Phương Pháp Đo Lường Bằng Các Tỷ Lệ Thanh Khoản


tương lai của ngân hàng.

Nếu khe hở thanh khoản là dương và có giá trị lớn lớn th ngân hàng buộc phải giảm tiền mặt dự trữ, giảm các tài sản thanh khoản hoặc đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ, dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng sẽ tăng lên cao.

Có rất nhiều tác giả đã sử dụng phương pháp đo lường khe hở thanh khoản trong nghiên cứu của họ. Đặng Văn Dân (2015) cho rằng phương pháp đo lường thanh khoản bằng cách tính khe hở thanh khoản là phương pháp thích hợp nhất trong phân tích định lượng, chỉ số khe hở thanh khoản phản ánh được cơ bản nhất về khả năng thanh khoản của ngân hàng.

2.1.4.2. Phương pháp đo lường bằng các tỷ lệ thanh khoản

Đây là phương pháp đo lường tính thanh khoản của các ngân hàng dựa trên các chỉ số được tính toán từ bảng cân đối kế toán. Bao gồm 4 chỉ số sau:

Tài sản ả

L1=

Tổng tài sản

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Tỷ số này thể hiện trong tổng tài sản của NHTM th tài sản có tính thanh khoản cao chiếm bao nhiêu phần trăm. Thông thường, tỷ số này càng cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt, nhưng nếu tỷ số này quá cao th ngân hàng cần đánh giá lại t nh h nh nắm giữ tài sản của m nh bởi v tài sản thanh khoản cao thường không sinh lời nhiều.

Tài sản ả

Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 4

L2=

Tiền g i Vốn huy động ngắn hạn

100

Tỷ số thanh khoản L2 thể hiện tài sản thanh khoản so với các khoản tiền gửi và vốn huy động có tỷ lệ bao nhiêu, nếu tỷ lệ này lớn hơn hoặc bằng 100% th ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền của bất cá nhân, hộ gia đ nh, doanh nghiệp hoặc bất kỳ tổ chức nào cùng một thời điểm khi có sự kiện bất thường xảy ra. Tỷ số này cũng giống như tỷ sổ L1 , tức là càng cao thì thể hiện thanh khoản của ngân hàng càng tốt.

L3=

Tổng dư nợ Tổng tài sản

100

Tỷ số này cho biết tổng dư nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng tài sản


ngân hàng. Tỷ lệ này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng thấp và ngược lại.

L4=

Tổng dư nợ

Tiền g i Vốn huy động ngắn hạn

100

Tỷ số này tương tự tỷ số L3 , tức là nếu càng cao th khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp.

2.1.5. Quy định về quản lý thanh khoản

2.1.5.1. Quy định của Basel

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 với nguyên nhân sâu xa là sự không chú trọng đến vấn đề thanh khoản cũng như chưa có một mô h nh dự báo tốt để quản lí thanh khoản, Ủy ban Basel đã ban hành Basel III trong đó có những nguyên tắc quản lí thanh khoản cũng như đưa ra hai tỷ lệ mới để đo lường thanh khoản đó là: tỷ lệ đảm bảo thanh khoản – LCR nhằm giúp các ngân hàng nâng cao khả năng chống đỡ với sự thiếu hụt thanh khoản trong ngắn hạn bằng nguồn thanh khoản chất lượng cao và tỷ lệ ổn định ròng – NSFR nhằm giúp các ngân hàng nâng cao khả năng chống đỡ với sự thiếu hụt thanh khoản trong dài hạn bằng cách huy động vốn với các nguồn ổn định hơn.

Tỉ lệ đảm bảo thanh khoản – LCR (Liquidity Coverage Ratio)

Tài sản c tính ả cao

LCR=

D ng tiền ra r ng trong 30 ngày tiếp theo

100


100%

Tỉ lệ đảm bảo thanh khoản – LCR theo quy định phải lớn hơn hoặc bằng


Tài sản có tính thanh khoản cao là những tài sản có đặc điểm sau: rủi ro thấp,

dễ dàng định giá, tương quan thấp với các tài sản rủi ro và được niêm yết trên các thị trường phát triển đồng thời được công nhận rộng rãi. Trong đó, tài sản có tính thanh khoản cao sẽ được chia thành 2 “level” khác nhau: level 1 cao nhất (như tiền mặt, tiền dự trữ, trái phiếu chính phủ….) chiếm tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 60% tổng dự trữ thanh khoản, còn level 2 là tài Sản có thanh khoản cao nhưng mức độ thanh khoản kém hơn chỉ được chiếm tối đa 40% tỷ trọng sau khi đã áp tỷ lệ hair


cut ( tỷ lệ lỗ dự kiến).

Dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo là sự chênh lệch của dòng tiền ra và dòng tiền vào trong 30 ngày liên tiếp kể từ ngày hôm sau.

Tỷ lệ LCR giúp cho các ngân hàng có thể tính được khả năng tự chống đỡ với khả năng mất thanh khoản nghiêm trọng trong vòng 30 ngày mà không đến sự trợ giúp từ bên ngoài hoặc phải bán đi các tài sản có tính thanh khoản thấp hơn.

Tỷ lệ quỹ ổn định ròng – NSFR (Net Stable Funding Ratio)

Nguồn vồn huy động ổn định s n c

NSFR=

Nguồn vồn huy động ổn định cần thiết

100

Đây là tỷ lệ giữa nguồn vốn huy động ổn định sẵn có so với nguồn vốn huy động ổn định cần thiết, nguồn vốn được coi là ổn định nếu có thời gian duy tr từ một năm trở lên.

Uỷ ban Basel quy định phân chia các loại tài sản và nguồn vốn thành năm nhóm tùy theo kỳ hạn cũng như khả năng rút vốn, muốn tính toán được tỷ lệ NSFR, các NHTM phải sắp xếp giá trị sổ sách của tất cả các loại tài sản và nguồn vốn vào một trong năm nhóm này. Nguồn vốn huy động ổn định cần thiết phụ thuộc vào đặc điểm thanh khoản và kỳ hạn còn lại của tài sản được NHTM đó nắm giữ và của giá trị của các khoản mục ngoại bảng.

Tỷ lệ này theo quy định cũng phải lớn hơn hoặc bằng 100%.

Tỷ lệ NSFR được Basel đưa ra nhằm giúp cho các NHTM khi đảm bảo theo đúng quy định của tỷ lệ này th sẽ hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào nguồn vốn ngắn hạn và đánh giá chính xác hơn rủi ro thanh khoản của các khoản mục nội, ngoại bảng (Hoàng Công Gia Khánh, 2016).

2.1.5.2. Quy định của Việt Nam

Thông tư 36/2014/TT-NHNN cũng đã đưa ra những tiêu chuẩn nhất định về quản lí thanh khoản thông qua hai chỉ tiêu là: tỷ lệ khả năng chi trả (KNCT) trong 30 ngày và tỷ lệ dự trữ thanh khoản:

Tài sản có tính ả cao

Tỷ lệ trong 30 ngày =

Dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo

x 100%


Tỷ lệ KNCT trong 30 ngày tương tự như tỉ lệ đảm bảo thanh khoản – LCR nhưng yêu cầu thấp hơn. Nếu như LCR yêu cầu tỷ lệ tối thiểu là 100% th tỷ lệ KNCT trong 30 ngày chỉ yêu cầu tối thiểu 50% với đồng Việt Nam và tối thiểu 10% với ngoại tệ. Đồng thời, trong cách tính toán th LCR, tài sản có tính thanh khoản cao được phân ra thành các nhóm khác nhau, cũng như phân tài sản và nợ dùng để tính toán dòng tiền ra - vào, điều này đối với tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày trong Thông tư 36 là không có.

Tỷ lệ dự trữ ả =

Tài sản có tính ả cao

Tổng nợ phải trả

x 100%

Mục đích của tỷ lệ dự trữ thanh khoản cũng tương tự như tỷ lệ quỹ ổn định ròng – NSFR là đều hướng đến mục tiêu ổn định thanh khoản trong dài hạn, nhưng với NSFR có sự đồng bộ về kỳ hạn giữa nguồn vốn ổn định sẵn có và cần thiết, còn tỷ lệ dự trữ thanh khoản lấy tài sản có tính thanh khoản cao chia cho tổng nợ phải trả mà không phân biệt kỳ hạn nợ. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản cũng chỉ yêu cầu là 10% đối với các NHTM nên có sự khác biệt về ý nghĩa và công thức tính so với NSFR.

2.2. Các yếu tố tác động đến thanh khoản của NHTM

2.2.1. Quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng được thể thông qua hiện độ lớn của tổng tài sản, được đo lường bằng cách lấy logarit của tổng tài sản của các ngân hàng thương mại. Theo lý thuyết kinh tế, một khi quy mô ngân hàng càng lớn th hoạt động thanh khoản càng dễ dàng hơn và trơn tru hơn. Bởi v ngân hàng có quy mô lớn đồng nghĩa với mạng lưới rộng lớn, danh tiếng tốt hơn, dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng... Tuy nhiên, một số giải thuyết gần đây cho rằng, các ngân hàng lớn có lợi thế về khả năng huy động vốn do đó sẽ mạnh dạn hơn để đầu tư vào những tài sản có tính kém thanh khoản như các khoản cho vay để nâng cao lợi nhuận, từ đó tạo ra khe hở thanh khoản ngày càng lớn nên những ngân hàng có quy mô lớn th khả năng thanh khoản sẽ thấp hơn.

Nếu quy mô ngân hàng và khả năng thanh khoản có mối quan hệ cùng chiều


với nhau chứng tỏ ngân hàng càng mở rộng quy mô th khả năng thanh khoản càng tăng, tạo cơ hội cho các ngân hàng có thể huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm nâng cao khả năng thanh khoản của m nh. Ngược lại, quy mô ngân hàng và khả năng thanh khoản có mối quan hệ ngược chiều chứng tỏ nếu mở rộng quy mô thêm nữa có thể làm cho chi phí tăng cao, tốc độ phát triển của đội ngũ quản lý và nguồn nhân lực sẽ không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao, trong đó có rủi ro thanh khoản.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm từ một số tác giả như Muhammad Farhan Malik và Amir Rafique (2013); Aspachs & cộng sự (2003); Lucchetta (2007); Vodová (2011); Rauch & cộng sự (2009), Indriani (2004) th vẫn chưa có sự đồng nhất tác động giữa Quy mô ngân hàng và khả năng thanh khoản của các NHTM. Như nghiên cứu của Muhammad Farhan Malik và Amir Rafique năm 2013 cho thấy quy mô ngân hàng và khả năng thanh khoản có mối quan hệ cùng chiều còn theo nghiên cứu của Vodová (2011) th thấy quy mô ngân hàng và khả năng thanh khoản có mối quan hệ ngược chiều. Tuy nhiên, với t nh h nh hiện nay tại Việt Nam, nghiên cứu hi vọng sẽ t m ra mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô ngân hàng và khả năng thanh khoản.

2.2.2. Vốn chủ sở hữu

Ngân hàng sử dụng vốn chủ sở hữu và nợ vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của m nh. Khác với nợ vay mang tính chất phải hoàn trả th nguồn vốn chủ sở hữu được xem là nguồn quỹ tự có của ngân hàng, đại diện cho khả năng tự chống đỡ khi có rủi ro xảy ra của ngân hàng.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu được đo lường bằng vốn chủ sở hữu của NHTM chia cho tổng tài sản hiện có, tỷ số này phản ảnh đước mức độ độc lập và tự đảm bảo về mặt tài chính của ngân hàng bởi nó cho biết trong tổng nguồn vốn tài trợ tài sản của một ngân hàng, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu. Giá trị tỷ số này càng lớn, thể hiện khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính càng cao và mức độ độc lập càng cao. Ngược lại khi tỷ số càng nhỏ, khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp ngày càng


thấp. Khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính càng cao đồng nghĩa với khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt và ngược lại. Điều này cũng hàm ý rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều với rủi ro thanh khoản.

Các nghiên cứu của các tác giả Bunda (2003); Vodová (2011); Bonfim và Kim (2009); Cucinelli (2013) đều có những kết quả giống nhau về mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và khả năng thanh khoản của NHTM. Nghiên cứu này kỳ vọng rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu cũng sẽ có mối quan hệ cùng chiều với khả năng thanh khoản tại các NHTM Việt Nam.

2.2.3. Tăng trưởng cho vay

Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM) th hoạt động cho vay vẫn đóng một vai trò quan trọng, là chiếc cầu nối trung gian từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn, là hoạt động truyền thống đem lại thu nhập lớn nhất cho các ngân hàng thương mại, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Tuy nhiên, hoạt động cho vay có mang lại hiệu quả cao như vai trò của nó hay không hoàn toàn phụ thuộc vào những rủi ro tiềm ẩn do hoạt động cho vay mang lại, đặc biệt đối với khả năng thanh khoản của ngân hàng, th tăng trưởng cho vay dường như đem lại nhiều rủi ro. Bởi các khoản vay mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng được xem như là những tài sản có tính thanh khoản kém, cho vay càng tăng th ngân hàng càng năm giữ nhiều tài sản kém thanh khoản. Đặc biệt, đối với những khoản vay có kỳ hạn dài thường đem lại lợi nhuận lớn nhất nhưng đây lại là những tài sản có tính thanh khoản kém nhất nhưng trong những năm gần đây các khoản cho vay trung dài hạn lại có xu hướng được ưu tiên. Khi ngân hàng tăng lượng tiền cho vay, đồng nghĩa với giá trị các khoản cho vay trung dài hạn sẽ tăng lên, kéo theo sự gia tăng của các tài sản có tính thanh khoản thấp trong danh mục tài sản, điều này sẽ làm giảm khả năng thanh khoản của mỗi ngân hàng.

Theo Eakin(2008), khi nền kinh tế có nhu cầu vay thấp th ngân hàng sẽ nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao nhiều hơn, và ngược lại, khi nhu cầu vay cao, các ngân hàng sẽ hạn chế nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao để tập trung vào cho vay đặc biệt là các khoản cho vay trung dài hạn nhằm gia tăng lợi


nhuận. Điều này có nghĩa, tốc độ tăng trưởng cho vay và thanh khoản có mối quan hệ ngược chiều với nhau.

Vodová (2011) cũng cho rằng, tăng trưởng hoạt động cho vay làm tăng khoảng trống giữa kỳ hạn tiền vay và tiền gửi huy động bởi sự chênh lệch về kỳ hạn giữa các khoản tiền gửi và tiền vay, làm cho ngân hàng thương mại dễ dàng chịu rủi ro thanh khoản từ bên phía tài sản nợ của bảng cân đối kế toán. Cho vay càng tăng th đồng nghĩa với khoảng trống này càng lớn hay nói cách khác tăng trưởng cho vay làm tăng rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng thương mại.

Các nghiên cứu của một số tác giả như Bonfim và Kim (2009), Muhammad Farhan Malik và Amir Rafique (2013); Rauch & cộng sự (2009) đều cho những kết quả tương tự về tác động .

2.2.4. Tỷ lệ nợ ấu

Theo lý thuyết cơ bản, nguồn tiền lớn nhất để ngân hàng sử dụng cho vay đến từ tiền gửi, hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ trở nên suôn sẻ khi khách hàng vay vốn hoàn trả đầy đủ số tiền mà m nh đã vay cho ngân hàng theo đúng thỏa thuận. Nhưng khi rủi ro xảy ra, khách hàng bị vỡ nợ hoặc không trả được nợ, ngân hàng sẽ không đòi được tiền vay, điều này làm lượng tiền mặt của ngân hàng bị giảm xuống kéo theo sự sụt giảm của tổng tài sản. Trong khi nghĩa vụ trả nợ tiền gửi khi khách hàng rút tiền vẫn còn đó th việc không có luồng tiền về từ hoạt động cho vay sẽ làm gia tăng rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Bên cạnh đó, khi một ngân hàng bị công bố một tỷ lệ nợ xấu cao th đa phần tâm lí chung của người gửi tiền sẽ lo sợ và sẽ đến rút tiền của họ để gửi vào ngân hàng khác, điều này làm cho thanh khoản của ngân hàng càng trở nên giảm sút. Theo các nghiên cứu của Lucchetta (2007), Iqbal (2012), Roman và Sargu (2013) th nợ xấu có tác động ngược chiều với thanh khoản.

Tuy nhiên, trên thực tế, khi nợ xấu tăng cao, ngân hàng sẽ phải tiến hành cho vay một cách thận trọng hơn, chưa kể đến kiểm soát của NHTW nhằm hạn chế cho vay đối với ngân hàng đó. Ngân hàng buộc phải gia tăng lợi nhuận từ các hoạt động khác như huy động vốn, đẩy mạnh dịch vụ…. điều này làm cho thanh khoản trở nên


tốt hơn. Các nghiên cứu của Vodová (2011), Vũ Thị Hồng (2015) đều cho chung một kết quả là Tỷ lệ nợ xấu có tác động cùng chiều với khả năng thanh khoản.

Nghiên cứu này kỳ vọng nợ xấu sẽ tác động cùng chiều với tỷ lệ dự trữ thanh

khoản.

2.2.5. Tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng cho vay

Theo Nguyễn Văn Tiến (2010), “ ngân hàng huy động và đi vay vốn thời gian ngắn, sau đó cứ tuần hoàn chúng để cho vay thời gian dài hơn. Do đó nhiều ngân hàng phải đối mặt với sự không trùng khớp về kỳ hạn đến hạn giữa tài sản có và tài sản nợ” là một trong những nguyên nhân tiền đề của rủi ro thanh khoản. Hay nói cách khác, ngân hàng thương mại huy động tiền gửi để cho vay, nhưng các khoản huy động thường là ngắn hạn, còn các cho vay th thường là trung dài hạn, điều này dẫn đến sự không khớp nhau về kỳ hạn giữa tiền gửi và tiền vay. Các khoản cho vay trung dài hạn được xem như là tài sản có tính thanh khoản kém, nhưng lợi nhuận chúng đem lại tốt hơn nhiều so với các khoản vay ngắn hạn nên các ngân hàng thương mại sẽ thường gia tăng những khoản vay này, điều đó cũng làm cho thanh khoản bị giảm đi, rủi ro thanh khoản tăng lên.

Để đảm bảo an toàn thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước đã Thông tư 36 và được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 16/2018/TT-NHNN với quy định Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn có tính chất ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn được tính bằng công thức:

A (%)=B/C x100%

Trong đó:

A: Tỷ lệ của nguồn vốn có tính chất ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn.

B: Tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn trừ đi tổng nguồn vốn trung hạn, dài hạn

C: Nguồn vốn ngắn hạn

Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2023