giai cấp lớn ấy và sự xung đột vì lợi ích của họ là động lực của toàn bộ lịch sử cận đại” (Nguyên lí triết học Marxist- Marx và Engels)1.
Ở Pháp, sau thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Bảy năm 1830 lật đổ vương triều Buorbon, nền quân chủ tư sản được thành lập. Thực chất chính quyền nằm trong tay đại tư sản, trước hết là giới tư bản tài chính. Trong khi đó, với sự phát triển của máy móc, hầm mỏ, đường sắt, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo và tập trung. Từ 1831 đến 1834, công nhân và nhân dân lao động ở Paris và Lyon đã nhiều lần nổi dậy đòi tăng lương giảm giờ làm và cải thiện đời sống. Những cuộc đấu tranh này đã dẫn tới cách mạng 1848, “trận giao chiến lớn đầu tiên giữa hai giai cấp đối lập trong xã
hội đương thời” (Marx - Đấu tranh giai cấp ở Pháp)2.
Nước Anh là nơi diễn ra bước ngoặt về công nghiệp sớm nhất, thúc đẩy sự phát triển tư bản chủ nghĩa, nên đó cũng là “đất nước điển hình của giai cấp vô sản” (Marx
- Tình cảnh giai cấp công nhân Anh). Phong trào Hiến chương bắt đầu vào những năm 30, đạt tới cao trào vào những năm 40, đã thể hiện tính căng thẳng của mâu thuẫn xã hội và đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân.
Tại Đức, do điều kiện kinh tế chính trị, cách mạng tư sản hoàn thành chậm, giai cấp tư sản sinh sau đẻ muộn muốn tích lũy tư bản và phát triển công nghiệp nhanh chóng để cạnh tranh với các nước tư bản khác ở châu Âu, đã ra sức bóc lột công nhân. Vì vậy, những năm 40, giai cấp công nhân đã đứng lên đấu tranh sôi nổi. Đặc biệt, cuộc nổi dậy của những người thợ dệt vùng Xiledi năm 1844 được Marx đánh giá là “chưa một cuộc nổi dậy nào ở Pháp và ở Anh có được tính lí luận và tính có ý thức
như vậy”3.
Thực tiễn phát triển xã hội và đấu tranh giai cấp là cơ sở chủ yếu cho sự ra đời và nảy nở của chủ nghĩa hiện thực. Nghệ sĩ không phản kháng cái ác bí ẩn, trừu tượng nữa, họ lên án một xã hội mà sự xấu xa đã bị phơi bày.
4.2.2. Cơ sở ý thức
Thế kỉ XIX là thế kỉ của sự nở rộ những thành tựu khoa học cả tự nhiên và xã hội. Về xã hội học, học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng của Saint Simon, Furieur và Owen ra đời vào những năm đầu thế kỉ tuy đã đưa ra đề án cải tạo xã hội mang tính cải lương nhưng họ đã chỉ ra được mâu thuẫn giai cấp trong xã hội và phê phán quan
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn Đề Chủ Nghĩa Cổ Điển Trong Văn Học Việt Nam
- Đề Cao Mộng Tưởng (Lí Tưởng) Hơn Thực Tại
- Vấn Đề Chủ Nghĩa Lãng Mạn Trong Văn Học Việt Nam
- Lí luận văn học 3 Tiến trình văn học - Đại học Tây Đô - 8
- Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Văn Học Việt Nam
- Chủ Nghĩa Siêu Thực (Surrealism) Và Chủ Nghĩa Trừu Tượng (Abstractionism)
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
1 Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phương Tây thế kỉ XIX , tr. 173
2 Sđd, tr.173
3 Sđd, tr.174
hệ tư bản chủ nghĩa. Tuy “kê đơn” sai nhưng họ đã “bắt mạch” đúng căn bệnh của xã hội, điều này cũng giúp ích cho mọi người trong việc nhận thức xã hội.
Về sử học, trong khi các sử gia phong kiến ra sức khẳng định chế độ tư bản chủ nghĩa chỉ tồn tại tạm thời, chế độ phong kiến mới tồn tại vĩnh hằng, bất biến, cách mạng 1789 chỉ là ngẫu nhiên và sẽ bị đảo ngược thì các sử gia tư sản lại chứng minh rằng thắng lợi của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến quý tộc là một tất yếu lịch sử. Mặc dù đứng trên lập trường của giai cấp tư sản, nhưng luận điểm của họ là tiến bộ, đúng đắn và vô hình trung đã vạch ra được quy luật đấu tranh giai cấp như một phương diện quan trọng trong động lực phát triển lịch sử. Engels, năm 1894, đã viết rằng nếu như Marx phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử thì Chieri, Mine, Guido, các sử gia tư sản Pháp, “cho đến năm 1850 chứng tỏ họ đang cố gắng tiến tới quan niệm
ấy”1.
Về triết học, trong hệ thống triết học thế kỉ XIX, chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hegel và chủ nghĩa duy vật nhân chủng của Feuerbach, chủ nghĩa thực chứng của Kant – Spencer (thuyết Kant mới, chủ trương quay lại với Kant) đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực. Hegel mặc dù đứng trên quan điểm duy tâm vẫn ủng hộ nhận thức cho rằng cuộc sống và con người như là một quá trình biện chứng khách quan của quá trình phát triển lịch sử của chính thực tại. Khái niệm tự do và triết học lịch sử của ông tràn đầy niềm tin lạc quan vào tương lai tiến bộ của loài người, về sự tất thắng của trí tuệ và long nhân đạo. Triết học Feuerbach đã đổi mới về mặt lí luận việc loại trừ khỏi chủ nghĩa hiện thực mọi loại thần bí, khẳng định tính độc lập và sức mạnh sáng tạo của con người. Triết học nhân chủng học của ông đã soi rọi vào chủ nghĩa duy tâm một niềm tin xác tín rằng ngoài thiên nhiên và con người thì không còn thứ gì tồn tại, rằng phẩm chất cao quý của trí tưởng tượng chúng ta sáng tạo ra chỉ là sự phản ánh bằng tưởng tượng thực chất của chính chúng ta. Triết học nhân chủng học hướng tư tưởng nhà văn vào thực chất của con người, khẳng định ý nghĩa của đạo đức trong quan hệ giữa mọi người, quyền được hạnh phúc của con người, lòng tin vào vai trò của con người, ...
Về mĩ học, nguyên lí mĩ học được phần đông các nhà văn hiện thực tôn thờ là hiện thực cuộc sống chính là nguồn gốc của mọi loại nghệ thuật có giá trị, tính hiện thực là cơ sở của mọi tưởng tượng có hiệu quả, cái đẹp trong nghệ thuật là cuộc sống
1 Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phương Tây thế kỉ XIX, tr.175
được phản ánh một cách trung thực, nhiệm vụ trung tâm của văn học là tái tạo chân lí cuộc sống một cách nghệ thuật, con người là đối tượng trung tâm của văn học, …
Về khoa học tự nhiên, từ năm 30-50 của thế kỉ XIX, nhân loại đã chứng kiến ba phát minh quan trọng của thế giới, gồm định luật Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, học thuyết về Tế bào và thuyết Tiến hóa. Đây là những phát minh vĩ đại đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống quan điểm siêu hình, phá tan quan niệm về sự bất động, bất biến trong tự nhiên, chuẩn bị cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Đây là tiền đề quý báu giúp cho các nhà văn có một trình độ tri thức nhất định về thế giới để nhận thức và phản ánh thế giới một cách toàn diện, tránh được những căn bệnh ảo tưởng, phiến diện.
Cũng cần phải nhìn nhận sự kế thừa của văn học hiện thực phê phán đối với các trào lưu, phương pháp trước đó. Các nhà văn hiện thực tiếp thu được truyền thống hiện thực từ Shakespeare và Moliere, hai nhà văn hiện thực nhất của thế kỉ XVI và XVII, tiếp thu được tinh thần dân chủ và tiến bộ các nhà văn Ánh sáng (về khả năng nhận thức của lí trí cũng như sự tác động của hoàn cảnh lên tính cách, mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, mục đích của nghệ thuật) cũng như rút kinh nghiệm từ các ảo tưởng của họ (đề cao “con người tự nhiên”, phi lịch sử, về vai trò quyết định của học vấn và giáo dục trong việc cải tạo xã hội). Đặc biệt, chủ nghĩa hiện thực tiếp thu được giá trị hiện thực của các tác phẩm lãng mạn tích cực, rút kinh nghiệm từ những hạn chế của phương pháp này.
4.3. Nguyên tắc sáng tác
4.3.1. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể
Tình hình xã hội với những mâu thuẫn gay gắt và những thành tựu khoa học với cái nhìn duy vật đã tạo nên nguyên tắc lịch sử - cụ thể.
Khía cạnh “cụ thể” có thể hiểu là một quan hệ xã hội với một tình thế mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp cụ thể. Có được điều này là do những yếu tố đúng đắn trong chủ nghĩa xã hội không tưởng cùng những thành tựu khách quan trong sử học tư sản lúc bấy giờ. Khía cạnh “lịch sử” có thể hiểu là nhìn sự vật bao giờ cũng phải thấy quá trình phát sinh, phát triển và chuyển hóa của nó. Điều đó là do tác động của phép biện chứng của Hegel cùng sự kết tinh những thành tựu khoa học tự nhiên, đặc biệt là tiến hóa luận của Dawin. Hai khía cạnh lịch sử và cụ thể không tách rời nhau, mà quan hệ khăng khít với nhau.
Nguyên tắc lịch sử - cụ thể đã thay thế cho nguyên tắc lí tính đã ngự trị trong khoa học và trong văn học nghệ thuật của nhiều thế kỉ trước đó. Nguyên tắc này giúp cho các nhà văn phản ánh được cuộc sống một cách chân thực, sinh động. Các nhà văn hiện thực rất có ý thức về thời đại mình đang sống và thể hiện lịch sử đó vào trong tác phẩm của mình. Họ thường dùng những mốc thời gian xác định, phản ánh những sự kiện mang tính thời sự và những vấn đề mang tính thời đại. Trong Evgeni Onegin, Puskin xác định thời gian của tiểu thuyết là từ mùa xuân năm 1819 đến mùa xuân năm 1825 và ông đã vào tác phẩm của mình rất nhiều chi tiết sinh hoạt xã hội Nga thời ấy. Đỏ và đen lấy cảm hứng từ hai vụ án hình sự được đăng trên báo tòa án cuối năm 1827. Không gian cụ thể là ở chủng viện Besançon, và dinh thự của ông de la Mole. Trong Tấn trò đời, Balzac đã miêu tả lịch sử xã hội Pháp từ năm 1816 đến 1848, dưới hình thức biên niên sử, gần như từng năm một. Tác phẩm Lão Goriot kể về câu chuyện mà “nó bắt đầu từ năm 1819”, và sau đó là nhắc đến những thời điểm như “năm 1789”, “năm 1813”,... Đây chính là giai đoạn xã hội Pháp gặp nhiều biến cố, xáo trộn đặc biệt là về chính trị. Bên cạnh đó thời gian trong ngày cũng được Balzac khai thác rất cụ thể “căn phòng choáng nhất lúc 7 giờ”, “Beauséant dự tiệc ra về lúc 2 giờ”, “chàng trở về nhà lúc 3 giờ sáng hoặc 4 giờ, dậy vào lúc 12 giờ trưa” và nhiều thời mốc gian khác như “4 giờ 30”, “3 giờ tối”, “4 giờ”, “đúng 9 giờ”, … đặc biệt là thời gian trong đám tang của lão Goriot, nó được Balzac thu gọn chỉ trong vài giờ đồng hồ và được liệt kê rất chi tiết - một sự chi tiết đến lạnh người “khâm liệm lúc 3 giờ”, “lên xe tang lúc 5 giờ 30”, “hạ nguyệt lúc 6 giờ”. Những mốc thời gian được xác định cụ thể trong quá trình diễn biến câu chuyện đã cho ta thấy được tính hiện thực sâu sắc trong tác phẩm, làm nên giá trị hiện thực của cả thiên tiểu thuyết, tăng khả năng thuyết phục độc giả. Đồng thời, thời gian cụ thể còn góp phần thể hiện tinh thần của nhà văn muốn phản ánh chính xác thực trạng xã hội Pháp đến từng chi tiết.
Vì vậy, Marx đã cho rằng sáng tác của Balzac tập trung tất cả lịch sử của xã hội Pháp, giúp ông biết được, “ngay cả theo ý nghĩa kinh tế học, nhiều chi tiết, (chẳng hạn về sự phân phối lại động sản và bất động sản sau cuộc cách mạng) hơn cả những quyển sách của tất cả những nhà chuyên môn: các sử gia, các nhà kinh tế, các nhà thống kê của thời kì này gộp lại”1.
Tất nhiên, sự mô tả chân thực hiện thực hoàn toàn không đồng nhất với tính chính xác của sử học mà quan trọng là lựa chọn được những chi tiết, sự kiện và những
1 Karl Marx, Engels, Lenin (1977), Về văn học và nghệ thuật, Sự thật, tr.386
vấn đề phản ánh tinh thần thời đại. Đó là lí do vì sao, một số tác phẩm lấy bối cảnh hay nhân vật của quá khứ hoặc hoàn toàn hư cấu, vẫn thể hiện tinh thần thời đại và giá trị nhận thức sâu sắc, như trường hợp Con đầm pich (Puskin) hay Lọ nước trường sinh (Balzac).
Không dừng lại ở sự quan sát cuộc sống, các nhà văn hiện thực còn tiến hành phân tích, nghiên cứu để nắm bắt được mối liên hệ nội tại của xã hội cùng những quy luật bản chất làm nên sự vận động của xã hội ấy. Bộ Tấn trò đời của Balzac như là một pho lịch sử của toàn bộ nước Pháp thế kỉ XIX. Ông đã tìm tòi, khám phá thực trạng xã hội, ông muốn phát hiện ra động cơ của lịch sử, lí do của cuộc vận động xã hội. Ông cũng có một quan niệm sinh động biện chứng, đó là lịch sử mô tả trong sự vận động, biến chuyển đầy mâu thuẫn của nó. Đọc văn học hiện thực Anh, Marx cũng từng nhận xét: “trường phái hiện đại lỗi lạc những nhà tiểu thuyết Anh mà những trang tiêu biểu và hùng hồn đã phát hiện cho thế giới nhiều sự thật chính trị và xã hội hơn là tất cả những nhà chính trị chuyên nghiệp, những nhà chính luận và những nhà luân lý học
gộp lại”.1
Trên nguyên tắc lịch sử - cụ thể, văn học hiện thực Tây Âu thế kỉ XIX đã mô tả, phân tích và lí giải xã hội thời kì này. Đó là một xã hội luôn diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa các giai cấp, giữa quý tộc và tư sản, giữa tư sản và công nhân, giữa nông dân hay nông nô và địa chủ quý tộc. Tùy vào hoàn cảnh xã hội của mỗi nước, hình thái đấu tranh giai cấp có khác nhau. Tiểu thuyết Anh vẽ lên sự kèn cựa cũng như thỏa hiệp giữa giai cấp quý tộc và tư sản Anh (Hội chợ phù hoa – Thakeray). Tiểu thuyết Pháp phản ánh con đường tư sản hóa của giai cấp quý tộc Pháp, với tấn bi kịch của gã quý tộc phá sản quỳ gối trước túi tiền của gã tư sản cũng như gã tư sản hãnh tiến chạy theo tước vị của quý tộc (Đỏ và đen – Stendhal, Lão Goriot, Eugenie Grandet - Balzac, …). Tiểu thuyết Nga mô tả mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp nông nô và giai cấp địa chủ quý tộc cũng như sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào nông thôn Nga, làm cho nông dân một cổ hai tròng (Evgeni Onegin - Puskin, Anna Karenina – L. Tolstoi, Những linh hồn chết - Gogol... ).
Đó cũng là một xã hội đang trên đường tư bản hóa. Đồng tiền và quyền lực chi phối mạnh mẽ xã hội. Đồng tiền làm tha hóa con người, làm biến chất những tình cảm cao quý của con người, phá phách, lũng đoạn mọi tổ chức, thiết chế chính trị, xã hội từ bộ máy nhà nước, cơ quan pháp luật cho đến tôn giáo, đạo đức, hôn nhân và văn hóa,
1 Về văn học và nghệ thuật, Sự thật, tr.362
giáo dục. Đồng tiền đã khiến cho những kẻ hám lợi ngày càng trở nên tham lam, muốn vơ vét nhiều hơn, càng quỷ quyệt hơn trong thủ đoạn kiếm tiền (ông Grandet, Charles trong Eugenie Grandet, Vauquer, Vautrin trong Lão Goriot, Rebecca trong Hội chợ phù hoa, …). Đồng tiền đã bóp chết những tình yêu tự nhiên, dàn xếp những cuộc hôn nhân không tình yêu, dẫn đến tình trạng tạp hôn, ngoại tình rất phổ biến (Anastasie, Delphine trong Lão Goriot, De Renal trong Đỏ và đen, Anna trong Anna Karenina,
…). Đồng tiền đã thúc đẩy những con người kém may mắn, nhưng thừa tài năng ngoi lên bằng mọi cách để rồi cuối cùng phải vỡ mộng, hoặc thỏa hiệp với cái xấu, bán rẻ lương tâm (Rastignac trong Lão Goriot, Vinh nhục của Gái giang hồ), hoặc tự kết liễu đời mình (Julien Sorel trong Đỏ và đen). Ngược lại, đối với những kẻ có tiền, đồng tiền lại khiến họ trở nên lười biếng và phóng đãng, sống không lí tưởng, mục đích, để cuộc đời trôi đi một cách vô vị, để năng lực khô kiệt và tâm hồn ngày càng trống rỗng, cuối cùng họ trở thành những con người thừa (Evgeni Onegin trong tác phẩm cùng tên). Đối với những con người có địa vị thấp kém trong xã hội, đồng tiền khiến họ trở thành con người nhỏ bé (bé mọn). Sống trong những điều kiện chật hẹp, thiếu thốn với những chuyện lo âu thiển cận, tầm thường khiến họ ngày càng hèn kém, còm cõi và cùn gỉ đi (những người nông nô hái quả trong Evgeni Onegin, mụ Nanon hộ pháp trong Eugenie Grandet, những con người nghèo khổ trong quán trọ mụ Vauquer hay trong David Copperfield, …).
Trước những tệ lậu của xã hội tư sản, các nhà văn không thể không cất lên tiếng nói phê phán. Sự thật chua chát, sự thật hèn mọn là những chủ đề nổi bật của nhiều tác phẩm. Những tựa đề như Những linh hồn chết (Gogol), Vỡ mộng (Balzac), Ảo tưởng tan tành (Balzac),… cũng phần nào nói lên cảm hứng phê phán mạnh mẽ của văn học hiện thực. Tuy nhiên, bên cạnh cảm hứng phê phán, phủ định, chủ nghĩa hiện thực vẫn thể hiện tinh thần khẳng định, ngợi ca và thương cảm. Trong văn học Pháp, độc giả vẫn dành cho Julien Sorel chút kính trọng, lão Goriot chút xót thương, nàng Eugenie một cảm tình đặc biệt. Với văn học Anh, người đọc vẫn cảm mến nghị lực của Jen Ere, cảm thông với nỗi nhọc nhằn của David Copperfield, … Đặc biệt, trong văn học Nga, nhiều nhân vật được đề cập tới với một tình cảm trân trọng, như Kutozov, Piere, Andrey, Natasa, …
Do có tham vọng phản ánh cuộc sống một cách toàn diện nên văn học hiện thực tỏ ra thích hợp với thể loại tiểu thuyết, một thể loại có thế mạnh về quy mô, với khả năng bao quát được nhiều phương diện cuộc sống trong cả quá trình, giai đoạn lịch sử.
Vì vậy, thế kỉ XIX là thế kỉ của những bộ tiểu thuyết lớn như Đỏ và đen (Stendhal), David Copperfield (Dickens), Hội chợ phù hoa (Thackeray), Chiến tranh và hòa bình (Lev Tolstoi), … Nhà phê bình Strakov cùng thời với L. Tolstoi, trong Những bài phê bình về Turgenev và Lev Tolstoi, đã nói về những tiểu thuyết hiện thực của văn hào như sau:
“Vĩ đại và đẹp đẽ xiết bao! Chưa một nền văn học nào của thế giới đem lại cho chúng ta một cái gì tương tự như thế. Hàng nghìn nhân vật, hàng nghìn cảnh đời, đủ mọi địa bàn quốc gia và đời sống cá nhân lịch sử, chiến tranh với mọi thảm cảnh có trên trái đất, với mọi dục vọng, mọi yếu tố trong cuộc sống con người, từ tiếng khóc của trẻ sơ sinh đến cơn giông cuối cùng của người già lúc từ giã cõi đời, mọi nỗi đau và mọi điều hạnh phúc, thật gần gũi với con người, đủ mọi trạng thái tâm hồn, từ tâm trạng của một tên ăn cắp tiền của bạn đến cao trào của chủ nghĩa anh hùng và sự bừng sáng bên trong của một tư tưởng – tất cả đều hiện diện trong bức tranh này. Nhưng trong đó, không một nhân vật nào che khuất nhân vật khác, không một cảnh nào, không một ấn tượng nào bị nhầm lẫn với cảnh khác, ấn tượng khác, tất cả đều đúng chỗ, tất cả đều rõ ràng mạch lạc và tất cả đều khớp với nhau và hoàn chỉnh. Giống như một kì quan trong nghệ thuật, hơn nữa là một kì quan được tạo ra bằng
những phương tiện giản dị nhất, chưa từng có ở trên đời”1.
Đặc biệt, tiểu thuyết xã hội với quy mô có thể chứa đựng hàng trăm tác phẩm bên trong, đã phá vỡ mọi rào cản về không gian và thời gian, khiến văn học trở thành những thiên đại tự sự, những bộ bách khoa thư về cuộc sống mà Tấn trò đời của Balzac là một bằng chứng sống động.
4.3.2. Nguyên tắc điển hình hóa
Yêu cầu miêu tả cuộc sống như nó vốn có, nếu hiểu máy móc dễ khiến tác phẩm văn học sa vào phản ánh cuộc sống một cách thụ động, tràn lan, dẫn đến nguy cơ biến tác phẩm thành một bản sao thừa chi tiết và thiếu chủ đề. Vì vậy, để tác phẩm vừa là bức tranh về cuộc sống muôn màu muôn vẻ, vừa chuyên chở được thông điệp của tác giả, văn học rất cần đến những điển hình. Nguyên tắc điển hình hóa được xem như một nguyên tắc đặc trưng cho chủ nghĩa hiện thực. Khi nhận xét về tác phẩm Người thiếu nữ thành thị của Harkness, Marx đã đưa ra nhận định: “đã nói đến chủ nghĩa hiện thực thì ngoài sự chân thực của chi tiết ra, còn phải nói đến sự thể hiện chính xác
1 Phương Lựu chủ biên (1997), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. tr.543
những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình”1. Nhận định này đã được không ít người đánh giá là định nghĩa về chủ nghĩa hiện thực.
Điển hình không phải là một phạm trù dành riêng cho nghệ thuật, nhưng ở nghệ thuật, điển hình được quan niệm thường phong phú hơn các lĩnh vực khác. Một điển hình văn học bao giờ cũng thỏa mãn tính chung và tính riêng, là kết quả của sự kết hợp giữa sự khái quát hóa và cụ thể hóa. Tính chung đòi hỏi đối tượng phải tiêu biểu cho một tập hợp hàm chứa nó, đủ tư cách đại diện cho một hệ thống mà nó là một bộ phận. Tính riêng đòi hỏi đối tượng phải có những đặc điểm riêng của nó, giúp phân biệt với các đối tượng khác. Như vậy, nguyên tắc điển hình hóa là nguyên tắc tạo nên những điển hình, vừa mang những đặc điểm độc đáo của riêng nó, vừa có diện mạo của vô số những gương mặt ngoài nó.
Về chi tiết, nguyên tắc điển hình hóa giúp nhà văn lựa chọn những chi tiết vừa chính xác, chân thực vừa tiêu biểu nhất, nói lên được bản chất của sự vật, tránh tình trạng sử dụng chi tiết một cách tràn lan, vụn vặt. Vì vậy, nhà văn cần lựa chọn, sàng lọc kĩ càng từ vô số chi tiết thu nhặt từ cuộc sống để tạo nên những chi tiết điển hình cho tác phẩm. Chẳng hạn, trong tác phẩm Eugenie Grandet, để miêu tả con người hà tiện của lão Grandet, Balzac đã dùng chi tiết lão an ủi người vợ bệnh tật của mình. Sau khi buột miệng nhận xét nước da vàng vọt của vợ, hắn vội nói chữa rằng “Nhưng không sao, tôi thích màu vàng” để khỏi phải tốn tiền thuốc thang cho vợ. Hay để khắc họa “tấm lòng hiếu thảo” của hai đứa con gái nhà lão Goriot, Balzac đã dùng chi tiết hai cỗ xe mang gia huy gia đình hai cô con gái đến đưa lão đến nơi an nghỉ cuối cùng, nhưng trên xe không có người. Nói chung, chi tiết điển hình là chi tiết nói ít nhất nhưng thể hiện được nhiều nhất. Đó sẽ là tư liệu để xây dựng nên những tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình.
Tính cách điển hình là tính cách vừa đảm bảo tính chung, vừa đảm bảo tính riêng. Không chỉ mang cảm quan lịch sử, chủ nghĩa hiện thực còn thể hiện cao độ tinh thần phân tích, cả phân tích xã hội lẫn phân tích tâm lí, thế giới bên trong con người. Chính vì vậy, từ những quan sát, phân tích xã hội và con người, các nhà văn hiện thực đã khắc họa được tính chung trong tính cách của nhiều loại người và tính riêng của mỗi người qua các hình tượng nhân vật khác nhau. Tính chung đòi hỏi tính cách của nhân vật phải tiêu biểu cho “các giai cấp và các trào lưu nhất định, do đó, tiêu biểu
1 Về văn học và nghệ thuật, tr.6