Tổng Quan Về Hoạt Động Của Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 tác giả đã trình bày những lý luận chung nhất về tín dụng bán lẻ. Hiện nay, chưa có khái niệm tín dụng bán lẻ và khái niệm tăng trưởng tín dụng bán lẻ thống nhất, do đó tác giả đưa ra một số khái niệm đang được thực tế chấp nhận, đồng thời tác giả cũng trình bày khái niệm tín dụng bán lẻ theo quan điểm của BIDV, khái niệm tăng trưởng tín dụng bán lẻ theo quan điểm của tác giả và được phân tích xuyên suốt nội dung của luận văn.

Trước đây, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thường tập trung vào các doanh nghiệp lớn. Tín dụng bán lẻ nếu có thì cũng ở mức độ sơ khai, các sản phẩm tín dụng không phong phú đa dạng, thủ tục rườm rà và thường yêu cầu tài sản đảm bảo. Nếu thị trường tín dụng bán lẻ trước đây bị bỏ quên thì hiện nay lại trở thành thị trường đầy tiềm năng cho các ngân hàng nâng cao thị phần. Sự phát triển của công nghệ ngân hàng, sự gia nhập của các ngân hàng lớn từ nước ngoài cùng với nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đời sống người dân ngày càng nâng cao chính là những nhân tố thúc đẩy tín dụng bán lẻ tăng trưởng mạnh mẽ.

Chương 1 của luận văn có thể xem là một tiền đề quan trọng để đi sâu phân tích thực trạng tín dụng bán lẻ của BIDV-HCM từ đó đưa ra một số giải pháp tăng trưởng tín dụng bán lẻ tại BIDV-HCM.


CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


2.1. Tổng quan về hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of VietNam, viết tắt là BIDV) được thành lập theo nghị định số 177/TTg ngày 26 tháng 04 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ với quy mô nhỏ bé gồm 8 chi nhánh và 200 nhân viên. Trải qua quá trình hình thành và phát triển BIDV đã có những tên gọi:

- Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/04/1957

- Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/06/1981

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990

- Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) từ ngày 27/04/2012 đến nay

BIDV là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (tập đoàn) mang tính hệ thống bao gồm có 118 chi nhánh và các Công ty phi ngân hàng trong toàn quốc, có các đơn vị liên doanh với nước ngoài (Nga, Lào, Malaysia, Singapore, Mỹ...), hùn vốn với trên 5 tổ chức tín dụng.

Trọng tâm hoạt động và nghề nghiệp truyền thống của BIDV là phục vụ đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, Tổng công ty. BIDV không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán


với trên 50 ngân hàng trên thế giới. BIDV là một ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tư phát triển.

Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh:

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là BIDV-HCM) được thành lập ngày 15/11/1976. BIDV-HCM là chi nhánh cấp một trực thuộc BIDV và là một trong những chi nhánh có quy mô hoạt động lớn nhất trong hệ thống BIDV với tổng tài sản đạt trên 10,000 tỷ đồng và tổng số cán bộ nhân viên trên 350 người.

BIDV-HCM luôn là chi nhánh tiên phong và năng động trong hệ thống BIDV trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại và định hướng theo khách hàng. Tại TP.HCM, BIDV-HCM đã rất thành công trong vai trò là ngân hàng đầu mối dàn xếp các khoản vay hợp vốn, đồng tài trợ các dự án đầu tư có quy mô lớn. Hoạt động của BIDV-HCM trong những năm qua luôn định hướng theo khách hàng, tạo những điều kiện tốt nhất để khách hàng tiếp cận và sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

Từ khi thành lập đến nay, qua việc nâng cấp các đơn vị trực thuộc, BIDV-HCM đã đóng góp cho hệ thống BIDV 5 chi nhánh cấp 1 đó là: Chi nhánh Tân Tạo, Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Chi nhánh Thủ Đức và Chi nhánh Tân Bình, Chi nhánh Phú Nhuận (các đơn vị này trước kia là chi nhánh cấp 2 trực thuộc BIDV-HCM).

Tất cả các hoạt động của chi nhánh vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính phát triển theo hướng một NHTM hiện đại, thể hiện sự tiến bộ trưởng thành của chi nhánh trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, góp phần thúc đẩy kinh tế TP.HCM phát triển trong thời gian qua, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh khu vực trong thời gian tới.

Mô hình tổ chức hoạt động của BIDV-HCM:

Mô hình tổ chức của BIDV-HCM hiện nay, gồm có 5 khối, cụ thể như sau: Khối quan hệ khách hàng; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối quản lý nội bộ và Khối trực thuộc. Mô hình tổ chức được vận hành tốt là nền tảng quan trọng để


BIDV-HCM tiến tới trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, tạo tiền đề nâng cao các hoạt động nghiệp vụ và áp dụng được các công nghệ mới.

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV-HCM



2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây (giai đoạn năm 2008 – tháng 09/2012)‌

2.1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Tình hình kinh tế - xã hội

Bước vào năm 2012, do tiếp tục chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công kéo dài ở khu vực châu Âu nên kinh tế thế giới diễn biến không thuận lợi. Tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển đạt mức thấp. Thị trường việc làm bị thu hẹp, thất nghiệp gia tăng. Ở trong nước, những vấn đề bất ổn tồn tại nhiều năm qua trong nội tại nền kinh tế chưa được giải quyết triệt để, thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra, cùng với bối cảnh bất lợi của tình hình thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư. Lạm phát, lãi suất ở mức cao, sản xuất có dấu hiệu suy giảm trong một vài tháng đầu năm do tiêu thụ hàng hóa chậm, hàng tồn kho tăng. Vốn huy động thiếu cùng với thị trường tiêu thụ giảm sút gây sức ép cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế. Với lợi thế vượt trội so với các thành phố lớn khác của cả nước về tiềm lực kinh tế, TP.HCM đóng vai trò hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, dân số của thành phố vượt trên 8 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21.3 % tổng sản phẩm (GDP) và 30 % tổng thu ngân sách của cả nước, hơn 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, thu hút một phần ba tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Chỉ tính riêng lĩnh vực tài chính - ngân hàng, thành phố có mạng lưới thương mại cổ phần năng động hoạt động khắp nước, chiếm 30% tổng dư nợ cho vay và vốn huy động của các ngân hàng cả nước.


Trước những diễn biến phức tạp ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế, thành phố đã tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch năm 2012, kiên trì thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố tăng 10.3%, mặc dù mức tăng không bằng so với năm 2010 và kế hoạch đề ra cho năm 2011 nhưng cao hơn mức tăng 8.6% so với năm 2009. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố đạt được 514,000 tỷ đồng, tăng 10.3% so với kết quả đạt được năm 2010. Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm đạt được 739,222 tỷ đồng, tăng 11.7% so với năm trước, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 26,868 triệu USD tăng 19.1% so với cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 27,524 triệu USD tăng 25.4% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn năm 2011 đạt 201.5 ngàn tỷ đồng, tăng 18.5% so với cùng kỳ năm trước và vượt 0.04% so kế hoạch năm.

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố quý II năm 2012 tăng 8.7% cao hơn mức tăng 7.4% của quý I năm 2012, tính chung cả 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 288,591 tỷ đồng, tăng 8.1% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2011 tăng 9%), cho thấy tăng trưởng kinh tế của thành phố bước đầu đã khởi sắc và có chiều hướng tăng trưởng trở lại. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 5.4% (mức tăng cùng kỳ năm 2011 là 6.5%). Tổng vốn đầu tư trên thị trường ước đạt 56,189 tỷ đồng, tăng 10.2% (mức tăng cùng kỳ 2011 là 15.9%). Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 13,570.8 triệu USD, tăng 5.5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 12,682.6 triệu USD, tăng 3.3% so với cùng kỳ năm trước. Thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến 15/06/2012 tăng 5.1% so cùng kỳ năm 2011, nên bội chi ngân sách ở mức gần 4.8% GDP. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tăng 6.9% so với cùng kỳ năm trước và giảm 0.43% so với tháng 5. Do khó khăn của nền kinh tế, trong 6 tháng 2012, đã có hơn 1,200 doanh nghiệp trên địa bàn giải thể, nhất là trong lĩnh vực bất động sản.

Một số chỉ tiêu cụ thể của TP.HCM trong giai đoạn sắp tới:

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân hàng năm 12%.


- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành dịch vụ bình quân 13%/năm, ngành công nghiệp bình quân 11%/năm, ngành nông nghiệp bình quân 5%/năm.

- Cơ cấu kinh tế năm 2015 (% trong GDP): dịch vụ: 57%, công nghiệp: 42%, nông nghiệp: 10%.

- Hàng năm tạo việc làm mới trên 120,000 người.

Đến cuối năm 2015, phấn đấu tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân trên đầu người đạt 4,800 USD

2.1.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây (giai đoạn năm 2008 – tháng 09/2012)

Qua hơn 35 năm hoạt động, BIDV-HCM luôn là chi nhánh tiên phong và năng động trong hệ thống BIDV, là một trong những chi nhánh đặc biệt xuất sắc của toàn BIDV. Cùng với sự phát triển của đất nước, BIDV-HCM kinh doanh đa tổng hợp, hoạt động đầy đủ các chức năng của ngân hàng thương mại - kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phục vụ các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế.

Giai đoạn 2008 – 09/2012 ảnh hưởng từ những biến động của môi trường kinh doanh, cơ chế chính sách của nhà nước, nhưng với những nỗ lực và cố gắng, BIDV- HCM đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên tất cả các mặt hoạt động. Kết quả hoạt động của Chi Nhánh tăng trưởng đều qua từng năm, lợi nhuận trước thuế luôn đạt trên con số 190 tỷ, có thể tóm gọn qua bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV-HCM giai đoạn 2008-09/2012

Đơn vị: Tỷ đồng


Năm

2008

2009

2010

2011

30/09/2012

Tổng tài sản của BIDV-HCM

10,096

11,664

12,651

12,967

14,747

2. Huy động vốn

8,725

9,451

10,657

11,927

13,045

2.1. Theo thời hạn






HĐV không kỳ hạn

1,825

2,399

2,451

2,972

318

HĐV ngắn hạn

4,102

4,650

5,928

8,010

9,131

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Giải pháp tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh - 6



HĐV trung dài hạn

2,798

2,402

2,278

945

3,596

2.2. Theo thành phần kinh tế






HĐV từ Định chế tài chính

1,944

1,519

2,219

2,363

2,850

HĐV từ Khách hàng doanh nghiệp

4,435

5,294

4,685

5,595

5,032

HĐV bán lẻ

2,346

2,638

3,753

3,969

5,164

3. Dư nợ cho vay

6,093

6,864

7,428

8,089

9,317

3.1. Theo thời hạn vay






Dư nợ ngắn hạn

4,037

4,461

5,200

5,670

6,342

Dư nợ trung dài hạn

2,056

2,403

2,228

2,419

2,975

3.2. Theo thành phần kinh tế






Dư nợ Khách hàng doanh nghiệp

5,938

6,634

7,005

7,713

8,816

Dư nợ bán lẻ

155

230

423

376

502

3.3 Doanh số bán lẻ

237

382

727

1,156

1,671

3.4. Nợ nhóm II

786

542

298

342

256

3.5. Nợ xấu

6.7

114.6

98.79

4.42

38

4. Thu dịch vụ ròng

69.5

65.6

98.7

116.17

84.25

5. Lợi nhuận trước thuế

373

197

290

358

378

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV-HCM giai đoạn 2008-09/2012)


Với vai trò là chi nhánh lớn có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động của hệ thống và trên địa bàn TP.HCM, Chi nhánh đã không ngừng nổ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh được giao. Trước những khó khăn và thách thức, bằng sự nỗ lực quyết tâm của Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ nhân viên, Chi nhánh vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động, “giữ vững truyền thống là chi nhánh lớn có hoạt động hiệu quả nhất tại cụm động lực phía Nam ”. Hiệu quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2008 – 30/09/2012 đạt mức cao, phấn đấu năm sau cao hơn năm trước và hoàn thành tốt kế hoạch của BIDV giao, đóng góp tích cực vào sự phát triển của toàn hệ thống.

Lợi nhuận trước thuế bao gồm thu nợ hạch toán ngoại bảng và các khoản ghi nhận năm 2011, sau trích dự phòng rủi ro năm 2011 đạt 358 tỷ đồng, hoàn thành 109% kế hoạch hội sở chính giao năm 2011, trích lập đầy đủ và đúng hạn dự phòng

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí