38%
21%
Bạn bè, người thân
25%
16%
Tạp chí, sách, báo, internet
Lễ hội ẩm thực
Cá nhân tự tìm hiểu
Biều đồ 2.6: Tỷ lệ khách quốc tế biết tới ẩm thực đường phố qua các kênh thông tin
(Nguồn: Kết quả khảo sát 120 mẫu của tác giả năm 2017) Các hoạt động ẩm thực đường phố trong nước chủ yếu được lồng ghép với các chương trình liên hoan ẩm thực chung như “Hương sắc miền nam", "Ðám cưới Nam Bộ", "Ẩm thực Nam Bộ khẩn hoang”, Ẩm thực đất Phương Nam”. Mặc dù đã thu hút được số lượng du khách lớn trong và và ngoài nước tham gia nhưng để lại ấn tượng trong lòng du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Thời gian diễm ra chỉ vài ngày, số lượng món ăn tại các gia hàng cũng hạn chế, chỉ một số món tiêu biểu, trong khi ẩm thực đường phố TP.HCM lại đa dạng và phong phú. Việc tập trung quảng bá cho duy nhất một món ăn nào đó chẳng hạn như: Hủ tíu, bún bò, bánh xèo… khiến cái nhìn của du khách về ẩm thực đường phố TP.HCM thiếu chuẩn xác và hạn chế. Du khách nhầm tưởng rằng ẩm thực đường phố tại đây chỉ có vậy. Trong khi đó, những món ăn ngon, thức uống đẹp, lạ mắt khác không được quảng bá, không tiếp cận được với du khách, hoặc tiếp cận được nhưng không tạo được điểm nhấn. Việc quảng bá, xúc tiến, giới thiệu riêng cho ẩm thực đường phố ra thị trường quốc tế còn rất yếu và nhiều hạn chế. Giới thiệu về ẩm thực đường phố thường nằm trong các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng nên thực sự chưa nổi bật, chưa tạo ấn tượng riêng với bạn bè quốc tế (Đoàn Lê Phương Thảo,
2014).
Hiện tại chưa có một website chuyên về ẩm thực đường phố riêng. Đây là một thiếu sót rất lớn trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, khi mà mọi thứ luôn
được tìm kiếm, dao dịch qua mạng.
Việc quảng bá tốt nhất, để lại ấn tượng sâu đậm nhất hơn ai hết chính là những người trực tiếp bán hàng. Đa số khách du lịch quốc tế đến TP.HCM đều hài lòng với chất lượng dịch vụ bán hàng. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ người kinh doanh ẩm thực đường phố thiếu đạo đức khinh doanh. Tình trạng chặt chém du khách vẫn còn diền ra. Đây thực sự là vấn đề cần được giải quyết một cách triệt để.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 đã đề khái quát chung về Thành phố Hồ Chính Minh như vị trí địa lý, giao thông, kinh tế…, đánh giá các tiềm năng, thế mạnh của thành phố trong phát triển du lịch nói chung và phát triểm ẩm thực đường phố nói riêng.
Cùng với đó là đánh giá thực trạng hoạt động ẩm thực đường phố hiện nay như tính đa dạng của ẩm thực, các điểm ẩm thực đường phố đang thu hút khách, các món ăn khách hay lựa chọn, và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm… tại ba quận để có cái nhìn đầy đủ, đánh giá khách quan, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển ẩm thực đường phố ở chương 3.
Chương 3: GIẢI PHÁP KHAI THÁC ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Định hướng phát triển ẩm thực đường phố trong phát triển du lịch
3.3.1. Các căn cứ để xây dựng các định hướng
* Chiến lược phát triển du lịch của thành phố 2015 - 2020
Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020 (Đề án Quy hoạch phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, 2015). Thành phố đã đưa ra các chiến lược như sau:
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố đối với ngành du lịch theo hướng đồng bộ, hiện đại, đi vào chiều sâu, từ đưa ra chủ trương tới giải pháp phát triển và sâu sát trong chỉ đạo tổ chức thực hiện chủ trương. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng và nhân dân Thành phố về vai trò và hiệu quả kinh tế - xã hội của ngành du lịch.
Nâng cao hình ảnh “Thành phố Hồ Chí Minh – Điểm đến thân thiện, hấp dẫn, an toàn”, thúc đẩy tăng trưởng du lịch phát triển theo xu hướng bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch trên cơ sở tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch, đảm bảo môi trường du lịch an toàn, thân thiện với du khách, hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả với du lịch trong khu vực. Tham gia tích cực vào các hoạt động của các Tổ chức du lịch quốc tế mà trọng tâm là Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố châu Á - Thái Bình Dương; thực hiện kế hoạch tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tại các thị trường quốc tế trọng điểm, thiết lập các văn phòng, trung tâm xúc tiến quảng bá du lịch Thành phố đến với đông đảo du khách, đặc biệt là du khách quốc tế.
Chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch, khuyến khích sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch; đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Tạo cơ chế thông thoáng, khuyến khích sự chủ động, năng động của mọi thành phần kinh tế, mọi nguồn lực tham gia xây dựng và phát triển du lịch Thành phố.
Xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng thành phố hòa bình, thu hút khách quốc tế. Đẩy mạnh chương trình kích cầu du lịch, chú trọng kích cầu du lịch nội địa gắn với thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ du lịch. Duy trì và phát triển mạnh hơn nữa hệ thống dịch vụ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, chương trình nghệ thuật phục vụ du khách; kết hợp với công tác nghiên cứu phát triển thêm các sản phẩm du lịch mới và đa dạng hơn, đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của du khách. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn dân trong việc tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội; phát huy tinh thần mến khách, thân thiện trong giao tiếp, thể hiện lối sống văn minh, văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh cho các Tần lớp nhân dân và cá nhân có ngành nghề liên quan đến lĩnh vực du lịch nhằm xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, tạo ấn tượng tốt trong lòng du khách đến với Thành phố.
* Định hướng khai thác ẩm thực trong phát triển du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát du lịch ẩm thực nói chung và ẩm thực nói riêng. Để khẳng định vai trò của ẩm thực nói chung và ẩm thực đường phố nói riêng trong phát triển du lịch, theo Sở Du lịch TP.HCM (Đề án Quy hoạch phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, 2015) cho biết: Thành phố sẽ xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng và khai thác thế mạnh về du lịch trong đó có việc phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực với mục đích tập trung cho khách du lịch quốc tế kết hợp tham quan và học tập, chế biến ẩm thực vùng miền tại các làng du lịch, khu du lịch; tham quan và kết hợp tìm hiểu ẩm thực trong và ngoại thành thành phố. Để tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến với thành phố, Sở Du lịch thành phố sẽ thường xuyên tổ chức các hoạt động liên hoan, lễ hội ẩm thực nhằm giới thiệu những món ăn, nét ẩm thực đặc sắc của thành phố đến với du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là du khách nước ngoài. Như vậy có thể thấy hoạt động ẩm thực là một yếu tố quan trọng không thể tách rời với hoạt động du lịch.
* Nhu cầu thưởng thức ẩm thực của khách du lịch tại điểm đến
Ẩm thực và du lịch luôn gắn liền với nhau. Khi có cơ hội thưởng thức các món ăn mới lạ và hấp dẫn trong chuyến đi, du khách sẽ sẵn sàng đón nhận vì đó là trải nghiệm thú vị gắn với tâm lý và sinh hoạt hàng ngày. Ẩm thực còn đóng vai trò làm nên dấu ấn khác biệt giữa các quốc gia. Bởi lẽ, bên cạnh hương vị và nghệ thuật chế
biến món ăn, khi quảng bá, chúng thường đi kèm với thương hiệu quốc gia. Điều này giúp khắc sâu vào tâm trí du khách, khiến họ quan tâm tìm hiểu, tạo thêm động lực quyết định đi thăm hay trở lại điểm đến du lịch.
Trong khảo sát thực tế khách du lịch quôc tế, khi được hỏi du khách có muốn thưởng thức ẩm thực của địa phương tại điểm đến không thì 100% khách du lịch đều trả lời có. Một kết quả nữa trong cuộc khảo sát thực tế cho thấy 71.7% khách thường xuyên ăn món ăn đường phố, chỉ có 18,3% khách mới ăn 2 lần và 10% là lần đầu tiên khách thử (xem bảng 3.1).
Bảng 3.1: Số lần khách thưởng thức ẩm thực đường phố tại Tp.HCM
Số khách | Tỷ lệ (%) | Tổng số | |
1 | 12 | 10 | 120 |
2 | 22 | 18.3 | 120 |
Trên 3 | 86 | 71.7 | 120 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Khu Phố, Điểm Ẩm Thực Đường Phố Khách Du Lịch Quốc Tế Thường Tới
- Các Khu Phố, Điểm Ẩm Thực Đường Phố Khách Quốc Tế Thường Tới
- Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Ẩm Thực Đường Phố Phục Vụ Khách Quốc Tế
- Không Gian Ẩm Thực Đường Phố Ưa Thích Của Khách Du Lịch Quốc Tế
- Kiến Nghị Với Các Cá Nhân, Tổ Chức Kinh Doanh Ẩm Thực Đường Phố
- Giải pháp khai thác ẩm thực đường phố nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh - 13
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả khảo sát 120 mẫu của tác giả năm 2017)
Như vậy ngoài việc được tham quan thưởng ngoạn các di tích danh lam thắng cảnh tại điểm đến, được mua những hàng quà lưu niệm, được tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán của người địa phương thì nhu cầu thưởng thức ẩm thực đặc trưng của địa phương là một điều tất yếu.
* Thực trạng phát triển ẩm thực đường phố
Qua nghiên cứu cho thấy thực trạng hoạt ẩm thực ở thành phố nói chung và quận 1, quận 3, quận 5 còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng. Số lượng các điểm quy hoạch ẩm thực đường phố còn hạn chế, số lượng các chương trình quản bá ẩm thực vẫn còn ít, chưa tạo dựng được hình ảnh sản phẩm nổi bật; thiếu địa điểm cung cấp tư liệu văn hóa ẩm thực đến du khách; các quán đường phố tuy mang phong vị địa phương nhưng khó bảo đảm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng mỹ quan và văn minh đô thị, nạn chặt chém du khách cũng là vấn đề nan giải.
Chính vì vậy Thành phố cần phải có những định hướng và giải pháp phù hợp trong việc phát triển du lịch nói chung và phát triển ẩm thực đường phố nói riêng.
3.3.2. Các định hướng phát triển ẩm thực đường phố gắn liền với hoạt động du lịch
Với nền ẩm thực phong phú, đa dạng và độc đáo nhưng TP.HCM vẫn chưa tập trung khai thác được hết các thế mạnh sẵn có, thành phố cần phải quy hoạch điểm ẩm thực, khu chợ đêm ẩm thực một cách có tổ chức để đưa vào khai thác du lịch.
Việc dọn dẹp và chấn chỉnh trật tự đô thị, quản lý vỉa hè, thành phố cần cân nhắc những giải pháp cho tồn tại hoạt động bán hàng rong, giao thương trên vỉa hè khuôn khổ nhằm duy trì được nét văn hóa giao thương hấp dẫn du khách vừa tạo điều kiện cho bà con ổn định cuộc sống.
Phải nhân rộng mô hình ẩm thực đường phố sạch tại các các khu phố, các điểm kinh doanh ẩm thực đường phố để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người bán hàng, đồng thời để đảm bảo vấn đề an ninh trật tự và an toàn vệ sinh thực phẩm
Cần kết hợp quảng bá sản phẩm ẩm thực song hành với quản bá du lịch quốc gia. Các công ty du lịch có thể định hình, xây dựng thêm các tour du lịch ẩm thực hay tour tự chọn về đêm, hướng dẫn khách thưởng thức các món ăn đường phố tại TP.HCM. Xây dựng chương trình hệ thống đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế cho nhà hàng, quán ăn ẩm thực đạt tiêu chuẩn như giá cả, dịch vụ, tiện ích cung cấp cho khách hàng… Ngoài ra, cần sử dụng truyền thông, mạng xã hội, hot blogger, thực hiện các quảng cáo đặc điểm nổi bật của du lịch và ẩm thực Việt…
Tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại các điểm kinh doanh ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực đường phố và sẽ có những chế tại xử phạt nghiêm khắc đối với các cơ sở không đạt chất lượng.
3.2. Các giải pháp cụ thể
3.2.1. Quy hoạch các điểm ẩm thực đường phố
Ở một số thành phố trên thế giới như Seoul (Hàn Quốc), Bangkok (Thái Lan), Manila (Philippines), ẩm thực đường phố đã trở thành nét văn hóa độc đáo thu hút một lượng lớn khách du lịch nhờ được đầu tư bài bản. Ngay từ đầu, chính phủ các quốc gia này đã coi ẩm thực đường phố là một yếu tố quan trọng tố trong việc thu hút và giữ chân khách du lịch. Vấn đề khó khăn chính việc phát triểm ẩm thực đường phố đó chính là vấn đề quy hoạch các điểm tập trung ăn uống vì nếu chúng ta quy hoạch được thì sẽ quản lý tốt hơn. Hiện tại chúng ta mới chỉ có một số điểm quy hoạch và được đầu tư một cách bài bản như Khu ẩm thực lều bạt Rubik Zoo Thảo Cầm Viên, Chợ ẩm
thực Bến Thành, khu vực bán hàng rong Công viên Bạch Đằng, Xóm Nhà Lá (82 Nguyễn Huệ, quận 1), Coco5 - Bangkok Street Food Market (68 Nguyễn Huệ, quận 1) và gần đây thành phố đã chính thức quy hoạch phố Bùi Viện (quận 1) trở thành phố đi bộ. Những điểm quy hoạch này đã phát huy tích cực trong việc quảng bá ẩm thực đường phố tới thực khách. Tuy nhiên những điểm ẩm thực đường phố này vẫn còn hạn chế về số lượng, về không gian thì chỉ tập trung tại trung tâm thành phố. Vì vậy để thành phố cần có những giải pháp mở rộng thêm các khu vực ăn uống đường phố. Có thể lựa chọn một số khu vực sau:
Tại quận 1, các khu phố ẩm thực như Hẻm 76 Hai Bà Trưng, "Con đường trái cây đĩa" Nguyễn Cảnh Chân, Phố ẩm thực Cô Bắc.. thì nên quy hoạch thành những địa điểm ăn uống vì việc quy hoạch tạo được rất nhiều lợi thế, thứ nhất tạo sự yên tâm cho người dân khi kinh doanh, người dân cảm thấy việc kinh doanh ẩm thực đường phố vô cùng quan trọng từ đó tăng ý nghề nghiệp, thứ hai các cơ quan quản lý dễ dàng quản lý, kiểm soát các hoạt động kinh doanh ẩm thực.
Tại quận 3, các hẻm ẩm thực đường phố hiện nay như Hẻn 51 Cao Thắng, khu chợ Bàn cờ Khu vực Bàn cờ, vườn chuối, Hẻm 284 Lê Văn Sỹ, Hồ Con Rùa có thể quy hoạch thành các điểm ẩm thực đường phố, quận nên hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cho các hộ kinh doanh ẩm thực nơi đây. Tại chợ Bàn Cờ, trên đường 108 Nguyễn Thiện Thuật hình thành thêm khu bán hàng rong như khu bán hàng rong Bạch Đằng (quận 1) đường ở đây khá rộng, giao thông đi lại ít có thể dựng các sạp lưu động, điều này vừa thuận tiện cho những người bán hàng rong, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho du khách thưởng thức ẩm thực.
Tại quận 5 thì có thể quy hoạch đường Châu Văn Liêm (khu vực Chợ Thủ Đô), đường Bùi Hữu Nghĩa (khu chợ Hòa Bình) là khu phố ẩm thực, đồng thời phân luồng lại giao thông để tránh trình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm ở hai con đường này. Để không ảnh hưởng tới hoạt động giao thông thì tại đây có thể kinh doanh mô hình theo các gian hàng di động, thời gian kinh doanh vào các buổi tốt trong tuần, các món ăn kinh doanh mong phong cách, hương vị người hoa, hiện nay ở đây đang có các hoạt động ẩm thực về đêm tương đối đa dạng, vì vậy nên quy hoạch các khu phố này thành khu ẩm thực để quản lý được tốt hơn.
Quy hoạch thêm những khu vực bán hàng rong như Công viên Bạch Đằng cùng với đó tăng thời gian tổ chức bán hàng lên 4 ngày trong tuần bao gồm thứ 5, thứ 6, thứ