2.2 Ngân hàng điện tử trong giao dịch thanh toán
2.2.1 Khái niệm về ngân hàng điện tử
NHĐT là một trong nhiều dịch vụ sản phẩm ngân hàng công nghệ hiện đại với khả năng xử ký thông tin trực tuyến. Dịch vụ NHĐT cung cấp các dịch vụ thanh toán và giao dịch online cho mọi đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Các dịch vụ này mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và giao dịch đơn giản.
Với dịch vụ này, khách hàng tiện kiệm được thời gian, chi phí, với nhiều tiện ích đảm bảo an toàn, bảo mật. Ngân hàng phát triển dịch vụ này có thể thu hút thêm nhiều khách hàng, góp phần gia tăng lợi nhuận
2.2.2 Lịch sử hình thành ngân hàng điện tử
2.2.2.1 Thế giới
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng Internet Banking của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng Internet Banking của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Cơ Sở Lý Thuyết Về Internet Banking Trong Giao Dịch Thanh Toán Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Các Đặc Điểm, Tiện Ích Của Internet Banking
- Các Tiện Ích Dịch Vụ Internet Banking Của Một Số Ngân Hàng Trên Địa Bàn Tphcm
- Ngân Hàng Tmcp Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank):
Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.
Khoảng hơn một thập kỷ trước đây, hàng loạt ngân hàng bắt đầu cung ứng một chương trình phần mềm cho khách hàng nhằm giúp khách hàng có thể xem số dư tài khoản, đồng thời thực hiện một số lệnh thanh toán cho một số dịch vụ công cộng như tiền điện, tiền nước,điện thoại… Đến năm 2015, IB chính thức được triển khai thông qua phần mềm Quicken của công ty Intuit Inc, với sự tham gia ủng hộ của 16 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ; Quicken có thể sử dụng dịch vụ này.
Ngày nay, dịch vụ IB đã và đang được nhân rộng ra ngoài nước Mỹ đến tất cả các châu lục khác, ở các nước đang phát triển dịch vụ này trở nên khá quen thuộc với khách hàng vì tiện ích và hiệu quả của nó.
Tại Hội nghị thương mại điện tử (TMĐT) quốc tế lần thứ năm tại Bắc Kinh, các chủ ngân hàng cho biết NHĐT là sự lựa chọn chiến lược của ngành công nghiệp ngân hàng hiện nay. Những ứng dụng của TMĐT trong lĩnh vực công nghiệp ngân hàng đã trở thành chủ đề được quan tâm nhất tại hội nghị.
Giới chủ ngân hàng thừa nhận rằng, mức độ phát triển nhanh chóng của mạng và công nghệ thông đã mang lại thay đổi chưa từng thấy trong lĩnh vực công nghiệp ngân hàng
truyền thống và các ngân hàng ngày nay không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đẩy nhanh các giải pháp ứng dụng TMĐT.
Wang Xuebing, Chủ tịch Ngân hàng tái thiết Trung Quốc (CCB) cho biết sự phát triển công nghệ thông tin và mạng đã đem lại cho giới công nghiệp ngân hàng những cơ hội to lớn. Để phát triển được, các ngân hàng buộc phải tìm kiếm những giải pháp kết hợp công nghệ thông tin (CNTT) và mạng cùng với các phương thức kinh doanh ngân hàng truyền thống.
Wang Xuebiing nói: “Sự xuất hiện của nền kinh tế mới và CNTT đã làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp tài chính và trên thực tế ngành công nghiệp tài chính toàn cầu đã được liên kết với nhau qua hệ thống máy tính đồ sộ. Những thay đổi có tính cách mạng đã đưa lại mọi người có những nhận thức hoàn toàn khác trước kia về phương hướng đầu tư. Ngoài ra, các công ty quản lý tài chính và những quy định pháp luật tài chính cũng đang có sự thay đổi lớn”.
Thực tế, ngành công nghiệp ngân hàng đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển TMĐT cùng với sự xuất hiện hàng ngày các sản phẩm mới có liên quan đến ngân hàng như thẻ tín dụng, giao dịch ngân hàng qua điện thoại di động, ngân hàng tự phục vụ… và tiền điện tử hay ví điện tử cũng đang trở thành hiện thực.
NHĐT thực sự là một cuộc cách mạng ngân hàng, nếu trước kia CNTT hỗ trợ hoạt động kinh doanh doanh ngân hàng thì ngày nay NHĐT sẽ thay đởi bộ mặt của kinh doanh ngân hàng.
Ma Weihua, Chủ tịch của Ngân hàng Merchant, Trung Quốc cho biết “TMĐTđã đưa lại cho ngành công nghiệp ngân hàng những vũ khí lợi hại để phá bỏ những hạn chế đối với các hoạt động kinh doanh ngân hàng trước kia và mở rộng dịch vụ mới”.
Giới chủ ngân hàng tỏ ra lạc quan với xu hướng phát triển hiện nay sẽ mang lại hiệu quả cho hoạt động ngân hàng thực trong vài năm tới.
2.2.2.2 Việt Nam
Tháng 3/1995, IB bắt đầu có sự tham gia của hệ thống SWIFT – Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications
Tháng 5/2002 xuất hiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Sau đó, các ngân hàng bắt đầu áp dụng dịch vụ cơ bản của NHĐT như Techcombank, Vietcombank,…
Hệ thống ATM và POS cũng ngày càng nhân rộng và phát triển, số lượng thẻ ATM được phát hành lên đến con số hàng triệu
Sau đó, các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài như ANZ, Citibank, HSBC, Deutsch Bank cũng đã cung cấp các dịch vụ IB nhưng chỉ dừng lại là khách hàng doanh nghiệp.
Dần dần, các NHTM trong nước đã mạnh dạn mở ra một loại hình mới phù hợp hơn với thời đại CNTT. Phân khúc khách hàng cá nhân được đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn.
2.2.3 Các hình thức của dịch vụ ngân hàng điện tử
Một số dịch vụ NHĐT áp dụng phổ biến tại Việt Nam bao gồm: Dịch vụ Ngân hàng tại nhà (Home Banking); Dịch vụ Ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone Banking); Dịch vụ Ngân hàng điện thoại di động (Mobile Banking); Dịch vụ Ngân hàng qua tin nhắn điện thoại di động (SMS Banking); Kiosk Ngân hàng và Dịch vụ Ngân hàng qua Internet (Internet Banking)
“Home Banking” là sản phẩm dịch vụ được phát triển trên một trong hai nền tảng; hệ thống các phần mềm ứng dụng (Software Base) và nền tảng công nghệ web (Web Base), thông qua hệ thống máy chủ, mạng internet và máy vi tính của khách hàng, thông tin tài chính sẽ được thiết lập, mã hóa, giao dịch và xác nhận giữa ngân hàng và khách hàng. Đặc trưng của Home Banking là khách hàng được phép thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng tại nhà, tại văn phòng công ty mà không cần trực tiếp đến ngân hàng, giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí. Ngân hàng triển khai các dịch vụ Home Banking cho khách hàng như: chuyển tiền và thanh toán, xem số dư và các giao dịch trên tài khoản, thư tín dụng.
“Phone Banking” là hệ thống tự động trả lời các thông tin về dịch vụ, sản phẩm ngân hàng qua điện thoại hoạt động 24/24 giờ. Đặc điểm của Phone Banking là hệ thống trả lời tự động dựa trên chương trình đã được lập trình sẵn. Dịch vụ Phone Banking cung cấp cho khách hàng một số tiện ích như: cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng một cách đầy đủ, cập nhật và cung cấp các thông tin hữu ích về các sản phẩm dịch vụ mới, thanh toán hóa đơn và chuyển tiền, tiếp nhận qua điện thoại các khiếu nại thắc mắc từ khách hàng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng.
“Mobile Banking” là dịch vụ trực tuyến không dây giúp khách hàng thực hiện giao dịch với ngân hàng một cách an toàn và tiện lợi khi đang ở bên ngoài chỉ với một thiết bị di động. Có hai loại hình Mobile Banking: Sim ToolKit - Ứng dụng được cài đặt trên SIM, giao tiếp giữa thiết bị và ngân hàng thông qua SMS dẫ được chuẩn hóa cú pháp và nội dung; Và Mobile Aplication - Ứng dụng được cài đặt trên thiết bị (thường là Smartphone) và phải có kết nối internet dạng GPRS hoặc 3G hoặc WIFI. Dịch vụ này giúp khách hàng sử dụng một cách dễ dàng hầu hết các chức năng và dịch vụ của ngân hàng, bao gồm: xem số dư tài khoản, chuyển khoản (cùng ngân hàng/khác ngân hàng), thanh toán số dư thẻ tín dụng, thanh toán hóa đơn điện nước, internet, nạp tiền cho điện thoại, thẻ game… (VnTopup), các dịch vụ thông báo (Alert) như số dư, khuyến mãi, nhắc nhở…
“SMS Banking” là loại dịch vụ tra cứu thông tin ngân hàng qua điện thoại di động, bằng cách dùng điện thoại di động của mình nhắn tin theo cú pháp quy định của ngân hàng, gửi tới số tổng đài đăng ký. Khách hàng sử dụng điện thoại di động nhắn tin theo mẫu của ngân hàng và gửi đến số dịch vụ để yêu cầu ngân hàng thực hiện các giao dịch. Một số tiện ích mà dịch vụ SMS Banking cung cấp cho khách hàng như: cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động cá nhân khách hàng, thông báo số dư tài khoản bằng tin nhắn ngay khi có giao dịch phát sinh, thực hiện giao dịch thanh toán hóa đơn, đối với khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng sẽ được thông tin tài khoản dịch vụ sản phẩm dịch vụ ngân hàng như tỷ giá, giá chứng khoán, lãi suất và các thông tin tài khoản cá nhân.
“Kiosk Banking” là dịch vụ ngân hàng ứng dụng công nghệ cao hướng tới việc phục vụ khách hàng với chất lượng cao và thuận tiện nhất. Trên đường phố, các ngân hàng sẽ đặt các trạm làm việc có chứa các thiết bị ngân hàng giao dịch tự động với khách hàng có kết nối internet tốc độ cao hoặc các mạng nội bộ của ngân hàng. Khách hàng sử dụng thiết bị máy tính ở trạm để truy cập vào trang web của ngân hàng, nhập mã sử dụng (User name) và mật khẩu truy cập (Password), hoặc cho thẻ vào máy rồi nhập mã pin và bắt đầu tiến hành giao dịch như: xem lịch sử các giao dịch qua tài khoản, thanh toán hóa đơn, chuyển khoản, cập nhật các thông tin về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đang cung cấp.
“Internet Banking” là một kênh giao dịch của ngân hàng qua mạng internet, mang sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến tận nhà hay văn phòng khách hàng. Với một chiếc máy tính có kết nối internet, khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào.
2.2.4 Các giai đoạn phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử
Năm 1989, Ngân hàng Well Fargo triển khai dịch vụ ngân hàng qua mạng lần đầu tiên ở Mỹ. Đến nay đã có thử nghiệm và nghiên cứu thành công cũng như thất bại trên con đường xây dựng một hệ thống NHĐT hoàn hảo, phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Tổng kết lại, hệ thống NHĐT phát triển qua 4 giai đoạn sau đây:
Website quảng cáo (Brochure – ware)
Đây là hình thái sơ khai đầu tiên của NHĐT. Khi bắt đầu xây dựng dịch vụ NHĐT, hầu như các ngân hàng đều thực hiện theo mô hình này. Đây thực chất là một kênh quảng cáo mới được các ngân hàng tận dụng ngoài những kênh quảng cáo truyền thống như báo chí, đài truyền hình,… Các ngân hàngsẽ xây dựng một trang web nhằm quảng cáo, chỉ dẫn, giới thiệu cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, tất cả các giao dịch phải thực hiện tại các chi nhánh phòng giao dịch ngân hàng.
Thương mại điện tử (E – Commerce)
Đây là hình thái thứ hai của NHĐT, internet chỉ đóng vài trò như là một dịch vụ cộng thêm để tạo sự tiện lợi cho khách hàng. Các ngân hàng sử dụng internet như một kênh
phân phối mới nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ như: xem thông tin tài khoản, nhận thông tin giao dịch chứng khoán.