Nguyên Hồng – Nhà Văn Gắn Bó Máu Thịt Với Nhân Dân Lao Động Nghèo


Thế nhưng đáng buồn là thực tế lại không như họ mong đợi. Hoàn cảnh chung của xã hội là đen tối, kéo theo hoàn cảnh riêng của nhân vật cũng không sáng sủa gì hơn. Thật đáng thương cho những con người này là họ vừa phải chống chọi đến mệt mỏi với cuộc sống lại vừa phải đau đớn vì hoài bão không thể thực hiện, cái hoài bão không chỉ đến với họ một lần trong tuổi trẻ nhiều ước mơ mà đã từng theo đuổi, day dứt họ trong suốt cuộc đời. Vì vậy, nhân vật cảm thấy “còn gì đau đớn hơn một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì đó nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt” [3, 341]. Hộ ý thức được rằng phải gác lại những giấc mộng sôi nổi trong lòng để lo cho sự sống còn của gia đình. Nghĩ là như thế nhưng khi Hộ gặp Trung và Mão, biết cuốn Đường về của một tác giả trước đây Hộ đã coi thường được dịch ra tiếng Anh thì cái ảo vọng ngày xưa về một “tác phẩm làm mờ những tác phẩm khác cùng thời” [3, 340] có dịp bùng lên trong lòng: người hắn bồi hồi và ngay lập tức hắn quên tất cả mọi thứ diễn ra xung quanh mình, quên vợ, quên con hắn lại uống rượu để huênh hoang bày tỏ cùng bạn bè cái ý định được nuôi dưỡng từ lâu trong lòng mình.

Đôi khi đứng trong hoàn cảnh không lấy gì làm sung sướng, người trí thức vẫn suy tưởng rồi mơ ước về quá khứ, về những ước nguyện xa xưa của mình. Thứ (Sống mòn) chẳng đã cứ nghĩ về mơ ước mong sang Pháp để mở mang trí óc và tài năng. Ta thấy sức mạnh ghê gớm của những ước mơ kia, nó theo đuổi họ gần như trong suốt hành trình cuộc đời, bất chấp cuộc sống khó khăn. Nhưng họ lại bị hụt hẫng vì luôn luôn nhức nhối về “những nguyện vọng bị đè nặng dưới những trở lực không bao giờ vượt nổi”, họ đau đớn về những “số kiếp của những người có chân ống sậy mà mang những nguyện vọng quá to tát” [3, 645].

Trong những lúc không còn con đường nào để đi nữa. Những con người ra đi từ miền quê tù túng năm nào giờ đây lại phải quay về kiếp sống bó buộc của cha ông, họ sẽ chết dần chết mòn ở đó. Ngay cả Đích trong Sống mòn khi sắp chết mà vẫn nói với bạn mình một lời nhắn nhủ chua chát về cuộc sống “Hãy can đảm nhé! Tương lai còn dành cho các chú nhiều nỗi chua chát nữa” [3, 711]. Điều Đích nói ra cũng đúng với Thứ, tương lai đã đóng cửa trước mắt y, y cảm thấy đời mình gần


như một phế nhân “y sẽ chẳng còn việc gì làm, y sẽ ăn bám vợ! Đời y sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mục ra một xó ở nhà quê. Người ta sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y. Rồi y chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống” [3, 746].

Có thể nói sự bế tắc về cuộc mưu sinh và sự chết mòn về tinh thần khiến người trí thức không còn cơ hội làm lại từ đầu và cũng không có một hi vọng hay niềm tin gì cho cuộc đời mới. Trang sách cuối cùng gấp lại đâu đó còn vang lên tiếng kêu uất nghẹn của lớp người trí thức cùng đường. Cứ bước đi vài bước họ lại thấy một hố sâu đen thẳm, họ chuyển hướng đi tiếp nhưng cứ vài bước họ lại gặp tình thế tương tự. Họ loanh quanh, luẩn quẩn tìm lối ra nhưng cuối cùng cũng chỉ là “con kiến mà leo cành đa”. Họ cố vùng dậy cố gắng hết sức nhưng đâu lại hoàn đấy, mãi mãi vòng đời của họ cũng chỉ khép lại một nơi, bó lại trong một khuôn khổ nhất định, không sang được một trang đời nào khác mới hơn, hi vọng hơn. Họ sa vào vòng luẩn quẩn của cuộc sống.

Anh chàng văn sĩ Hộ sau một cơn say bí tỉ về nhà đánh vợ, đuổi vợ con đi để sau cơn say còn có lúc nhìn gương mặt khắc khổ, thân thể tiều tụy của vợ mà khóc thương, mà ân hận. Thực ra đây mới là một chu kì, mới đi hết một vòng tròn trong diễn biến cuộc sống của Hộ. Cái ý định sống nghiêm túc của Hộ “giống như một cây sào cắm nông trên mặt đất mà ngọn thì muốn vươn lên tận mây xanh, không làm thế nào đứng vững được, chỉ cần một hơi gió là nghiêng đổ ngay” [39, 48]. Mà cuộc đời của Hộ không diễn ra một vòng như ta tưởng, luẩn quẩn thế đã là bi kịch, song còn bi kịch hơn là ở chỗ anh ta biết được mình như thế mà không sao thoát ra được. Hộ tốt lắm, anh thương Từ khi Từ còn là nạn nhân của thói đời lừa lọc, càng thương khi Từ là vợ anh ta. Những khi phạm tội anh đã tự dằn vặn, sám hối. Nhưng rồi anh lại vẫn cứ hành hạ vợ con để rồi lại cứ sám hối, ân hận nhiều hơn. Cứ thế và cứ thế… không lúc nào Hộ thoát ra khỏi những cơn say tỉnh, không bao giờ kết thúc được vòng luẩn quẩn như một con ruồi sa vào lưới nhện không tìm thấy lối ra dù cố thoát, cố vẫy vùng.

Vòng đời luẩn quẩn của những văn sĩ thời Nam Cao sống còn thể hiện ở một cách khác, phải suy luận mới thấy được. Kết thúc truyện ngắnTrăng sáng ta thấy


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

anh văn sĩ Điền ngồi viết giữa cảnh “con khóc, vợ gắt gỏng và tiếng chửi bới của người hàng xóm ban đêm mất gà” [3, 113]. Ta thấy có gì luẩn quẩn trong cách kết thúc này? Điền có thể coi là một nhân vật có sức đấu tranh vượt hoàn cảnh hiện tại. Nhưng ta xem, Nam Cao cũng chỉ dừng lại ở đó, liệu anh văn sĩ này có viết được những gì mà anh ta muốn giữa lúc mà thị hiếu của người đời chạy theo lối văn lãng mạn, đầy mơ mộng? Có thể nếu tương lai không sáng sủa Điền lại sa vào vòng luẩn quẩn của cuộc đời. Viết rồi lại không viết được, rồi lại cố viết, viết rồi lại thôi, liệu có ai ngồi viết được những gì mình mong muốn trong tiếng gắt gỏng của vợ, tiếng la khóc của con… Cứ cho là anh ta viết được thì cao lắm chỉ một chốc nào đó thôi rồi cũng sẽ bất lực, buông bút với đôi mắt “ầng ậng nước”.

Cuộc sống của nhà văn là như thế, mỗi nhân vật luẩn quẩn theo một hướng khác nhau không ai giống ai. Những anh giáo khổ trường tư trong sáng tác của Nam Cao cũng vậy. Đầu tiên nhân vật hăm hở ra đi, tìm đến một nơi náo nhiệt mong làm việc có ích cho đời, mong có cơ hội phát triển tài năng. Nhưng rồi cuộc đời không rộng cửa cho anh ta, bệnh tật, đã trả anh ta về kiếp sống khổ cực ở miền quê, nơi mà anh ta sinh ra. Không còn cách nào khác họ lại trở thành kẻ thất nghiệp, những người ăn bám vợ con, anh ta cảm thấy xấu xa và tủi hổ.

Cái đói và miếng ăn trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyên Hồng trước năm 1945 - 4

Nam Cao vẽ lên tình cảnh tuyệt vọng của người trí thức nhưng qua đó nhà văn muốn cho ta thấy được tình cảnh chung của cả xã hội trong bầu không khí ngột ngạt và đầy biến động bấy giờ. Chế độ thực dân phong kiến đã đẩy con người rơi vào hoàn cảnh bi thảm, đi vào ngõ cụt của cuộc đời, biết bao con người quằn quại đau khổ rên la cho kiếp sống của mình. Nam Cao đã vẽ ra những cảnh đời đang chết mòn và đòi hỏi sự thay đổi. Đó là bức tranh trung thực và sâu sắc về xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.‌

1.3. Nguyên Hồng – nhà văn gắn bó máu thịt với nhân dân lao động nghèo

1.3.1. Những ngày thơ ấu không bình yên của Nguyên Hồng

Nguyên Hồng sinh ngày mồng 5 tháng 11 năm 1918 tại quê gốc phố Hàng Cau, thành phố Nam Định trong một gia đình tiểu tư sản theo đạo thiên chúa từ nhiều đời. Người cha có một thời gian làm cai đề lao, sau mất việc, gia đình sa sút


nhanh chóng. Ông sa vào nghiện ngập, sống vô hồn bàng quan với mọi chuyện kể cả với con cái. Người mẹ Nguyên Hồng là một người đàn bà có nhan sắc tính tình dịu hiền, chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh, có lòng thương con thiết tha. Người mẹ dù vô cùng thương con cũng đành phải xa con, phải xa quê, phải đi buôn bán nơi xứ người hòng cứu vãn gia cảnh sa sút, tàn tạ của gia đình. Vậy là ngay từ nhỏ cậu bé Nguyên Hồng đã sống thiếu tình thương yêu chăm sóc, không tìm thấy sự che chở quan tâm của bất cứ ai kể cả những người ruột thịt. Mười hai tuổi mồ côi cha, mẹ thì vào Vinh ở vú rồi đi bước nữa, Nguyên Hồng phải sống nhờ bà cô cay nghiệt. Cảnh ngộ ấy đã ném Nguyên Hồng vào môi trường những người cùng khổ trong xã hội cũ. Đứa bé hay tủi thân vì thiếu ăn thiếu mặc, thiếu tình thương yêu chăm sóc đã lang thang nơi đầu đường xó chợ, vườn hoa, bến tầu, bến ô tô hay bãi đá bóng… chung đụng với đủ loại trẻ con đói khổ, lêu lổng phải tự bán báo, xôi chè, bánh kẹo, hoa quả, ăn mày, ăn cắp… để tự lăn lộn, tự kiếm sống bằng những nghề nhỏ mọn. Đã thế, năm mười lăm tuổi, Nguyên Hồng lại bị đày đọa trong các nhà lao Nam Định, Hà Nội rồi bị giam ở trại “Tù trẻ con” ở Trí Cụ (Phúc Yên). Cậu bé ốm yếu, đa cảm, sống giữa một bọn thú dữ đã nhiều lần bưng mặt khóc nức nở ngay dưới gốc cây, bên cạnh xe bò rác mỗi khi nghĩ đến tuổi ấu thơ và thành phố quê hương mình.

Năm 1934, đời sống gia đình lúc này rất khó khăn lại bị họ hàng làng xóm dị nghị hắt hủi, Nguyên Hồng phải thôi học từ giã quê hương và bà nội cùng mẹ bà bố dượng ra sinh sống ở xóm Cấm, Hải Phòng như tìm một lối thoát về sinh kế và tinh thần.

Tại Hải Phòng, dù muốn hay không mẹ con Nguyên Hồng cũng phải gia nhập vào cái xã hội dưới đáy của thành phố Cảng. Chính vì thế mà ông được kết nạp vào cái phần cơ cực nhất của Hải Phòng: Hải Phòng của thợ thuyền, của phu bến tàu, của những người buôn thúng bán mẹt, vất vả lam lũ, sống chen chúc ở những xóm lao động tối tăm. Cuộc đời của một thanh niên thất nghiệp, dáng người nhỏ bé lom khom, gương mặt xanh xao mất máu, ngày ngày lang thang khắp nơi chầu chực ở bến tàu, nhà máy, các kho hàng cửa hiệu hoặc lân la ở các xóm ngõ đầu đường nơi


đi về của phu phen thợ thuyền để nghe ngóng thăm dò xin việc. Vườn hoa là chặng nghỉ cuối cùng sau cả ngày đi rạc cẳng, chầu chực xin xỏ khắp nơi mà không được việc gì cả, là nơi sau những buổi cơm chiều không có, đèn nhà hết dầu Nguyên Hồng đến đứng lặng lẽ, thẫn thờ, trong lòng buồn bã, tái tê vô cùng. Người thanh niên thất nghiệp lê đôi guốc mòn vẹt gần hết gót nhẫn nhục đi xin việc ngày này qua ngày khác mà không được. Nguyên Hồng hiểu rằng đối với một người thanh niên thời đó, địa vị không có, gia đình suy tàn, học thức tầm thường nhỏ nhoi thì chỉ còn một cách tồn tại trong cuộc sống bằng cái cao quý trong sạch là văn chương. Và Nguyên Hồng bắt đầu viết, viết suốt ngày đêm, viết một cách say mê, bất chấp “cái đói ê ẩm thấm thía vô cùng trong đêm mưa lạnh, hoang vắng”.

Khi viết về những người dân nghèo khổ, nhà văn có một vốn sống rất phong phú dường như viết về chính cuộc đời mình. Cuộc sống thiếu thốn lầm than trong tầng lớp cặn bã đã giúp Nguyên Hồng trải nghiệm bản thân trong thế giới của những người cùng khổ. Vì vậy, trong sáng tác của mình ông rất dễ cảm thông, chia sẻ những nỗi đau, bất hạnh của con người.

1.3.2. Nhà văn của những người cùng khổ

1.3.2.1. Những đứa trẻ nghèo không có tuổi thơ

Xuất phát từ tuổi thơ nhiều bất hạnh, Nguyên Hồng thấu hiểu và cảm thương sâu sắc cho số phận mong manh và những nỗi cơ cực của những đứa trẻ con nhà nghèo. Viết về những cảnh đời này ông đã phản ánh một cách cụ thể, chi tiết từng mảnh đời, từng số phận để khái quát một cách toàn diện cuộc sống cơ cực, cay đắng của những trẻ em nghèo trong những xã hội cũ.

Các nhân vật trẻ em của Nguyên Hồng hầu hết là những đứa trẻ con các gia đình lao động nghèo khổ. Mỗi em một gương mặt, một cảnh ngộ nhưng đều giống nhau ở cảnh đời lam lũ, cơ cực, đói khát, bất hạnh. Tuy còn nhỏ, nhưng chúng phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống, phụ giúp gia đình. Đó là một em bé làm xiếc trong Hai nhà nghề, hai đứa trẻ mò mẫm trộm căp kiếm sống như Điều và Tí Sáu trong Con chó vàng, một bé gái dắt thuê cho một bà lão ăn mày như Mũn (Đây bóng tối), một em bé mười bốn tuổi lo toan mọi công việc trong cuộc sống gia đình như


Nhớn trong truyện ngắn Láng. Các em phải lo toan mọi công việc nặng nhọc “sáng ra từ trên giường bước xuống đất là luôn tay, luôn chân, sục sạo, xốc vác quần quật cho tới khuya. Vớt bèo, hái rau, xin nước gạo, nấu cám lợn, đi chợ bán những thứ rau đậu nhà trồng, làm vườn cắt cỏ, lấy lá tre, nhặt củi rào, thổi cơm, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa” [30,477].

