Tóm Tắt Quy Trình Cho Vay Sinh Viên Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Bình Phước


(2) Thời hạn trả nợ: Là khoảng thời gian sinh viên trả khoản nợ đầu tiên đến ngày cuối cùng khi thanh toán hết tất cả nợ vay. Thời hạn trả nợ tối đa được quy định cụ thể như sau:

Đối với các trường có chương trình dạy học đến một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng hai lần thời hạn phát tiền vay.

Đối với các trường có chương trình dạy học trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.

Khi sinh viên ra trường, có việc làm và có thu nhập, sinh viên phải trả khoản nợ gốc và lãi đầu tiên nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày sinh kết thúc khoá học.

d) Quy trình cho vay sinh viên Tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình PhướcQuy trình cho vay sinh viên tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Phước gồm 8 bước như sau:

Bước 1: Khi hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để cho sinh viên đi học thì hộ gia đình viết Giấy đề nghị vay vốn, gửi cho Tổ tiết kiệm và vay vốn tại địa phương. Bước 2: Tổ tiết kiệm và vay vốn cùng tổ chức Hội, đoàn thể tổ chức họp để bình xét công khai những hộ đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách trình Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.

Bước 3: Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới Ngân hàng. Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp xã Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã. Bước 6: Tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã thông báo cho Tổ tiết kiệm và vay vốn. Bước 7: Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho hộ gia đình vay vốn.

Việc giải ngân được thực hiện một năm 2 lần vào các kỳ học: Số tiền giải ngân từng lần căn cứ vào mức cho vay/tháng và số tháng của từng học kỳ. Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học được sử dụng làm căn cứ giải


ngân cho 2 lần của năm học đó. Để giải ngân cho năm học tiếp theo phải có Giấy xác nhận mới của nhà trường.

Quy trình cho vay sinh viên được tóm tắt theo hình 3.5 dưới đây:


(1)


Hộ nghèo



Tổ Tiết kiệm & vay vốn



(7)


(6)

(8)

(3)


(2)

Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã/phường





Ngân hàng chính

sách xã hội

(4)

Ủy ban Nhân dân cấp xã/phường

(5)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách tỉnh Bình Phước - 5


Hình 3.5. Tóm tắt quy trình cho vay sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước


e) Định kỳ hạn trả nợ

Khi giải ngân số tiền cho vay của kỳ học cuối cùng, Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Bình Phước cùng người vay thoả thuận việc định kỳ hạn trả nợ .

Thu nợ gốc: Sau khi đã thoả thuận kỳ hạn thu nợ trong sổ vay vốn. Người vay vốn căn cứ vào các kỳ hạn ngày đã quy định để trả nợ vay.

Thu lãi tiền vay: Việc trả lãi thường được thu theo tháng theo thỏa thuận giữa Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Bình Phước thoả thuận với người vay sau khi ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.

Trường hợp sau khi tốt nghiệp, sinh viên đi nghĩa vụ quân sự hoặc phục vụ có thời hạn trong công an thì số dư nợ đó được kéo dài thời gian trả nợ và được miễn lãi tiền vay trong thời gian đó nhưng tối đa không quá 24 tháng kể từ ngày sinh viên nhập ngũ.

f) Xử lý nợ đến hạn


Gia hạn nợ: Đến thời điểm trả nợ cuối cùng, nếu sinh viên có khó khăn khách quan chưa trả được nợ thì làm đơn đề nghị để Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Bình Phước xem xét cho gia hạn nợ. Tuỳ vào những trường hợp cụ thể, ngân hàng có thể cho gia hạn cho khoản vay nhưng thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ Chuyển nợ quá hạn: Trường hợp đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng, sinh viên không trả nợ và không được Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Bình Phước cho gia hạn nợ thì số nợ vay còn lại sẽ chuyển sang nợ quá hạn.

Quy trình, thủ tục của Ngân hàng chính sách xã hội ngày càng đơn giản hơn trước giúp cán bộ và người vay vốn dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn vay. Hơn nữa, Bên cạnh trụ sở chính Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước còn có nhiều phòng và điểm giao dịch giúp người dân và các đối tượng chính sách dễ dàng giao dịch hơn trước.

3.3. Chất lượng hoạt động cho vay sinh viên của Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước

Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước đã mở rộng mạng lưới hoạt động cho vay chương trình tín dụng sinh viên tại 10/10 huyện, thị trong tỉnh. Chỉ trong vòng 10 năm kể từ năm 2007, ngân hàng thông qua 2300 tổ tiết kiệm và vay vốn với 120 điểm giao dịch cố định hàng tháng tại xã đã tạo điều kiện cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Doanh số cho vay từ tháng 10-2007 đến 12/2017 là 523 tỷ 250 triệu đồng, giải quyết cho 30.000 lượt hộ được vay vốn với 65.236 lượt sinh viên vay.

Bảng 3.3. Tình hình cho vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013 -2017

Năm

2013

2014

2015

2016

2017

Dư nợ (tỷ đồng)

457.94

482.04

486.91

496.85

523.25

Nợ quá hạn(tỷ đồng)

6.85

8.33

4.08

3.55

4.02

Tỷ lệ nợ quá hạn

1.50

1.72

0.08

0.07

0.07

Số hộ vay (hộ)

24,360

25,240

25,500

28,000

30,000

Dư nợ bình quản/01

hộ vay ( triệu đồng)

18.80

19.10

19.10

17.75

17.44

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước


Dựa vào kết quả số liệu thu thập được, ta thấy tổng dư nợ cho vay học sinh, sinh viên tăng qua các năm, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 4%/năm. Nợ quá hạn có xu hướng giảm dần qua các năm, tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở mức 0.07 so với tổng dư nợ cho vay học sinh, sinh viên các năm gần đây. Điều đó cho thấy, ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước đã có những cải thiện rõ rệt trong việc quản lý và đạt hiệu quả cao trong chương trình cho vay học sinh, sinh viên với những nỗ lực về việc thu hồi nợ, giảm nợ quá hạn.

Hiện nay, việc cho vay được giải ngân vào đầu năm học hoặc đầu các học kỳ, còn việc thu nợ được thực hiện 6 tháng một lần sau khi sinh viên ra trường. Phương thức trả nợ và số tiền phải trả mỗi lần do ngân hàng và người vay thỏa thuận.

Bảng 3.4: Tình hình quản lý vốn vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước năm 2013-2017


Tiêu chí


2013


2014


2015


2016


2017

Tốc độ phát triển bình quản (%)

Lượt hộ vay (hộ)

11.976

10.928

9.896

9.144

8.972

92

Lượt trả nợ (hộ)

11.888

13.912

29.688

29.056

24.808

120

Số hộ quá hạn

920

1.016

1.048

472

320

77

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước Kết quả thu thập số liệu tại bảng trên cho thấy, tình hình quản lý vốn vay học sinh, sinh viên qua các năm có hiệu quả tích cực. Số lượt trả nợ ngày càng tăng, đặc biệt giai đoạn 2014-2015 việc thu hồi nợ đã có cải thiện rõ giảm thiểu nợ quá hạn tại chi nhánh ngân hàng xã hội Bình Phước. Số hộ nợ quá hạn từ đó cũng giảm mạnh. Tính tới năm 2017 toàn tình chỉ còn 320 hộ nợ quá hạn.

3.4. Một số thuận lợi và khó khăn của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước

3.4.1. Thuận lợi và mặt đạt được

Nhờ có chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước để thực hiện tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác phục vụ sản xuất - kinh doanh,


tạo việc làm, cải thiện đời sống. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện thuận lợi của Chính phủ từ việc ban hành các chính sách tín dụng ưu đãi đến việc bố trí các nguồn lực; kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động, giúp Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước hoàn thành các nhiệm vụ được Chính phủ giao.

Thứ nhất, Mô hình tổ chức ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với điều kiện, cấu trúc hệ thống chính trị của nước ta. Với mạng lưới hoạt động trải rộng từ tỉnh đến xã từ đó huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong việc thực thi các chương trình tín dụng chính sách. Đối tượng vay vốn được bình xét công khai. Ngân hàng chính sách xã hội trực tiếp giải ngân, thu nợ của người vay tại điểm giao dịch xã, phường. Phương thức này được thực hiện công khai minh bạch, có sự giám sát của chính quyền địa phương

Thứ hai, Hoạt động của điểm giao dịch xã đã giải quyết trên 85% tổng giá trị giao dịch của khách hàng, góp phần tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách; tiết giảm các chi phí đi lại, giao dịch của người vay.

Thứ ba, Phương thức cho vay, giải ngân và quản lý vốn vay ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần hiện thực hóa cam kết, mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Ngân hàng chính sách xã hội đã lựa chọn phương thức quản lý phù hợp là ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức chính trị xã hội.

3.4.2. Khó khăn và thách thức

Quá trình thúc đẩy tài chính toàn diện góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước gặp một số khó khăn, thách thức sau:

Thứ nhất, mặc dù nguồn vốn hiện nay của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước cơ bản đáp ứng được nhu cầu vốn của các đối tượng chính sách nhưng Ngân hàng chính sách xã hội vẫn cần có các nguồn vốn có thời hạn dài, lãi suất thấp để hỗ trợ giảm nghèo bền vững. Hiện nay, vẫn còn hạn chế trong thu hút các nguồn


vốn nhân đạo, các nguồn vốn có thời hạn dài, lãi suất thấp. Số lượng các chương trình tín dụng chính sách ngày càng nhiều, đối tượng tăng lên do quy định chuẩn nghèo mới, đa chiều.

Thứ hai, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Bình Phước còn một số khó khăn trong việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính. Mặc dù đã làm tốt dịch vụ tín dụng, quản lý tốt vốn vay ưu đãi đối với các đối tượng chính sách và cố gắng mở rộng các sản phẩm dịch vụ khác như huy động tiết kiệm, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền... nhưng do địa bàn tỉnh quá rộng, giao dịch đến tận xã, đến cả vùng sâu, vùng xa, hạ tầng công nghệ thông tin, trình độ dân trí còn nhiều bất cập... nên việc tăng cường các sản phẩm về dịch vụ tài chính vẫn còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.

Thứ ba, công tác tuyên truyền của Ngân hàng chính sách xã hội để nâng cao nhận thức của người dân về tài chính toàn diện cũng gặp không ít khó khăn. Người nghèo và các đối tượng chính sách sống chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nên cũng hạn chế trong nhận thức, đặc biệt là về dịch vụ tài chính. Ngoài ra, sự vào cuộc của chính quyền địa phương, tổ chức chính trị xã hội và ban quản lý vẫn còn hạn chế nên ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tuyên truyền về dịch vụ tài chính toàn diện.


TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Chương 3 trình bày tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước và tình hình hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Phước trên địa bàn tỉnh, nhằm mục đích tham khảo cho việc lựa chọn biến phù hợp cho mô hình và đưa ra được những gợi ý chính sách cho những chương sau.


CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ KHOẢN VAY SINH VIÊN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC

4.1. Khung phân tích

Bài nghiên cứu kết hợp các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm đi trước với các yếu tố dựa trên thực tế thuộc về hộ vay sinh viên tại địa bàn tỉnh Bình Phước. Bài nghiên cứu loại bỏ yếu tố tác động là lãi suất cho vay và tổng số tiền vay. Bởi lẽ, lãi suất cho vay áp dụng cho sinh viên rất thấp, không có tác động đến khả năng trả nợ. Tổng số tiền vay cố định được cấp cho mỗi năm đi học cho mỗi sinh viên theo quy định của Ngân hàng chính sách xã hội chính vì vậy không không có sự khác biệt nhiều giữa các hộ vay. Trong mẫu khảo sát đa số gia đình có một sinh viên vay để trang trải việc đi học. Với việc lựa chọn 10 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khoản vay của sinh viên được thể hiện dưới khung phân tích sau:

Đặc điểm thuộc về người vay

Độ tuổi

Giới tính

Dân tộc

Trình độ học vấn

Nghề nghiệp

Khung phân tích được thể hiện ở hình 4.1 :


Khả năng trả nợ vay sinh viên tại Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội

tỉnh Bình Phước.

Đặc điểm thuộc về hộ vay

Số lao động

Số người phụ thuộc

Số nguồn thu nhập

Số món vay

Mục đích tiết kiệm


Hình 4.1 Khung phân tích

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2024