So Sánh Quá Trình Mua Lại, Hợp Nhất, Sát Nhập Của Một Số Nước Châu Á Nhằm Ứng Phó Với Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính 1997 -1998

sở hữu nhà nước trong các NHTMNN và các NHTMCP, quy về một cơ quan quản lý đầu tư vốn nhà nước chuyên nghiệp, độc lập và có trách nhiệm giải trình cao.

Hai là, giảm tâm lý ỷ lại bằng kỷ luật thị trường, xóa bỏ sở hữu của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế tại các NHTM, đặc biệt tập trung vào việc xóa bỏ các ngoại lệ trong việc tuân thủ khung giám sát của các luật liên quan và tăng cường sức mạnh kiểm soát của thị trường.

Ba là, giảm hệ quả tiêu cực của tình trạng tách rời quyền sở hữu và quyền kiểm soát, tăng sức mạnh kiểm soát bằng kỷ luật thị trường thông qua việc tăng cường minh bạch hóa thông tin, tăng trách nhiệm giải trình, tôn trọng quy tắc “one share one vote”, đồng thời tăng chính chính danh, làm rõ cấu trúc sở hữu, người sở hữu cuối cùng và trách nhiệm giải trình.

Bốn là, hoàn thiện các quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng tiếp cận các chuẩn mực ngân hàng quốc tế được quy định trong các Hiệp ước Basel, đặc biệt cần hoàn thiện các quy định về vốn tự có (hệ số CAR), song biện pháp ngắn hạn đối với NHTW là cần phải nhanh chóng tiến hành kiểm toán lại vốn tự có của các NHTM; giảm giới hạn tỷ lệ sở hữu mà các cổ đông phải có trách nhiệm báo cáo, định nghĩa lại khái niệm người có liên quan một cách chặt chẽ và bao quát hơn, sửa lại các quy định về công bố thông tin, mở rộng quyền giám sát cổ đông sở hữu ngân hàng của NHTW, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chế tài.

2.4.3. Mua lại, hợp nhất và sáp nhập một số NHTM:

Để tạo điều kiện tiền đề cho quá trình mua bán, sát nhập giữa các NHTM, NHTW các nước thường tiến hành rà soát và phân loại các ngân hàng yếu kém theo bộ tiêu chuẩn phân loại hoạt động do NHTW xây dựng, căn cứ trên đặc điểm của thị trường tài chính nước đó. Theo đó, những ngân hàng không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn bị buộc chấm dứt hoạt động để ngân hàng có tình hình tài chính tốt hơn mua lại. Với những ngân hàng đang gặp khó khăn nhưng có khả năng phục hồi sẽ được yêu cầu sáp nhập, hợp nhất với nhau. Qua đó, số lượng ngân hàng sau tái cấu trúc giảm xuống, quy mô vốn, chất lượng tài sản, năng lực cạnh tranh và lợi nhuận được cải thiện. Cần lưu ý rằng, trong bối cảnh khủng hoảng, quá trình mua bán, sát nhập giữa các NHTM không hoàn toàn mang tính chất tự nguyện mà nằm trong kế hoạch tái cấu trúc ngân hàng do

NHTW hoặc Chính phủ tiến hành tại nhiều quốc gia trên thế giới, xuất phát từ ý chí chủ quan của các nhà hoạch định chính sách nhằm giải cứu các ngân hàng yếu kém, cứu hệ thống ngân hàng khỏi đổ vỡ.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997-98), để đối phó với nguy cơ sụp đổ của hệ thống ngân hàng, các nền kinh tế trong khu vực đã đẩy mạnh áp dụng biện pháp này, cụ thể như sau:

Bảng 1: So sánh quá trình mua lại, hợp nhất, sát nhập của một số nước Châu Á nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính 1997 -1998


Đóng cửa

Nhà nước mua

Sáp nhập

In-đô- nê-xia

64 ngân hàng (18%)

12 NHTM (20%)

4 trong số 7 ngân hàng nhà nước được sáp nhập thành 1 ngân hàng (54%)

Hàn Quốc

5 NHTM, 17 NH bán buôn và hơn 100 tổ chức tài chính phi ngân hàng (15%)

4 NHTM (25%)

9 ngân hàng và 2 ngân hàng bán buôn để thành lập 4 NHTM mới (15%)

Ma-lai- xia

Không

1 NHTM, 1 NH bán buôn và 3 công ty tài chính đặt dưới sự kiểm soát của NHTW (12%)

6 thương vụ sáp nhập giữa công ty tài chính và NHTM (2%)

Thái Lan

57 công ty tài chính, 1

NHTM (2%)

7 NHTM, 12 Công ty

tài chính (2,2%)

5 NHTM và 13 công ty tài chính được sáp nhập thành 3 ngân hàng (20%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Cải cách hệ thống ngân hàng trung quốc và một số bài học kinh nghiệm cho tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam - 6

Chú thích: Số liệu trong ngoặc là tỷ lệ % so với tài sản trong khu vực tài chính.

Nguồn: World Bank (1999), Global Economic Prospects and the Developing Countries, 2000, Table 3.5.

2.4.4. Thành lập cơ quan đặc trách xử lý nợ xấu:

Đây được xem là biện pháp tiên quyết trong tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở một quốc gia. Khi nợ xấu tăng liên tục một cách có hệ thống, Chính phủ và NHTW các nước đều nỗ lực giảm tỷ lệ này xuống mức an toàn một cách nhanh nhất. Mỗi quốc gia có một cách xử lý khác nhau, trong đó phổ biến nhất là nâng mức yêu cầu về dự phòng rủi ro, siết chặt các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng, và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Đặc biệt, tại một số nước, Chính phủ phân loại các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thành 2 nhóm: (i) nhóm hoạt động tốt; (ii) nhóm các khoản nợ dưới chuẩn; và yêu cầu nhóm (ii) tập

trung vào giải quyết các khoản nợ xấu và để ban lãnh đạo ngân hàng thuộc nhóm

(i) có điều kiện tập trung phát triển những hoạt động cho vay mới có hiệu quả.

Thành lập Công ty Quản lý Nợ và Tài sản (AMC) là một mô hình giải quyết nợ xấu khác đã được áp dụng thành công tại một số nước. Các công ty quản lý nợ và tài sản xấu không chỉ giúp tăng tính chuyên nghiệp trong khả năng xử lý nợ mà còn giúp hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định trở lại do việc mua lại nợ xấu sẽ tạo điều kiện phục hồi khả năng cho vay của các ngân hàng. Ngoài ra, về mặt kinh tế, các AMC còn giúp tận thu giá trị của các tài sản xấu, bù đắp phần nào chi phí bỏ ra trong tiến trình tái cấu trúc bằng cách cấu trúc lại các khoản nợ và bán lại cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp khác (như quỹ đầu tư, quỹ hưu trí…) để đem lại lợi nhuận.

Có hai mô hình xử lý nợ xấu phổ biến trên thế giới: mô hình tập trung (nợ xấu của các NHTM sẽ được tập trung lại vào một công ty quản lý tài sản để xử lý) và mô hình phi tập trung (các ngân hàng vẫn giữ nguyên nợ xấu trong báo cáo tài chính của mình, nhưng lập ra công ty quản lý tài sản của mỗi ngân hàng để tự xử lý khoản nợ xấu đó). Khởi nguồn của mô hình tập trung là Hoa kỳ với RTC (Resolution Trust Company - Công ty tín thác xử lý tài sản). Sau sự thành công của RTC tại Mỹ, nhiều quốc gia đã áp dụng và xây dựng công ty quản lý tài sản quốc gia như Ma-lai-xia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và thu được những kết quả khác nhau. Trong khi đó, mô hình phi tập trung cũng được áp dụng ở các nước Đông Âu như Hungari, Ba Lan, Cộng hòa Séc, tuy nhiên mức độ thành công của mô hình này không cao như mô hình tập trung.

Cơ chế xử lý nợ xấu của một số nền kinh tế chủ yếu trong khu vực Đông Á trong cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 1997-1998 có thể được tổng kết trong bảng dưới đây:

Bảng 2: Cơ chế xử lý nợ xấu của một số nền kinh tế Đông Á trong cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 1997-1998


In-đô-nê- xia

Korea

Ma-lai-xia

Thailand

Công ty quản lý tài sản theo mô hình tập trung mua các tài sản với mức giá hỗ trợ

Tài sản được mua ban đầu với giá cao hơn mức giá cân bằng của thị trường (có thể truy đòi). Từ tháng 2/1998, giao dịch mua được thực hiện hướng tới giá thị trường

Tài sản được định giá bởi công ty kiểm toán độc lập

Không áp dụng

Loại tài sản được chuyển giao

Tài sản kém chất lượng nhất

Không có chiến lược cụ thể

Khoản cho vay lớn hơn 5 triệu ringgit và phần lớn các khoản vay được đảm bảo bằng bất động sản/cổ phiếu.

Không áp dụng

Nguồn: World Bank (2000), East Asia: Recovery and Beyond, Table 4.5

Tuy nhiên, theo cả 2 mô hình thì tái cấu trúc doanh nghiệp vẫn là giải pháp gốc rễ giúp làm giảm triệt để nợ xấu cho ngân hàng. Trong đó, các tập đoàn kinh tế lớn phải cam kết với Chính phủ về việc đóng cửa các chi nhánh yếu kém, cùng với các công ty, doanh nghiệp khác thực hiện tái cơ cấu kinh doanh với việc tập trung vào những ngành nghề kinh doanh chính, xóa bỏ bảo lãnh giữa các đơn vị thành viên và duy trì một cơ cấu vốn bền vững.

2.4.5. Quản trị rủi ro:

Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 vừa qua cho thấy, quản trị rủi ro ngân hàng là một lĩnh vực quan trọng nhưng thời gian qua chưa được coi trọng đúng mức (ở cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển), điều này đã khiến rủi ro tích lũy trong hệ thống và gây ra cuộc khủng hoảng vừa qua (Delimatsis, 2012). Quản trị rủi ro ngân hàng hiện đại bao gồm một loạt các chính sách/biện pháp ở cấp vĩ mô (chính sách an toàn, thận trọng do NHTW ban hành) và cấp vi mô (các quy định, kế hoạch cụ thể của từng NHTM) nhằm triển khai các quy định về đo lường hệ số an toàn vốn và tiêu chuẩn vốn tối thiểu cần đạt theo quy định trong Hiệp định Basel (Bessis, 2011). Hiện nay, đa số các quốc

gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đang trong quá trình triển khai hoặc hoàn tất áp dụng các tiêu chuẩn của Basel II trong quản trị rủi ro ngân hàng.

Bảng 3: Tình hình áp dụng các tiêu chuẩn của Basel trên thế giới


Tình hình triển khai

Quốc gia/vùng lãnh thổ

Đã hoàn tất triển khai Basel II, đang trong quá trình triển khai Basel III

- Liên minh Châu Âu, Canada

- Khu vực Đông Bắc Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong

- Khu vực Đông Nam Á: Singapore, In-đô-nê-xia

- Trung Quốc, Ấn Độ, Saudi Arabia, Mexico, Brazil

Đang trong quá trình triển khai Basel II

- Argentina, Nga, Hoa Kỳ

- Phần lớn các quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam)

Nguồn: “Báo cáo lãnh đạo các nước G20 về tình hình triển khai Basel II đến 08/2013 ”, Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng (BCBS).

Quản trị rủi ro ngân hàng theo tiêu chuẩn Basel II dựa trên 3 trụ cột chính:

(i) Tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (8%) của tổng tài sản có rủi ro (bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành và rủi ro thị trường); (ii) Khung giải pháp cho các rủi ro mà NHTM đối mặt (rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý) và 04 nguyên tắc giám sát phòng ngừa rủi ro cơ bản, gồm: đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro, đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu, duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định và can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định; (iii) Công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường (về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn, mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này).

Trên thế giới, các ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp quản trị RRHĐ ngay khi Basel II được triển khai. Phương pháp tiếp cận đo lường hiện đại AMA (Advanced Measurement Approach) đã được nhiều ngân hàng ở những nước có ngành ngân hàng phát triển trên thế giới áp dụng như: Úc, Nhật, Mỹ, khu vực châu Âu. Cuộc nghiên cứu với tổng cộng 121 ngân hàng đến từ 17 quốc gia năm 2008 đã rút ra kết luận rằng, tỷ lệ vốn rủi ro hoạt động trên tổng thu nhập của các ngân

hàng không sử dụng phương pháp AMA (12-18%) là cao hơn so với các ngân hàng có sử dụng phương pháp này (10.8%).

Bảng 4: Tỷ lệ vốn rủi ro hoạt động/Tổng thu nhập tại các khu vực trên thế giới


Khu vực

Áp dụng AMA

Không áp dụng AMA

Úc

7.80%

13.90%

Châu Âu

10.70%

12.10%

Nhật Bản

12.40%

14.60%

Bắc Mỹ

11.60%

13.10%

Brazil/Ấn Độ

NA

7.50%

Tất cả các khu vực

10.80%

12.80%

Nguồn: Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2009)

Bên cạnh đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộcˆ(một phần số dư tiền gửi các loại mà NHTM phải dự trữ dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi tại NHTW) cũng là một công cụ được NHTW sử dụng phổ biến, không chỉ để điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông, mà chức năng đầu tiên và quan trọng nhất là đảm bảo thanh khoản cho NHTW (Hendricks và Hirtle, 1997). Tỷ lệ này được xác định dựa trên: (i) Tính chất kỳ hạn của mỗi loại tiền gửi (thông thường, kỳ hạn càng dài thì mức độ ổn định càng cao và độ rủi ro thanh khoản càng thấp và vì thế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi này thường thấp hơn so với loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn hơn);

(ii) Mức độ của các khoản nợ - quy mô của các nguồn tiền gửi (thông thường, quy mô của các nguồn tiền gửi càng cao thì khả năng rủi ro càng cao và vì thế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tỷ lệ thuận với quy mô nguồn tiền gửi); (iii) Các loại tiền gửi khác nhau (do có tính thanh khoản và chuyển đổi khác nhau).

2.4.6. Cơ cấu lại vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng sau khi trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản nợ và giảm giá tài sản là cở sở để đưa ra các biện pháp cụ thể như yêu cầu các ngân hàng tăng vốn, cho vay thêm hoặc yêu cầu các ngân hàng có mức an toàn vốn thực tế dưới mức tối thiểu theo luật định phải sáp nhập hoặc giải thể. Tại các nền kinh tế phát triển, chính phủ có đủ nguồn lực tài chính sẽ có xu hướng ‘quốc hữu hóa’ để nắm quyền kiểm soát nhằm thực hiện các biện pháp tái cấu trúc cần thiết, sau đó bán lại cho tư nhân khi ngân hàng đó dần đi vào ổn định.

Tại các nền kinh tế đang phát triển, khi chính phủ không đủ nguồn lực để ‘quốc hữu hóa’ toàn bộ các NHTM yếu kém sẽ có xu hướng mời các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tài trợ tăng vốn cho các ngân hàng gặp khó khăn bằng cách đưa ra các điều kiện có lợi (gọi là vốn đối ứng hay thực chất là đồng tài trợ). Theo đó, khi nhà đầu tư bỏ vốn tài trợ cho một ngân hàng gặp khó khăn thì Chính phủ cũng cam kết góp vốn vào ngân hàng đó theo một tỷ lệ nhất định dưới vai trò nhà đầu tư thứ hai đồng tài trợ. Điều này không chỉ tạo niềm tin cho nhà đầu tư về khả năng vực dậy của ngân hàng mà còn làm giảm lượng vốn Chính phủ cần bỏ ra để cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng đó. Trong thực tiễn, để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ một số nước cũng tiến hành nâng hạn mức sở hữu nước ngoài lên một mức cao và trong một khoảng thời gian tương đối dài. Tiếp đó, nhằm tránh tình trạng rủi ro gia tăng khi bị các cổ đông nước ngoài chi phối, sau khoảng thời gian đã cam kết ban đầu, các nhà đầu tư nước ngoài phải bán lại cổ phần của mình cho các nhà đầu tư trong nước để giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài xuống một mức hợp lý theo luật định.

2.4.7. Cải thiện niềm tin vào hệ thống ngân hàng:

Để khôi phục lại niềm tin của dân chúng đối với hệ thống ngân hàng thì trước hết NHTW phải thể hiện quyết tâm thực hiện một kế hoạch tái cấu trúc triệt để mà đầu tiên là minh bạch hóa thông tin đầy đủ và chính xác về hoạt động điều hành hay tình hình tài chính của ngân hàng, bao gồm nợ xấu, các giao dịch ngoại bảng, các chứng khoán phái sinh hay thậm chí là các thông tin đặc biệt như thua lỗ do khiếu kiện…, và đây là một yêu cầu bắt buộc phải được thực hiện đối với các NHTM.

Ngoài ra, Chính phủ cần tăng cường bảo vệ người gửi tiền bằng cách gia tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi và kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Bảo hiểm tiền gửi trong việc ngăn ngừa và quản lý khủng hoảng. Tăng cường vai trò của cơ quan này trong mạng an toàn tài chính quốc gia, cụ thể, trong việc củng cố niềm tin của người gửi tiền với vai trò giám sát, cảnh báo sớm, xử lý ngân hàng gặp vấn đề một cách êm thấm góp phần đảm bảo an toàn hệ thống.

Trên thế giới hiện nay có ba mô hình bảo hiểm tiền gửi phổ biến: Mô hình chi trả, mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng và mô hình giảm thiểu rủi ro.

(i) Mô hình chi trả: các mục tiêu chính về chính sách công của các hệ thống bảo hiểm tiền gửi theo mô hình chi trả là để trả người gửi tiền trong các tổ chức tham gia bảo hiểm thất bại và góp phần vào sự ổn định của hệ thống tài chính. Mô hình chi trả đơn thuần có ba chức năng chính: thu phí bảo hiểm, quản lý quỹ và bồi thường cho người gửi tiền. Một số tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo mô hình chi trả trên thế giới: Quỹ bảo lãnh tín dụng Braxin (Brazil Fundo Garantidor de Créditos - FGC); Quỹ bảo hiểm tiền gửi cộng hòa Séc (Czech Republic-Fond Pojisteni Vkladu/Deposit Insurance Fund Czech Republic - FPV); Quỹ bảo hiểm tiền gửi Phần Lan (Finland Deposit Guarantee Fund - DGF); Quỹ bảo hiểm tiền gửi quốc gia Hungary (National Deposit Insurance Fund of Hungary – NDIFH)…

(ii) Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng: Cùng với những vai trò căn bản của mô hình chi trả, mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng còn liên quan đến việc xử lý nợ xấu, chịu trách nhiệm thanh lý ngân hàng, và đồng quản lý các ngân hàng thành viên. Các tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng: Quỹ bảo hiểm tiền gửi Bungary (Bulgarian Deposit Insurance Fund - BDIF); Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản (Deposit Insurance Corporation of Japan - DICJ); Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc (Korea Deposit Insurance Corporation - KDIC); Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Đài Loan (Taiwan-Central Deposit Insurance Corporation - CDIC).

(iii) Mô hình giảm thiểu rủi ro: Ngoài các chức năng như hai mô hình phía trên, mô hình giảm thiểu rủi ro còn có chức năng quản lý rủi ro một cách toàn diện và đóng vai trò trong việc tăng cường ổn định tài chính. Trách nhiệm và quyền hạn của mô hình này bao gồm cả việc can thiệp, giám sát, xử lý thất bại trực tiếp các tổ chức thành viên. Ví dụ điển hình của mô hình này là Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang của Hoa Kỳ (Federal Deposit Insurance Corporation - FDIC); Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Canada (Canada Deposit Insurance Corporation - CDIC); Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Philippine (Philippine Deposit Insurance Corporation - PDIC).

Bên cạnh đó, do các biện pháp tái cấu trúc hợp lý là điều kiện cần, môi trường vĩ mô ổn định là điều kiện đủ để quá trình tái cấu trúc diễn ra thuận lợi. Ngân hàng trung ương có trách nhiệm ổn định tiền tệ để ngân hàng và doanh

nghiệp xây dựng những kế hoạch, chiến lược phát triển trong tương lai một cách chính xác, các mối quan hệ kinh tế trên thị trường không bị méo mó.

2.4.8. Xây dựng ngân hàng theo tiêu chuẩn hiện đại:

Các hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng chỉ có thể đem lại hiệu quả tích cực khi được đặt trong một khuôn khổ pháp lý ổn định và tương đối hoàn thiện, do đó, tất cả các nước trên thế giới khi tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đều tiến hành rà soát lại các văn bản pháp luật, xây dựng các phương án can thiệp của Chính phủ và NHTW trong các tình huống khác nhau, để đảm bảo rằng chúng không vi phạm các luật lệ đã ban hành trước đây. Việc này rất quan trọng bởi nó cho thấy hành vi can thiệp của Chính phủ và NHTW là khách quan, bình đẳng và minh bạch, vì lợi ích chung của nền kinh tế chứ không phải vì động cơ nào khác. Chính phủ cần đề ra các tiêu chí về một ngân hàng hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững hướng tới thông lệ tốt nhất như: vốn điều lệ thực tối thiểu; điều kiện cần và đủ để thành lập ngân hàng; phạm vi và lĩnh vực kinh doanh ứng với qui mô; hạ tầng công nghệ tối thiểu phải có; việc phân loại nợ theo thời gian và chất lượng nợ; tiêu chí về năng lực hoạt động; năng lực cạnh tranh; vấn đề minh bạch thông tin và kỷ luật thị trường; căn cứ cào các tiêu chí này để xây dựng một quy trình và xác định mức độ can thiệp của Nhà nước cho từng trường hợp cụ thể. Điều này sẽ tạo cơ sở thúc đẩy các ngân hàng hoạt động hiệu quả và ngày càng cạnh tranh lành mạnh hơn.

Thực tiễn tái cấu trúc ngân hàng tại các quốc gia khác nhau cho thấy, các biện pháp nêu trên có mối liên hệ và tác động bổ sung/thay thế cho nhau, nhằm đạt được những bước đi/mục tiêu cụ thể trong lộ trình tái cấu trúc. Taylor (2012) đã tổng kết sự lựa chọn/đánh đổi của các biện pháp tái cấu trúc ngân hàng chủ yếu như sau:

Bảng 5: So sánh tổng hợp các biện pháp tái cấu trúc ngân hàng chủ yếu


Biện pháp

Tốc độ

Chi phí tài khóa

Động cơ cho kỷ

luật trong tương lai

Lòng tin của hệ thống

Nhà nước cứu trợ toàn bộ

Nhanh

Cao

Thấp

Thấp

Hầu như không xử phạt các lỗi

Xói mòn lòng tin vào tương lai

Trường hợp đóng cửa , cấp vốn bổ sung, sáp

nhập và mua lại

Trung bình

Thấp/trung bình

Trung bình/Tốt

Mạnh

Phụ thuộc vào các khoản lợi nhuận

và “thiệt hại” cho

Nếu các bên nắm giữ cổ phần của

“ngân hàng xấu”

Tiến bộ rõ rệt của các ngân

hàng được quản


chọn lọc


những bên nắm giữ cổ phần của

“ngân hàng xấu”

nhận lỗ đầu tiên/toàn bộ

lý tốt hơn

Đóng cửa các ngân hàng yếu kém

Nhanh

Có thể cao

Tốt

Thấp

Nếu các khoản lỗ không ghi nhận

là lớn

Các bên nắm giữ cổ phần trả giá

cho sai lầm

Xói mòn lòng tin vào tương lai

hệ thống

Nguồn: L.Taylor, 2012 (SCB).

Kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu/khu vực cho thấy, đánh giá đúng thực trạng của hệ thống để từ đó lựa chọn những mô hình và chính sách/biện pháp tái cấu trúc phù hợp với đặc điểm thị trường, mục tiêu cải cách và nguồn lực là yếu tố quyết định thành công của quá trình này. Ngoài ra, tại các nền kinh tế chuyển đổi với thể chế kinh tế thị trường yếu, quyết tâm chính trị cao và phản ứng chính sách kịp thời, quyết đoán là nhân tố đặc biệt quan trọng đảm bảo tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thành công (Claudia và Ceyla, 1998) [60].

2.5. Kinh nghiệm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở một số quốc gia

2.5.1.Hoa Kỳ

Là nơi khởi nguồn của cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu 2008- 09 để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế thế giới, quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở Mỹ bao gồm quá trình tự tái cấu trúc của các tổ chức tài chính và quá trình hỗ trợ từ Chính phủ. Những cơ quan tham gia vào quá trình tái cấu trúc gồm: Cục Dự trữ Liên bang (FED), Bộ Tài chính và Cơ quản Bảo hiểm Tiền gửi (FDIC) trong đó:

(i) Fed có nhiệm vụ chủ yếu là duy trì thanh khoản trên hệ thống nhằm đảm bảo dòng vốn vẫn được lưu thông một cách trôi chảy;

(ii) Bộ Tài chính tham gia chủ yếu vào quá trình xử lý các tài sản tài chính có vấn đề giúp các ngân hàng cơ cấu lại bảng cân đối tài sản thông qua chương trình cứu trợ tài sản có vấn đề;

(iii) FDIC chủ yếu là xử lý các ngân hàng phá sản và có nguy cơ phá sản;

Sự phối hợp chặt chẽ của 3 cơ quan này trong mục tiêu chung là xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Chương trình mua lại các tài sản tài chính có mức độ rủi ro cao (Troubled Assets Relief Program–TARP) là một trong những điểm nhấn quan trọng trong tổng thể các giải pháp vượt qua khủng hoảng và tái cấu trúc thống ngân hàng Mỹ sau khủng hoảng 2008. Đây là chương trình mua lại các tài

sản tài chính có mức độ rủi ro cao từ các định chế tài chính. Theo đó, chính phủ Mỹ cho phép Bộ Tài chính sử dụng ngân sách liên bang mua hoặc bảo lãnh tối đa tới 700 tỷ USD các tài sản có vấn đề trong hệ thống các định chế tài chính của Mỹ với mục tiêu là khôi phục tính thanh khoản và ổn định của hệ thống tài chính.

Việc mua tài sản theo Chương trình TARP được cho là sẽ khôi phục lại thị trường, nhờ đó giá những tài sản này sẽ tăng dần và sẽ có lợi cho cả ngân hàng và Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, nếu TARP giúp ổn định lại tỷ lệ đủ vốn của các ngân hàng, thì về mặt lý thuyết sẽ cho phép các ngân hàng tăng cường cho vay thay vì phải giữ tiền mặt cho những khoản dự phòng rủi ro không lường trước đối với những tài sản có vấn đề. Hoạt động cho vay tăng lên cũng đồng nghĩa với “nới lỏng tín dụng”, theo đó Chính phủ hy vọng khôi phục thị trường tài chính và cải thiện niềm tin nhà đầu tư.

TARP quy định Bộ Tài chính Mỹ phải mua các tài sản này ở mức giá thấp nhất và đảm bảo giá mua là hợp lý, phản ánh giá trị cơ bản của tài sản đồng thời cũng có quyền bán hoặc tham gia vào các giao dịch chứng khoán, cho vay, mua bán lại, hoặc các giao dịch tài chính khác đối với mọi tài sản có vấn đề được mua mà được xác định là phù hợp với mục đích của Đạo luật. Số tiền thu về từ các hoạt động trên sẽ được đưa vào quỹ của Bộ Tài chính để giảm nợ công.

Bên cạnh chương trình mua lại các tài sản tài chính có vấn đề, Mỹ cũng đã sử dụng một cách khéo léo tổ chức bảo hiểm tiền gửi để giải quyết các ngân hàng đổ vỡ, bảo vệ người gửi tiền, ngăn chặn sự lây lan của khủng hoảng. Khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản, FDIC được chỉ định là tổ chức tiếp nhận và chịu trách nhiệm xử lý tài sản nhằm thu hồi một cách nhanh nhất với giá trị tối đa các tài sản còn lại của tổ chức đó. Thẩm quyền của FDIC về xử lý đổ vỡ ngân hàng được nâng lên rõ rệt sau khi Đạo luật Dodd-Frank được ban hành. FDIC được trao quyền lực rộng rãi không chỉ trong đảm bảo tiền gửi ngân hàng; bảo vệ người gửi tiền; kiểm tra và giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính; trực tiếp xử lý đổ vỡ ngân hàng, sắp xếp các đợt mua bán sáp nhập, mà còn có cả chức năng quản lý và giải cứu khủng hoảng. Cụ thể, Bộ Tài chính đã cho phép FDIC vay tối đa tới 500 tỷ USD để giải quyết vấn đề về vốn do quỹ vốn của FDIC đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua; giúp FDIC dễ dàng

hơn trong việc xử lý các ngân hàng quan trọng trong hệ thống mà không cần đến sự cho phép của Quốc hội.

Kết quả là, từ khi khủng hoảng xuất hiện đến 30/6/2015, đã có 373 ngân hàng quy mô lớn nhỏ đổ vỡ được FDIC xử lý thành công. Như vậy, trong giai đoạn khủng hoảng, FDIC đã chứng minh được vai trò thực tiễn trong xử lý ngân hàng đổ vỡ một cách nhanh, êm thấm mà không gây ra các hiện tượng hoảng loạn. Việc chính phủ Mỹ gia tăng thêm thẩm quyền cho FDIC sau giai đoạn khủng hoảng đã khẳng định vai trò chủ động của FDIC trong hệ thống an toàn tài chính và là thành phần không thể thiếu trong việc thực hiện các biện pháp của Chính phủ Mỹ để quản lý và ngăn ngừa khủng hoảng trong hệ thống tài chính.

Như vậy, khác với Trung Quốc, quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng tại Hoa Kỳ gắn liền với Chương trình TARP và dựa trên cơ chế thị trường trong (đó cho phép các ngân hàng và định chế tài chính yếu kém phá sản); đồng thời, gói hỗ trợ tài chính từ ngân sách cũng nhanh chóng thu hồi (trong thời gian khoảng 5 năm) và cơ quan đóng vài trò điều phối quá tình tái cơ cấu các NHTM yếu kém là FDIC chứ không phải các AMCs hay NHTW.

2.5.2. Hàn Quốc

Từ năm 1996 đến nay, Hàn Quốc đã buộc phải tiến hành nhiều đợt tái cơ cấu hệ thống tài chính nói chung và tái cơ cấu, xử lý nợ xấu hệ thống ngân hàng nói riêng đẻ ứng phó với nguy cơ khủng hoảng, đổ vỡ trong hệ thống tài chính nước này trước tác động của các cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và toàn cầu giai đoạn 1997 – 1998 và 2007 – 2008. Điểm tương đồng lớn nhất trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Hàn Quốc so với Trung Quốc và Việt Nam là việc đặt trong tâm xử lý mối quan hệ giữa ngân hàng – chính phủ – tập đoàn lớn (chaebol).

Một trong những đặc điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc là sự phát triển mạnh mẽ của các chaebol. Tuy nhiên, sự lớn mạnh của các chaebol lại phụ thuộc rất lớn vào chính sách của chính phủ và sự hỗ trợ vốn từ hệ thống NHTM. Theo các quy định của Chính phủ, các NHTM Hàn Quốc phải cho các chaebol vay với lãi suất thấp và Chính phủ sẵn sàng đứng ra bảo lãnh cho những khoản vay này trong những trường hợp doanh nghiệp phá sản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2022