Quản Trị Rủi Ro Thanh Khoản Ở Ngân Hàng Thương Mại


hàng hóa... tạo nên nhu cầu tiền nhiều vào những tháng cuối năm làm tăng cầu về thanh khoản cho NHTM.

Thứ tư, do biến động bất thường của nền kinh tế. Khủng hoảng kinh tế hoặc tài chính dẫn tới chi phí huy động tăng cao, hiệu quả hoạt động cho vay và đầu tư giảm sút. Xét ở một khía cạnh khác, khủng hoảng xảy ra có thể làm giảm sút niềm tin vào hệ thống tài chính, và các tổ chức và dân cư sẽ rút tiền khỏi các NHTM gây ra áp lực về thanh khoản cho NHTM.

Thứ năm, do tin đồn thất thiệt. Tin đồn thất thiệt sẽ gây mất lòng tin cá biệt vào một TCTD. Cơ chế mất cân đối giữa giá trị phải trả và giá trị thu được từ hoạt động đầu tư và cho vay sẽ xảy ra và NHTM đối mặt với RRTK.

1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Quan niệm về quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng Quản trị

Hiện nay, đã có nhiều quan niệm khác nhau về quản trị được đề cập trong các nghiên cứu của các học giả và tổ chức.

Theo IMF (2009), quản trị là nghệ thuật đạt mục đích thông qua nỗ lực của những người khác [107]. Theo Christian và cộng sự (2011), quản trị là phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng sự khác nhau trong cùng một tổ chức [88].

Theo quan điểm của Hoàng Phê (2003) thì quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động của các thành viên trong tổ chức, sử dụng các nguồn lực nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu đề ra [10].

Theo Kiều Hữu Thiện và cộng sự (2012), quản trị bao hàm toàn bộ quá trình định ra các mục tiêu hoạt động cũng như triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát quá trình thực hiện nhằm bảo đảm rằng các mục tiêu đã được đề ra sẽ được thực thi hiệu quả, qua đó bảo đảm hiệu quả của hoạt động [13].

Có thể hiểu, quản trị là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu trong điều kiện biến động, thay đổi của môi trường.


Như vậy, đề cập đến hoạt động quản trị là bao hàm các khía cạnh sau đây: (i) Là việc thiết lập các mục tiêu quản trị của tổ chức và thời hạn để thực hiện các mục tiêu; (ii) Là việc xác định, bố trí, phân bổ nguồn tài nguyên để thực hiện các mục tiêu; (iii) Là sự lãnh đạo của các cấp quản trị đối với hoạt động của các thuộc cấp, để đảm bảo những mục tiêu, chương trình, kế hoạch đã được lựa chọn sẽ được hoàn thành; (iv) Là việc tổ chức, kiểm soát nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình hoạt động của các định chế tài chính, bảo vệ lợi ích của các bên liên quan.

Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng

Theo Ủy ban Giám sát ngân hàng của Basel (2016) thì “Quản trị rủi ro là một quá trình liên tục được thực hiện ở mọi cấp độ của tổ chức tài chính và là một yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được các mục tiêu liên quan đến duy trì sự tồn tại, sự minh bạch về mặt tài chính”. Điều đó cũng tương đương với cách hiểu quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận diện, đo lường, kiểm soát và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công mang lại giá trị gia tăng cho ngân hàng. [71].

Theo Clusif (2009), quản trị rủi ro được tiếp cận theo hai góc độ, đó là: (i) quản trị rủi ro trực tiếp và tùy biến theo từng loại rủi ro cá biệt sau khi hoàn tất việc xây dựng một chính sách quản trị rủi ro, và (ii) quản trị rủi ro gián tiếp có tầm ảnh hưởng rộng lớn hơn và có thể áp dụng cho phạm vi toàn cầu sau khi đã xây dựng được một chính sách an toàn và được ứng dụng cho mọi tình huống rủi ro có thể xảy ra [91].

Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng được hiểu là một quá trình tiếp cận có tính hệ thống với mục tiêu nhận dạng, đo lường, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát do những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro gây ra. Hay nói cách khác, đây là quá trình xem xét toàn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm xác định các nguy cơ tiềm ẩn cũng như khả năng xảy ra các nguy tiềm ẩn, từ đó có thể giúp ngân hàng chuẩn bị các phương án thích hợp nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Ngày nay, quản trị rủi ro của các ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc phòng ngừa,


bảo hiểm các tài sản có độ rủi ro cao, mà đã nằm dưới sự ràng buộc của pháp luật ngân hàng có liên quan đến những đòi hỏi về vốn tối thiểu, các chính sách, quy trình quản trị rủi ro cũng như sự tuân thủ tuyệt đối các quy định về quản trị rủi ro của cơ quan quản lý ngân hàng.

Như vậy, quản trị rủi ro là trách nhiệm có tính chất kế thừa và toàn diện đối với bộ máy quản trị của ngân hàng. Các ứng phó kịp thời và giải pháp dài hạn của ngân hàng trong quá trình quản trị rủi ro nằm trong chiến lược, khẩu vị quản trị rủi ro và mục tiêu cụ thể của từng ngân hàng đối với từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Trong môi trường kinh doanh hội nhập quốc tế, các ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro khác nhau, bởi vì họ nằm trong nhiều môi trường rủi ro khác nhau, buộc phải thích nghi một cách đa dạng hơn cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.

Quản trị RRTK ngân hàng

Theo Nguyễn Thị Mùi (2006), quản trị RRTK “là quá trình nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ những nguy cơ về việc ngân hàng không đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nhu cầu thanh khoản cho khách hàng” [29].

Theo Phan Thị Thu Hà (2002) quản trị RRTK là việc các NHTM sử dụng hệ thống các cơ chế, chính sách, giải pháp nghiệp vụ với các công cụ kỹ thuật thích hợp nhằm duy trì thường xuyên trạng thái cân bằng giữa cung và cầu thanh khoản, xử lý kịp thời những tình huống bất cập về thanh khoản trong khi vẫn bảo đảm khả năng sinh lời [41].

Như vậy, có thể hiểu quản trị RRTK là việc các NHTM sử dụng hệ thống các cơ chế, chính sách, giải pháp nghiệp vụ với các công cụ kỹ thuật thích hợp nhằm duy trì thường xuyên trạng thái cân bằng giữa cung và cầu thanh khoản, xử lý kịp thời những tình huống bất cập về thanh khoản trong khi bảo đảm khả năng sinh lời.

1.2.2. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng

Thứ nhất, có sự đánh đổi giữa thanh khoản và khả năng sinh lời. Nếu NHTM càng tập trung nhiều vốn để đáp ứng yêu cầu thanh khoản thì khả năng sinh lời dự tính của nó càng thấp và ngược lại. Vấn đề đặt ra là các NHTM phải thực hiện quản


lý thanh khoản nhằm một mặt giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh, mặt khác để bảo đảm khả năng sinh lời dự tính trong kinh doanh.

Thứ hai, RRTK để lại những hậu quả vô cùng to lớn cho ngân hàng, mức độ nhẹ nhất là giảm thu nhập, uy tín thương hiệu bị sụt giảm, nghiêm trọng nhất là bị phá sản (Ngô Thu Trà, 2016). Rất có thể điều này lại kéo theo sự đổ vỡ hàng loạt trong hệ thống NHTM. Cụ thể: (i) NHTM phải huy động với lãi suất cao hơn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản (mua thanh khoản trên thị trường). Điều này dẫn tới sự tăng lên chi phí vốn của NHTM; (ii) NHTM phải bán các tài sản với giá thấp, từ đó làm giảm thu nhập của ngân hàng; (iii) Khi NHTM gặp khó khăn trong thanh toán sẽ dẫn tới sự mất lòng tin của dân chúng cũng như các đối tác kinh doanh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc uy tín của ngân hàng bị sụt giảm đáng kể [22].

1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản ở ngân hàng thương mại

1.2.3.1. Thiết lập mô hình tổ chức quản trị

Mục tiêu quản trị RRTK ở các NHTM là: (i) Đảm bảo khả năng chi trả kịp thời với chi phí hợp lý; (ii) Dự báo các nguy cơ RRTK và những tổn thất có thể có nếu rủi ro phát sinh và để đạt được các mục tiêu này thì đòi hỏi NHTM phải thiết lập bộ máy quản trị theo mô hình “3 lớp phòng vệ” với các đặc điểm: 1/Hội đồng quản trị phải thực hiện giám sát rủi ro tách biệt với Ban điều hành; 2/Lớp phòng vệ thứ 1 - Bản thân các đơn vị kinh doanh có trách nhiệm quản lý rủi ro trong phạm vi đơn vị; 3/Lớp phòng vệ thứ 2 - Bộ phận quản lý rủi ro tập trung và độc lập có trách nhiệm phát triển, duy trì và giám sát quản lý rủi ro ở ngân hàng; 4/Lớp phòng vệ thứ 3 - Bộ phận kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập, giám sát đảm bảo tính tuân thủ với chiến lược, chính sách và các quy định quản trị rủi ro đã đặt ra.


Sơ đồ 1.1: Mô hình quản trị rủi ro “3 lớp phòng vệ”


Nguồn BCBS 2016 72 Theo BCBS 2016 72 thì quản trị rủi ro phải là một quá trình 1

Nguồn: BCBS (2016) [72]

Theo BCBS (2016) [72] thì quản trị rủi ro phải là một quá trình liên tục tại tất cả các cấp trong ngân hàng và đóng vai trò quan trọng đối với khả năng thực hiện các mục tiêu, duy trì khả năng tài chính và trả nợ của ngân hàng. Mô hình cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro hiện đại trong NHTM với 5 phòng ban thuộc phần dưới cùng của sơ đồ là nơi cung cấp thông tin đầu tiên cho các Uỷ ban quản lý rủi ro, vì các phòng ban này có liên quan đến các hoạt động có rủi ro (Phòng Tín dụng, Phòng Kinh doanh ngoại tệ) hay có khả năng thu thập thông tin để đo lường rủi ro (Phòng Kế toán, Phòng Tin học).


Sơ đồ 1.2: Mô hình quản lý rủi ro hiện đại trong NHTM


Nguồn Vietcombank 2017 135 Vai trò và trách nhiệm của các ủy ban góp phần vào 2

Nguồn: Vietcombank (2017) [135]

Vai trò và trách nhiệm của các ủy ban góp phần vào quản lý rủi ro. Đặc biệt, các ủy ban này là yếu tố quan trọng trong kiểm soát hoạt động và sữa chữa sai sót.

Bộ phận quản trị RRTK nằm trong thể thống nhất của hệ thống quản trị rủi ro và là một trong những hoạt động trọng tâm của quản trị tài sản Có – tài sản Nợ (ALM) tại NHTM. Do đó quản trị RRTK cần được thực hiện bởi các bộ phận sau:

- Hội đồng quản lý rủi ro (RMC) trực thuộc Hội đồng quản trị thực hiện giám sát và đưa ra các chính sách tổng thể, các hạn mức về toàn bộ rủi ro của ngân hàng, trong đó phải bao gồm RRTK. Hội đồng này còn chịu trách nhiệm hỗ trợ Hội đồng quản trị trong việc xác định khẩu vị rủi ro cho ngân hàng.

- Hệ thống quản lý Tài sản - Nợ có trách nhiệm quản lý cấu trúc bảng cân đối để đạt được lợi nhuận lớn nhất mà vẫn đảm bảo tuân thủ định hướng chung về rủi ro của ngân hàng, từ đó có vai trò chính trong việc quản trị RRTK của ngân hàng. Các bộ phận liên quan trong hệ thống này bao gồm:


(i) Hội đồng quản lý tài sản – Nợ (ALCO) là tổ chức có trách nhiệm chính trong việc điều hành bộ máy ALM, có thể bao gồm ALCO ở cấp lãnh đạo (Board ALCO) và ALCO ở cấp quản lý (Management ALCO). Các NHTM nhỏ hoặc hoạt động tại một quốc gia có thể chỉ xây dựng một ALCO ở cấp quản lý.

(ii) Bộ phận ALM (ALM unit/desk) là nơi ứng dụng và phát triển chương trình quản trị rủi ro, nhận biết, đo lường và theo dõi trạng thái bảng cân đối cũng như nguy cơ RRTK và rủi ro lãi suất từ hoạt động kinh doanh của phòng nguồn vốn; kiểm định tính thích hợp của các chính sách và quy trình quản trị RRTK hàng năm cũng như đưa ra các đề xuất về hạn mức RRTK. ALM cũng là bộ phận thực hiện các cuộc thử nghiệm khả năng chi trả và phân tích tình huống. ALM có thể nằm trong khối tài chính, khối quản lý rủi ro hoặc khối nguồn vốn của ngân hàng.

(iii) Khối Nguồn vốn dưới sự chỉ đạo của Ban điều hành, có thể bao gồm (nhưng không giới hạn) các phòng kinh doanh và bộ phận ALM. Các phòng kinh doanh là nơi chịu trách nhiệm thực hiện kinh doanh vốn, tiền tệ của ngân hàng, qua đó cung cấp số liệu thường xuyên cho bộ phận ALM.

(iv) Bộ phận Kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập so với hệ thống quản lý RRTK, thực hiện kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả của các chính sách, khung quản lý rủi ro; đảm bảo tính tuân thủ của quy trình quản lý rủi ro và chất lượng, nội dung các phương pháp đo lường.

Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức Hội đồng quản lý tài sản - Nợ ở ngân hàng


Nguồn BCBS 2016 72 Mô hình tổ chức sẽ quyết định chất chất lượng quản trị 3

Nguồn: BCBS (2016) [72]


Mô hình tổ chức sẽ quyết định chất chất lượng quản trị RRTK trong NHTM. Điều này được thể hiện trong cách nhận biết, đo lường, tổ chức, kiểm soát và giám sát rủi ro và được mô tả ở 3 cấp độ: tốt, trung bình và yếu. Bảng 1.1 tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản trị RRTK ở từng mức độ.

Bảng 1.1: Chất lượng quản trị RRTK ở NHTM ở các mức độ khác nhau



Tốt

Trung bình

Yếu

Chính sách quản trị

Có hướng dẫn hiệu quả về việc quản lý và chịu trách nhiệm.

Có hướng dẫn hiệu quả trong việc quản lý, có thể tồn tại một vài điểm yếu

nhưng không quan trọng.

Không hoàn thành hoặc không hợp lý.

Quy trình quản trị RRTK

Phát huy hiệu quả trong việc nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát RRTK.

Nói chung là hiệu quả trong việc nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát RRTK. Có thể có những yếu kém do sự phức tạp của các loại rủi ro

nhưng dễ dàng sửa chữa.

Không hiệu quả trong việc nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát RRTK.

Khả năng nắm bắt thị trường

Việc quản lý phải nắm bắt cặn kẽ mọi khía cạnh của RRTK và dự đoán, xử lý kịp thời khi tình hình thị trường thay đổi.

Viêc quản lý cơ bản nắm bắt được các khía cạnh chủ chốt của RRTK và dự đoán, xử lý kịp thời khi tình hình thị trường thay đổi bất lợi.

Việc quản lý không nắm bắt một cách đầy đủ hoặc không nhận ra các khía cạnh của RRTK, không thể dự đoán và/hoặc xử lý kịp thời khi tình hình thị trường thay đổi bất

lợi.

Kế hoạch quĩ dự phòng

Được xây dựng tốt, có hiệu quả và hữu ích.

Được xây dựng ở mức độ vừa phải, mang tính chất tạm thời, đề cập tới hầu hết các vấn đề liên quan và bao quát được một mức độ

hợp lý.

Không tồn tại hoặc được xây dựng không hợp lý, không thực tế, không thích ứng với tình hình và không

được bổ sung kịp thời.

Hệ thống xử lý thông tin

Tập trung vào các vấn đề quản trị và cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ nhằm phát huy hiệu quả của quản lý thanh khoản.

Tương đối tốt trong việc tập trung các vấn đề quản trị và cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ.

Có một vài khuyến cáo không phải là trọng yếu và không ảnh hưởng tới hiệu quả.

Không đầy đủ (các thông tin sơ khai có thể thiếu hoặc không chính xác) và các báo cáo không có ý nghĩa.

Kiểm toán

Toàn diện và hiệu quả.

Thỏa đáng. Một vài yếu kém không trọng yếu và không làm suy giảm tính hiệu quả hoặc sự tin cậy

trong quá trình kiểm toán.

Không tồn tại hoặc không hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023