Thống Kê Số Giờ Làm Việc Ngoài Giờ Trung Bình Tại Một Số Vị Trí Làm Việc Tại Ngân Hàng Bidv


vụ được giao trong ngày mà không được tính thêm là việc ngoài giờ là việc rất thường xảy ra hay nói cách khác là luôn luôn như vậy.

Bảng 3.9. Thống kê số giờ làm việc ngoài giờ trung bình tại một số vị trí làm việc tại ngân hàng BIDV


Đơn vị tính: Giờ



Bộ phận

2016

2017

2018

Ngày thường

Ngày nghỉ

Ngày thường

Ngày nghỉ

Ngày thường

Ngày nghỉ

Giao dịch viên

4

3 – 4

4

3 – 4

4,5

3 – 5

Quan hệ khách hàng cá nhân

3

3 – 4

3

3 – 4

3

3 – 5

Hành chính, tổ chức

1

2- 3

1,5

2 – 3

2

2 – 3

Bộ phận thẻ

3

3 – 4

3

3 – 4

3

3 – 5

Quan hệ khách hàng doanh

nghiệp

3

3 – 5

3

3 - 4

4

4 - 5

Kho quỹ

5

1 - 2

5

1 - 2

5

1 - 2

Các bộ phận khác

2.5

3 - 5

3

3 - 4

4

4 - 5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Các giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam khu vực Đông Nam Bộ - 8

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Kết quả thống kê bảng 3.9 cho thấy số giờ làm thêm của các bộ phận có sự dao động, tuy nhiên hầu như các bộ phận đều phải làm thêm giờ vào ngày thường và cả vào ngày nghỉ. Đặc biệt là bộ phận kho quỹ, hàng ngày đều phải làm thêm giờ (trung bình 5 giờ mỗi ngày) vỉ đây là bộ phận thực hiện khâu cuối cùng của giao dịch. Như vậy, nếu tính bình quân một tuần làm việc là 5 ngày, cộng thêm giờ làm thêm, làm thêm ngày thứ 7 thì bình quân một ngày nhân viên ngân hàng phải làm việc từ 10 đến 11 tiếng chứ không phải là 8 tiếng.

Bên cạnh việc làm thêm giờ, nhân viên tại ngân hàng BIDV phải thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, các chương trình huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ mới nhắm đáp ứng với nhu cầu trong công việc. Bảng 3.15 thống kê các lớp tập huấn, đào tạo tại BIDV qua các năm.


Bảng 3.10. Thống kê các buổi tập huấn, đào tạo tại ngân hàng BIDV khu vực Đông Nam Bộ hàng năm



Chương trình đào tạo

Số buổi đào tạo/ năm

2016

2017

2018

2017/2016

2018/2016

SL

%

SL

%

Các sản phẩm về huy động vốn

4

5

7

1

25

3

75

Các chương trình khuyến mãi

5

4

6

1

20

2

40

Cho vay khách hàng cá nhân

5

7

14

2

40

9

180

Cho vay khách hàng doanh nghiệp

2

3

3

1

50

1

50

Huấn luyện nghiệp vụ về thẻ

10

11

20

1

10

10

100

Cách nhận biết tiền thật tiền giả

2

3

4

1

50

2

100

Tập huấn nghiệp vụ kế toán

6

12

18

6

100

12

200

Tập huấn sản phẩm mới, bán chéo:

bảo hiểm nhân thọ

2

5

10

3

150

8

400

Các buổi tập huấn về thay đổi quy

trình, quy định của các nghiệp vụ

30

41

60

11

36,6

30

100

Tổng

66

89

142

27


77


Nguồn: Tác giả tổng hợp

Kết quả trên bảng 3.10 cho thấy số lượng các buổi tập huấn, đào tạo đều tăng hàng năm, với tỉ lệ tăng năm 2016 so với 2018 thấp nhất là 40% (chương trình khuyến mãi), cao nhất lên đến 400% (tập huấn sản phẩm mới, bán chéo: bảo hiểm nhân thọ). Do để đáp ứng được các tiêu chuẩn ngày càng cao của ngành ngân hàng, các khóa tập huấn, thay đổi quy trình, được tổ chức liên tục nhằm trang bị cho nhân viên có đủ các kỹ năng, nghiệp vụ phục vụ khách hàng tốt nhất. Hơn nữa, các buổi tập huấn, đào tạo được tổ chức ngoài giờ làm việc, có nghĩa là người lao động phải ở lại muộn sau khi kết thúc giờ làm việc hoặc tham gia vào các ngày nghỉ cuối tuần, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian riêng tư ngoài công việc, đặc biệt là những thành viên đã có gia đình. Điều này cũng giải thích cho tỉ lệ nghỉ việc vì lý do “Không cân bằng được công việc và đời sống” tăng cao tại ngân hàng BIDV.


Các câu trả lời “Anh/ chị có thời gian để thực hiện tất cả công việc của mình” có giá trị trung bình là 2,93, nghĩa là người lao động tại ngân hàng BIDV không đồng thuận với ý kiến này. Trong thời gian làm việc 2 buổi là 8 tiếng, nhân viên ngân hàng chỉ đủ thời gian để thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, sau thời gian đóng quầy, họ phải tiếp tục hoàn thành các phần việc còn lại để hoàn tất các giao dịch trong ngày, gửi các thông tin đến các phòng ban xử lý tiếp. Chính vì vậy mà việc “đủ thời gian” để làm việc có tỉ lệ trả lời “Đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý” là dưới 50%.

Câu trả lời “Anh/ chị có sự linh hoạt trong Lịch trình/ giờ làm việc” có giá trị trung bình khá thấp, mean = 3,23.

Bảng 3.11. Bảng quy định thời gian làm việc tại ngân hàng BIDV



Thời gian làm

việc (chung)

Thời gian giao dịch

(với khách hàng)

Số giờ làm

việc/ ngày

Số ngày làm việc/

tuần

Buổi sáng

7h15 – 11h45

7h30 – 11h30

8 giờ/ ngày

5 ngày (từ thứ 2 đến

thứ 6)

Buổi chiều

13h30 - 17h00

13h30 - 16h30

Nguồn: Phòng TCHC BIDV

Quy định khung giờ làm việc tại BIDV trình bày ở bảng 3.11 rất rò ràng và toàn thể cán bộ, nhân viên đều phải tuân thủ. BIDV là đơn vị kinh doanh dịch vụ theo giờ hành chính, khung giờ làm việc là cố định theo quy định hiện hành. Việc linh hoạt lịch làm việc có thể xét theo một số bộ phận như QHKH cá nhân hay QHKH doanh nghiệp, phụ trách thẩm định,… thì có thể linh hoạt khi ra ngoài gặp với khách hàng (để tư vấn, tiếp thị, thẩm định, tiếp nhận hồ sơ…), tuy nhiên cũng phải có thời gian cố định tại văn phòng làm việc và các hoạt động bên ngoài văn phòng đều phải được báo cáo với cấp trên.

Câu hỏi“Anh/ chị có thể quyết định làm thế nào để làm việc” có giá trị trung bình mean = 3,26, với yếu tố này các câu trả lời là “Đồng ý” chiếm tỉ lệ dưới 50%. Trong hệ thống ngân hàng, việc thực hiện các thao tác, quy trình nghiệp vụ được tập huấn thường xuyên và mọi nhân viên đều phải tuân thủ, mọi sai sót hay thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Chính vì vậy, việc “tự quyết trong công việc” là điều không thể.

Việc thay đổi các quy trình cũng là điều khiến người lao động gặp nhiều khó khăn, phải dành thời gian cho tập huấn và phải áp dụng quy trình mới liên tục, cần có thời gian để


làm quen,…đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của nhân viên rất nhiều, việc chưa thành thạo quy trình cũ đã phải tập huấn quy trình mới là thường xuyên xảy ra. Bảng 3.12 thống kê lại các lần thay đổi quy định, quy trình, chính sách tại BIDV qua các năm:

Bảng 3.12. Thống kê số lần thay đổi các quy trình, quy định qua các năm


Nội dung

2016/2015

2017/2016

2018/2017

Nghiệp vụ kế toán

8

10

8

Nghiệp vụ tín dụng

6

12

11

Nghiệp vụ kho quỹ

7

7

9

Nghiệp vụ thẻ

4

7

8

Nghiệp vụ TTTM

10

12

4

Các nghiệp vụ khác

15

15

10

Tổng

50

73

50

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Kết quả thống kê bảng 3.12 cho thấy các quy trình/ nghiệp vụ thay đổi liên tục qua các năm, đặc biệt vào năm 2017, các nghiệp vụ thay đổi tăng thêm rất nhiều so với năm 2016, đến năm 2018 các lần thay đổi có chiều hướng giảm. Điều này cũng khiến người lao động gần như “bão hòa” với việc tập huấn, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng sau tập huấn không tăng.

Thành phần “Anh/ chị có mục tiêu công việc rò ràng” có giá trị trung bình là 3,32 và câu trả lời đồng ý chiếm gần 50%. Tuy không tự quyết được nhiều trong công việc nhưng việc thống nhất mục tiêu hành động của tổ chức cũng làm người lao động có định hướng công việc khá rò ràng.

Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2019 tại ngân hàng BIDV khu vực Đông Nam Bộ


Chỉ tiêu

Kế hoạch năm 2019

Nguồn vốn huy động

Phấn đấu tăng trưởng 16%

Dư nợ tín dụng

Tăng trưởng tối đa 15% và đảm bảo tuân thủ kế hoạch

NHNN giao trong từng thời kỳ

Lợi nhuận trước thuế

1.380 tỷ đồng

Tỷ lệ nợ xấu

<2%

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Năm 2019, BIDV tiếp tục kiên định phương châm hành động “Kỷ cương - Trách nhiệm - Hiệu quả”, với các trọng tâm nhiệm vụ chính: Phấn đấu tăng trưởng 16%/ năm và đảm bảo tuân thủ kế hoạch NHNN giao, đạt lợi nhuận trước thuế là 1.380 tỷ và giảm tỷ lệ nợ xấu về dưới 2%. Việc định rò chỉ tiêu, mục tiêu của tổ chức từ đó người lao động sẽ định hướng mục tiêu thực hiện của từng cá nhân sẽ giúp việc thực hiện kế hoạch đồng bộ, tạo cho người lao động có động lực làm tốt nhiệm vụ được giao.

Nhận xét

Việc làm thêm giờ cũng như bắt buộc phải tham gia các lớp tập huấn, đào tạo tại ngân hàng BIDV đã chiếm rất nhiều thời gian riêng tư của nhân viên. Bên cạnh đó, việc tuyển dụng thêm người mới chưa quen việc nên hiệu quả làm việc thấp, nhân viên cũ phải choàng việc cho nhân viên mới, dành thời gian hướng dẫn, hỗ trợ,…là điều không tránh khỏi. Từ đó, việc không thu xếp được thời gian cho gia đình cũng như thời gian nghỉ ngơi hồi phục lại sức khỏe cũng là nguyên nhân nghỉ việc gia tăng trong hệ thống trong những năm vừa qua, đỉnh điểm là năm 2018, tỉ lệ nhân viên nghỉ việc do nguyên nhân “Không cân bằng được công việc và đời sống” lên đến 38%.

3.3.2. Nhóm nguyên nhân và thực trạng đào tạo và phát triển

Việc nhân viên có cơ hội bình đẳng và tiếp cận với các cơ hội phát triển, phát triển và đào tạo nghề nghiệp được coi là quan trọng trong việc cho phép nhân viên gắn kết với tổ chức. Kết quả khảo sát yếu tố đào tạo & phát triển có giá trị trung bình = 3,171, thấp thứ hai trong các yếu tố. Các thành phần đo lường yếu tố đào tạo & phát triển có các giá trị trung bình lần lượt được trình bày ở bảng 3.14, cụ thể là:

Bảng 3.14. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của thành phần “Đào tạo & phát triển”


Mã hóa

Yếu tố

Giá trị

trung bình

Độ lệch

chuẩn

ĐTPT1

Anh/ chị có cơ hội sử dụng các kỹ năng của mình.

3,20

0,983

ĐTPT2

Anh/ chị có cơ hội để cải thiện cách thức thực hiện

công việc của mình.


3,26


0,942

ĐTPT3

Anh/ chị có cơ hội nhận giáo dục/ đào tạo.

3,24

1,038

ĐTPT4

Anh/ chị có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

2,99

1,146

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả xử lý SPSS


Các thành phần trong yếu tố đào tạo & phát triển đều có giá trị trung bình chưa cao, các thành phần trong yếu tố đào tạo và phát triển đều có giá trị trung bình dưới 3,5 điều này chứng tỏ đây cũng là thực trạng đáng quan tâm hiện nay tại ngân hàng BIDV khu vực Đông Nam Bộ.

Câu trả lời “Anh/ chị có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp” có giá trị trung bình thấp nhất, mean = 2,99. Với nội dung này, số người trả lời là “Đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý” là rất thấp, tỉ lệ 39,3%. Điều này phản ánh đúng thực trạng người lao động tại ngân hàng BIDV nghỉ việc vì không thấy có cơ hội thăng tiến là tương đối cao (năm 2017 là 23% và năm 2018 là 28%). Trên thực tế, các vị trí lãnh đạo cấp thấp, trung hay cấp cao đều khá ít so tổng thể, chính vị vậy, để được thăng tiến, hay đề bạc lên cấp lãnh đạo là rất khó khăn.

Bảng 3.15. Cơ cấu lao động tại ngân hàng BIDV qua các năm


Thành phần

2018

2017

2016

Độ tuổi

Chức vụ

Độ tuổi

Chức vụ

Độ tuổi

Chức vụ

Ban lãnh đạo

40 - 59

0,1%

40 - 59

0,11%

40 - 59

0,13%

Lãnh đạo cấp

đơn vị

32 - 59

4,1%

32 - 59

4,15%

32 - 59

4,20%

Lãnh đạo cấp

phòng

30 - 59

25,5%

30 - 59

23,68%

30 - 59

24,07%

Cán bộ nhân

viên

22 - 40

70,3%

22 - 40

72,06%

22 - 40

71,60%

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV, 2018

Lượng nhân sự tính đến hết tháng 9/2018 của BIDV là gần 25.416 người, với tỉ lệ cơ cấu lao động thống kê ở bảng 3.15 thì tỉ lệ lãnh đạo các cấp là rất thấp (chỉ chiếm khoảng 30%). Đồng thời, độ tuổi của các cấp quản lý cũng từ 30 tuổi trở lên, cao hơn nhiều so với các ngân hàng TMCP khác, điều này cũng có nghĩa là thời gian phấn đấu và cố gắng để có được vị trí lãnh đạo cũng dài và khá khó khăn.

Việc xây dựng và áp dụng Quy chế tuyển dụng lao động với các điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình tuyển dụng đối với từng vị trí chức danh công việc làm cơ sở cho việc tổ chức tuyển dụng và tuyển chọn được đội ngũ lao động chất lượng, phù hợp với yêu cầu vị trí công tác. Hơn nữa vì là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu, cộng với thương hiệu uy tín nên tiêu chí tuyển chọn/bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo đòi hỏi rất khắt khe như về thâm niên, kinh nghiệm quản lý tại các vị trí, phẩm chất đạo đức, tư chất, cơ chế chính sách


nhà nước và lộ trình quy hoạch cán bộ, và cả đáp ứng về trình độ chính trị (có Đảng là một ưu tiên)…. Tiêu chí một số chức danh lãnh đạo tại ngân hàng BIDV được trình bày ở Phụ lục 6.1.

BIDV chú trọng xây dựng và áp dụng Quy chế tuyển dụng lao động với các điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình tuyển dụng đối với từng vị trí chức danh công việc làm cơ sở cho việc tổ chức tuyển dụng và tuyển chọn được đội ngũ lao động chất lượng, phù hợp với yêu cầu vị trí công tác. Ngoài ra, tại ngân hàng BIDV có quy định khung năng lực cho các chức danh tại các vị trí rất rò ràng, cụ thể được trình bày ở bảng 3.16:

Bảng 3.16. Quy định khung năng lực tại ngân hàng BIDV


Đối tượng áp dụng

Nhóm năng lực

Mô tả

Lãnh đạo cấp cao: là thành viên HĐQT, thành viên Ban điều hành, Trưởng ban kiểm soát, Kế toán trưởng của BIDV

Năng lực cốt lòi, năng lực lãnh đạo.

Kiến tạo và dẫn đầu trong các thay đổi chiến lược tổ chức. Là hình mẫu về năng lực này cho các nhân viên khác. Xây dựng một môi trường khuyến khích

sự thể hiện của năng lực này.

Lãnh đạo cấp trung: giám đốc khối, Phó giám đốc khối, trưởng/phó phòng ban tại Trụ sở chính, giám đốc, phó giám đốc chi nhánh, các đơn vị/ công ty con.

Năng lực cốt lòi, năng lực lãnh đạo.

Điều hành quá trình triển khai các công việc cụ thể. Tập hợp các nguồn lực từ một nhóm/tổ hay các phòng ban chức năng. Hướng dẫn và khuyến khích các nhân viên khác thực hiện tốt hơn năng lực này. Truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm để phát triển

năng lực này cho người khác.

Cán bộ quản lý: Trưởng/ phó phòng ban tại các chi nhánh và các đơn vị/công ty

con, chuyên viên cao cấp tại trụ sở chính

Năng lực chuyên môn, năng lực cốt lòi.

Giám sát công việc của một nhóm nhân viên, theo dòi sự phân bổ trách nhiệm và hoàn

thành. Hỗ trợ các nhân viên khác phát triển năng lực này.

Cán bộ: là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 năm trở lên và hợp đồng không xác định thời

hạn tại các đơn vị BIDV.

Năng lực chuyên môn, năng lực cốt lòi

Thực hiện công việc dựa trên tuân thủ các chuẩn mực và quy định. Ứng dụng các kiến thức, kinh nghiệm vào các tình huống công việc khác nhau. Thể hiện

năng lực một cách độc lập

Nguồn: Tác giả tổng hợp


BIDV tiếp tục triển khai việc kiện toàn đội ngũ lãnh đạo cấp cao, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần. Công tác bổ nhiệm lãnh đạo các cấp được tiến hành đúng quy định, quy trình. Vì vậy, cán bộ được bổ nhiệm là các cán bộ gương mẫu, uy tín tiêu biểu trong lĩnh vực công tác, sau khi bổ nhiệm phát huy vai trò của cán bộ chủ chốt nên đã tăng cường được cả lượng và chất cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của Trụ sở chính và của hệ thống.

Câu trả lời “Anh/ chị có cơ hội nhận giáo dục/ đào tạo” có giá trị trung bình 3,24. Các câu trả lời “Đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý” chiếm tỉ lệ 41,6%, đây là tỉ lệ đồng ý tương đối cao (gần 50%). Ngân hàng BIDV thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để giúp người lao động mới nắm bắt và nhanh chóng hòa nhập với môi trường, văn hóa làm việc của BIDV. Xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm và theo giai đoạn để tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho người lao động nhằm nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ và kỹ năng mềm… đối với người lao động.

Bảng 3.17. Số lượng các lớp đào tạo nghiệp vụ tại BIDV khu vực Đông Nam Bộ qua các năm


Các nghiệp vụ

2016

2017

2018

Nghiệp vụ kế toán

5

10

12

Nghiệp vụ tín dụng

3

8

9

Nghiệp vụ kho quỹ

5

12

12

Nghiệp vụ thẻ

3

5

7

Phí dịch vụ

2

3

5

Nghiệp vụ TTTM

6

10

12

Các nghiệp vụ khác

12

13

15

Tổng

40

61

72

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Việc nhân viên phải liên tục cập nhật các kiến thức, quy trình theo tiêu chuẩn quốc tế được BIDV thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ mang đến cho khách hàng. Năm 2018, BIDV đã tổ chức 410 lớp cho 31.378 lượt học viên, tập trung chủ yếu vào các chương trình đào tạo E-learing nhằm nâng cao kỹ năng làm việc, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí