Các Thang Đo Thuộc Các Nhân Tố Trong Mô Hình Nghiên Cứu


H4: Yếu tố đồng nghiệp quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của nhân viênvới công việc.

(5) Yếu tố môi trường làm việc

Môi trường làm việc là những vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh nơi làm việc như là văn phòng làm việc, máy móc trang thiết bị hỗ trợ, phòng y tế, phòng họp... có được đảm bảo an toàn. Môi trường làm việc luôn được nhân viên quan tâm, môi trường làm việc tốt là nhân tố giúp cho nhân viên hoàn thành nhiệm vụ tốt. Môi trường làm việc là sự kết hợp của những yếu tố xung quanh nhân viên, có tác động đến tâm lý, sức khỏe và hiệu quả công việc của nhân viên. Nhân viên thích làm việc trong môi trường làm việc an toàn và thân thiện. Từ đó, ta đưa ra giả thuyết:

H5: Yếu tố môi trường làm việc quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của nhân viên với công việc.

(6) Yếu tố sự đảm bảo công việc

Sự đảm bảo công việc là cơ hội mà một nhân viên sẽ tiếp tục công việc của mình; một người có công việc sẽ có một khả năng nhỏ trở thành thất nghiệp nếu công việc của mình có một mức độ cao của sự đảm bảo công việc (Ruvio và Rosenblatt, 1996). Còn theo Green và Tsitsianis (2005), Benz và Frey (2008) thì cả hai nội dung công việc sự đảm bảo công việc được cho rằng ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc chung của nhân viên. Nghiên cứu của Muhammad Hassan và cộng sự (2011) về ngành công nghiệp da của Pakistan cho rằng có một mối tương quan tích cực giữa sự hài lòng của nhân viên, duy trì sự đảm bảo công việc. Một nhân viên cần có sự đảm bảo công việc. Từ đó, ta đưa ra giả thuyết:

H6: Yếu tố sự đảm bảo công việc quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của nhân viên với công việc

(7) Yếu tố bản chất công việc

Bản chất công việc liên quan đến những thách thức công việc, cơ hội để sử dụng các năng lực cá nhân và cảm nhận thú vị khi thực hiện công việc. Trong nghiên cứu của Dung (2005) đã cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của thực tế công việc đến sự thỏa mãn chung và sự hài lòng của nhân viên. Một công việc thú vị, có


nhiều cơ hội, thách thức để người lao động có sự say mê, hài lòng lâu dài với công việc, với những công việc mình đang làm. Theo Yousef (2000), Bellingham (2004) cho rằng một công việc mang lại sự thỏa mãn nói chung, tăng cường sự hài lòng của nhân viên với công việc khi thiết kế công việc đó thỏa mãn các yếu tố sau: sử dụng các kỹ năng khác nhau, nhân viên nắm rò được quy trình thực hiện công việc, công việc có tầm quan trọng nhất định đối với công việc, công việc cho phép nhân viên thực hiện một số quyền nhất định và chịu trách nhiệm khi thực hiện quyền đó, công việc phải có cơ chế phản hồi đánh giá từ cấp trên. Một khi thực hiện tốt các điều trên thì sẽ có sự hài lòng của nhân viên đối với công việc. Từ đó, ta đưa ra giả thuyết:

H7: Yếu tố bản chất công việc quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của nhân viên với công việc.

(8) Yếu tố văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức có thể được xem như là một hệ thống bao gồm các giá trị, niềm tin và các khuôn mẫu hành vi ứng xử. Tất cả hình thành nên bản sắc riêng của tổ chức, và tạo ra những khuôn mẫu trong hành vi ứng xử của mỗi cá nhân trong tổ chức ấy. Văn hóa tổ chức còn được thể hiện qua việc chia sẻ, giúp đỡ nhau, học hỏi nhau, đồng thuận với nhau, cũng có thể đó là việc các cá nhân học cách đối phó với các vấn đề xảy ra để thích ứng với môi trường bên ngoài và hội nhập với môi trường bên trong. Tất cả những điều này sẽ là cẩm nang cho các thành viên mới của tổ chức biết cách hội nhập (Trích dẫn từ Ooi Keng Boon và Veeri Arumugam, 2006). Văn hóa tổ chức còn là một yếu tố quyết định quan trọng trong việc thúc đẩy cá nhân hài lòng với công việc (Zain, Ishak và Ghani, 2009) hay nói cách khác là văn hóa tổ chức có mối quan hệ với ý thức hài lòng của nhân viên đối với công việc và được khẳng định lại trong nghiên cứu của Lok và Crawford vào năm 1999, năm 2001 và năm 2003. Từ đó, ta đưa ra giả thuyết:

H8: Yếu tố văn hóa tổ chức quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của nhân viên với công việc.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2 tác giả đã nêu lên cơ sở khoa học của đề tài, nó được hình thành từ nhiều lý luận và đúc kết qua nhiều nghiên cứu từ trong và ngoài nước.


Dựa vào các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nhằm đề ra mô hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện tại Cơ quan. Mô hình nghiên cứu đề xuất với 8 yếu tố tác động đến sự hài lòng của người lao động với Cơ quan được đưa ra làm cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Việc tìm hiểu những nội dung này sẽ là cơ sở vững chắc cho việc lý giải các vấn đề được phân tích ở các chương tiếp theo. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu.


CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Chương này với mục đích giới thiệu phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, đánh giá các thang đo lường những khái niệm nghiên cứu.


3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Căn cứ vào quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và tổng hợp từ các nghiên cứu đi trước trong việc phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng, tác giả tổng hợp các bước cần thiết trong việc thực hiện đề tài nghiên cứu như sau:


Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu Nguồn tác giả nghiên cứu Quy trình nghiên cứu 1


Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu


Nguồn: tác giả nghiên cứu


Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sơ đồ nêu trên, bao gồm các bước cụ thể như: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu các khái niệm, lý thuyết và các nghiên cứu đi trước, trên cơ sở đó, tác giả tiến hành xây dựng các giả thiết, xây dựng đề cương và thiết kế bảng khảo sát. Từ đó, tác giả tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu và chạy kết quả phân tích cũng như đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng đối với công việc của nhân viên ngành thống kê.

3.2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính

Tác giả tiến hành thảo luận nhóm chuyên gia bao gồm 10 người là các cán bộ quản lý lâu năm của các cơ quan thống kê thuộc 03 tỉnh ĐBSCL (Chi tiết xem tại Phụ lục 1).

Tác giả nêu mục đích của cuộc thảo luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên với công việc, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố như thế nào? Mô hình và giả thuyết nghiên cứu của tác giả có cần bổ sung thêm yếu tố mới hay không?

Tác giả nêu sơ lược về mô hình nghiên cứu đi trước như mô hình của Trần Kim Dung (2005), mô hình của Đỗ Phú Trần Tình và cộng sự (2012)…

Tác giả nêu một số câu hỏi để nhóm thảo luận. Tiến hành thảo luận nhóm với 10 chuyên gia là những nhân viên đã có thâm niêm công tác ít nhất 05 năm ở cơ quan để chỉnh sửa nội dung thang đo cho phù hợp với thực tế cơ quan.

Tác giả trình bày mô hình của mình áp dụng cho các cơ quan thống kê và sử dụng thang đo sự thỏa mãn với công việc của Trần Kim Dung (2005) về “thực hiện điều chỉnh và kiểm định thang đo ý thức hài lòng đối với công việc (Organizational commitment – OCQ) của Mowday & ctg (1979) vào điều kiện Việt Nam”.

Để thực hiện việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến Sự hài lòng của nhân viên với công việc tại các cơ quan thống kê, tác giả đã thực hiện nghiên cứu các nhân tố bao gồm: (1) Hiệu quả công việc; (2) Cơ hội đào tạo và thăng tiến; (3) Thu nhập; (4) Quan hệ nơi làm việc; (5) Trao đổi thông tin; (6) Chính sách và quy trình làm việc; (7) Bản chất công việc; (8) Văn hóa tổ chức.


3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính

Sau khi thảo luận nhóm, các thành viên thống nhất đưa ra 8 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc và tác giả sử dụng nó làm mô hình nghiên cứu của mình. Cụ thể: (1) Lãnh đạo gồm 4 biến quan sát; (2) Đào tạo và thăng tiến gồm 4 biến quan sát; (3) Thu nhập gồm 5 biến quan sát; (4) Đồng nghiệp gồm 4 biến quan sát; (5) Môi trường làm việc gồm 4 biến quan sát; (6) Sự đảm bảo công việc gồm 4 biến quan sát; (7) Bản chất công việc gồm 4 biến quan sát; (8) Văn hóa tổ chức gồm 3 biến quan sát và một biến phụ thuộc là Sự hài lòng gồm 3 biến quan sát.

Tương ứng với mỗi nhóm nhân tố là các thang đo cụ thể nhằm khảo sát, đánh giá từ mức độ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý và được trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 3.1: Các thang đo thuộc các nhân tố trong mô hình nghiên cứu


STT

Nội dung


Hiệu quả công việc (LD)

1

Lãnh đạo sẵn sàng hỗ trợ trong công việc

2

Lãnh đạo quan tâm đến cuộc sống nhân viên

3

Lãnh đạo biết động viên tinh thần làm việc của nhân viên

4

Lãnh đạo biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhân viên


Cơ hội đào tạo và thăng tiến (TT)

5

Nhân viên có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp

6

Nhân viên có cơ hội được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

7

Nhân viên được cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

8

Nhân viên được đối xử công bằng trong cơ hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.



Thu nhập (PL)

9

Các chương trình phúc lợi của Cơ quan rất tốt

10

Mức trả lương phù hợp với năng lực của nhân viên

11

Mức lương đảm bảo mức sống của nhân viên

12

Cơ quan luôn tuân thủ đầy đủ các chính sách về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

13

Cơ quan luôn tạo điều kiện cho Anh, Chị được nghỉ phép, nghỉ bệnh khi có nhu cầu.


Đồng nghiệp (DN)

14

Đồng nghiệp vui vẻ, thoải mái, hòa đồng và dễ chịu

15

Đồng nghiệp cạnh tranh công bằng và lành mạnh

16

Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ nhau trong công việc


Môi trường làm việc (MT)

17

Máy móc trang thiết bị hiện đại

18

Văn phòng làm việc khang trang, sạch sẽ

19

Bảo đảm các điều kiện an toàn, bảo hộ lao động

20

Thời gian làm việc được sắp xếp hợp lý


Sự đảm bảo công việc (DB)

21

Cơ quan hoạt động hiệu quả

22

Vị trí công việc tương đối ổn định

23

Công việc được sắp xếp phù hợp với bản thân


24

Anh/ Chị được ký hợp đồng lao động đúng quy định


Bản chất công việc (CV)

25

Công việc rất thú vị và phù hợp với chuyên môn

26

Công việc có nhiều cơ hội thách thức

27

Công việc phát huy được năng lực của nhân viên

28

Công việc tích lũy nhiều kinh nghiệm kỹ năng thực tiễn


Văn hóa tổ chức (VH)

29

Văn hóa Cơ quan tốt đẹp

30

Hành vi ứng xử trong Cơ quan nề nếp, lịch sự

31

Yêu thương và giúp đỡ nhau là truyền thống của Cơ quan


Sự hài lòng của nhân viên (HL)

32

Nhân viên cảm thấy tự hào là một phần của Cơ quan

33

Nhân viên gắn bó trọn đời với Cơ quan

34

Nhân viên sẵn sàng nỗ lực hết mình để giúp tổ chức thành công

Nguồn: Tác giả tổng hợp


3.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

3.3.1. Thang đo

Nội dung Bảng câu hỏi dự kiến gồm 3 phần chính như sau:

Phần I: Giới thiệu mục đích nghiên cứu (Chi tiết xem tại Phụ lục 2).

Phần II: Bao gồm những câu hỏi về thông tin đối tượng khảo sát (Chi tiết xem tại Phụ lục 2).

Phần III: Bao gồm những câu hỏi về các nhân tố Đánh giá hiệu quả công việc, Cơ hội đào tạo và thăng tiến, Thu nhập , Đồng nghiệp, Môi trường làm việc, Sự

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí