng bé cũng không thể đi mà Dần thì đang khóc lóc. Nếu chỉ có một mình nó ra đi, thì có lẽ nó cũng không chịu nốt. Ông đành kéo mấy cành rào lấp ngõ rồi đi vậy.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí