Mô Hình Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Tài Chính Của Các Nhtm Việt Nam Theo Quan Điểm Của Moody


Trong 214 người trả lời khảo sát, có 113 người làm việc dưới ba năm tại ngân hàng hoặc công ty kiểm toán (chiếm 52,8%), 95 người làm việc từ ba đến sáu năm (chiếm 44,4%) và còn lại 2,8% người làm việc trên 6 năm. Độ tuổi này cho thấy khảo sát đã tập trung vào các nhân viên trẻ của các ngân hàng và công ty kiểm toán, đồng thời có cả những nhân sự cấp cao với các chức danh phó trưởng các phòng ban của ngân hàng và công ty.

Về trình độ, 100% mẫu khảo sát có trình độ đại học và trên đại học. Đây là những nhân sự có kiến thức nền tảng tốt cùng kinh nghiệm làm việc thực tế phù hợp, do vậy sẽ có những đánh giá đúng đắn và chính xác về các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của các NHTM.

2.3.2. Câu hỏi khảo sát


Dựa trên phân tích về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM, tác giả xây dựng bảng câu hỏi đánh giá yếu tố tác động đến sức mạnh tài chính của NHTM Việt Nam theo hai nhóm: nhóm yếu tố nội sinh và nhóm yếu tố ngoại sinh. Thang đo được xử dụng là thang đo thứ bậc với mức 1 là mức ảnh hưởng thấp nhất và mức 5 là mức ảnh hưởng cao nhất. Các đánh giá khác về rủi ro của hoạt động ngân hàng, mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cũng như các chỉ số tài chính quan trọng cũng được đưa ra khảo sát nhằm đánh giá nhận thức của những người được khảo sát về sức mạnh tài chính của các NHTM Việt Nam.


2.4.3. Kết quả khảo sát


Khảo sát đã cho thấy kết quả khả quan về các yếu tố tác động đến sức mạnh tài chính của các NHTM Việt Nam như sau:

Các yếu tố nội sinh được đánh giá ảnh hưởng nhiều nhất đến sức mạnh tài chính của NHTM Việt Nam là: chất lượng tài sản, trình độ quản lý, hệ thống quản trị rủi ro, khả năng thanh khoản.

Các yếu tố nội sinh

Mean

Std. Deviation

Tổng tài sản

4.10

0.70

Chất lượng tài sản

4.66

0.53

Quy mô vốn chủ sở hữu

4.24

0.72

Trình độ quản lý

4.64

0.68

Trình độ của Ban kiểm soát

4.02

0.73

Phạm vi hoạt động

3.91

0.80

Chiến lược hoạt động

4.41

0.64

Hệ thống quản trị rủi ro

4.64

0.48

Cơ cấu nguồn vốn

4.38

0.72

Khả năng sinh lợi

4.41

0.72

Khả năng thanh khoản

4.52

0.65

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 10

Bảng 2.11: Tác động của các yếu tố nội sinh


Nguồn: tổng hợp kết quả khảo sát Có thể thấy các yếu tố nội sinh của NHTM đều có tác động đến sức mạnh tài

chính của NHTM. Chỉ tiêu có mức ảnh hưởng thấp nhất là Phạm vi hoạt động (3,91/5), kế đến là Trình độ của Ban kiểm soát (4,02/5) và tổng tài sản (4,10/5). Các yếu tố còn lại đều có mức ảnh hưởng cao đến sức mạnh tài chính của NHTM, với độ lệch chuẩn thấp (0,48 đến 0,72) cho thấy mức độ tán đồng của các câu trả lời ở mức cao. Đồng thời trong số các yếu tố được đánh giá có mức độ ảnh hưởng cao nhất, yếu tố hệ thống quản trị rủi ro (độ lệch chuẩn 0,48) và chất lượng tài sản (độ lệch chuẩn 0,53) là có mức độ tán đồng cao nhất.


Đối với các yếu tố ngoại sinh thì mức độ đánh giá tác động được đưa ra thấp hơn so với các yếu tố nội sinh. Trong đó khủng hoảng kinh tế được cho là yếu tố ngoại sinh có ảnh hưởng mạnh nhất đến sức mạnh tài chính của ngân hàng (4,33/5), tiếp đó là các yếu tố hệ thống pháp lý (4,10/5), trình độ phát triển của thị trường tài chính (4,11/5). Mức độ ảnh hưởng được đánh giá của các yếu ngoại sinh cho thấy tác động thấp hơn so với các biến nội sinh lên năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam.

Các yếu tố ngoại sinh

Mean

Std. Deviation

Tăng trưởng GDP

3.83

0.69

Trình độ phát triển của nền kinh tế

3.91

0.68

Trình độ phát triển của thị trường tài chính

4.11

0.61

Hệ thống pháp lý

4.10

0.66

Lạm phát

3.88

0.69

Lãi suất cơ bản

3.86

0.71

Lãi suất tái cấp vốn của NHNN

3.71

0.76

Lãi suất thị trường

3.99

0.82

Dân số

3.26

0.89

Trình độ dân trí

3.52

0.83

Sự hiểu biết của người dân về dịch vụ ngân

hàng


3.63


0.75

Khủng hoảng kinh tế

4.33

0.71

Bảng 2.12: Tác động của các yếu tố ngoại sinh


Nguồn: tổng hợp kết quả khảo sát Khi xem xét trên khía cạnh số câu trả lời chọn mức độ tác động mạnh nhất

trong các yếu tố, có thể thấy sự vượt trội của yếu tố khủng hoảng kinh tế đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam so với các yếu tố ngoại sinh còn lại. Có đến 100 người được khảo sát (chiếm 46,73%) đồng tình với ý kiến đánh giá khủng hoảng kinh tế là yếu tố ngoại sinh có mức tác động mạnh nhất, trong khi các yếu tố khác chỉ có tối đa 29,91% ý kiến đồng tình với mức độ tác động cao nhất đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam. Đối với các yếu tố nội sinh, như đã trình bày ở trên về độ lệch


chuẩn, cho mức độ đồng thuận về mức tác động mạnh nhất của các yếu tố nội sinh cao

hơn nhiều so với các yếu tố ngoại sinh. (Xem Phụ lục 6)


So sánh tổng quát về mức độ tác động của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam, có thể thấy yếu tố nội sinh có tác động vượt trội hơn so với các yếu tố ngoại sinh. Điều này hàm ý rằng theo đánh giá của các đối tượng được khảo sát, các ngân hàng có khả năng tự nâng cao năng lực tài chính của mình và giảm đi rất nhiều ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài lên hoạt động kinh doanh.

Có thể kết luận rằng, các yếu tố nội sinh được đánh giá có tác động mạnh hơn các yếu tố ngoại sinh đến năng lực tài chính của ngân hàng, đồng thời thống nhất cao rằng các yếu tố như chất lượng tài sản, trình độ quản lý, hệ thống quản trị rủi ro và khả năng thanh khoản đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một năng lực tài chính tốt cho các NHTM Việt Nam.

Về khía cạnh rủi ro trong hoạt động ngân hàng hiện nay, khảo sát cũng thực hiện lấy ý kiến đánh giá mức độ tác động của các loại rủi ro đến hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay. Kết quả cho thấy trong 214 ý kiến khảo sát, có 131 ý kiến (61,21%) đồng thuận rằng rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất của các NHTM Việt Nam hiện nay, 59 ý kiến (27,57%) cho rằng rủi ro thanh khoản là rủi ro lớn nhất của các NHTM Việt Nam. Các rủi ro như khủng hoảng kinh tế, thay đổi môi trường pháp lý đều có số ý kiến đồng thuận thấp (5,6%) trong đánh giá rủi ro lớn nhất của các NHTM Việt Nam. Kết quả này lần nữa củng cố cho ảnh hưởng của chất lượng tài sản (rủi ro tín dụng) và khả năng thanh khoản (rủi ro thanh khoản) đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam hiện nay.

Ngoài ra theo kết quả khảo sát mức độ tin cậy của các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính trong việc thể hiện sức mạnh tài chính của các NHTM, đa số ý kiến cho rằng


các chỉ tiêu tài chính thể hiện tốt hơn về sức mạnh tài chính của các NHTM Việt Nam (149 ý kiến, chiếm tỷ lệ 69,67%), trong khi chỉ có 30,33% ý kiến đánh giá rằng chỉ tiêu phi tài chính thể hiện tốt hơn sức mạnh thể hiện tốt hơn về sức mạnh tài chính của các NHTM Việt Nam.

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, cần có mô hình lượng hóa chính xác mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sức mạnh tài chính của ngân hàng, đưa ra nhận xét có căn cứ về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Do các yếu tố phi tài chính thường khó được nhận định một cách chính xác, nên luận văn sẽ thực hiện việc lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính, nhằm xem xét khả năng đưa ra nhận xét có độ chính xác cao về sức mạnh tài chính của ngân hàng dựa trên các chỉ tiêu tài chính cơ bản, đặc biệt là yếu tố chất lượng tài sản và khả năng thanh khoản như trong kết quả khảo sát đã đưa ra. Điều này cũng đồng thời đánh giá được mức độ khái quát của các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính trong việc nhận xét sức mạnh tài chính của các NHTM Việt Nam.

2.5. Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam theo quan điểm của Moody

Phần này tác giả đi sâu nghiên cứu và xác định nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam dựa theo kết quả đánh giá của Moody. Như đã đề cập ở phần trên, nghiên cứu đã đánh giá NLTC của các NHTM theo phương pháp đánh giá năng lực tài chính của Moody. Tuy nhiên nhằm tìm hiểu chính xác các yếu tố tài chính nào có tác động lên đánh giá kết quả xếp hạng sức mạnh tài chính của các NHTM Việt Nam theo đánh giá của Moody, tác giả đã thực hiện phân tích thống kê các chỉ tiêu tài chính trong mô hình Moody và kết quả xếp hạng sức mạnh tài chính các NHTM Việt Nam của Moody.


2.5.1. Câu hỏi nghiên cứu


Câu hỏi nghiên cứu chính của luận văn này là “Các yếu tố tài chính nào tạo sự khác biệt trong đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng”.

2.5.2. Thiết kế nghiên cứu


Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng dựa trên các dữ liệu thu thập và thống kê. Phương pháp định lượng được sử dụng nhằm so sánh kết quả xếp hạng sức mạnh tài chính nội tại BFSRs của Moody đối với các NHTM Việt Nam từ trước đến nay, bắt đầu từ năm 2006 đến nay. Nghiên cứu này được xây dựng bao gồm các bước sau:

- Xác định phương pháp thực hiện

- Thu thập dữ liệu và các thông tin cần thiết

- Tìm hiểu phương pháp phân tích biệt số (Discriminant analysis)

- Thực hiện chạy mô hình phân tích biệt số và giải thích các kết quả của mô hình


2.5.2.1. Xác định phương pháp thực hiện


Phương pháp định lượng là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nhiều nghiên cứu trên thế giới hiện nay, đặc biệt là trong các nghiên cứu về kinh doanh. Nghiên cứu định lượng thường liên quan đến việc phân tích và diễn giải dữ liệu dạng định lượng nhằm mục tiêu kiểm định các lý thuyết khoa học được suy diễn từ lý thuyết

sẵn có(8). Các chỉ số tài chính đã được sử dụng nhằm tiến hành phân tích định lượng

đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong các nghiên cứu của Altman (1968), Poon (1999), Saab (2009) và Kasminsky (2011).

Dựa trên các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích biệt số (Discriminant analysis) làm công cụ thực hiện phân tích định lượng.


(8) Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nguyễn Đình Thọ (2011), NXB Lao Động Xã Hội


2.5.2.2. Thu thập dữ liệu và các thông tin cần thiết


Nghiên cứu thực hiện đánh giá thông tin tài chính và kết quả xếp hạng sức mạnh tài chính nội tại (BFSRs) của Moody đối với các ngân hàng Việt Nam từ trước đến nay, bắt đầu từ năm 2006 đến cuối tháng 6 năm 2013. Từ lúc ban đầu, năm 2006, chỉ có hai NHTM Việt Nam được Moody thực hiện xếp hạng năng lực tài chính nội tại, đến tháng 6 năm 2013, có tất cả 8 NHTM Việt Nam có xếp hạng của Moody, bao gồm Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội (SHB), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB).

Các dữ liệu tài chính và thông tin hoạt động của các ngân hàng được thu thập trên Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính hàng năm. Dựa trên các thông tin tài chính có được từ các báo cáo của ngân hàng, các chỉ số tài chính sẽ được tác giả tính toán nhằm lấy dữ liệu đưa vào mô hình định lượng. Kết quả xếp hạng năng lực tài chính nội tại (BFSRs) của Moody được lấy trên trang web chính thức của tổ chức Moody (www.moodys.com). Kết quả xếp hạng BFSRs của Moody sẽ được lấy vào cuối mỗi quý trong năm.

Các biến tài chính xem xét để đưa vào mô hình nghiên cứu được lấy từ các nghiên cứu trên thế giới về đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng.


2.5.2.3. Mô hình nghiên cứu


Nghiên cứu áp dụng mô hình phân tích biệt số (Discriminant Analysis) để phân tích mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến kết quả xếp hạng năng lực tài chính các NHTM Việt Nam của Moody.

Mô hình phân tích biệt số có dạng tuyến tính sau: D= b0 + b1X1 + b2X2+ … + bkXk

Trong đó:


D: biến phụ thuộc – biệt số


B: hệ số hay trọng số phân biệt X: biến độc lập

Bảng 2.13: Tóm tắt các biến độc lập trong mô hình


Ký hiệu

Ý nghĩa

NPL

tỷ lệ nợ xấu

BDEP

tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu và dự phòng nợ xấu

LA

tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản

LD

tỷ lệ dư nợ tín dụng trên số dư tiền gửi khách hàng

PL

tỷ lệ dự phòng tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng

NIA

tỷ lệ thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản


CED

tỷ lệ tiền và tương đương tiền trên tổng số dư tiền gửi khách

hàng

EA

tỷ lệ Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản


EI

tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập thuần từ hoạt động kinh

doanh


EBITDAA

tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự phòng tín dụng trên tổng tài sản

bình quân.

PATA

tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản


DCA

tỷ lệ tổng nợ phải trả trừ đi các khoản tiền và tương đương tiền

trên tổng tài sản

CEA

tỷ lệ tiền và tương đương tiền trên tổng tài sản

ROAA

tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2023