Tổng Quan Về Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Bình Phước


CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC

3.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội


3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng chính sách xã hội

Ngân hàng Chính sách xã hội là tổ chức tín dụng thuộc Chính phủ Việt Nam, được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Khác với ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Chính phủ Việt Nam bảo đảm khả năng thanh toán.

Ngân hàng Chính sách xã hội có mô hình và mạng lưới hoạt động từ trung ương đến tỉnh, thành phố, quận, huyện theo địa giới hành chính, được tổ chức theo 3 cấp độ: hội sở chính ở trung ương, chi nhánh ở cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và phòng giao dịch ở cấp quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh.

Ở mỗi cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp. Cách tổ chức như vậy là để thực hiện chủ trương xã hội hóa, dân chủ hóa, thực hiện công khai, minh bạch hoạt động tín dụng chính sách.

3.1.2. Mục đích hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội

Ngân hàng Chính sách xã hội là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

3.1.3. Nhiệm vụ của Ngân hàng chính sách xã hội

Ngân hàng Chính sách xã hội phải thực hiện tốt những giải pháp về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo tinh thần các Nghị quyết chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế-xã hội hằng năm của Chính phủ.


Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các nghiệp vụ: cho vay, huy động vốn, nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của các tổ chức kinh tế, chính quyền địa phương,…

3.2. Giới thiệu Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước

Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước được thành lập năm 2003 tại thị xã Đồng Xoài, Bình Phước nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Qua 15 năm xây dựng và phát triển, chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước đã xây dựng được hệ thống giao dịch đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ, gồm: Hội sở tỉnh và 9 phòng giao dịch thị xã, huyện; toàn tỉnh có 107 điểm giao dịch tại xã với trên 480 cán bộ hội, đoàn thể tham gia hoạt động ủy thác, 1.994 tổ tiết kiệm và vay vốn.

Với các điểm giao dịch tại xã, phòng giao dịch cấp huyện, thị xã, các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước được Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước được niêm yết công khai, rõ ràng, đầy đủ, rất thuận lợi cho việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách của các đối tượng, cũng như việc kiểm tra, giám sát của nhân dân và chính quyền địa phương.

Bình Phước là tỉnh có tỷ lệ đói nghèo cao, do vị trí có nhiều vùng sâu vùng xa gần biên giới nên người dân rất khó tiếp cận với nguồn vốn. Kể từ khi đi vào hoạt động, Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Bình Phước đã ngặt hái được những thành tựu đáng kể.


Bộ máy quản lý của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước



CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC

CÁC PHÒNG, ĐIỂM GIAO DỊCH

CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ

PHÒNG KẾ HOẠCH - NGHIỆP VỤ TÍN

DỤNG

PHÒNG KẾ TOÁN - NGÂN QUỸ

PHÒNG KIỂM TRA KIỂM TOÁN NỘI BỘ

PHÒNG TIN HỌC

PHÒNG HÀNH CHÍNH

- TỔ CHỨC

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước

Hình 3.1 Bộ máy quản lý của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước

3.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước

Hơn 15 năm qua, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước đã thực hiện được nhiều chương trình cho vay ưu đãi đối với người dân nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần thúc đầy sự phát triển kinh kế của tỉnh Bình Phước.

Bên cạnh việc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Phước luôn chủ động, tích cực tìm kiếm, huy động các nguồn vốn khác để đáp ứng nhu cầu của địa phương như huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư và chính bản thân người vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn.


Bảng 3.1: Tóm tắt tình hình nguồn vốn, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2017

Đơn vị: tỷ đồng



Tiêu chí/năm


2013


2014


2015


2016


2017

Tốc độ tăng trưởng bình

quân

Nguồn vốn

1.314

1.378

1.630

1.813

1.991

15%

Dư nợ

1.311

1.375

1798

1.881

1.987

15%

Dư nợ quá hạn

11.5

8.7

5.2

4.5

4.9

-25%

Tỷ lệ nợ quá hạn

0,88%

0,61%

0,29%

0,25%

0,25%

-34%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách tỉnh Bình Phước - 4

Nguồn: Báo cáo tổng kết 15 năm hoạt động Ngân hàng chính sách xã hội BìnhPhước



1,991


1,813


1,630


1,378


1,314

2,500



2,000



1,500



1,000



500



-

2013 2014 2015 2016 2017

Nguồn vốn (Đơn vị tính: tỷ đồng)


Hình 3.2: Diễn biến tình hình huy động vốn giai đoạn 2013-2017



1,987


1,881


1,798


1,311


1,375

2,500


2,000


1,500


1,000


500


-

2013 2014 2015 2016 2017

Dư nợ (Đơn vị tính: tỷ đồng)


Hình 3.3: Diễn biến tình hình dư nợ giai đoạn 2013-2017


1,798

1,881

1,987


1,311

1,375

11.5

8.7

5.2

4.5

4.9

2,500


2,000



1,500



1,000



500



-

2013 2014 2015 2016 2017

Dư nợ (Đơn vị tính: tỷ đồng) Dư nợ quá hạn (Đơn vị tính: tỷ đồng)


Hình 3.4: Diễn biến tình hình dư nợ quá hạn giai đoạn 2013-2017


Theo số liệu mà Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước cung cấp tổng vốn đến ngày 31/12/2017 của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước là 1.991 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19,89%/năm. Trong đó, vốn Trung ương chuyển về 1.678 tỷ đồng; vốn nhận ủy thác tại địa phương 86,165 tỷ đồng; vốn huy động


tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất 165,712 tỷ đồng, tăng 165,712 tỷ đồng so với khi mới thành lập.

Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước đã phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, tuyên truyền huy động tiền gửi tiết kiệm, đến nay đã huy động được 90,386 tỷ đồng; huy động tiền gửi tổ chức và cá nhân 75,26 tỷ đồng, tăng 75,26 tỷ đồng so với khi mới thành lập. Từ tháng 9-2016, các đơn vị thuộc hệ thống Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước triển khai huy động tiền gửi tại điểm giao dịch xã. Sau gần 1 năm thực hiện, người dân đã tin tưởng gửi tiết kiệm, cụ thể số dư đến 31/12/2017 là 6,909 tỷ đồng, có 100% điểm giao dịch xã phát sinh tiền gửi tiết kiệm.

Chi nhánh tập trung được vốn đẩy tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân đạt 19,94%/năm, đáp ứng nhu cầu vay để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới. Hơn 15 năm qua, doanh số cho vay của chi nhánh đạt 4.692,686 tỷ đồng, với 360.725 lượt khách hàng vay. Doanh số thu nợ đạt 2.911,279 tỷ đồng. Tổng dư nợ của chi nhánh đạt 1.987,045 tỷ đồng, với 81.254 khách hàng còn dư nợ, tăng so với thời điểm mới thành lập 13,98 lần, thu lãi hằng năm đạt trên 98%. Mức dư nợ bình quân 1 hộ vay được nâng lên từ 3,2 triệu đồng (năm 2003) lên 23,68 triệu đồng (năm 2017). Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng nợ quá hạn thấp. Đến ngày 31/12/2017, tổng dư nợ quá hạn và nợ khoanh của chi nhánh 4,9 tỷ đồng, chiếm 0,25% tổng dư nợ.

Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước từng bước khẳng định chính sách tín dụng ưu đãi là chủ trương, chính sách đúng đắn, là giải pháp quan trọng trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội. Các chương trình cho vay từ ngày mới thành lập đến nay đã có nhiều cải thiện và đa dạng hơn.


Bảng 3.2: Một số chương trình cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước

Tên chương trình

tín dụng

Đối tượng

Mức cho vay tối

đa hiện nay

Lãi

suất/tháng


Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Học sinh, sinh viên mồ côi; hộ nghèo; hộ cận nghèo; hộ gặp khó khăn về tài chính

1.250.000

đồng/tháng/học sinh sinh viên (12.500.000đ /năm học)


0,55%/ tháng


Cho vay hộ cận nghèo

Hộ cận nghèo có tên trong danh sách hộ cận nghèo ở xã sở tại theo chuẩn hộ nghèo do Bộ Lao động thương binh và xã hội công bố từng

thời kỳ


50 triệu đồng/hộ.


0,66%/ tháng (7,92%/năm)


Cho vay hộ mới thoát nghèo

Hộ mới thoát nghèo có tên trong danh sách được Uỷ ban nhận dân

cấp huyện phê duyệt


50 triệu đồng/hộ

0,6875%/

tháng (8,28%/năm)


Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn

Thương nhân hoạt động thương mại thường xuyên tại vùng khó khăn

Vay ≤ 50 triệu không vần tài sản đảm bảo (>50 triệu phải có tài sản đảm

bảo)


0,75%/ tháng (9,0%/năm


Cho vay đối với lao động huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài

Người lao động cư trú hợp pháp tại huyện nghèo đã được tuyển chọn có nhu cầu vay vốn đi xuất khẩu lao

động

Theo nhu cầu của người vay, tối đa bằng các khoản chi phí người vay phải đóng góp theo từng

thị trường


0,55/ tháng (6,6%/năm)



Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm


Hộ gia đình, tổ hợp sản xuất; hợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh

Hộ gia đình: tối đa 50 triệu đồng

/hộ (giải quyết cho 1 lao động tạo việc làm mới; Cơ sở sản xuất kinh doanh: tối đa 1 tỷ đồng/dự án và không quá 50 triệu đồng/01 lao động được thu hút

mới


0,55%/ tháng (6,6%/năm)

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước

3.2.2 Chương trình cho vay sinh viên của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước

a) Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại địa bàn tỉnh Bình Phước đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp hay các cơ sở đào tạo nghề hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

b) Mục đính vay vốn

Mục đích vay vốn nhằm sử dụng vào việc thanh toán học phí hàng năm, các chi phí để mua sắm phương tiện học tập của sinh viên.

c) Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay được tính từ ngày Ngân hàng chính sách xã hội giải ngân khoản vay đầu tiên cho đến ngày thanh toán hết nợ vay theo thõa thuận. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.

(1) Thời hạn phát tiền vay: Là khoảng thời gian tính từ ngày Ngân hàng chính sách xã hội phát tiền vay đầu tiên cho đến kết thúc khoá học của sinh viên. Trong thời gian này sinh viên chưa phải trả nợ vay.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 07/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí