Chủ Đề Đời Tư Trong Sáng Tác Của Một Số Tác Giả Trước Nguyễn Khuyến


lớn dần lên đòi quyền được sống, quyền được tự bộc lộ. Con người “vô ngã” sẽ chuyển dần sang con người “hữu ngã”, con người “chung” sẽ tiến dần đến con người “riêng” như là một quy luật tất yếu. Tác giả Nguyễn Hữu Sơn trong cuốn “Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam” đã phát hiện: “Điều đặc biệt là với những tác giả lớn (chẳng hạn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ....) thì các nguyên tắc lớn trên kia thường dễ được bỏ qua... tự thân các tác gia cổ điển có khả năng vượt qua mọi vách ngăn của thời đại” [26, tr. 19].

Nếu như “vách ngăn” của thời trung đại là những tư tưởng chuẩn mực và vô ngã thì con người đã “vượt qua” bằng sự tự khẳng định mình, ý thức về mình. “Văn học Việt Nam trước thế kỷ XVIII khẳng định cá nhân trong các tư tưởng lớn. Từ thế kỷ XVIII, nó ý thức về cái thân con người như một giá trị trần thế” [32. tr, 55]. Như vậy, con người có thể khẳng định mình trong các chuẩn mực của luân lí xã hội, trong bậc thanh danh vị; con người cũng có thể khẳng định mình bằng những biểu hiện “phi chuẩn”, “ngoài chuẩn”. Văn học trung đại Việt Nam đã ghi dựng được những mẫu hình anh hùng, tài nhân, quân tử, văn học trung đại cũng tái hiện được những cái “tôi” rất ngông nghênh, kiêu bạc. Đây là những phạm trù biểu hiện cá tính đặc trưng của thời trung đại. Với ý thức cá nhân sâu sắc, văn học Việt Nam trung đại đã xuất hiện chủ đề đời tư. Có thể thấy rò điều này qua những tác phẩm của một số những nhà thơ tiêu biểu.

1.2.2. Chủ đề đời tư trong sáng tác của một số tác giả trước Nguyễn Khuyến


1.2.2.1. Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Trãi


Nói về con người Nguyễn Trãi là nói về một nhà yêu nước một nhà nhân đạo, một nhà văn hóa lớn. Đó là con người có cái tài kinh bang tế thế, làm rạng rỡ cho đất nước, từ xưa tới nay chưa từng có. Nguyễn Trãi xuất hiện ở cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV, là tác giả đầu tiên của giai đoạn văn học trung đại Việt Nam đã chú ý đến chủ đề đời tư.

Với những sáng tác văn học có tính chất quan phương, Nguyễn Trãi từng được biết đến như là một nghệ sĩ tài ba, một nhà tư tưởng vĩ đại, một anh hùng kiệt xuất của


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

dân tộc. Tìm hiểu đời tư trong thơ ông, chúng ta còn hiểu hơn về một cá nhân giữa đời thường, một nhà thơ luôn yêu thương trìu mến với cảnh vật với con người, với đời sống nghèo mà trong sạch của quê hương: với mồ mả ông bà, với cha mẹ, họ hàng thân thích; cả những khát khao âm thầm, những ưu sầu nặng lẽ đang diễn ra trong chính bản thân nhà thơ. Ở giai đoạn lịch sử mà văn học còn chịu sự ngự trị của những tư tưởng chuẩn mực, những mẫu hình lý tưởng, văn chương quan phương cung đình giàu ý nghĩa tụng ca vương triều, tụng ca thánh đế thì sự xuất hiện chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Trãi có ý nghĩa như là “những sáng tạo đột xuất, vượt qua thông lệ, vượt qua mọi ràng buộc...” [26, tr. 20]. Nguyễn Trãi vừa là tư cách một con người xã hội, vừa “thấy sự bung tỏa, thấy những lực ly tâm của sự sáng tạo thơ ca ra xa quỹ đạo quan phương chính thống” [26, tr. 20]. Điều này càng làm tăng thêm vẻ đẹp tài năng, trí tuệ tâm hồn Nguyễn trãi, tăng thêm nhân cách của một nhà thơ lỗi lạc.

Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Trãi trước hết được biểu hiện ở mối quan hệ riêng tư. Đó là tình cảm của nhà thơ đối với cha mẹ, với vợ con, bạn bè, mối quan hệ trong tình yêu nam nữ và ngay cả với chính bản thân mình.

Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến - 3

Cuộc đời Nguyễn Trãi trải qua nhiều biến cố thăng trầm, trong một thời gian dài phải sống xa quê hương, nỗi nhớ cha mẹ già, nỗi nhớ người thân, hình ảnh quê hương lối cũ trở đi trở lại day dứt qua những vần thơ:

Non quê ngày nọ chiêm bao thấy, Viên hạc chăng hờn lại những thương.

(Tự thán 1)

Trái tim nhạy cảm với cội với nguồn ấy không chỉ đập ngày một ngày hai mà trải dài theo năm tháng:

Can qua thập tải thân bằng thiểu Vũ trụ thiên niên biến cố đa..

( Hoạ Tân trai vận )

Dịch: Mười năm can qua bạn bè bà con đều ít Nghìn năm trong vũ trụ biến cố xảy nhiều.

(Hoạ vần thơ Tân trai )


Tiếng lòng 10 năm, nỗi xót xa đến quặn lòng ấy là của một người con nặng tình nặng nghĩa luôn đau đáu niềm riêng, luôn thiết tha trong tâm khảm.

Sự xuất hiện của tình yêu nam nữ, của những tình cảm nồng ấm vợ chồng trong thơ Nguyễn Trãi cũng là một khía cạnh mới mẻ và độc đáo.

Bài “Tiếc cảnh số 10”, nhiều người cho rằng đó là những câu thơ Nguyễn Trãi viết cho Nguyễn Thị Lộ - người thiếp yêu của nhà thơ - ở tuổi 40 mà vẫn vô cùng tình tứ và ý nhị:

Loàn đơn ướm hỏi khách lầu hồng, Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng.

Ngoài ấy dầu còn áo lẻ?

Cả lòng mượn lấy đắp hơi cùng.

(Tiếc cảnh số 10)

Ẩn sau cái vẻ ngoài của lời lẽ trách móc là một tình cảm mãnh liệt của một tâm hồn đang tràn ngập yêu thương. Vì yêu mới dằn vặt, vì yêu mới nghi ngờ và khát khao. Tình cảm vợ chồng thắm đượm này đã trở thành một thứ đặc sản quý và vô cùng hiếm của thơ ca trung đại Việt Nam.

Với bản thân, con người và cuộc sống sinh hoạt cá nhân, những nhu cầu, lợi ích... cũng được Nguyễn trãi ý thức rất rò, nó được biểu hiện sinh động và phong phú trong những sáng tác của ông.

Hình ảnh một ông già tuổi cao, đầu bạc, đôi mắt lòa, ăn mặc giản dị là hình ảnh Nguyễn Trãi tự họa mình trong thơ:

Lưỡng nhãn hôn hoa đầu cánh bạch, Quyên ai hà dĩ đáp quân ân.

(Thứ Cúc Pha tặng phi )

Dịch: Hai mắt đã lòa đầu lại bạc, Ơn vua chưa đáp, dạ đâu đành.

(Hoạ thơ của Cúc Pha tặng)


Hay : Bít bả hài gai khăn cóc

Xềnh xoàng làm mấy đứa thôn nhân

(Mạn thuật 11)

Rồi cuộc sống cần kiệm, thanh đạm mà đầy vui thú, hòa đồng cùng cỏ cây, hoa lá chim muông, cùng cuộc sống lao động nghèo nơi thôn dã. Đó chính là nơi mà Nguyễn Trãi tìm lại được sự cân bằng cho tâm hồn bên chốn quan trường ồn ào với những ganh đua chật hẹp:

Núi láng giềng, chim bầu bạn Mây khách khứa, nguyệt anh tam.

(Thuật hứng 19) Cò nằm hạc lặn nên bầu bạn

Ấp ủ cùng ta làm cái con.

(Ngôn chí 20)

Thời Nguyễn Trãi, Nho giáo đang thịnh hành, mọi giá trị văn thơ phải được thể hiện bằng sự cao quý, trang nhã. Với những vần thơ chân thực, giản dị viết về mình Nguyễn Trãi đã góp vào thơ ca dân tộc một tiếng nói độc đáo và táo bạo.

1.2.2.2. Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm


Là nhà thơ lớn của thế kỉ XVI, vần thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là tiếng nói tiêu biểu của tầng lớp nho sĩ trước thực tại khi xã hội phong kiến nước ta bước đầu đi vào con đường khủng hoảng suy vong.

Hai tập thơ để lại của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Bạch Vân am thi tập” và “Bạch Vân quốc ngữ thi tập” đã tái hiện rất rò cuộc đời, con người và tư tưởng của nhà thơ. Đặc biệt bộc lộ trực tiếp đời sống tâm hồn, tâm tư, xúc cảm là những bài thơ ông tự thuật về cá nhân và gia cảnh của mình.

Cái nghèo là sự phản ánh trở đi trở lại trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chúng ta đã biết, mãi năm 45 tuổi Nguyễn Bỉnh Khiêm mới đi thi, đậu giải nguyên và năm sau đó là trạng nguyên. Nhưng cuộc sống của nhà thơ không vì thế mà hết bần hàn,


nghèo khó. Vì nghèo mà dù đã cố giữ phong thái của một nhà nho, của người quân tử vui với đèn sách, với “nửa rèm trăng gió” mà vẫn không quên được thực tế chua cay. Tiếng thơ ông luôn bao hàm sự chua chát:

Vàng bạc nào ai vốn có phân, Lạnh thay cơm hủ được no ăn. Lạnh thuở đông, hằng nhờ bếp, Nồng vụ hạ kẻo đắp chăn...

(Bài 23 )


Bên cạnh tiếng thơ đạo lí, tiếng thơ phê phán thói đời đen bạc của một tấm lòng luôn ưu thời mẫn thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là một nhà thơ trữ tình đằm thắm và kín đáo. Người trí thức sâu sắc với những triết lí phương Đông kết hợp với triết lí cuộc đời ấy không hề có cái nhìn cứng nhắc khô khan với cuộc đời, với con người. Chất triết luận hài hòa với chất thơ đã tạo ra nét đặc sắc cho thơ trữ tình, càng hiện rò hơn trái tim giàu cảm xúc của nhà thơ.

Đây là chút nỗi niềm xốn xang những lúc thu về:


Đêm qua một trận gió vàng,


Nhớ thu sân vắng bàng hoàng lòng ta.


(Thu thanh 1)


Nguyễn Bỉnh Khiêm đã hoàn toàn sống với còi riêng tư của mình, để mà mơ màng, nhung nhớ, để vượt lên trên cái hiện thực thối nát của xã hội mà ông đã không hề sợ sệt dám vạch trần, tố cáo. Con người tràn đầy nhiệt huyết vì nước vì dân ấy cũng có lúc:

Đêm đợi trăng lồng bóng trúc, Ngày chờ gió thổi tim hoa.

(Bài 19)


Và cũng bao lần:


Nương song ngày trước mùi hương lọt Thỏa chén, đêm âu, bóng quế tan

(Bài 26)


Vui cùng cảnh lại nhớ người, hình ảnh ánh trăng đêm gợi lại những kỉ niệm gắn bó son sắt giữa bạn và ta xưa. Tình cảm đậm đà luyến nhớ dâng ngập tâm hồn:

Sơ giao bạn cũ cách xa,

Tấm son biết có đậm đà nữa thôi? Đau lòng vô cớ lệ rơi,

Nhớ ai luống những bồi hồi xiết đau!

( Cảm cựu 1)

Đó là những vần thơ chữ Hán mà tiếng thơ vẫn dào dạt tự đáy lòng. Trong thơ quốc âm lại có những vần thơ trào lộng rất tự nhiên, bình dị, ông tặng cho môn sinh cũng như cho chính người vợ yêu của mình:

... Ngày vắng gióng lòng ngồi lẳng lặng, Đêm thanh ngửa thịt gáy pho pho

Làm văn rỗng quặc như mông ngựa, Thấy gái đi qua nghếch cổ cò.

(Trách học trò lười)

Một bài khác ông xưng hô với vợ là “mụ” và “yêng” (anh) vừa dân dã vừa trìu mến:

Quen thân, yêng nhủ mụ lời này Lợi lộc mặc duyên, chăng ấy chớ, Đôi co thế sự chớ chua thay!

Thế gian có hỏi: lời ai nhủ?

Mụ hay rằng: lời thánh dại ngây!

(Bài 21)


Lời khuyên nhủ chân thành cũng là lời thương mến tận trái tim. Thái độ cởi mở như vậy ai dám bảo của một ông trạng chuyên nói lời giáo huấn, chỉ biết thuyết giảng khô khan?

Tùy thời xuất xử là thái độ và hành vi thích ứng với thực tế cuộc đời của hầu hết các nhà nho. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy, bên cạnh con người Nho giáo ưu ái và tích cực, trong tư tưởng của ông cũng có cái phiêu diêu của Lão – Trang, cái thoát tục của Phật giáo. Xã hội Nguyễn Bỉnh Khiêm sống là xã hội đầy mâu thuẫn. Muốn nhập thế hành đạo nhưng không gặp thời, nhà thơ đành phải tìm con đường nhàn tản xuất thế. Và thế là chữ “nhàn” đã trở thành một chủ đề nổi bật trong thơ ông. “Nhàn” là biểu hiện của sự “lánh đục về trong”, không ràng buộc bởi vinh hoa phú quý, không khuất phục bởi thế lực gian tà. “Nhàn” cũng là thái độ tôn trọng tự do, tự tại, là giải phóng con người cá nhân, nhà thơ được sống với những nhu cầu, khát vọng riêng của mình. Sau Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi là tiêu biểu cho tư tưởng tự do, khát vọng nhàn tản. Ông từng nói:

Trong sạch ai là thiên hạ sĩ, An nhàn ta chính địa trung tiên.

(Ngụ hứng 25)

Tiên là hình tượng đẹp nhất, quý nhất đối với người trần nhưng tiên phải huyền thoại, còn đây ông thành tiên giữa chính còi trần. Đó là khi con người “vô sự”, khi “danh, lợi lâng lâng gió thổi hoa”:

Thấy đám thanh vân bước ngại chen,

Được nhàn ta xá dưỡng thân nhàn. (Bài 08) Dửng dưng mọi sự đà ngoài hết,

Nhàn một ngày là tiên một ngày. (Bài 10)

Rồi ông tìm cho mình một cái thú “một mai, một quốc, một cần câu” để sống trọn niềm vui giữa cuộc đời thanh bần đạm bạc – cuộc đời của những người lao động thôn quê nghèo khổ.


Cũng như Nguyễn Trãi, chủ đề đời tư cũng đã biểu hiện khá sâu sắc trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đọc thơ ông chúng ta hiểu thêm về đời sống tình cảm, tâm tư khát vọng riêng của một con người chỉ biết thuyết minh bằng trí tuệ mà cũng lắng sâu tình cảm, có sức lay động lòng người.

1.2.2.3. Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Công Trứ

Cùng với Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ là một nhà nho rất nổi danh vào đầu thế kỉ XIX. Nói tới Nguyễn Công Trứ chúng ta có thể nhắc ngay tới một số chủ đề lớn xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông: chí nam nhi; triết lí cầu nhàn hưởng lạc; cảnh nghèo và nhân tình thế thái. Nếu như những vần thơ viết về chí nam nhi của ông đã biểu hiện rất rò ý thức về nghĩa vụ, về sứ mệnh của kẻ làm trai trong cuộc đời thì triết lí hưởng lạc, cầu nhàn, cảnh nghèo và nhân tình thế thái lại góp phần khẳng định một con người cá nhân Nguyễn Công Trứ hết sức mới mẻ giữa thời đại mình – một cái tôi riêng tư, một cái tôi hơn người, một cái tôi tự cho mình là đủ.

Cầu nhàn là biểu hiện cho lối sống cá nhân. Giống các nho sĩ xưa, Nguyễn Công Trứ cũng tìm đến cảnh nhàn để sống thảnh thơi, để di dưỡng tinh thần và suy tưởng, hướng đạo... Nhưng Nguyễn Công Trứ không chỉ dừng lại như Nguyễn Trãi: “Nhàn” để thoát vòng danh lợi, để sống cuộc đời bình dị nơi thôn dã vui với sông núi, gió trăng, làm bạn với cỏ cây hoa lá; cũng chẳng muốn thành tiên ngay giữa còi trần như Nguyễn Bỉnh Khiêm “Để rẻ công danh đổi lấy nhàn”, “Dửng dưng mọi sự hay ngoài hết”. Không nhàn trong ước ao mộng tưởng, Nguyễn Công Trứ có hẳn một cách sống nhàn ngay cả khi làm khanh, làm tướng hay lúc làm lính thú ở biên thùy. Không phải đợi về già, không cần đến xuất thế, nhà thơ “ngất ngưởng” ngay lúc đương triều:

Khi Thủ khoa, khi tham tán, khi Tổng đốc Đông Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

(Bài ca ngất ngưởng)

Để con người hành động một cách tự do, để mọi tình thú của kiếp người đều được thể hiện đầy đủ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022