Lược Khảo Kết Quả Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm Liên Quan Đến Các Yếu Tố Tác Động Đến Thanh Khoản Của Nhtm


theo lộ tr nh:

Từ ngày 1/1/2018 đến hết ngày 31/12/2018, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng tỷ lệ 45%; tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 90%.

Từ ngày 1/1/2019, tỷ lệ áp dụng với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm xuống còn 40%; đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng tỷ lệ này vẫn giữ ở mức 90%.

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về mối quan hệ giữa tỷ lệ cho vay trung dài hạn và thanh khoản. Vũ Thị Hồng (2015) có nghiên cứu về tỷ lệ cho vay trên huy động ngắn hạn (LDR) và thanh khoản th cho kết quả về mối quan hệ ngược chiều giữa chúng. Nghiên cứu này kỳ vọng tổng dư nợ cho vay trung dài hạn và tỷ lệ dự trữ thanh khoản có mối quan hệ ngược chiều nhau.

2.2.6. Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế kỳ vọng là một yếu tố vĩ mô bên ngoài tác động đến thanh khoản của NHTM. Theo lý thuyết về thanh khoản ngân hàng và bất ổn tài chính, trong giai đoạn kinh tế phát triển, các ngân hàng thường có mực độ đầu tư và lợi nhuận cao. Trong thời kỳ này, các ngân hàng thường nắm giữ tài sản ít thanh khoản và phải chịu khoản nợ vay ngắn hạn với lãi suất cao. Aspach và cộng sự (2005) đã chỉ ra rằng các ngân hàng tích trữ thanh khoản trong thời kỳ uy thoái kinh tế khi các cơ hội cho vay không tốt và họ giảm bộ đệm thanh khoản trong nền kinh tế khi các cơ hội cho vay có thời gian phù hợp. Do đó, có thể kỳ vọng tăng trưởng kinh tế cao hơn làm các ngân hàng giảm tính thanh khoản của họ để có cơ hội cho vay nhiều hơn .Chính v vậy, tăng tưởng kinh tế sẽ có một tác động âm lên tính thanh khoản.

Nghiên cứu kỳ vọng tỷ lệ dữ trữ thanh khoản và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ ngược chiều với nhau tại Việt Nam

2.3. Lược khảo kết quả các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến các yếu tố tác động đến thanh khoản của NHTM

Để phục vụ cho bài nghiên cứu, tác giả sẽ lược khảo một số nghiên cứu về thanh khoản của các NHTM làm định hướng cho đề tài nghiên cứu:


Vodova (2011) thực hiện nghiên cứu với đề tài “Liquidity of Czech Commercial Banks and Its Determinants” thông qua số liệu của các NHTM và số liệu kinh tế vĩ mô tại Cộng Hòa Séc trong giai đoạn từ 2001-2009. Nội dung chính là đánh giá tác động của các biến độc lập (bao gồm: vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu, lãi suất cho vay, lãi suất cho vay liên ngân hàng, biên độ lãi suất, lợi nhuận ngân hàng, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, và biến giả khủng hoảng kinh tế) lên biến phụ thuộc là thanh khoản của các NHTM (được đo bằng: tỷ lệ TSLĐ trên tổng tài sản, tỷ lệ TSLĐ trên tổng tiền gửi và tiền vay ngắn hạn, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi và tiền vay ngắn hạn). Kết quả nghiên cứu cho thấy thanh khoản có mối quan hệ cùng chiều với vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu, lãi suất cho vay, lãi suất cho vay liên ngân hàng và ngược chiều với các yếu tố lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, và khủng hoảng kinh tế. Tác động của quy mô ngân hàng, tỷ lệ thất nghiệp, lợi nhuận ngân hàng, biên độ lãi suất là không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê.

Aspachs, O., Nier, E., Tiesset, M. (2005) thực hiện nghiên cứu với đề tài “Liquydity, Banking Regulation and macroeconomics. Proof of shares, bank liquydity from a panel the bank’s UK – resident”. Thông qua dữ liệu từ 1985-2003 của các NHTM và dữ liệu kinh tế vĩ mô, nhóm tác giả đã nêu lên các yếu tố tác động đến chính sách về thanh khoản của các ngân hàng tại Vương Quốc Anh, chú trọng đến các chính sách kinh tế vĩ mô của ngân hàng trung ương đến thanh khoản của hệ thống NHTM.

Chung-Hua Shen và cộng sự (2009), với đề tài “Bank Liquidity Risk and Performance” đã nghiên cứu về rủi ro thanh khoản của các NHTM thuộc 12 nền kinh tế hàng đầu thế giới bao gồm: Úc, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Luxembuog, Hà Lan, Thụy Sỹ, Đài Loan, Anh và Mỹ trong khoảng thời gian từ 1994-2006 bằng cách sử dụng khe hở tài trợ là biến phụ thuộc, các biến độc lập bao gồm: tổng tài sản, tỷ lệ tổng cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tăng trưởng kinh tế và lạm phát.


Năm 2012, Với đề tài “Liquydity risk in banking: Is there herding?”, Bonfim và Kim đã nghiên cứu tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng đến rủi ro thanh khoản của 500 ngân hàng lớn nhất tại tại 43 nước ở Châu Âu và Bắc Mỹ, chủ yếu là các ngân hàng thuộc các nước như Canada, Pháp, Mỹ, Anh, Hà Lan, Đức, Ý, và Nga từ giai đoạn từ 2002-2009, tác giả cũng chia thời gian nghiên cứu ra hai giai đoạn là trước và trong khủng hoảng kinh tế. Bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngoài những yếu tố xuất phát từ bên trong ngân hàng th các yếu tố vĩ mô bên ngoài cũng tác động rất lớn đến rủi ro thanh khoản, điều mà các ngân hàng thường bỏ qua. Chính v vậy, để quản lý tốt rủi ro thanh khoản th các ngân hàng cần phải chú trọng đến cả yếu tố bên trong và bên ngoài.

Tại Việt Nam, Trương Quang Thông với đề tài “Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam” (2013) đã thu thập số liệu của 27 Ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ 2002-2011, trong đó biến khe hở tài trợ là biến phụ thuộc đại diện cho rủi ro thanh khoản, các biến độc lập tác động đến rủi ro thanh khoản được chia làm 2 nhóm bên trong và bên ngoài ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro thanh khoản không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong như: tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn, quy mô tổng tài sản, vay liên ngân hàng, dự trữ thanh khoản mà còn phụ thuộc vào các biến vĩ mô bên ngoài như lạm phát, tăng trưởng kinh tế.

Năm 2015, với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các NHTM Việt Nam”, Vũ Thị Hồng đã sử dụng mô h nh hồi quy FEM để thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến thanh khoản của 37 NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2006-2011 nhằm đưa ra các kiến nghị cho các NHTM và NHNN để nâng cao khả năng thanh khoản cho các NHTM. Kết qủa cho thấy, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lợi nhuận và chất lượng tài sản có môí quan hệ tỷ lệ thuận với thanh khoản; các yếu tố quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên huy động ngắn hạn có mỗi quan hệ tỷ lệ nghịch với thanh khoản.

Cũng trong năm 2015, Đặng Văn Dân với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của NHTM tại Việt Nam” đã phân tích các nhân tố tác động đến


rủi ro thanh khoản thông qua số liệu thu thập của 15 ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam từ 2007 đến 2014. Cũng giống như Trương Quang Thông (2013), tác giả chọn biến khe hở tài trợ là biến phụ thuộc để đo lường rủi ro thanh khoản, các biến độc lập tác động đến rủi ro thanh khoản bao gồm quy mô tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, vốn tự có trên tổng nguồn vốn, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Kết quả các biến vốn tự có trên tổng nguồn vốn, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát không có ý nghĩa thống kê, biến quy mô tổng tài sản có mối quan hệ ngược chiều với khe hở thanh khoản, biến tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với khe hở thanh khoản.

Thông qua các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả đã liệt kê được những yếu tố thường xuyên có ý nghĩa tác động đến khả năng thanh khoản để từ đó đưa ra các biến phụ thuộc đưa vào mô h nh nghiên cứu đó là: quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng cho vay, tỷ lệ nợ xấu và tốc độ tăng trưởng GDP.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã nêu ra các lý thuyết về thanh khoản, rủi ro thanh khoản, đo lường thanh khoản, đồng thời nêu lên các yếu tố tác động đến thanh khoản của NHTM. Trong chuơng này, tác giả cũng đã lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến các yếu tố tác động đến thanh khoản của NHTM. Đây là cơ sở lý luận để đánh giá và phân tích thực trạng thanh khoản của các NHTM Việt Nam, cũng như đưa ra mô h nh nghiên cứu đề xuất tại chương tiếp theo.


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC Y U TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.1. Thực trạng thanh khoản và các yếu tố tác động đến thanh khoản của các NHTM Việt Nam

3.1.1. Thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN, tỷ lệ dự trữ thanh khoản đại diện cho khả năng thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản được đo bằng tỷ lệ giữa tài sản có tính thanh khoản cao trên tổng nợ phải trả, thể hiện khả năng thanh khoản của các ngân hàng ở mỗi thời kỳ.

Qua số liệu thu được, giai đoạn từ năm 2008-2011 là giai đoạn mà hệ thống NHTM Việt Nam phải đối diện với t nh trạng căng thẳng về thanh khoản nghiệm trọng, tỷ lệ dự trữ thanh khoản thấp hơn hẳn các giai đoạn khác, phù hợp với thực tế giai đoạn này với những cuộc chạy đua lãi suất, có thời điểm lãi suất huy động lên đến 23%/năm, lãi suất qua đêm liên ngân hàng có lúc đạt kỷ lục 27%, các kênh huy động vàng và ngoại tệ cũng tăng mạnh, NHNN cũng phải sử dụng thường xuyên công cụ tái cấp vốn để đáp ứng sự thiếu hụt thanh khoản của thị trường. Tỷ lệ này được tăng lên trong giai đoạn sau đó, cho thấy thanh khoản của hệ thống NHTM tại Việt Nam dần được cải thiện.

Hình 3.1. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản qua các năm


25.00%

22.36%

20.00%

18.25%

18.73%

16.12%

16.72%

16.99%

17.22%

17.35%

14.46%

15.00%

13.35%

10.00%

5.00%

0.00%

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017


Tỷ lệ dự trữ thanh khoản


Nguồn: Tổng hợp từ BCTN của các NHTM

Xét trong giai đoạn 2008-2017, tỷ lệ dự trữ thanh khoản trung bình là 17.6%, trong đó, tỷ lệ cao nhất (38.93%) thuộc về ngân hàng TMCP Tiên Phong năm 2012, thấp nhất (1.85%) thuộc về ngân hàng TMCP Bản Việt năm 2008.

3.1.2. Các yếu tố tác động và thanh khoản

3.1.2.1. Quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng được thể hiện qua quy mô tổng tài sản của các ngân hàng. Giai đoạn từ 2008-2017, quy mô ngân hàng tại Việt Nam tăng trưởng đều qua các năm, từ 1,63 triệu tỷ (năm 2008) lên 8,09 triệu tỷ đồng (năm 2017). Dẫn đầu vẫn là nhóm ngân hàng có vốn cổ phần nhà nước bao gồm Agribank, Vietinbank, BIDV và Vietcombank.

Đi kèm với giá trị tổng tài sản, tài sản có tính thanh khoản cao của các ngân hàng cũng tăng trưởng đều qua các năm trong giai đoạn từ 2008-2017, tốc độ tăng của tổng tài sản là lớn hơn.

Hình 3.2. Giá trị tài sản thanh khoản cao và tổng tài sản của các ngân hàng qua các năm

9,000,000

8,089,800

8,000,000


7,000,000

6,790,725

6,000,000


5,000,000


4,000,000


3,000,000


2,000,000

5,746,904

4,892,211

4,242,446

3,613,4963,789,360

2,985,035

2,178,081

1,627,141

849,614 910,899 1,097,970

1,321,857

1,000,000

334,870 325,730 400,758 447,233

-

Tài sản thanh khoản cao

Tổng tài sản

Đơn vị tính: Triệu đồng


636,923 652,333


2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014 2015

2016

2017

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 5


Nguồn: Tổng hợp từ BCTN của các NHTM


3.1.2.2. Vốn chủ sở hữu

Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định đến 31/12/2010 (sau đó được gia hạn đến ngày 31/12/2011), tất cả các NHTM đều phải có vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng. Chính v vậy, giai đoạn từ 2008 đến 2013 là giai đoạn tăng trưởng mạnh vốn chủ sở hữu của các ngân hàng, kéo theo sự tăng trưởng của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Từ năm 2013 đến năm 2017, mặc dù tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu đã chậm lại so với giai đoạn trước nhưng quy mô vốn chủ sở hữu của các ngân hàng vẫn tăng đều qua các năm, nhưng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản lại giảm dần từ 9.42% (năm 2013) xuống còn 5.82% (năm 2017).

Hình 3.3. Quy mô vốn chủ sở hữu qua các năm

Đơn vị tính: Triệu đồng


70,000

63,765

60,307

60,000

54,288

55,259

56,110

50,000

40,000

33,840

30,000

28,699

20,000

18,402

12,336 12,777

10,000

-

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Nguồn: Tổng hợp từ BCTN của các NHTM

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của các ngân hàng biến thiên khá mạnh trong giai đoạn này, tỷ lệ này thấp nhất thuộc về ngân hàng TMCP Sài Gòn (năm 2017) là 3,22%, cao nhất thuộc về ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (năm 2011) là 59,98%.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ lệ dự trữ thanh khoản của các

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 09/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí