Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 5


Cuộc sống thời đánh Mĩ hiện lên qua thơ Hoàng Trung Thông, nhiều khó khăn thử thách và hy sinh, nhưng nhờ biết nhìn cuộc sống từ hai phía bóng tối và ánh sáng nên thơ ông không lưu lại một chút sương mù ảm đạm nào. Cũng xuất phát từ cái nhìn khoẻ mạnh, không xoa dịu khó khăn, mất mát của chiến tranh mà chuyển nó sang dạng sức mạnh của căm thù. Nhà thờ Di Loan là một trong những bài thơ như thế. Đây là một bài thơ hay, sau khi mô tả cảnh nhà thờ hoang tàn đổ nát vì bom đạn Mĩ, nhà thơ viết:

Tội ác đến đây quỳ thú tội Ai rửa nổi cho bay?

Tượng chúa tan tành còn trơ một bàn tay Bàn tay ban phép lạ

Bàn tay bị đóng đinh Trong đạn bom của Mỹ Chúa lại bị hành hình.

Hình ảnh chúa lại bị hành hình là một sáng tạo của nhà thơ. đau thương và căm hờn được dồn nén lại căng thẳng trong hồn thơ Một bàn tay chúa. Cảm xúc bài thơ được nâng lên mức lý trí mà không hề siêu hình. Bài thơ mang tính tạo hình rất rõ nét.

Trong thơ ca chúng ta, chưa bao giờ chủ nghĩa anh hùng cách mạng được thể hiện tập trung và rực rỡ như lúc này. Những con người Việt Nam đánh Mỹ rất đẹp. Tất cả đều dũng cảm, thanh thản và tràn đầy sức lực. Chất liệu thơ ấy kể ra là quen thuộc với các nhà thơ. Có điều ở Hoàng Trung Thông giản dị, trực tiếp mà vẫn xôn xao, sâu lắng:

Một chuyến phà rồi một chuyến phà sang


Như nhịp cầu di động dọc ngang. Một đoàn xe… một đoàn xe nữa đến. Băng qua những dòng sông hỏa tuyến Ôi gian lao thử thách tim người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đêm nay đêm thứ mấy trăm rồi.


Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 5

(Phà đêm)


Con người những năm đánh Mỹ đi vào thơ Hoàng Trung Thông quả là rất đẹp, vẻ đẹp của phẩm chất tự phát sáng mà tâm hồn nhà thơ như tấm gương đã hội tụ được những tia sáng quý giá và phản chiếu lại cho chúng ta soi ngắm. Từ hình ảnh những nam nữ thanh niên xung phong tươi trẻ, người dân công tải thương, người nông dân cày trên bom đạn, đến cô gái mảnh dẻ bình tĩnh đứng trên bom nổ chậm để mọi người yên tâm gặt lúa, tất cả đều dũng cảm, thanh thản và tràn đầy sức mạnh:

Một quả bom chỉ chực nổ tung ra Một cô gái đứng nhìn như thách thức Chiếc áo lót bó người căng bộ ngực

Không lặng im như pho tượng trang nghiêm.


Vẻ đẹp ở đây chính là sự đối trọi giữa sức mạnh tinh thần và sức mạnh vật chất, giữa cái chết và sự sống, là sự kết hợp hài hoà giữa cái bình thường và cái vĩ đại, giữa sức mạnh nghê gớm và vẻ đẹp dịu dàng. Nhiều người ưa thích bài Đúc của Hoàng Trung Thông vì trong nét đơn sơ và dễ dãi lại có ẩn cái duyên ngầm và hơi thở mang tâm hồn tự tin mộc mạc, sảng khoái của nhân dân ta qua hình ảnh hai bố con bác thợ rèn. Họ làm việc và đánh giặc thật giản dị và nhìn kẻ thù bằng con mắt của người chiến thắng:


… Chà chà! Ta quật lại Súng nổ như ngô rang Thằng lủi bay tháo thân Thằng xác tan dưới đất Thấy mà hả tấm lòng Trông mà sướng con mắt! Vỏ quýt hắn có dày Móng tay miềng lại nhọn Còn dẫn xác đến đây

Thì hắn còn mất mạng Mới biết Bác Hồ tài

Nhân dân miềng cũng gớm Chấp thằng Mỹ hai xe

Mà hắn còn mất tướng.


(Đúc)


Hoàng Trung Thông có một số bài thơ về Cửa Tùng, về đêm ngủ dưới nhà hầm, về những con chim vùng tuyến lửa, về chùm hố tiêu Vĩnh Linh lớn lên trong đạn lửa “Vị càng thêm cay hương thêm nồng đậm”. Đi nhiều nơi gặp nhiều cảnh, nhiều người nơi đất lửa, ở Đêm trăng Đồng Hới tác giả đã rút ra được nhiều điều đáng suy nghĩ:

Ôi đất này đất lửa sục sôi


Đất căng thẳng từng giờ chết sống Mà đêm nay nhìn ánh trăng trôi


Tôi bỗng hóa ra người mơ mộng.


Chính nhà thơ đã lấy cái vẻ mơ mộng của những con người cầm súng nơi giáp mặt với kẻ thù, với cái chết. Cho nên, điều mà nhà thơ rút ra và gửi gắm đến bạn đọc là con người Việt Nam, phẩm chất Việt Nam cao đẹp hơn, mạnh mẽ hơn ngàn lần bom đạn và kẻ thù. Đó chính là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của chúng ta.

Đọc thơ Hoàng Trung Thông, người đọc dễ dàng nhận thấy ông ít nói đến riêng tư, đến bạn bè, vợ con, đến mơ ước buồn vui riêng lẻ, nghĩa là đến những cái thuộc quĩ đạo đời sống tâm tình riêng của cá nhân nhà thơ. Không phải vì tác giả cố tình né tránh, thu hẹp cái tôi lại mà là vì ông biết gạt bỏ đi những cái rườm rà vụn vặt của tâm hồn, biết hoà lẫn cái “tôi” vào cái “ta” chung một cách tự nhiên. Tâm hồn ông rộng mở đón lấy những nhịp rung từ thực tế, từ quần chúng nhân dân. Thơ Hoàng Trung Thông mang đậm màu tươi xanh của cuộc sống. Đi vào khu Bốn, nhà thơ rung cảm trước nỗi đau thương, lòng dũng cảm của nhân dân và viết lên một loạt bài, đôi khi dấu vết của thực tế còn nguyên đọng, nhưng mang được sức ấm lòng, nhịp đập bên trong cát bụi và khói lửa của đời sống chiến đấu, đằng sau vẻ thanh thản, yên bình của của buổi sớm vùng tuyến lửa:

Nắng rọi hàng phi lao


Cây dừa chao cánh biếc…. Tiếng gầu ai giội nước Lên ruộng mạ xanh rì

Con trâu nhích từng bước Gặm cỏ dọc đường đi.

Ôi đất biếc trời xanh thanh thản quá


Ngỡ đêm qua chẳng có đạn bom gì.


(Thanh thản)


Là một cái gì lớn hơn thế nữa, ấy là vẻ thanh thản, yêu đời, tự tin của tâm hồn Việt Nam đánh Mỹ.

Ở mảng thơ viết về cảm hứng đời sống chiến đấu, thơ HoàngTrung Thông đã gặt hái được những thành công đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu cái dồi dào phong phú, còn nghèo về đề tài. “Những chiến công hạ máy bay Mỹ, những anh hùng chiến sĩ trên cả hai miền Nam Bắc, những thành tích sản xuất trên đồng ruộng, trong xưởng máy… Bấy nhiêu hiện tượng nổi bật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đều chưa được thể hiện một cách đậm nét dưới ngòi bút của nhà thơ” [38,tr.67]. Mặc dù vậy, “điều quan trọng ở Hoàng Trung Thông là thơ anh có những nét riêng không lẫn với ai (…) Từ một cảm hứng chủ đạo, anh gợi về những hình ảnh, tâm trạng và bồi đắp thành câu, thành bài, tự nhiên và thoải mái” [61,tr.299].

1.3 Đời sống tình cảm:


Nhận xét về thơ Hoàng Trung Thông có ý kiến cho rằng: “Thơ Hoàng Trung Thông cởi mở, nồng ấm nhưng vẫn ít nhiều thiếu vẻ mềm mại, đằm thắm. Phải chăng vì thơ anh còn ít chất say mê nồng ấm? (…) Dĩ nhiên, mỗi nhà thơ có phong cách có bút pháp riêng, nhưng dù là nhiệt tình hay tỉnh táo, thì sau cái tỉnh ấy, người đọc vẫn phải linh cảm thấy cái say, thấy một mảnh tâm hồn nhà thơ in dần lên đó” [28,tr.4]. Một nhà nghiên cứu văn học khác cũng có ý kiến tương tự: “Ở Hoàng Trung Thông, có khi ý chí và nghị lực phấn đấu thể hiện ra một cách trần trụi. Do đó người đọc cảm thấy thơ anh còn khô khan” [39,tr.83]. Nhưng cũng có ý kiến khác nhìn nhận thỏa đáng hơn: “Dạo ấy cũng có ý kiến cho rằng thơ của anh Hoàng Trung Thông còn tỉnh quá, thiếu chất say, thiếu cái bay bay cần có của ngòi bút thơ. Nhận xét


trên có căn cứ nhưng chỉ ít lâu sau không còn phù hợp với sự phát triển của thơ anh” [29,tr.6]. Quả thật trong mấy tập thơ đầu, từ Quê hương chiến đấu đến Trong gió lửa, viết về đời sống nông nghiệp và nhất là đời sống chiến đấu, thơ Hoàng Trung Thông “còn ít chất say mê, nồng ấm”, nhưng từ các tập tiếp theo: Như đi trong mơ, Hương mùa thu…. cho đến Mời trăng thì tiếng thơ Hoàng Trung Thông ngày càng phong phú hơn. Bên cạnh hai nguồn cảm hứng lớn như đã trình bày ở trên trong thơ ông còn có nguồn cảm hứng chủ đạo khác: Đời sống tình cảm.

Thực ra, ngay từ các tập thơ ban đầu, trong khi thể hiện đời sống lao động nông nghiệp và đời sống chiến đấu thì Hoàng TrungThông đã thể hiện được cả tình cảm yêu nước, tình yêu Đảng. Mà trong các cung bậc của đời sống tình cảm thì yêu nước là tình cảm lớn, đáng trân trọng nhất của con người. Từ tình yêu giang sơn Tổ quốc sâu sắc mỗi người dân Việt Nam mới có ý chí, nghị lực phấn đấu vươn lên trong mọi khó khăn thử thách, cả trong sản xuất và chiến đấu. Tình cảm này thường “lặn sâu” trong các ý thơ, song cũng không phải không có lúc nhà thơ biểu hiện một cách “ồn ào lộ liễu”:

Ơi đồng bằng!


Quê hương chúng ta Căm thù vót sắc Căm thù khắc sâu

Người trước ngã, có người sau Chỉ một con đường: cách mạng.

(Đồng bằng, quê hương chiến đấu)


Nếu không có tình cảm yêu nước, căm thù giặc sâu sắc thử hỏi làm sao những người nông dân buông cày, cầm súng lại có được những hành động thầm lặng mà anh dũng thế này:

Nhớ chăng anh Trời rét,

Đêm đen,


Đồng chí giao thông,


Vượt sông Hồng đi vào địch hậu


Có những mảnh phong bì còn dính máu, Những công văn một nửa nước phai mờ Bao anh em chết cứng giữa dòng mưa Bao anh chị sóng dồi ra biển cả

Những đồng chí chúng ta Trở về bám xã,

Mưa. Đêm mưa! Đứng giữa bờ đê. Nghiến hàm răng Đỏ mắt trông về:

Làng đổ nát loè nhèo ánh lửa.


Kìa quê hương! chất chồng đau khổ Những vườn rau ruộng lúa tan hoang. Bám lấy quê hương


Giữ chặt xóm làng


Giữ chặt lấy mối tình máu mủ.


(Sông Hồng Hà)


Tình quân dân thắm thiết cũng là một khía cạnh tình cảm mà Hoàng Trung Thông đã có những tiếng nói riêng, hòa vào cảm hứng chung của nhiều nhà thơ cùng thời bấy giờ. Bao giờ trở lại là một bài thơ đằm thắm và nhuần nhị về tình cảm giữa quân và dân trong cuộc kháng chiến. Các anh bộ đội về làng đã thắp sáng lên bao niềm vui xôn xao cho một xóm nghèo bé nhỏ. Những tâm hồn lòng dân rộng mở đón các anh, đón những người ruột thịt:

Các anh về mái ấm nhà vui Tiếng hát câu cười

Rộn ràng xóm nhỏ


Các anh về tưng bừng trước ngõ Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau Mẹ già bịn rịn áo nâu

Vui đàn con ở rừng sâu mới về.


(Bao giờ trở lại)


Về chủ đề này bài thơ Bao giờ trở lại của Hoàng Trung Thông là một đóng góp. Chúng ta đã từng chứng kiến tình quân dân rất đằm thắm trong thơ của Tố Hữu (Cá nước), Hồng Nguyên (Nhớ), Thôi Hữu (Lên Cấm Sơn) giờ đây tình quân dân đó lại được biểu hiện với dáng vẻ riêng, chân thực ấm áp trong thơ Hoàng Trung Thông. Cái làng quê nghèo nhưng rất giàu tình nghĩa ấy lại bừng lên sự sống khi bộ đội trở về đóng quân. Chúng ta nhớ tới những câu thơ đẹp, trữ tình và đầy thơ mộng của Tố Hữu:

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí