Ngoài ra, các cách thức, biện pháp được sử dụng theo thông lệ quốc tế để đánh giá hiệu quả tái cơ cấu như: so sánh giữa mục tiêu và kết quả, so sánh giữa chi phí và lợi ích của tái cơ cấu, đánh giá mức độ thực hiện các phương án phục hồi của các NHTM yếu kém, đánh giá mức độ phục hồi sau tái cơ cấu/sau sát nhập của các NHTM định dạng mô hình, cấu trúc hệ thống NHTM sau tái cơ cấu, mức độ cải thiện năng lực tài chính và quản trị của các NHTM sau tái cơ cấu… cũng cần được phân tích, đánh giá trong quá trình nghiên cứu.
CHƯƠNG 2:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở MỘT SỐ NƯỚC
2.1. Hệ thống ngân hàng và những nguyên nhân cơ bản cần tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
2.1.1. Hệ thống ngân hàng:
Trên thế giới, hệ thống ngân hàng thường bao gồm: ngân hàng trung ương (NHTW), ngân hàng thương mại (NHTM), các tổ chức tín dụng vi mô/hợp tác xã tín dụng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Theo Luật Các tổ chức tín dụng (2010) của Việt Nam, hệ thống các tổ chức tín dụng gồm: Ngân hàng Nhà nước, các NHTM, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (các công ty tài chính và cho thuế tài chính), các tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Như vậy, có thể thấy, cách định nghĩa về hệ thống ngân hàng theo thông lệ quốc tế và của Việt Nam không có nhiều sự khác biệt. Trong đó, đối tượng chủ yếu của quá trình cải cách hệ thống ngân hàng trên thế giới, cũng như Đề án Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng Việt Nam giai đoạn 2011-2015 (Đề án 254) tập trung vào hai cấu phần chính của hệ thống là NHTW và NHTM. Do đó, luận án sẽ tập trung vào hai thành tố này.
2.1.1.1. Ngân hàng Trung ương:
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về NHTW trên thế giới, tuy nhiên, căn cứ vào lịch sử phát triển và hoạt động thực tế của NHTW, khái niệm NHTW có thể được hiểu mang những chức năng chủ yếu sau: (i) là ngân hàng cho Chính phủ và hệ thống ngân hàng, (ii) là cơ quan thực thi chính sách tiền tệ quốc gia; (iii) có thẩm quyền pháp lý phát hành tiền; (iv) chịu trách nhiệm giám sát hệ thống ngân hàng và thực thi chính sách tiền tệ. Thực tiễn trên thế giới hiện nay cho thấy, NHTW là định chế công được tổ chức theo mô hình trực thuộc Chính phủ (như tại Việt Nam, Trùng Quốc) thuộc hoặc độc lập so với Chính phủ (như tại Hoa Kỳ, Anh quốc) với Chính phủ.
Có thể bạn quan tâm!
- Cải cách hệ thống ngân hàng trung quốc và một số bài học kinh nghiệm cho tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam - 1
- Cải cách hệ thống ngân hàng trung quốc và một số bài học kinh nghiệm cho tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam - 2
- Tình Hình Nghiên Cứu Về Cải Cách Hệ Thống Ngân Hàng Tại Trung Quốc
- Bối Cảnh, Vai Trò Của Nhà Nước Và Xu Hướng Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng
- So Sánh Quá Trình Mua Lại, Hợp Nhất, Sát Nhập Của Một Số Nước Châu Á Nhằm Ứng Phó Với Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính 1997 -1998
- Tổng Quan Quá Trình Cải Cách Hệ Thống Ngân Hàng Tại Trung Quốc
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Trong mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ, chịu sự chi phối trực tiếp của Chính phủ cả về nhân sự, tài chính và quá trình xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ (như tại Nhật Bản và hầu hết các quốc gia đang phát triển). Trong đó, Chính phủ có thể dễ dàng sử dụng NHTW và chính sách tiền tệ, phối hợp với chính sách tài khóa và những chính sách vĩ mô khác cho các mục tiêu về tăng trưởng hay tạo việc làm. Tuy nhiên, hạn chế của mô hình này là có thể khiến NHTW xa rời mục tiêu dài hạn là ổn định tiền tệ.
Trong mô hình NHTW độc lập với Chính phủ, NHTW thực hiện các mục tiêu về tiền tệ trong trung và dài hạn do Quốc hội đề ra và có mối quan hệ hợp tác (không phụ thuộc) đối với Chính phủ. Mô hình này phổ biến ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển phương Tây.
2.1.1.2. Ngân hàng thương mại:
Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức tín dụng đóng vai trò trung gia tài chính nhằm chuyển tải những khoản tiền tiếp kiệm/tích lũy trong xã hội đến
những người có nhu cầu đầu tư/tiêu dùng. Trong hệ thống đó, NHTM đóng vai trò quan trọng và phổ biến nhất
Hiện nay, các quốc gia có nhiều định nghĩa khác nhau về hệ thống NHTM với phạm vi và tính chất có nhưng sự khác biệt nhất định, tuy nhiên, về cơ bản, các định nghĩa này đều chia sẻ những đặc điểm chung như “NHTM là loại hình ngân hàng trung gian hoạt động vì mục đích lợi nhuận thông qua việc kinh doanh các khoản vốn ngắn hạn là chủ yếu” đồng thời chỉ ra hoạt động có bản của NHTM gồm: (i) nhận tiền gửi; (ii) cho vay và (iii) thực hiện các dịch vụ ngân hàng.
Tại Việt Nam, theo Luật Các tổ chức tín dụng (2010), ngân hàng thương mại là “loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Đồng thời, những chức năng cơ bản chủ yếu của NHTM tại Việt Nam được quy định gồm:
- Chức năng thủ quỹ cho xã hội: NHTM nhận tiền gửi từ người dân, các doanh nghiệp và tổ chức, gữi tiền cho những khách hàng này và đáp ững nhu cầu rút tiền, chi tiền của họ.
- Chức năng trung gian thanh toán: thực hiện hoạt động thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, như: trích tiền từ tài khoản tiền gửi để thanh toán các giao dịch của khách hàng hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng thu nhập theo lệnh của họ
- Chức năng trung gian tín dụng: thực hiện chức năng “cầu nối” và điều phối giữa những các nhân/tổ chức dư thừa vốn với các cá nhân/tổ chức có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế thông qua việc huy động những nguồn vốn “nhàn rỗi” trong nền kinh tế và cho các đối tượng có nhu cầu đầu tư/tiêu dùng vay. Chức năng này bắt nguồn từ đặc điểm tuần hoàn vốn tiền tệ trong quá trình sản xuất của xã hội.
2.1.2. Những nguyên nhân cơ bản cần tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
Trong quá trình thực hiện chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là hệ thống các NHTM, lý thuyết tài chính tiện tệ cổ điển cũng như hiện đại đều chỉ ra những rủi ro cố hữu mà cả hệ thống cũng như mỗi NHTM phải đối diện, đó là: (i) Bất đối xứng về thông tin (asymmetric
information); (ii) Rủi ro mang tính hệ thống (systemic risk); (iii) Áp chế tài chính (financial repression) – thường phổ biến tại các quốc gia đang phát triển và
(iv) Tự do hóa tài chính (financial liberalization) gắn với quá trình hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế. Trong đó, thông tin bất đối xứng là nguyên nhân cơ bản gây nên những vấn đề còn lại. Như đã phân tích ở trên, những biếu hiện yếu kém và nguy cơ rủi ro của hệ thống ngân hàng là rất đa dạng, tuy thuộc vào đặc điểm cấu trúc hệ thống tài chính – ngân hàng của mỗi quốc gia, tuy nhiên, đều bắt nguồn từ 04 nguyên nhân mang tính lý thuyết nền tảng này. Do đó, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng một cách chủ động, để phát triển bền vững, hoặc bị động, để ứng phó với khủng hoảng đều nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể phát sinh từ các nguyên nhân này (Claudia và Ceyla, 1998) [60].
2.1.2.1. Vấn đề bất đối xứng về thông tin trên thị trường
Điều kiện cần để thị trường ngân hàng hoạt động có hiệu quả là thông tin đầy đủ về chất lượng, giá cả và tính sẵn có của các sản phẩm hoặc dịch vụ ngân hàng. Thiếu thông tin trên thị trường ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung sẽ dẫn tới những quyết định sai lầm của người đi vay, người cho vay và các bên liên quan. Trường hợp thường thấy do thiếu thông tin là hành vi “bầy đàn”/“đám đông”, thường thấy khi người gửi tiền, đồng loạt rút tiền hoặc quy đổi về một loại tền tệ, gây biến động trên thị trường ngân hàng mà không dựa trên những thông tin/đánh giá một cách khoa học.
Một trường hợp đặc biệt của tình trạng thiếu thông tin đầy đủ là tình trạng bất đối xứng về thông tin. Tình trạng này xảy ra trong trường hợp những người tham gia thị trường nhận được các thông tin khác nhau liên quan đến các giao dịch tài chính. Một bên thường không biết các thông tin cần thiết về bên kia để có những quyết định đúng đắn. Thí dụ, so với bên cho vay (chủ nợ), bên đi vay (con nợ) một món tiền thường có thông tin tốt hơn về lợi tức tiềm ẩn và rủi ro kèm theo với dự án đầu tư dự kiến.
Tình trạng thông tin không đầy đủ có thể xảy ra trước và/hoặc sau khi các giao dịch tài chính được thực hiện. Bất đối xứng về thông tin làm cho thị trường tài chính không còn là cơ chế hiệu quả để phân bổ các nguồn lực vốn. Thông tin bất đối xứng có thể gây ra 3 hậu quả sau:
- Lựa chọn ngược (adverse selection): Lựa chọn ngược được tạo ra bởi thông tin bất đối xứng trước khi diễn ra cuộc giao dịch tài chính. Lựa chọn ngược xảy ra trên thị trường tài chính khi chính bên đi vay có nhiều khả năng tạo ra một kết quả ngoài mong muốn (trái ngược) – tức là những rủi ro không trả được nợ – lại là đối tượng tích cực tìm vay nhất và do vậy là có nhiều khả năng được lựa chọn cho vay nhất. Việc lựa chọn ngược có thể làm cho các món cho vay được thực hiện cho những trường hợp rủi ro không trả được nợ, những người cho vay có thể quyết định không cho vay mặc dù có những trường hợp có thể trả được nợ. Lựa chọn ngược cản trở sự hoạt động hữu hiệu của các thị trường tài chính.
- Rủi ro đạo đức (moral hazard): Rủi ro đạo đức được gây nên bởi thông tin bất đối xứng diễn ra trong khi giao dịch tài chính. Rủi ro đạo đức trong các thị trường tài chính xảy ra khi bên cho vay phải chịu một rủi ro là bên vay có ý định thực hiện những hoạt động không tốt (thiếu “đạo đức”). Với những hoạt động này, bên vay ít có khả năng hoàn trả món vay cho bên cho vay. Do rủi ro đạo đức giảm bớt xác suất hoàn trả được vốn nên bên cho vay có thể quyết định thôi không cho vay vốn nữa.
- Thắt chặt tín dụng quá mức khiến các công ty lâm vào phá sản: Đây là tính trạng thường xảy ra trong và sau các cuộc khủng hoảng tài chính mà cuộc khủng hoảng ở Đông Á giai đoạn 1997-1998 là một ví dụ. Nhiều ngân hàng ở các nước xảy ra khủng hoảng tài chính đã không thu hồi được hoặc chỉ thu hồi được một phần các khoản vay từ các doanh nghiệp nên buộc phải áp dụng chính sách “thắt chặt tín dụng”. Việc ứng xử với các doanh nghiệp ít có hoặc mất khả năng thanh toán là khác nhau giữa các ngân hàng. Rất nhiều ngân hàng từ chối tiếp tục cấp tín dụng cho các doanh nghiệp muốn vay để bảo đảm sự an toàn ngân hàng. Cách ứng xử như vậy của ngân hàng đã làm cho hàng loạt doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản, trong khi đó, nếu được ngân hàng tiếp tục tài trợ vốn thì các doanh nghiệp này có thể tồn tại.
2.1.2.2. Vấn đề rủi ro mang tính hệ thống
Một đặc tính cơ bản của thị trường tài chính khác biệt với các thị trường khác là sự bất ổn định mang tính hệ thống hay rủi ro hệ thống. Cụ thể, do các thị trường cấu thành của thị trường tài chính gắn bó chặt chẽ với nhau, một tác động
từ bên trong lẫn bên ngoài có thể gây nên những phản ứng dây chuyền trên toàn hệ thống thị trường tài chính. Thị trường tài chính càng phát triển ở trình độ cao thì tính nhạy cảm mang tính hệ thống càng cao. Hơn nữa, khủng hoảng tài chính tiền tệ kéo theo các cuộc khủng hoảng kinh tế, thậm chí cả khủng hoảng chính trị
- xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, tự do hoá tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình toàn cầu hóa đã làm cho tính bất ổn định mang tính hệ thống của thị trường tài chính có thể lan truyền nhanh chóng ra khỏi biên giới của một quốc gia. Khủng hoảng tài chính của một quốc gia có thể kéo theo hàng loạt các cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực và thế giới. Khủng hoảng tài chính tại các nước Đông Á 1997 –1998, đặc biệt là khủng hoảng tài chính ở Mỹ giai đoạn 2007 – 2008 vừa qua cho thấy rõ đặc tính này của thị trường tài chính.
2.1.2.3. Vấn đề áp chế tài chính:
Hệ thống tài chính các nước đang phát triển và chuyển đổi, do những yếu kém về xuất phát điểm về trình độ phát triển, năng lực thể chế có nhiều đặc tính mà khó có thể tìm thấy ở các nước đang phát triển, đó là những áp chế hay đè nén về tài chính. Tình trạng được ghi nhận phổ biến ở các quốc gia khu vực Châu Mỹ La-tinh, Châu Á và Châu Phi. Hệ thống tài chính trong nước ở các nước đang phát triển thường yếu kém, với các công cụ tài chính kém đa dạng và có tính thanh khoản thấp. Tại các quốc gia này, chính phủ nhận thấy cần phải can thiệp vào hệ thống tài chính để huy động và hướng luồng vốn vào các hoạt động mà chính phủ thấy cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế. Một hệ thống tài chính được coi là bị “đè nén” khi chính phủ đánh thuế hay can thiệp sâu từ đó làm méo mó cơ chế hình thành giá cả, phân bổ nguồn vốn trên thị trường tài chính và nền kinh tế trong nước (Kindleberber, 1978) [91].
Các hình thức can thiệp trên thị trường (chủ yếu là thị trường tín dụng ngân hàng) bao gồm: khống chế lãi suất tiền gửi và tiền vay, yêu cầu dự trữ bắt buộc cao đối với các ngân hàng, cho vay theo chỉ đạo của chính phủ (cho vay chính sách), nhà nước nắm giữ tỷ lệ sở hữu cao và/hoặc can thiệp sâu vào hoạt động của ngân hàng, hạn chế sự tham gia của các định chế tài chính ngoài nhà nước vào ngành tài chính, và hạn chế chặt chẽ các luồng vốn vào và ra khỏi nền kinh tế. Dưới đây xem xét khái lược các hành vi can thiệp của nhà nước. Cụ thể như sau:
- Khống chế lãi suất tiền gửi và tiền vay: NHTW ban hành các quy định để khống chế trần lãi suất và sàn lãi suất tiền gửi và tiền vay của các NHTM. Tuy nhiên, sàn lãi suất tiền gửi và tiền vay ít khi được áp dụng. Các trần lãi suất có thể được áp dụng bao gồm trần lãi suất tiền gửi danh nghĩa, trần lãi suất cho vay danh nghĩa, và trần lãi suất tiền gửi và cho vay danh nghĩa.
- Yêu cầu dự trữ bắt buộc cao đối với các ngân hàng: Tại hầu hết các nước, các NHTM phải gửi một tỷ lệ nhất định trong số tiền gửi của họ dưới dạng các khoản dự trữ bắt buộc tại NHTW. Các NHTM không được hưởng lãi từ khoản tiền gửi dự trữ này. Mục tiêu của việc áp dụng dự trữ bắt buộc cao là đảm bảo ổn định trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường ở mức 10%. NHTW ở các nước này cần giữ tiền để thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng. Hơn nữa chính phủ các nước đang phát triển phải dựa vào tiền của NHTW để đáp ứng nhu cầu tài chính. Khi thâm hụt ngân sách xảy ra, nếu NHTW phát hành thêm tiền để tài trợ cho ngân sách, lạm phát sẽ tăng. Dự trữ bắt buộc được sử dụng như một biện pháp tài trợ cho chính phủ mà không gây ra lạm phát.
- Cho vay theo chỉ đạo của chính phủ: Chính phủ yêu cầu các tổ chức tài chính thực hiện các chương trình cho vay bắt buộc và thường đi kèm với những ưu đãi hay trợ giúp về lãi suất và bảo lãnh tín dụng. Chính phủ áp dụng hình thức kiềm chế tài chính này nhằm mục đích hỗ trợ phát triển hoặc bảo hộ một số ngành/thành phần kinh tế nhất định trong nước. Tuy nhiên, cho vay theo chỉ đạo tiềm chứa rất nhiều rủi ro và có thể gây ra những tác động tiêu cực đến hệ thống tài chính.
- Nhà nước nắm giữ tỷ lệ sở hữu cao và/hoặc can thiệp sâu vào hoạt động của ngân hàng: Cách đơn giản nhất để chính phủ kiểm soát hệ thống tài chính là nắm giữ hoặc nắm giữ tỷ lệ vốn kiểm soát tại một số ngân hàng lớn. Điều này xảy ra phổ biến ở các nước đang phát triển, nhất là trong những năm 1960 – 1980. Việc sở hữu, kiểm soát các ngân hang lớn cho phép chính phủ quyền cung cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi bất cứ khi nào chính phủ thấy cần thiết mà không dựa trên các yêu cầu của hệ thống thị trường, hoặc can thiệp thông qua các quyết
định cho vay mà cả các vấn đề liên quan đến các khía cạnh của quản lý ngân hàng; qua đó, có thể bảo hộ một số ngành hàng được coi là chiến lược.
- Hạn chế sự tham gia của các định chế tài chính phi nhà nước vào ngành tài chính: Rất nhiều nước đang phát triển và chuyển đổi hạn chế sự tham gia của các định chế tài chính phi nhà nước, nhất là có vốn nước ngoài vào ngành tài chính trong nước. Những hạn chế này được dựa trên các lập luận rằng ngành tài chính là ngành kinh tế quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế nào và chính sách của nó ảnh hưởng đến phần lớn các ngành khác. Đặc biệt, các nhà quản lý vĩ mô lo ngại rằng các tổ chức tài chính lớn của nước ngoài sẽ thâu tóm hệ thống tài chính trong nước và vì vậy sẽ có quyền lực hơn đối với nền kinh tế, đe dọa chủ quyền, độc lập cả kinh tế lẫn chính trị.
- Hạn chế chặt chẽ các luồng vốn vào và ra khỏi nền kinh tế: Các dòng vốn nước ngoài chảy vào nền kinh tế có thể thông qua việc vay vốn nước ngoài và đầu tư vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Để hạn chế các dòng vốn vào, chính phủ hạn chế các doanh nghiệp và các ngân hàng trong nước vay vốn nước ngoài và/hoặc hạn chế các người nước ngoài thành lập doanh nghiệp và/hoặc đầu tư trên thị trường chứng khoán của nước mình. Để hạn chế các dòng vốn ra, chính phủ hạn chế các tổ chức, cá nhân trong nước và nhà đầu tư nước ngoài chuyển vốn ra nước ngoài dưới các hình thức như đầu tư và cho vay. Thuế là công cụ phổ biến được các nước sử dụng để hạn chế các luồng vốn ra và vào nền kinh tế. Bằng cách áp đặt mức thuế suất cao đối với các dòng vốn vào và ra, các chính phủ có thể kiểm soát một cách hiệu quả các luồng vốn lưu hành trong nền kinh tế.
Những áp chế về tài chính mang lại cả lợi ích lẫn tác hại cho nền kinh tế. Lợi ích của kiềm chế tài chính là giúp chính phủ có thể điều tiết các khoản đầu tư vốn trong nền kinh tế phù hợp với các chính sách phát triển kinh tế của chính phủ. Kiềm chế tài chính tạo thuận lợi cho chính phủ kiểm soát có hiệu quả hơn hoạt động của thị trường tiền tệ.
Tuy nhiên, kiềm chế tài chính gây ra những tác động tiêu cực nhất định đến nền kinh tế. Dưới tác động của các vấn đề cố hữu của như lựa chọn ngược, rủi ro đạo đức,… các dạng đèn nén tài chính khác nhau có thể gây những tác hại khác
nhau đối với nền kinh tế. Trước hết, việc áp dụng trần lãi suất có thể gây ra một số tác động tiêu cực nhất định như: (i) Tạo ra một khuynh hướng tiêu thụ hiện tại thay vì tiêu thụ trong tương lai, do vậy, tiết kiệm sẽ bị giảm xuống thấp hơn mức tối ưu; (ii) Nhà đầu tư có thể trực tiếp đầu tư vào các dự án có hiệu quả thấp thay vì gửi tiền vào ngân hàng; (iii) Bên được vay có xu hướng đầu tư vào các dự án thâm dụng vốn; (iv) Những dự án tuy rủi ro cao nhưng lợi nhuận cao (doanh nghiệp nhỏ và mới) khó được vay tiền; (v) Đầu tư của cả hộ gia đình và doanh nghiệp được tập trung quá nhiều vào các tài sản có giá trị không bị tác động bởi lạm phát (như vàng hay bất động sản); (vi) Do vốn vay trong hệ thống tài chính chính thức bị giảm, các nhà đầu tư phải dựa nhiều hơn vào vốn tự có hoặc vay mượn qua các kênh phi chính thức. Điều này khiến tài sản nợ của các doanh nghiệp có tính thanh khoản rất thấp; và (vii) Tạo cơ hội cho tham nhũng phát sinh.
Tương tự như trên, do các vấn đề rủi ro đạo đức, lựa chọn ngược, cho vay chính sách có thể gây nên những tác động tiêu cực,bao gồm: (i) tăng rủi ro bởi những người được vay không có khả năng trả nợ hoặc không chịu trả nợ; (ii) khuyến khích các doanh nghiệp đi vay vốn, do đó, kìm hãm sự phát triển của thị trường chứng khoán.
Ngoài ra, các kiểm soát lãi suất ngặt nghèo, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao, cùng với sự tương tác với lạm phát có thể làm cho lãi suất tiền gửi thực bị ở mức âm, từ đó, cản trở phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu. Các kiểm soát tài chính, trong dài hạn, nhìn chung là cản trở sự phân bổ hữu hiệu các nguồn lực trong nền kinh tế, khiến hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung hoạt động hoạt động thiếu hiệu quả. Để giải quyết các vấn đề này, tự do hoa tài chính hữu hiệu là đường hướng quan trọng được nhiều nươc tiến hành.
Đáng lưu ý cuối cùng là, xét về cơ cấu, thị trường tài chính không thể hoàn hảo như thị trường hàng hóa. Vì thông tin có các đặc tính của hàng hóa công cộng nên hàng hóa thông tin thường không được cung cấp đủ, ngay cả ở những thị trường cạnh tranh. Thông tin không đầy đủ có thể khuyến khích các hình thức chấp nhận rủi ro (quá mức), thậm chí gian lận, cuối cùng đưa đến vỡ nợ. Trong điều kiện thị trường không hoàn hảo có tồn tại độc quyền nhóm và lợi tức tăng theo quy mô, các đặc tính cố hữu càng có cơ phát huy ảnh hưởng.
Hơn thế nữa, ở những nền kinh tế mà cầu còn bị kìm hãm và các nguồn lực chưa được sử dụng hết/phân bổ hiệu quả, thì việc tăng tỷ lệ tiết kiệm không nhất thiết dẫn đến việc tăng đầu tư một cách tương ứng. Trong trường hợp đó, vai trò xã hội của các ngân hàng sẽ đặt biệt có ý nghĩa vì khi đó, mức trần lãi suất thấp có thể hướng đến những người vay có chất lượng và đặc biệt sẽ rất có ích nếu chính phủ có khả năng chọn ra những dự án tốt hơn, những nơi cần được tài trợ tốt hơn.
2.1.2.4. Vấn đề tự do hóa tài chính
Ngược lại với vấn đề áp chế tài chính là vấn đề tự do hóa tài chính thiếu thận trọng và độ mở quá lớn của hệ thống ngân hàng cũng tiềm ẩn những rủi ro do những biến động/làn truyền khủng hoảng từ nước ngoài và nguy cơ đầu cơ của các nhà đầu tư tài chính từ nước ngoài. Cụ thể, tự do hóa tài chính là quá trình loại bỏ các kiềm chế trong hệ thống tài chính như (i) nới lỏng/loại bỏ kiểm soát lãi suất, (ii) giảm yêu cầu dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, (iii) giảm thiểu sự can thiệp của Chính phủ vào các quyết định cho vay của NHTM, (iv) cổ phẩn hóa các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước; (v) cho phép ngân hàng nước ngoài tham gia sâu rộng vào thị trường tài chính; (vi) dỡ bỏ kiểm soát các luồng vốn vào và ra khỏi nền kinh tế (tự do hóa tài khoản vốn).
Bên cạnh nhưng lợi ích của tự do hóa tài chính bắt nguồn từ sự tối ưu hóa trong phân bổ nguồn lực, tự do hóa tài chính thiếu thận trọng (thiếu những cơ chế giám sát và bảo đảm an toàn tài chính vĩ mô đi kèm) là nguy cơ gây ra những cuộc khủng hoảng (như khủng hoảng tài chính Đông Á những năm 1997
– 1998). Đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong điều kiện chuẩn mực quản lý còn yếu kém, tự do hóa tài chính làm vấn đề bất đối xứng thông tin (nhất là lựa chọn ngược, rủi ro đao đức) trên thị trường ngân hàng càng trở nên trầm trọng và dẫn đến những thất bại của thị trường. Tự do hóa tài chính cũng có thể gây ra nhiều rủi ro ngay cả đối với các hệ thống tài chính được quản lý tốt nếu chỉ bó hẹp trong dòn vốn vay nợ thông qua ngân hàng. Do vậy, tự do hóa tài khoản vốn đặc biệt nguy hiểm khi (i) kinh tế bất ổn định do thiếu chính sách quản lý vĩ mô hiệu quả; (ii) các yếu kém trong chuẩn mực kế toán và công vốn thông tin tỏng khu vực tài chính và doanh nghiệp, từ đó là suy yếu kỷ luật thị trường và cơ chế
giám sát; (iii) thiếu các quy định về kinh doanh thận trọng và thiếu hiệu lực của luật phá sản. Những điều kiện này thường dẫn đến hành vi đầu cơ rủi ro để hưởng lợi và cho vay dựa vào quan hệ thân hữu và tham nhũng.
2.2. Khái niệm, đối tượng, mục tiêu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
Để giải quyết những vấn đề cơ bản của hệ thống ngân hàng nêu trên, bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững, hiệu quả của hệ thống tài chính nói chung và mỗi ngân hàng nói riêng, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là cần thiết.
2.2.1. Khái niệm:
“Tái cơ cấu” (hay “tái cấu trúc”) hệ thống ngân hàng khác với “cải cách”/“cải tổ”/“điều chỉnh” hệ thống ngân hàng ở mục tiêu nhằm tạo ra những thay đổi mang tính nền tảng về “chất” hướng tới hoàn thiện cấu trúc và thay đổi căn bản mối quan hệ/sự tương tác giữa những thành tố chủ yếu trong hệ thống ngân hàng, thường được tiến hành trong những giai đoạn đang có dấu hiệu khủng hoảng hoặc hậu khủng hoảng tài chính – tiền tệ và có tính đột phá và thường theo định hướng của các nhà hoạch định chính sách. Trong khi đó, “cải cách”/“cải tổ” hay “điều chỉnh” hệ thống ngân hàng chỉ mọi thay đổi mang tích cực trong hệ thống, diễn ra thường xuyên, liên tục cùng với sự phát triển của một hệ thống ngân hàng, thường mang tính tuần tự và khách quan nhiều lơn. Tuy nhiên, “cải cách” và “tái cơ cấu” không hoàn toàn khác biệt mà có thể bao gồm lẫn nhau. Cụ thể, những “cải cách”/“cải tổ” cụ thể có thể tích lũy tạo nên những sự thay đổi mang tính “cấu trúc” và ngược lại quá trình “tái cơ cấu”/“tái cấu trúc” không chỉ được thực hiện thông qua những giải pháp đột phá mà cả thông qua một loạt những “cải cách” cụ thế, chi tiết.
Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, theo định nghĩa được áp dụng phổ biến của IMF (1997) [59], gồm các biện pháp hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, bao gồm phục hồi khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, cải thiện năng lực hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng để làm tốt trách nhiệm trung gian tài chính và khôi phục lòng tin của công chúng. Theo đó, tái cơ cấu ngân hàng bao gồm tái cơ cấu tài chính (financial restructuring), tái cơ cấu hoạt động (operational restructuring) và giám sát an toàn. Theo một định nghĩa rộng hơn từ Ngân hàng Thế giới (1998) [135] thì tái cơ cấu ngân hàng bao gồm một
loạt các biện pháp được phối hợp chặt chẽ nhằm duy trì hệ thống thanh toán quốc gia và khả năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng, đồng thời xử lý các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống tài chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng.
Hệ thống tài chính trong nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là phát triển theo mô hình chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng (bank-based financial system) - đây là mô hình phổ biến ở các nền kinh tế như Đức, Nhật Bản… khi các ngân hàng đóng vài trò chủ yếu cung cấp nguồn lực tài chính cho nền kinh tế so với từ các thị trường vốn khác như thị trường chứng khoán (mô hình này khác với các nền kinh tế Anh, Hòa Kỳ… nơi thị trường chứng khóan và các thị trường vốn khác là kênh huy động chính cho nền kinh tế.) Do đó, tái cơ cấu hệ thống ngân hang càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình lành mạnh hóa và phát triển thị trường tài chính nói chung.
2.2.2. Đối tượng tái cơ cấu:
Đối tượng của tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thường được hiểu gắn liền với các mục tiêu cụ thể. Xét theo nghĩa rộng, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là quá trình tái cấu trúc tất cả các bộ phận cấu thành của hệ thống, bao gồm: i) Ngân hàng trung ương; ii) Hệ thống ngân hàng thương mại; iii) Hệ thống ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng phát triển; và iv) Hệ thống các tổ chức tín dụng vi mô. Xét theo nghĩa hẹp, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng chỉ bao gồm việc giải quyết những vấn đề của một trong những cấu phần nói trên của hệ thống, hoặc thậm chí là một ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ ngay trong điều kiện hệ thống ngân hàng vẫn đang hoạt động hiệu quả (Waxman, 1998) [135].
2.2.3. Mục tiêu tái cơ cấu:
Theo IMF (1998) [69], tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thường nhằm đạt được 3 mục tiêu: (i) Củng cố hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thông qua việc đảm bảo khả năng thanh toán và khả năng sinh lời; ii) Cải thiện năng lực thực hiện chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng giữa người đi vay và người cho vay; và (iii) Khôi phục niềm tin của công chúng (IMF, 1998). Tuy nhiên, việc đặt ưu tiên vào mục tiêu cụ thể hay tập trung vào cấu phần cụ thể nào trong hệ thống ngân hàng sẽ phụ thuộc vào đặc điểm thực tiễn của các quốc gia (Hawkin et al,1999) [85].