Còn Thạo bé trong “Giọt máu” thì lại có nỗi khổ riêng rất thấm thía tội nghiệp. Cuộc sống tối tăm nặng nề đói rét, áp bức đã làm cho em có dáng vẻ len lét, sợ sệt, ngơ ngác ngay cả khi ăn uống hay vui chơi. Bố mẹ đi làm, Thạo bé đỡ đần cha mẹ bằng đủ mọi việc như quét nhà, rửa bát, trông em … Niềm vui duy nhất của cô bé là được chăm sóc hai luống ngô với mơ ước khi bẻ bắp bán đi sẽ dành dụm tiền mua gà về nuôi, bán gà đi để tết may áo mới. Nhưng thành quả lao động của em bị mụ chủ nhà độc ác nhẫn tâm tước đoạt để trừ nợ tiền nhà của bố mẹ em. Việc tước đi niềm hy vọng và niềm vui nhỏ bé ấy đã khiến cho em tiếc nuốc, đau xót đến ngẩn ngơ, đến thất thần. Tâm hồn Thạo đã bị tổn thương sâu sắc trước cách xử sự tàn nhẫn của mụ chủ nhà. Em sống như một cái bóng không hồn vậy: “Cái bóng còm cõi thường thần mặt ra nhìn thiếp vào khoảng không, ngồi hàng giờ không nhúc nhích nhìn ra vườn” [30,550].

Người đọc nghẹn ngào đau đớn cho thân phận những em bé nghèo, nhỏ nhoi, hiền như chiếc lá non, hoàn toàn không có khả năng tự vệ trước giông bão của cuộc đời. Nhưng dù bị đày đọa, vùi dập đến đâu thì chúng vẫn là những đứa trẻ nhân hậu giàu lòng tương thân tương ái. Viết về đề tài này, Nguyên Hồng đau đáu một trăn trở: làm thế nào cho cuộc sống của các em có thể tốt hơn? Làm sao những ước mơ của các em có thể trở thành hiện thực? Ngày nay, chúng ta nói nhiều đến việc chăm sóc bảo vệ trẻ em, nhưng trước chúng ta hơn nửa thế kỷ, Nguyên Hồng đã thức tỉnh điều này. Lời kêu gọi hãy cứu lấy trẻ em, hãy bảo vệ quyền sống của trẻ em luôn toát ra từ tác phẩm của ông. Đó là một trong những lý do khiến cho tác phẩm của Nguyên Hồng bao giờ cũng thấm đẫm một tinh thần nhân đạo cao cả bên cạnh một tinh thần phê phán sâu sắc, quyết liệt xã hội thực dân phong kiến đương thời.


1.3.2.2. Những người phụ nữ khổ đau

Giống như Nam Cao, Nguyên Hồng cũng rất quan tâm đến đời sống của người phụ nữ lao động nghèo. Họ thường sống ở những miền quê hẻo lánh xơ xác, tiêu điều, hay những nơi thành thị ngột ngạt. Tuy hoàn cảnh sống khác nhau nhưng họ đều giống nhau ở số phận đau thương cay đắng và bi thảm. Nguyên Hồng đã mô tả họ là những nạn nhân cùng khổ nhất trong xã hội cũ. Trên đầu họ bị dồn tới mọi tai họa của cuộc sống. Những bất hạnh của cuộc đời cứ như một quy luật tự nhiên đè lên vai người phụ nữ. Họ phải chịu nhiều nghịch cảnh như mồ côi, hạnh phúc tan vỡ, bất hạnh thiệt thòi (Chị Hai mươi hai, Láng, Lệ Hà, Mũn, Mẹ Thưởng, Lựu, Mụ Mão, Mợ Du, Quyến, Vịnh). Tuy nhiên, dù cuộc sống tối tăm mù mịt nhưng những nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn của Nguyên Hồng luôn sống cho người khác, vì người khác. Họ hy sinh cả bản thân của mình không một chút đắn đo suy tính, chỉ một lòng vì chồng vì con, vì gia đình thân yêu nhỏ bé của mình.

Mũn trong Đây bóng tối từ thuở ấu thơ đã phải sống trong cảnh cơ cực, côi cút: Mồ côi cha mẹ, phải đi dắt thuê cho một bà lão ăn mày, chẳng bao giờ biết đến miếng ngon. Nhưng Mũn đã không ngại ngần giúp Nhân trong một tình huống trớ trêu, bị tiếng cười nhạo báng của những người xung quanh cứ ròn rã không ngớt. Từ đó, hai đứa trẻ tội nghiệp ấy đã xích lại gần nhau hơn, chúng chia sẻ với nhau cả những miếng thịt lẫn lộn cơm và nước dãi ngậm giấu trong miệng Nhân mà vẫn thấy ngon lành. Lớn lên họ yêu nhau và mong ước bằng chính sức lao động của mình có thể xây dựng hạnh phúc với nhau trọn đời. Nhưng tai họa liên tiếp ập xuống cái gia đình nhỏ bé ấy, phá tan những ngày êm ấm trong gia đình họ. Nhân bỗng nhiên bị đau mắt nặng, chữa chạy tốn kém mà vẫn không khỏi, cuối cùng thì mù hẳn. Mũn lại mới sinh thêm con. Cả bầy con thơ dại với người chồng mù lòa đều trông chờ vào đôi vai gầy nhỏ bé của Mũn. Bất chấp hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo ập đến, Mũn vẫn gắng mình chống đỡ: “Nàng như một tấm lá chắn đỡ lấy trăm nghìn mũi tên sắc nhọn để che chở cho chồng con được toàn vẹn” [30,138]. Hơn thế nữa, Mũn vẫn luôn vui vẻ, tạo không khí đầm ấm, yên vui trong nhà, chăm sóc chồng con càng chu đáo hơn và luôn động viên chồng vượt qua mặc cảm:


Hơn Nhân, Mũn còn chịu đựng nhiều sự ức hiếp, bất công ngoài xã hội để kiếm miếng ăn mà Mũn vẫn vui vẻ, vẫn không hề cất một tiếng than vãn. Những kẻ yếu đuối sẵn có một tấm lòng thương yêu và yêu rất giản dị, rất chân thật nhưng thấm thía vô cùng” [30,128].. Cuối cùng, một tai họa khủng khiếp nhất, bất ngờ nhất đã đổ xuống: Mũn vì cố nấn ná muốn bán thêm chút bánh nữa mà dùng dằng chưa lên bờ, người bán hàng ở tàu cáu tiết cầm cả mâm bánh liệng xuống phà, vì phải nhảy theo nên Mũn trượt chân ngã nhào xuống sông mà chết mất xác. Một cái chết đầy xót xa đau đớn.

Nguyên Hồng đã mô tả được những nỗi cơ cực của người phụ nữ trước cách mạng bằng sự cảm thông và xót xa sâu sắc nhất của mình. Ông không chỉ mô tả họ khổ trong nỗi khổ chung của người lao động nghèo mà còn phát hiện và mô tả những nỗi khổ cực đắng cay riêng của họ, của giới họ. Họ bị những tập tục phong kiến, những lễ giáo hà khắc cổ hủ trói buộc. Người thì khổ vì lấy chồng mà không có con (Người mẹ không con). Không những họ bị chồng chửi mắng, rủa xả, đánh đập, ruồng rẫy mà còn chịu đựng lời đàm tiếu của thiên hạ. Nguyên Hồng đã thấu hiểu sự bất hạnh lớn nhất cuộc đời người phụ nữ là không được làm mẹ. Cái số phận nghiệt ngã thảm khốc ấy đã đẩy họ vào cảnh “cô độc còn hơn tù tội”. Những hủ tục phong kiến còn đầy đọa người phụ nữ trong nỗi đau tinh thần của họ: nếu chồng chết thì cấm đi bước nữa. Người đàn bà nào mà lỡ chạy theo tiếng gọi của tình yêu thì sẽ bị chừng phạt tàn nhẫn.

Mợ Du, một người đàn bà đẹp và tốt bụng vì đã có chồng rồi mà lại yêu anh thợ may trai trẻ, nên đã bị cả gia đình nhà chồng bắt phải rời bỏ chồng con, phải đi xa và không được phép gặp lại đứa con ruột thịt của mình. Nhưng lòng thương nhớ con trào dâng khiến mợ Du thường phải lén lút vụng trộm mới có thể được gặp lại đứa con yêu dấu trong chốc lát. Người phụ nữ ấy đã phải lang thang kiếm sống nơi xứ người xa xôi và cuối cùng chết trong nỗi cô đơn, nỗi đau khắc khoải không chồng con, không thân thích, không quê hương, không gia đình.

Nguyên Hồng đã thấu hiểu những bi kịch đắng cay và đau xót của người phụ nữ trong vấn đề tình yêu hôn hân và hạnh phúc gia đình. Ở cái xã hội thực dân

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí