Đánh Giá Độ Tin Cậy Của Các Thang Đo Thông Qua Phân Tích Cronbach’S Alpha


đảm bảo công việc, Bản chất công việc, Văn hóa tổ chức và Sự hài lòng với công việc (Chi tiết xem tại Phụ lục 2).

3.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu được tác giả thu thập từ phiếu khảo sát điều tra đối với các cán bộ, công nhân viên đang công tác tại các cơ quan Thống kê.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc thì “quy mô mẫu ít nhất phải bằng 5 lần số biến quan sát”. Như vậy, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng tối thiểu số phiếu nghiên cứu ứng với 34 biến quan sát là: 5 x 34= 170 quan sát. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thuyết phục và chất lượng từ kết quả mô hình, tác giả tiến hành khảo sát 250 phiếu và thu về 242 phiếu, trong đó có 234 phiếu hợp lệ, như vậy việc tiến hành đưa vào phân tích mô hình bao gồm 234 phiếu hợp lệ đã được tác giả tiến hành khảo sát.

3.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

Quá trình thu thập dữ liệu bằng cách phát bảng khảo sát đã được in sẵn đến người được khảo sát và nhận lại kết quả sau khi hoàn tất. Việc phát bảng khảo sát được thực hiện tại Các cơ quan Thống kê. Thời gian thu thập và xử lý dữ liệu từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2017.

Quá trình thu thập dữ liệu được tác giả thực hiện như sau:

(1) Lựa chọn 250 cá nhân cần được khảo sát.

(2) Tiến hành gửi bảng khảo sát cho các đối tượng là các cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại Các cơ quan Thống kê thông qua phương pháp gửi trực tiếp, đồng thời có giải thích rò ràng cách trả lời.

(3) Nhận lại các bảng khảo sát đã được trả lời, đối với các trường hợp chưa rò ràng về các ý nghĩa kết quả trả lời, tác giả sẽ gặp trực tiếp để xin ý kiến.

(4) Tổng hợp các phiếu khảo sát thu lại là 242 phiếu (phát ra 250 phiếu) và sàn lọc các phiếu hợp lệ và không hợp lệ, cuối cùng, tổng số phiếu hợp lệ là 234 phiếu.

3.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu

3.3.4.1. Kiểm tra và làm sạch dữ liệu

Phương pháp nghiên cứu của tác giả tập trung vào phân tích tổng thể các dữ liệu điều tra được từ khảo sát thực tế. Việc kiểm tra và làm sạch dữ liệu nhằm mục


đích làm sạch số liệu và mô tả sơ bộ (sắp xếp dữ liệu, lược đồ, tính số liệu thống kê ban đầu, trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị cực trị, ngũ phân vị, bảng phân tổ chéo), xem xét tính hài lòng tổng thể, hiển thị dữ liệu, cơ cấu số liệu, phân loại theo phương pháp khảo sát.

Bỡi lẽ, các tập dữ liệu có thể có sai số, sai sót hay bỏ sót. Câu hỏi không phải lúc nào cũng dễ hiểu, người được phỏng vấn không phải lúc nào cũng biết đưa ra câu trả lời cần thiết, tinh thần cuộc điều tra, bản chất của việc đặt câu hỏi không phải lúc nào cũng được lĩnh hội. Sau khi được mã hóa dưới dạng số, rất dễ dẫn đến tình trạng mã hóa sai hoặc thiếu dữ liệu. Chính vì vậy, tác giả cần thiết phải kiểm tra và rà soát lại tất cả các dữ liệu trước khi sử dụng cho việc phân tích của mình.

3.3.4.2. Thống kê mô tả mẫu

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau: Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu; biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Được sử dụng để mô tả lại. Các công cụ của phương pháp: Số trung bình, phần trăm, hay số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.

Đối với nghiên cứu này, tác giả dựa vào số mẫu quan sát thu thập được và hợp lệ, tiến hành thống kê mô tả các tiêu chí như: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, chức vụ, thâm niên công tác.

(1) Giới tính: Nam và Nữ.

(2) Chức vụ: Nhân viên, Cán bộ quản lý.

(3) Độ tuổi: Dưới 30, Từ 30 đến 44 tuổi, Từ 45 đến 55 tuổi, Trên 55 tuổi

(4) Thâm niên công tác: Dưới 5 năm, Từ 5 đến 10 năm, Trên 10 năm.



sĩ.

(5) Trình độ học vấn: THPT, Trung cấp, Đại học và Cao đẳng, Thạc sĩ, Tiến


3.3.4.3. Kiểm tra độ tin cậy

Để đánh giá độ tin cậy của các thang đo, tác giả tiến hành phân tích hệ số

Cronbach’s Alpha được sử dụng trước để loại bỏ các biến không phù hợp.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng:

i) Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt.

ii) Từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được.

iii) Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Vì vậy đối với nghiên cứu này thì Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là sử dụng được. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.30 và thành phần thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.60 sẽ đuợc xem xét loại (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

3.3.4.4. Phân tích nhân tố EFA

Sau khi đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phương pháp rút trích được chọn để phân tích nhân tố là phương pháp Principal Components Analysis với phép xoay Promax. Bước tiếp theo trong việc phân tích các nhân tố trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO). Để sử dụng EFA, KMO phải lớn hơn 0,5 ( 0,5 ≤ KMO ≤ 1). Trường hợp KMO < 0,5 thì có thể dữ liệu không thích hợp với phân tích nhân tố khám phá (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Tiêu chuẩn Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến trong việc xác định số lượng nhân tố trích trong phân tích EFA.Với tiêu chí này, số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố có Eigenvalue tối thiểu bằng 1. Ngoài ra, tổng phương sai trích (TVE) cần phải được xem xét, tổng này phải lớn hơn 0,5 (50%), nghĩa là phần chung phải lớn hơn phần riêng (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loadings) hay trọng số nhân tố biểu thị tương quan đơn giữa các biến với các nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của


EFA. Theo Hair và cộng sự (1998) thì Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng; Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Ngoài ra, chênh lệch giữa các hệ số tải nhân tố của một biến quan sát phải lớn hơn 0,3. Tuy nhiên, cũng giống như Cronbach’s Alpha, việc loại bỏ các biến quan sát cần phải xem xét sự đóng góp về mặt nội dung của biến đó trong khái niệm nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

3.3.4.5. Phân tích tương quan

Tác giả sử dụng phương pháp tương quan với hệ số tương quan Pearson, được kí hiệu bằng chữ “r”, giá trị trong khoảng -1 ≤ r ≤ +1. Nếu r > 0 thể hiện tương quan đồng biến, ngược lại, r < 0 thể hiện tương quan nghịch biến. Giá trị r = 0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ tuyến tính.

i) r 1: quan hệ giữa hai biến càng chặt

ii) r 0: quan hệ giữa hai biến càng yếu

Mức ý nghĩa “sig” của hệ số tương quan, cụ thể như sau:

i) Sig. < 5 % : mối tương quan khá chặt chẽ

ii) Sig. < 1 % : mối tương quan rất chặt chẽ

iii) Sig. > 5 % : không có mối tương quan

3.3.4.6. Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy là bước quan trọng trong việc xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc sau khi đã tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố, phân tích tương quan. Với kết quả thu được từ phân tích hồi quy, tác giả phân tích đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, kết luận mức độ tác động của các nhân tố đến sự hài lòng với công việc, kiểm tra các hiện tượng tự tương quan, đa cộng tuyến.

Tóm tắt chương 3

Trong chương 3, tác giả đã cho thấy được quy trình nghiên cứu của đề tài, mô hình nghiên cứu, cũng như các vấn đề cần thiết trong việc thu thập dữ liệu từ bảng khảo sát và các bước phân tích như: thiết kế bảng hỏi, các bước điều tra, thống kê mô tả dữ liệu và thực hiện các phân tích cần thiết khi tiến hành chạy mô hình hồi quy cho thấy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Chương 4 này trình bày kết quả nghiên cứu định lượng, thông tin về mẫu khảo sát, kiểm định thang đo lường, thực hiện phân tích hồi quy để xem xét các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên với công việc. Đồng thời, tiến hành kiểm định các giả thiết nghiên cứu đã đặt ra thực hiện thông qua phần mềm SPSS.


4.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC CƠ QUAN THỐNG KÊ

Hiện nay, Tổng cục Thống kê là cơ quan trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý nhà nước về thống kê; tổ chức các hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật. Tổng cục Thống kê được tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính: Cơ quan Tổng cục Thống kê ở Trung ương với 16 đơn vị hành chính và 9 đơn vị sự nghiệp; các cơ quan thống kê ở địa phương với 63 Cục Thống kê tỉnh, thành phố và 713 Chi cục Thống kê huyện, quận; với tổng số trên 5,3 nghìn công chức, viên chức, trong đó nữ chiếm tỷ lệ xấp xỉ 43%, 66% công chức, viên chức có trình độ đại học và trên đại học.

Trải qua 2/3 thế kỷ xây dựng và trưởng thành, ngành Thống kê Việt Nam đã và đang khẳng định được vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin thống kê phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp nhằm đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân. Những thông tin thống kê do Tổng cục Thống kê công bố, cung cấp là nguồn thông tin chính thống, có tính pháp lý, được các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế tin cậy, sử dụng.

Ngày 6 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 61/SL thành lập Nha Thống kê Việt Nam thuộc Bộ Quốc dân kinh tế - tiền thân của ngành


Thống kê và Tổng cục Thống kê ngày nay và ngày 6/5 hàng năm trở thành ngày truyền thống của Ngành Thống kê Việt Nam.

Trong những năm đổi mới vừa qua, công tác thống kê của nước ta đã có bước phát triển mới và đạt nhiều kết quả, tiến bộ trên mọi mặt: Môi trường pháp lý cho công tác thống kê được tăng cường, Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã được ban hành và phát huy tác dụng tích cực; Hệ thống tổ chức thống kê Nhà nước tiếp tục được củng cố, hoàn thiện; Phương pháp luận thống kê theo chuẩn mực quốc tế từng bước được đổi mới và áp dụng thành công; Công nghệ hiện đại trong xử lý và truyền đưa thông tin ngày càng được áp dụng rộng rãi; Hoạt động phổ biến thông tin thống kê từng bước được đổi mới với nhiều hình thức đa dạng; Lĩnh vực hợp tác quốc tế cũng đạt nhiều kết quả qua việc Tổng cục Thống kê tích cực, chủ động hội nhập và tham gia vào các hoạt động thống kê quốc tế…Qua đó, vị thế của Thống kê Việt Nam trong khu vực và trên thế giới đã dần được nâng lên.

Tuy nhiên để đáp ứng tốt hơn yêu cầu hội nhập và phát triển, ngành Thống kê Việt Nam cần có những bước đổi mới quan trọng. Ngày 2 tháng 3 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 312/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê; Tiếp sau đó, ngày 18 tháng 10 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1803/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn năm 2030. Đây là những căn cứ quan trọng để ngành Thống kê Việt Nam tiếp tục nâng cao năng lực, phát triển mạnh hơn, sâu hơn quá trình hội nhập với thống kê thế giới, đặc biệt đáp ứng và thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị đã được Đảng và Nhà nước giao phó với mục tiêu: “Thống kê Việt Nam phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở hoàn thiện hệ thống tổ chức, bảo đảm đủ số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng đồng bộ phương pháp thống kê tiên tiến và tăng cường sử dụng công nghệ hiện đại; Hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia tập trung, thống nhất, thông suốt và hiệu quả với số lượng thông tin ngày càng đầy đủ và chất lượng thông tin ngày càng cao; phấn đấu đến năm 2020 Thống kê Việt Nam đạt trình độ khá và năm 2030 đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.”


4.2. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU

Tác giả thu nhận bảng khảo sát, kiểm tra những phiếu không hợp lệ, đồng thời tiến hành làm sạch thông tin, mã hoá các thông tin cần thiết trong bảng trả lời, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0, bảng khảo sát được tiến hành thu thập dữ liệu đối với các cá nhân đang công tác tại Các cơ quan Thống kê.

Việc khảo sát được tiến hành bằng bảng câu hỏi đánh giá cho điểm theo thang điểm 5 được gởi trực tiếp cho các cán bộ nhân viên của các cơ quan Thống kê. Số bảng câu hỏi được gởi đi khảo sát tổng cộng là 250 phiếu. Kết quả nhận lại 242 phiếu, đạt tỷ lệ 96,80%, trong đó có 234 phiếu hợp lệ. Số phiếu không hợp lệ sẽ được bỏ ra trước khi đưa vào phần mềm SPSS. Cuối cùng có 234 phiếu được sử dụng cho nghiên cứu, đạt tỷ lệ 96,69%. Do đó, mẫu điều tra được chọn là 234 phiếu khảo sát hợp lệ và và đầy đủ thông tin, phù hợp với yêu cầu và mang tính đại diện của mẫu nên đảm bảo cho việc thực hiện nghiên cứu.

Thống kê sơ lược các thông tin cá nhân của các đối tượng khảo sát, ta được kết quả như sau:

Bảng 4.1. Thống kê các đối tượng khảo sát


Biến

Tần số

Tỷ lệ %

Giới tính

Nam

131

56,0

Nữ

103

44,0

Chức vụ

Nhân viên

187

80,0

Cán bộ quản lý

47

20,0


Dưới 30 tuổi

60

25,7

Độ tuổi

Từ 30 đến 44 tuổi

107

45,7


Từ 45 đến 55 tuổi

54

22,9


Trên 55 tuổi

13

5,7


THPT

7

2,9

Trình độ học vấn/chuyên môn

Trung cấp

68

29,1

Cao đẵng, đại học

144

61,7


Thạc sĩ

15

6,3


Dưới 5 năm

59

25,1

Thâm niên công tác

Từ 5 đến dưới 10

năm

104

44,6


Trên 10 năm

71

30,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên ngành thống kê 03 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long - 6

Nguồn: Kết quả phân tích dự liệu bằng SPSS


Kết quả từ trên cho thấy nghiên cứu có số quan sát là 234. Trong đó, khi xem xét theo từng biến thì kết quả như sau:

Giới tính: Trong 234 quan sát có 103 nữ (chiếm 44%) và 131 nam (chiếm 56%). Kết quả này cho thấy với 234 quan sát ngẫu nhiên thì số lượng nam chiếm nhiều hơn nữ.

Chức vụ: Với chức danh là nhân viên thì có 187 quan sát được khảo sát chiếm tỷ lệ 80% và chức danh cán bộ quản lý là 87 quan sát chiếm tỷ lệ 20%.

Độ tuổi: Độ tuổi dưới 30 tuổi có 60 quan sát, chiếm tỷ lệ 25,7%, độ tuổi từ 31 đến 44 tuổi có 107 quan sát, chiếm tỷ lệ 45,7%, từ 45 đến 55 tuổi có 55 quan sát, chiếm tỷ lệ 22,9 % và trên 55 tuổi có 13 quan sát, chiếm tỷ lệ 5,7%.

Trình độ học vấn: Với trình độ THPT là 7 quan sát, chiếm tỷ lệ 2,9%, trung cấp là 68 quan sát, chiếm tỷ lệ 29,1%, cao đẳng và đại học là 144 quan sát, chiếm tỷ lệ 61,7%, thạc sĩ là 15 quan sát chiếm tỷ lệ 6,3%.

Thâm niên công tác: Mức độ thâm niên công tác dưới 5 năm là 59 quan sát, chiếm tỷ lệ 25,1%, từ 5 đến 10 năm kinh nghiệm trong công việc chiếm tỷ lệ 44,6% với 104 quan sát và trên 10 năm thâm niên là 71 quan sát, chiếm tỷ lệ 30,3%.

4.3. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC THANG ĐO THÔNG QUA PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA

Việc đánh giá độ tin cậy của thang đo là điều cần thiết trong việc phân tích, và để đánh giá độ tin cậy của thang đo các yêu tố trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên với công việc tại Các cơ quan Thống kê”, tác giả tiến hành tính toán hệ số Cronbach’s Alpha và xem xét các hệ số tương quan biến tổng.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng, hệ số Cronbach’s Alpha trong việc đánh giá độ tin cậy của các thang đo từ 0,8 trở lên cho đến gần 1 là thang đo đo lường tốt, từ 0,7 đến 0,8 là thang đo sử dụng được. Và cũng có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo từ 0,6 trở lên cũng có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm trong nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy, đối với nghiên cứu này, hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là sử dụng được.

Bảng 4.2. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha lần 2

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí