Thực Trạng Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam‌


CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM‌


3.1.Thanh khoảnrủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mạiViệt Nam‌

3.1.1.Chạy đua lãi suất huy động‌

Rủi ro thanh khoản tiềm ẩn tại các hệ thống ngân hàng Việt Nam là rất cao.Điển hình tiêu biểu là việc chạy đua lãi suất huy động trong thời gian qua.Các ngân hàng thương mại cổ phầntrong việc cố gắng thu hút nguồn vốn huy động đã đẩy lãi suất huy động cao hơn thị trường, thậm chí tìm cách làm cho lãi suất thực cao hơn lãi suất trần quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Từ năm 2008, trước tình hình lạm phát và thâm hụt cán cân thương mại nghiêm trọng, Chính phủ đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Công cụ đầu tiên mà Ngân hàng Nhà nước sử dụng là dự trữ bắt buộc.Tiếp đến là nâng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu. Đồng thời, Ngân hàng nhà nước thanh tra chặt chẽ việc tuân thủ quy định không huy động với lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản và không thu phí với hoạt động cho vay.

Trong tháng 3/2008, Ngân hàng nhà nước đã phát hành và yêu cầu các hệ thống ngân hàng thương mại mua 20.300 tỷ đồng tín phiếu ngân hàng nhà nước với lãi suất cố định 7,8% kỳ hạn 1 năm và không được sử dụng trong giao dịch tái cấp vốn trên thị trường liên ngân hàng.

Các biện pháp này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình thanh khoản trong giai đoạn 2008. Các ngân hàng vốn có tiềm lực tài chính lớn, ổn định về nguồn vốn cũng tham gia vào cuộc đua lãi suất nhằm giữ ổn định lượng khách hàng và tính thanh khoản của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.


Từ quý IV/2008 đến đầu năm 2009, mặc dù ngân hàng nhà nước thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng, nhưng trước tình hình dư nợ tăng mạnh trong khoản cuối năm 2009, thì từ tháng 6/2009 đến đầu năm 2010, ngân hàng nhà nước đã có những hành động nhằm ngăn chặn lạm phát gia tăng như: chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước không được tăng trưởng tín dụng quá 25%, còn các ngân hàng thương mại phải kiểm soát tốc độ tăng trưởng. Bản thân ngân hàng nhà nước cũng kiểm soát chặt chẽ lượng lượng cung tiền cung ứng ra nền kinh tế thông qua thị trường mở, không dùng vốn cho vay đầu tư bất động sản và các hoạt động đầu tư tài chính.

Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam - 6

Tháng 12/2009, lãi suất cơ bản đã tăng lên 8% và trần lãi suất huy động là 10,5%/năm, lãi suất giữa các kỳ hạn ngắn, trung và dài hạn càng ít chênh lệchvà cùng tiến về trần lãi suất cho phép, lãi suất liên ngân hàng đã tăng lên 12%.

Tuy nhiên, ngoài lãi suất, các ngân hàng thương mại còn có rất nhiều hình thức thu hút công chúng và những biện pháp làm tăng lãi suất thực gửi bằng những chương trình khuyến mãi, tặng quà, trúng thưởng, ưu đãi mua ngoại tệ du lịch, nâng lãi suất cao đột biến trong một số ngày nhất định. Các ngân hàng còn đưa ra những sản phẩm huy động linh hoạt cho phép rút gốc trước hạn và hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi. Cuộc cạnh tranh trong giai đoạn này giữa các ngân hàng đặc biệt căng thẳng khiến ngân hàng nhà nước can thiệp bằng cách ra quy định lãi suất huy động không được vượt quá 14%. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh gay gắt khiến cho quy định không phải lúc nào cũng được tuân thủ.Ngân hàng nhà nước đã kiểm tra và xử lý nhiều trường hợp thỏa thuận lãi suất cao vượt trần cho phép trong giai đoạn này, tuy trong thực tế các trường hợp này chỉ chiếm một phần nhỏ trong thực tế diễn ra.

Lần lượt trong tháng 8 và tháng 9 năm 2011, Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 02 và Thông tư 30 quy định trần lãi suất cho tất cả các khoản tiền gửi có kỳ hạnvà không kỳ hạn. Việc cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng thương mại đã dần dứt hẳn. Luồng vốn huy động trước được thu hút sang các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân nay đã dần chuyển về các ngân hàng thương mại cổ phần lớn, nhất là các ngân hàng thương mại nhà nước – nơi có được công chúng tín nhiệm hơn. Các


ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ gặp khó khăn trong thu hút nguồn vốn huy động, phải tìm cung thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng. Nhờ vậy, các ngân hàng thương mại lớn không những có lợi thế trong huy động tiền gửi dân chúng và các tổ chức kinh tế mà còn có lợi trên thị trường liên ngân hàng nhờ lãi suất liên ngân hàng tăng cao.

3.1.2.Thanh khoản của các loại ngoại tệ‌

Ngoài ra, áp lực thanh khoản các loại ngoại tệ còn tiềm ẩn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.Trong năm 2008, trước tình hình kinh tế trong nước bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu; thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh làm cho giá trị tài sản giảm mạnh. Hơn nữa, trong tháng 5 và 6, tỷ lệ lạm phát cao cùng tình trạng nhập siêu kỷ lục 15,3 tỷ USD khiến cho nhu cầu ngoại tệ tăng cao, thị trường hối đoái đột ngột giảm chiều. Các ngân hàng thương mại thiếu ngoại tệ đã đẩy lãi suất huy động ngoại tệ lên đến 7,2%/năm, mức lãi suất mà tại thời điểm cuối năm 2016 đối với VNĐ vẫn là cao. Lạm phát cao, nhập siêu, neo tỷ giá và lãi suất ngoại tệ tăng cao là những yếu tố khiến tình trạng USD hóa trong huy động tiền gửi tăng cao. Trong khi đó, về phía tài sản của bảng cân đối kế toán, tức nguồn vốn cho vay của ngân hàng; nhu cầu về cung ngoại tệ được giảm bớt do quy định hành chính từ Chính phủ. Do tình trạng dư thừa ngoại tệ từ giai đoạn trước, từ 10/04/2008, Quyết định 09/2008/QĐ-NHNN về đối tượng được cho vay bằng ngoại tệ do Ngân hàng nhà nước ban hành đã giới hạn đối tượng được vay bằng ngoại tệ, do đó các đối tượng không có nguồn thu bằng ngoại tệ không được vay ngắn hạn bằng ngoại tệ. Đến năm 2009, nhằm phục hồi nền kinh tế sau những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, Chính phủ thực hiện biện pháp hỗ trợ lãi suất 4%/năm đối với các khoản vay bằng nội tệ nên chêch lệch lãi suất giữa các khoản vay bằng nội tệ và ngoại tệ thêm gia tăng làm cầu ngoại tệ giảm xuống. Dư nợ ngoại tệ trong giai đoạn cuối năm 2008 và suốt năm 2009 tăng không đáng kể.

Nhưng đến năm 2010, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ lại gia tăng đáng kể so với tín dụng bằng nội tệ.Bởi đối tượng được vay bằng ngoại tệ đã được mở rộng lại vào


cuối năm 2009.Bên cạnh đó là sự thay đổi về chênh lệch lãi suất giữa ngoại tệ và nội tệ đã sụt giảm đáng kể, bởi chính sách hỗ trợ lãi suất vay nội tệ không còn hiệu lực trong năm 2010 khiến cho lãi suất vay nội tệ đã tăng lên 13%-16%/năm. Các doanh nghiệp chuyển sang vay vốn bằng ngoại tệ, chủ yếu là USD với mức lãi suất khoảng 6%-8%/năm. Với các đối tượng là doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nguồn thu ngoại tệ cao và ổn định, mức lãi suất được các ngân hàng thương mại ưu đãi còn 5%/năm.

Trong khi nhu cầu nguồn vốn ngoại tệ trong nền kinh tế tăng mạnh thì nguồn cung ngoại tệ lại chững lại. Các ngân hàng thương mại đều đẩy lãi suất huy động ngoại tệ lên cao, đối với kỳ hạn dài 12 tháng lãi suất đã tăng lên 5%/năm ở một số ngân hàng thì tình trạng thiếu hụt thanh khoản ngoại tệ vẫn diễn ra. Nguyên nhân là khi Ngân hàng nhà nước ấn định trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế là 1%/năm trong Thông tư 03/2010/TT-NHNN, lãi suất tiền gửi USD đã thấp một cách đáng kể so với lãi suất tiền gửi VND, ngay cả khi đã tính cả biến động tỷ giá. Nhu cầu rút ngoại tệ trong giai đoạn này cũng gây áp lực đến các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Tháng 9/2010, Ngân hàng nhà nước ban hành văn bản số 7493/NHNN-CSTT yêu cầu các tổ chức tài chính phải báo cáo tình hình cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng để phục vụ cho việc điều hành chính sách tiền tệ. Đồng thời yêu cầu các tổ chức tín dụng xây dựng và báo cáo về nguồn ngoại tệ để trả nợ của khách hàng trong quý IV/2010 và quý I/2011 nhằm quản lý khả năng thanh khoản và khả năng thu hồi nợ bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng. Nhờ vậy mà tình hình thanh khoản ngoại tệ đã bớt căng thẳng hơn khi huy động vốn bằng ngoại tệ được gia tăng cùng với cho vay ngoại tệ bị xiết chặt.

Tuy nhiên sang năm 2011, chính sách tiền tệ thắt chặt khiến lãi suất nội tệ tăng cao trong khi thời điểm đó các ngân hàng đang tìm cách đẩy lãi suất huy động vượt quá trần lãi suất quy định. Các điều kiện này dẫn đến tình trạng dân chúng chuyển từ gửi ngoại tệ sang nội tệ để được hưởng lãi suất cao hơn. Trong khi đó chênh lệch lãi suất


cũng khiến các doanh nghiệp muốn vay bằng ngoại tệ.Thậm chí các doanh nghiệp có khả năng vay bằng ngoại tệ cũng dùng ngoại tệ vay được để bán lấy nội tệ.

Trong giai đoạn 2012-2013, nhiều ngân hàng thương mại mở rộng các khoản vay bằng VND, với cách tính lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay ngoại tệ cộng với một biên độ bảo hiểm nhất định cho tỷ giá hối đoái. Khi phạm vi cho doanh nghiệp vay ngoại tệ bị hạn chế theo quy định của ngân hàng nhà nước (Thông tư 37/2012 và Thông tư 29/2013) hoạt động này đã giúp một số lượng lớn các doanh nghiệp được vay bằng nội tệ với mức lãi suất thấp hơn và giúp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, nhất là khi ngân hàng nhà nước đã cam kết giữ ổn định tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên trong tháng 12/2013, ngân hàng nhà nước phát hành văn bản cấm các ngân hàng thương mại cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất huy động để tránh cạnh tranh không lành mạnh và những rủi ro đi kèm. Do lãi suất cho vay VND dựa trên ngoại tệ thường thấp hơn so với lãi suất huy động VND, các ngân hàng thương mại phải dừng hoạt động này. Các doanh nghiệp xuất khẩu tăng vay ngoại tệ thay vì vay nội tệ vì lãi suất cho vay USD thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay VND.

Trong khi đó, theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, huy động ngoại tệ đã giảm 5,5% kể từ đầu năm đến cuối tháng 5/2014. Một trong những lý do của sự sụt giảm này là do trần lãi suất huy động USD được giữ ở mức 1% đối với cá nhân và 0,25% đối với các tổ chức kinh tếtrong khi lãi suất huy động VND cao hơn nhiều, từ 6% đến 7,5% đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng đến 12 tháng. Kết quả là tỷ lệ cho vay trên huy động USD đã lên đến 95,5% vào tháng 5/2014 so với 84,3% vào cuối năm 2013.

Do các khoản vay bằng ngoại tệ tăng lên, các ngân hàng thương mại phải tăng trạng thái ngoại tệ của họ lên. Từ cuối năm 2013, chênh lệch giữa lãi suất cho vay VND và lãi suất cho vay USD đủ cao để các ngân hàng tăng cường bán USD và cho vay VND lãi suất cao, nhờ vào triển vọng tỷ giá hối đoái ổn định. Tuy nhiên từ đầu năm 2014 đến đầu năm 2016, lãi suất cho vay VND liên tục giảm, làm thu hẹp chênh


lệch lãi suất cho vay VND và USD, khuyến khích các ngân hàng thương mại mua lại USD, tăng nhu cầu USD trên thị trường và gây áp lực lên thanh khoản ngoại tệ.

3.1.3.Tạo thanh khoản bằng biện pháp bán tài sản‌

Một tín hiệu nữa cho thấy hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đứng trước nguy cơ rủi ro thanh khoản tiềm ẩn là các ngân hàng thương mại chịu tổn thất trong việc bán tài sản.

Năm 2010 và 2011, thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm mạnh do những ảnh hưởng trong và ngoài nước như tỷ lệ lạm phát cao, khủng hoảng nợ công châu Âu ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu và những khủng hoảng trong quản trị. Đến 30/12/2011, VN-Index giảm 27,46%, HNX-Index giảm 48,6%. Tuy nhiên, mức sụt giảm của của nhiều cổ phiếu cao hơn gấp nhiều lần so với mức sụt giảm chung của thị trường (thể hiện qua các chỉ số thị trường như VN-Index và HNX-Index) từ 50%-60%. Trong tình hình khó khăn về thanh khoản, các ngân hàng thương mại buộc phải bán lượng chứng khoán của mình mặc dù đang thua lỗ.Việc này mặc dù khiến các ngân hàng chịu lỗ nhưng vẫn phải chấp nhận nhằm bù đắp nhu cầu thanh khoản và thu hẹp hoạt động kinh doanh chứng khoán trong giai đoạn khó khăn.

Hiện tại, các hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam chỉ đáp ứng được yêu cầu tỷ lệ CAR là 9% theo quy định của Thông tư 13/2010; đồng thời phải điều chỉnh tăng tỷ lệ này dần dần nhằm đạt CAR 10,5% vào năm 2018. Tuy nhiên, các tỷ lệ được tính toán theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam và còn nhiều yêu cầu của Basel mà các hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam chưa thể đáp ứng. Nhiều vấn đề mà ngân hàng Việt Nam phải cải thiện như gia tăng vốn cấp 2 bằng những khoản vay mượn dài hạn, tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các phần mềm quản lý có khả năng hỗ trợ đắc lực cho công tác quản trị rủi ro ngân hàng.

3.2.Thanh khoản và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại nhànước Việt Nam

Riêng với các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam, việc đánh giá tập trung vào 2 yếu tố: về quy mô hoạt động của ngân hàng - nguồn vốn, nhân lực và mạng‌


lưới và về cung cầu thanh khoản - xem xét tỷ lệ huy động ngắn hạn trên tổng huy động và tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng nhằm nhận biết rủi ro thanh khoản có khả năng phát sinh từ việc cân đối được kỳ hạn huy động cũng như khả năng thu hồi nợ để đảm bảo cung thanh khoản.

Xét trên tổng tài sản, các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn chiếm vị thế là những ngân hàng lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Tính đến thời điểm 31/12/2015, ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất vẫn là Agribank với tổng tài sản là 874.000 tỷ đồng, tổng huy động là 804.259 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay 673.435 tỷ đồng. Agribank còn là ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng khắp các địa bàn với gần 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch, gần 40.000 nhân viên và gần 2.500 máy ATM.

BIDV là ngân hàng thương mại lớn thứ ba tại Việt Nam, xét theo tổng quy mô tài sản có là 850.670 tỷ đồng theo báo cáo tài chính đã kiểm toán thời điểm 31/12/2015. Tổng huy động trên 790.000 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng trên 804.000 tỷ đồng. Chỉ trong năm 2015, từ quyết định 589/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc sáp nhập MHB vào BIDV, các thủ tục chính thức hoàn tất bằng việc ký kết sáp nhập ngày 22/05/2015 đã khiến tổng tài sản của BIDV vượt trên 700.000 tỷ đồng. Nhân sự của BIDV cũng đứng hai trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam khi tăng đến con số 24.000 người trong năm 2015. Mạng lưới của BIDV cũng lớn mạnh với 182 chi nhánh, 799 phòng giao dịch, mạng lưới ATM 1.823 máy và dịch vụ POS 25.432 máy.

Tính đến thời điểm 31/12/2015, quy mô tổng tài sản của Vietcombank là 674.395 tỷ đồng và vốn điều lệ là 26.650 tỷ đồng.Tổng nguồn vốn huy động được là 503.007 tỷ đồng. Tổng lượng vốn cấp tín dụng là 387.152 tỷ đồng.

Vietinbank là ngân hàng lớn thứ hai Việt Nam xét theo tổng quy mô tài sản với

779.000 tỷ đồng thời điểm 31/12/2015. Dư nợ tín dụng 674.000 tỷ đồng, huy động

702.000 tỷ đồng.


Như vậy, xét về lợi thế quy mô tổng tài sàn, nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn chiếm ưu thế lớn, nếu chưa xét đến mối quan hệ với ngân hàng nhà nước trong những giao dịch hàng ngày nếu có vấn đề xảy ra trong hoạt động. Quy mô lớn là lợi thế nổi bật nhất của nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước so với các ngân hàng thương mại cổ phần. Lợi thế này còn thể hiện rõ trong việc đối mặt với rủi ro thanh khoản.

Năm 2007, hệ thống ngân hàng có sự thay đổi bởi quyết định từ ngân hàng nhà nước về tăng vốn điều lệ bắt buộc, làm cho hàng loạt các ngân hàng nông thôn tái cơ cấu chuyển thành ngân hàng đô thị. Đến năm 2008, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tăng thêm 3 ngân hàng được thành lập mới. Năm 2015 và 2016, Ngân hàng nhà nước mua lại bắt buộc ba ngân hàng với giá 0 đồng, làm tăng số ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước.

Hiện có 8 ngân hàng thương mại nhà nước, 30 ngân hàng thương mại cổ phần, 6 ngân hàng liên doanh, 66 ngân hàng nước ngoài và chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng nước ngoài, 30 công ty tài chính và hơn 1000 quỹ tín dụng.

Trong các ngân hàng thương mại nhà nước, Vietcombank và Vietinbank có tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm. Khác với Agribank tăng trưởng tổng tài sản tương đối chậm, và cũng không có sự tăng trưởng đột biến trong năm 2015 nhờ sáp nhập thêm MHB; Vietcombank và Vietinbank tiếp nhận các ngân hàng được Ngân hàng nhà nước mua lại với giá 0 đồng và phải dùng năng lực quản lý cùng nguồn vốn lớn của mình để tái cơ cấu các ngân hàng này.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí