Tổng Quan Lý Thuyết Về Các Yếu Tố Tác Động Đến Thanh Khoản Của Ngân Hàng Thương Mại


chứng này, nhà quản trị sẽ đánh giá được các yếu tố cũng như mức độ tác động lên thanh khoản để từ đó đưa ra những chính sách, biện pháp nhằm nâng cao khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Đặc biệt, trong nghiên cứu đã có tiến hành một nội dung mới đó là phân tích tác động của tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng cho vay đối với thanh khoản tại các NHTM Việt Nam, đây là một trong những cơ sở để đánh giá và khuyến nghị về những chính sách cho các NHTM cũng như NHNN.

1.6. Kết cấu luận văn

Bài nghiên cứu này được chia làm 5 phần: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan lý thuyết về các yếu tố tác động đến thanh khoản của ngân hàng thương mại

Chương 3. Phân tích các yêu tố tác động đến thanh khoản của NHTM Việt

Nam


Chương 4. Dữ liệu và kết quả nghiên cứu Chương 5. Kết luận và khuyến nghị chính sách


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. Thanh khoản của NHTM

Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3

2.1.1. Khái niệm thanh khoản

Xét về góc độ tài sản, thanh khoản được hiểu là khả năng chuyển hóa thành tiền của tài sản và ngược lại, được đo lường thông qua thời gian chuyển đổi và chi phí để chuyển đổi. Với ngân hàng thương mại thì tính thanh khoản được hiểu là việc ngân hàng có thể thực hiện được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời phát sinh trong quá tr nh hoạt động như: nhu cầu chi trả, rút tiền gửi, các nhu cầu thanh toán, giải ngân các khoản cho vay theo thỏa thuận cấp tín dụng của khách hàng…

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng cho rằng: “Thanh khoản là một thuật ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn...”.

Ở mỗi thời điểm khác nhau, Basel lại có những khái niệm và nhấn mạnh khác nhau về thanh khoản, nhưng chung quy lại đều định nghĩa thanh khoản là khả năng tăng quỹ tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn với chi phí chấp nhận được.

Năm 2010, Trong giáo tr nh Quản trị ngân hàng thương mại, Trương Quang Thông cho rằng: “Thanh khoản là khả năng biến đổi một tài sản nào đó ra tiền mặt một cách nhanh chóng, với một chi phí thấp nhất có thể. Một cách đầy đủ hơn, dựa vào cả hai tiếp cận từ tài sản và nguồn vốn, thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản và nguồn vốn với một chi phí hợp lí để phục vụ các nhu cầu hoạt động khác nhau của ngân hàng”.

Theo Duttweiler (2009), thanh khoản là sự chuyển đổi một cách dễ dàng một tài sản cụ thể thành tiền mặt và khi ngân hàng muốn chuyển tài sản đó thành tiền mặt th thị trường vẫn còn khả năng chấp nhận các giao dịch.

Như vậy thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như là khả năng tức thời có thể đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi của và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết.


Thanh khoản ngân hàng có thể được thành hai loại là thanh khoản tự nhiên và thanh khoản nhân tạo. Thanh khoản tự nhiên được tạo ra từ tài sản của ngân hàng có thời gian đáo hạn theo quy định. Thanh khoản nhân tạo được tạo ra thông qua khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt trước ngày đáo hạn.

2.1.2. Trạng thái thanh khoản

2.1.2.1. Cung thanh khoản

Cung thanh khoản là những nguồn cung cấp vốn của ngân hàng để làm tăng khả năng chi trả nhằm đáp ứng cầu thanh khoản, đây là những khoản sẵn có hoặc có thể có trong ngắn hạn của ngân hàng thương mại, bao gồm:

Huy động tiền gửi: Đây có thể coi là nguồn cung có vị trí quan trọng nhất bởi huy động tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn cung thanh khoản đồng thời cũng là nguồn cung dễ dàng tạo ra nhất.

Các khoản cho vay được hoàn trả: Đây cũng là một trong những nguồn cung quan trọng trong quản lí thanh khoản của một NHTM, lượng tiền hoàn trả từ hoạt động cho vay giúp ngân hàng có thể có được lượng tiền để tái tục đầu tư hoặc dự trữ nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Tiền thu từ cung cấp sản phẩm dịch vụ: trước đây, khoản tiền thu từ dịch vụ chiểm tỷ trọng không cao và thường không được chú ý đến, nhưng trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ, thói quen không dung tiền mặt…, cũng như việc đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, đa dạng hóa nguồn thu th khoản tiền thu từ dịch vụ đã được quan tâm đúng mực và định hướng phát triển thành một trong những nguồn thu quan trọng của bất kỳ ngân hàng nào trong tương lai.

Tiền vay trên thị trường tiền tệ: Đây là những nguồn cung tạm thời cấp bách để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng, tiền vay trên thị trường tiền tệ bao gồm vay liên ngân hàng hoặc vay tái chiết khấu từ ngân hàng trung ương.

Tiền bán tài sản: Đây là biện pháp tăng cung thanh khoản khi không thể sử dụng các biện pháp nêu trên, NHTM sẽ bán theo thứ tự từ tài sản thanh khoản cao đến tài sản thanh khoản thấp hơn để đáp ứng các nhu cầu về thanh khoản.


2.1.2.2. Cầu thanh khoản

Cầu thanh khoản là các tác động làm giảm quỹ của ngân hàng để đáp ứng các nghĩa vụ chi trả trong quá tr nh hoạt động, cầu thanh khoản bao gồm:

Rút tiền gửi của khách hàng: đây là nhu cầu thường xuyên và không cố định, đặc biệt đối với khoản mục tiền gửi không kỳ hạn, khoản mục này chiếm tỷ trong lớn nhất trong cầu thanh khoản. Ngân hàng sẽ gặp khó khăn khi nhu cầu rút tiền đợt ngột tăng cao với những số tiền lớn.

Các khoản cho vay phát sinh: hoạt động cho vay đóng vai trò quan trọng đối với toàn bộ các NHTM ở Việt Nam, do đó nhu cầu cung tiền từ những khoản cho vay đã cam kết hoặc phát sinh mới cũng phát sinh thường trực.

Thanh toán Các khoản vay phải trả: Đây là các khoản vay trên thị trường

tiền tệ

Các khoản chi phí hoạt động: phát sinh từ thực tế hoạt động kinh doanh của

ngân hàng như chi trả lương, thưởng cho nhân viên, chi phí vận hành bộ máy...

Trả cổ tức cho cổ đông.

2.1.2.3. Trạng thái thanh khoản

Sự kết hợp giữa cung và cầu thanh khoản của một ngân hàng sẽ tạo nên Trạng thái thanh khoản ròng NPL (Net Liquidity Position), được xác định như sau: NPL = Tổng cung thanh khoản - Tổng cầu thanh khoản

Nếu NPL > 0 hay cung thanh khoản lớn hơn cầu thanh khoản, ở trạng thái này thì ngân hàng đang thặng dư thanh khoản. Qua đó thể hiện thanh khoản hiện tại của ngân hàng rất tốt nhưng mặt khác cũng nói lên việc chưa khai thác hết khả năng sinh lời của tài sản. Có thể vì các nguyên nhân chủ quan như ngân hàng chủ động tăng lượng dữ trữ thanh khoản, đầu tư chưa hợp lí hoặc do các nguyên nhân khách quan như sự hoạt động kém hiệu quả của nền kinh tế làm cho không có nhiều cơ hội đầu tư, hoặc do nguồn vốn tăng trưởng quá nhanh…. Những nhà điều hành cần phải sử dụng phần thặng dư này để đầu tư nhằm đem đến hiệu quả trước khi chúng được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai.

Nếu NPL < 0 hay cung thanh khoản nhỏ hơn cầu thanh khoản, ở trạng thái


này th ngân hàng đang thâm hụt thanh khoản. Thâm hụt thanh khoản là một trong những yếu tố rủi ro đối với hoạt động của NHTM, thâm hụt nhẹ làm cho ngân hành khó khăn trong hoạt động, còn thâm hụt lớn có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như mất khách hàng, mất cơ hội kinh doanh, mất thị trường, làm giảm niềm tin công chúng…. (Trương Quang Thông, 2010). Những hành động cần thiết để bù đắp thanh khoản có thể kể đến là: bán tài sản kém thanh khoản, sử dụng dự trữ bắt buộc, vay vốn liên ngân hàng, vay tái chiết khấu NHTW…

Nếu NPL = 0 hay cung thanh khoản bằng cầu thanh khoản thì ngân hàng đang ở trạng thái cân bằng thanh khoản. Đây là mục tiêu hướng đến của nhà quản trị ngân hàng nhưng trên thực tế rất khó xảy ra.

2.1.3. Rủi ro thanh khoản

2.1.3.1. Khái niệm rủi ro thanh khoản

Theo Duttweiler (2009), rủi ro thanh khoản của một ngân hàng thương mại xuất hiện khi tại một thời điểm bất kỳ khi ngân hàng không có khả năng thanh toán, hoặc phải thanh bằng việc huy động các nguồn vốn với chi phí cao, từ đó có thể kéo theo những tác động không tốt cho NHTM.

Năm 2006, ủy ban Basel phân loại rủi ro thanh khoản làm hai loại là rủi ro thanh khoản nguồn vốn (funding liquidity risk) và rủi ro thanh khoản thị trường (market liquidity risk). Rủi ro thanh khoản nguồn vốn là rủi ro khi ngân hàng bị thiếu tiền và không thể huy động nguồn vốn mới để đáp ứng nghĩa vụ chi trả khi đến hạn. Rủi ro thanh khoản thị trường là rủi ro khi ngân hàng không thể bán tài sản trên thị trường trong thời gian ngắn với chi phí thấp.

Như vậy, rủi ro thanh khoản là rủi ro xảy ra khi NHTM không có khả năng đáp ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời, hoặc đáp ứng đủ nhưng với chi phí bỏ ra lại quá cao. Nói cách khác đây là loại rủi ro của NHTM trong trường hợp thiếu khả năng chi trả do không dự trữ đủ tiền mặt, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.

2.1.3.2. Nguyên nhân gây rủi ro thanh khoản


Theo Nguyễn Văn Tiến (2010), nguyên nhân của rủi ro thanh khoản được chia làm hai loại: nguyên nhân tiền đề và nguyên nhân hoạt động.

n n n n bao gồm ba nguyên nhân chính:

“Thứ nhất, ngân hàng huy động và đi vay vốn thời gian ngắn, sau đó cứ tuần hoàn chúng để cho vay thời gian dài hơn. Do đó nhiều ngân hàng phải đối mặt với sự không trùng khớp về kỳ hạn đến hạn giữa tài sản có và tài sản nợ.”

“Thứ hai, sự nhạy cảm của tài sản tài chính với thay đổi lãi suất. Khi lãi suất tăng, nhiều người gửi tiền sẽ rút tiền ra t m kiếm nơi gửi khác có mức lãi suất cao hơn. Những người có nhu cầu tín dụng sẽ hoãn lại, hoặc rút hết số dư hạn mức tín dụng với lãi suất thấp đã thỏa thuận. Như vậy, thay đổi lãi suất ảnh hưởng đồng thời đến luồng tiền gửi cũng như luồng tiền vay, và cuối cùng là đến thanh khoản của ngân hàng.”

“Thứ ba, ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách hoàn hảo. Những trục trặc về thanh khoản sẽ làm xói mòn niềm tin của dân chúng vào ngân hàng.”

n n n oạ ộn là những nguyên nhân dựa vào nguồn gốc phát sinh của rủi ro, có thể phát sinh từ bên tài sản nợ khi người gửi tiền rút tiền đột biến với số lượng lớn hoặc phát sinh từ tài sản có khi khách hàng rút tiền theo thỏa thuận cho vay đã ký với ngân hàng.

Nguyên nhân phát sinh bên tài sản nợ: phát sinh từ việc khách hàng gửi tiền có nhu cầu rút tiền đột ngột, làm cho ngân hành khó khăn về thanh khoản. Bởi v tiền mặt là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất nhưng lại không sinh lời, do đó ngân hàng sẽ hạn chế lượng tiền mặt xuống thấp nhất có thể, và dùng tiền này đầu tư vào các tài sản có khả năng sinh lợi cao hơn nhưng ít thanh khoản hơn để gia tăng lợi nhuận, do đó phần lớn lượng tiền của ngân hàng đều tồn tại dưới dạng kém thanh khoản.

Khi khách hàng gửi tiền có nhu cầu rút tiền đột ngột với số lượng rất lớn, ngân hàng sẽ không đủ tiền mặt để chi trả, ngân hàng buộc phải t m kiếm các nguồn vốn bổ sung tức th thông qua việc vay vốn liên ngân hàng, vay tái chiết khấu ngân


hàng trung ương hoặc bán đi các tài sản ít thanh khoản hơn mà m nh đang nắm giữ…, việc bán khối lượng lớn tài sản ngay lập tức sẽ khiến cho ngân hàng bị ép giá và chỉ bán được với giá thấp hơn thực tế rất nhiều. Một trường hợp xấu hơn là khi nhiều ngân hàng cùng bị thiếu hụt thanh khoản và cùng phải bán đi tài sản th có thể sẽ không thể bán được tài sản trên thị trường. Đây chính là rủi ro phát sinh bên tài sản nợ.

Nguyên nhân phát sinh bên tài sản có: Khi người vay tiền có nhu cầu giải ngân ngay lập tức theo các cam kết cho vay đã ký với ngân hàng, ngân hàng phải đảm bảo có đủ tiền để thực hiện các cam kết. Nếu không đủ khả năng thanh khoản ngay tức th ngân hàng buộc phải sử dụng các biện pháp giống như đảm bảo thanh khoản phát sinh bên tài sản nơ. Điều này có thể gây nên rủi ro về thanh khoản.

2.1.3.3. Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản

Đối với ngân hàng thương mại:

Rủi ro thanh khoản xảy ra sẽ gây nên những tổn thất về tài chính cho NHTM, bởi v ngân hàng sẽ phải chạy đua huy động vốn với lãi suất cao làm tăng chi phí, kéo theo đó là sự tăng cao của lãi suất cho vay, đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ khó cho vay hơn. Khi nguồn thu không đủ đáp ứng chi phí sẽ dẫn đến thua lỗ cho các NHTM.

Đồng thời, việc không đáp ứng được nhu cầu rút tiền hay nhu cầu giải ngân cho các khoản cấp tín dụng sẽ làm giảm uy tín của ngân hàng, đặc biệt gây mất niềm tin cho người gửi tiền. Sự thiếu tin tưởng của người dân vào khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ gây ra một cuộc rút tiền hàng loạt, dẫn đến việc mất thanh khoản nghiêm trọng và nguy cơ phá sản có thể xảy ra.

Đối với hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế:

Khi xuất hiện rủi ro thanh khoản, NHTM sẽ tăng lãi suất huy động, nguồn tiền gửi của người dân vào ngân hàng sẽ tăng lên dẫn đến sự thiếu hụt nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế. Đồng thời, lãi suất cho vay tăng cao sẽ tác động mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp, dẫn đến giá cả tăng cao, lạm phát tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của người dân cũng như giảm quy mô tăng trưởng của nền kinh tế.


Từ một ngân hàng bị mất thanh khoản nghiêm trọng sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền làm phá vỡ niềm tin của công chúng về hệ thống ngân hàng, hiện tượng rút tiền hàng loạt sẽ lây lan qua các ngân hàng khác nhau, dẫn đến sự sụp đổ của cả hệ thống NHTM và nền kinh tế.

2.1.4. Đo lường thanh khoản

Vodova (2011) đưa ra hai phương pháp để đo lường thanh khoản là: đo lường bằng khe hở thanh khoản và đo lường bằng các tỷ lệ thanh khoản.

Phương pháp đo lường bằng khe hở thanh khoản là phương pháp đo lường sự chênh lệch giữa nguồn vốn và tài sản ở thời điểm hiện tại và tương lai.

Phương pháp đo lường bằng các tỷ lệ thanh khoản là phương pháp tính toán các chỉ số khác nhau được thu thập từ số liệu của bảng cân đối kế toán từ đó dự đoán được các diễn biến thanh khoản; các tỷ lệ này gồm: tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản, tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tiền gửi và vốn huy động ngắn hạn, tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tiền gửi và vốn huy động ngắn hạn.

2.1.4.1. Phương pháp đo lường bằng khe hở thanh khoản

Đối với các nhà quản trị ngân hàng, họ thường chú trọng đến hai khoản mục đó là tổng dư nợ cho vay b nh quân và tổng nguồn vốn huy động b nh quân. Đa phần các khoản cho vay sẽ được thanh khoản bằng tiền gửi, khi cho vay, các ngân hàng thường ưu tiên tài trợ cho các khoản vay có kỳ hạn dài v lợi nhuận đem lại lớn hơn nhưng các khoản vay này lại có tính thanh khoản thấp, còn các khoản tiền gửi th đa phần là các kỳ hạn ngắn. Khi phát sinh nhiều khoản rút tiền gửi có giá trị lớn cùng một lúc và không được báo trước có thể sẽ gây ra mất thanh khoản cho ngân hàng. Khe hở thanh khoản chính là khoản chênh lệch giữa tổng dư nợ cho vay bình quân và tổng nguồn vốn huy động b nh quân.

Công thức tính khe hở thanh khoản:

Khe hở thanh khoản = Tổng dư nợ cho vay bình quân - Tổng nguồn vốn

huy động bình quân

Khe hở thanh khoản thể hiện dấu hiệu cảnh báo về rủi ro thanh khoản trong

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 09/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí