Mô Hình Cho Vay Tín Dụng Học Sinh Sinh Viên Ở Philippin


thanh toán chênh lệch lãi suất. Đặc điểm đáng chú ý của hệ thống cho vay sinh viên này là ngân sách của chính phủ không phải là nguồn vốn vay ban đầu: Nguồn vốn này do các ngân hàng thương mại cấp trong chương trình của Bộ Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực hoặc từ nguồn kinh phí hiện có của các chương trình khác.

Vốn vay sinh viên của Hàn Quốc chỉ chi cho học phí chứ không chi cho việc sinh hoạt do đó rất khó khăn đối với sinh việc thuộc gia đình nghèo.

1.5.3. Mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên ở Philippin

Mô hình cho vay sinh viên xuất hiện từ năm 1976 với chương trình "Học trước trả nợ sau". Chương trình này chỉ giới hạn ở sinh viên hộ nghèo học tại các trường đại học công lập. Các tổ chức tài chính đã không đáp ứng được mục tiêu, trong giai đoạn 1976-1986 họ chỉ giải ngân được 40% vốn kế hoạch mặc dù có sự đảm bảo của Chính phủ trong trường hợp không thu được nợ và họ chỉ thu được 40% nợ đáo hạn.

Các tổ chức tài chính của Nhà nước đã ngừng cung cấp tín dụng năm 1989, chương trình này đã giao lại Ủy ban giáo dục đào tạo điều hành. Tuy nhiên cơ quan này lại thiếu năng lực và động cơ điều hành một chương trình cho vay vững chắc. Ngân sách hạn hẹp dẫn đến làm hạn chế khả năng đến được được với hàng ngàn đối tượng muốn được vay vốn hàng năm. Việc không muốn thu nợ và thái độ không muốn trả nợ của người vay đã khiến tỷ lệ thu hồi nợ chỉ đạt 2%.

1.5.4. Mô hình cho vay tín dụng học sinh sinh viên ở Thái Lan

Chương trình cho vay HSSV bắt đầu được thực hiện năm 1996, đối tượng cho vay là học sinh, sinh viên tại các trường THPT, trường dạy nghề, cao đẳng, đại học công lập và tư thục. Chương trình này do Ủy ban quốc gia cho HSSV vay vốn. Việc lựa chọn đối tượng vay do các trường quyết định. Các cơ sở giáo dục có quyền quyết định về quy trình cho vay, quy mô vốn cho vay, mục đích sử dụng vốn vay, lãi suất cho vay là 1%/tháng.


1.5.5. Bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác quản lý tín dụng đối với HSSV của NHCSXH Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- Tín dụng đối với HSSV phải cần được hỗ trợ giúp Nhà nước. Vì đây là chủ trương lớn, nguồn vốn đòi phải lớn, thời gian cho vay dài. Nhà nước cần phải ra các văn bản, cơ chế trong quản lý tín dụng HSSV làm sao cho có hiệu quả.

- Lãi suất cho vay thấp, hàng năm cần có sự cấp bù lãi suất từ phía Nhà nước, thực hiện xử lý rủi ro đối với các hộ bị rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng, đưa ra các biện pháp xử lý hữu hiệu đối với các trường hợp nợ xấu do nguyên nhân chủ quan.

Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An - 5

- Cần có sự phối hợp giữa các ban ngành, các trường, NHCSXH, cấp ủy, chính quyền địa phương, bộ máy các tổ chức chính trị xã hội trong việc quản lý tín dụng HSSV làm sao đảm bảo hỗ trợ chi phí đủ trang trải cho việc học tập, sinh hoạt trong thời gian đang theo học tại các trường.

- Triển khai cho vay thông qua hộ gia đình để các hộ tham gia Tổ TK&VV ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội nhằm tăng cường quản lý, giám sát lẫn nhau, hạn chế tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, liên đới chịu trách nhiệm trong việc trả nợ, lãi ngân hàng. Tính liên đới trách nhiệm của các thành viên trong tổ, nhóm tương hỗ là công cụ hữu hiệu giúp ngân hàng kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và hoàn trả đúng hạn của người vay.

- Những đối tượng hộ gia đình HSSV thuộc diện mồ côi, hộ nghèo, hộ có thu nhập bằng 150% hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, bộ đội xuất ngũ, lao động nông thôn học nghề là những đối tượng cần được sự hỗ trợ từ Nhà nước để hỗ trợ cho vay tín dụng HSSV để các đối tượng này được đến trường học tập một cách đầy đủ, đảm bảo được học tập, vươn lên thoát nghèo, đảm bảo công ăn việc làm, xóa nghèo bền vững.


CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

2.1. Phương pháp luận

Luận văn lấy phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở chung cho các nghiên cứu.

- Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng để nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đối tượng nghiên cứu được đặt trong trạng thái vận động phát triển và có các mối liên hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, nó cho phép phân tích tổng hợp một cách khách quan các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài ảnh hưởng đến quản lý tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH tỉnh Nghệ An qua nhiều năm, cho chúng ta một cách nhìn khoa học xuyên suốt nhằm đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện phù hợp trên địa bàn.

- Phương pháp tiếp cận duy vật lịch sử: Đối tượng nghiên cứu được đặt trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, những chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn, định hướng của NHCSXH trong trong thời gian tới. Đứng trên quan điểm lịch sử để đánh giá đồng thời dựa vào những tiền đề đó được hình thành trong quá trình tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh để tìm hiểu, kiểm chứng và đánh giá quá trình phát triển trong tương lai.

2.2. Các phương pháp cụ thể

2.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu

Luận văn này được sử dụng các tài liệu thứ cấp đã được công bố như:

- Số liệu kế hoạch và thực hiện các chỉ tiêu tín dụng về cho vay, thu nợ, số hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn được vay vốn; số HSSV đang được vay vốn các gia đình; số HSSV được vay vốn theo báo cáo của NHCSXH tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến nay.


- Thông tin các số liệu qua sách báo, tạp chí, báo cáo tổng kết liên của các cơ quan chức năng liên quan đến tín dụng đối với HSSV. Tìm hiểu, nghiên cứu các website trên mạng, tập trung nghiên cứu các website: vbsp.org.vn, www.moet.gov.vnvà các trang web của các trường có học sinh sinh viên vay vốn.

2.2.2. Phương pháp thống kê-so sánh

Khi thu thập được số liệu dùng phương pháp thống kê, mô tả để tiến hành thống kê, mô tả và tổng hợp các loại chỉ số tuyệt đối, tương đối, và số bình quân. Trên cơ sở đó, luận văn mô tả quy mô và sự thay đổi của các số liệu về hoạt động tín dụng đối với HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An. Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong chương 1, 3, 4 của luận văn.

Luận văn sử dụng phương pháp so sánh để phân tích các hiện tượng kinh tế- xã hội mang tính thống nhất giữa hiện tượng này với hiện tượng khác, giữa kỳ báo cáo gốc, giữa loại hình này với loại hình khác. Trong chương 3, tác giả đã dùng phương pháp so sánh kết quả cho vay HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An theo từng thời gian để khẳng định tính ưu tiên, tính hiệu quả của các giải pháp trong việc thực hiện tín dụng đối với HSSV của chi nhánh tỉnh Nghệ An, các giải pháp cụ thể đưa ra của chi nhánh.

2.2.3. Phương pháp logic- lịch sử

Sử dụng phương pháp này này, có thể cho ta thấy toàn bộ quá trình hình thành và phát triển chương trình cho vay HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An. Từ đó rút ra quy luật vận động, những diễn biến phức tạp của hoạt động tín dụng đối với HSSV trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhất định. Bằng phương pháp lịch sử, người nghiên cứu sẽ biết được sự việc, đối tượng diễn biến như thế nào, kể từ khi xuất hiện; phương pháp lôgic lại cho biết được diễn biến đó vận động theo qui luật nào? nó do những nguyên nhân nào gây ra? nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu và nó sẽ dẫn đến kết quả ra


sao? Nói cách khác, phương pháp kết hợp lôgic với lịch sử sẽ giúp chúng ta phát hiện nguồn gốc nảy sinh và quá trình diễn biến của đối tượng nghiên cứu trong những thời gian, không gian với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể.

Tác giả dùng phương pháp nghiên cứu lôgíc-lịch sử trong toàn bộ luận văn để xâu chuổi, xem xét, tổng hợp, khái quát và đưa ra các quan điểm một cách hệ thống từ lý luận, kinh nghiệm thực tiễn của vấn đề nghiên cứu cho đến tình hình địa bàn nghiên cứu để đề xuất các giải pháp.

2.2.4. Phương pháp phân tích- tổng hợp

Phương pháp này chủ yếu trong chương 3 và 4 để phân tích thực trạng hoạt động tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Nghệ An, chủ yếu ở chương

3. Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp trong các chương 1, 3 của luận văn. Tại chương 1, tác giả sử dụng phương pháp này để tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, các cơ sở lý luận và tình hình cho vay chương trình HSSV của các địa phương, từ đó khái quát việc nghiên cứu và đưa ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu tại địa bàn.

Tại chương 3, tác giả dùng phương pháp này để tổng hợp và khái quát tình hình, thực trạng của vấn đề nghiên cứu, từ đó đưa ra những ưu điểm, hạn chế cũng như các vấn đề đặt ra trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương tín dụng đối với HSSV của NHCSXH trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

2.2.5. Phương pháp điều tra, khảo sát

Để thực hiện phương pháp điều tra, trước tiên phải xây dựng phiếu điều tra. Muốn phương pháp điều tra đạt hiệu quả cao thì phiếu điều tra phải được thiết lập hợp lý, phù hợp với thực trạng cho vay học sinh sinh viên. Đồng thời phải xác định mục tiêu điều tra để từ đó đưa ra câu hỏi nhằm làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu. Dạng câu hỏi đưa ra trong phiếu điều tra thường ở dạng câu hỏi lựa chọn để thuận tiện cho người trả lời mà vẫn đạt được mục của người muốn hỏi, đồng thời có câu trả lời mở HSSV có thể bổ sung vào phiếu

25


điều tra. Sau khi xây dựng xong phiếu điều tra tiến hành phát cho các trường, các hộ gia đình có họ sinh sinh viên vay vốn đi học.

- Tiến hành khảo sát một số trường tại Nghệ An (Đại học Vinh, Đại học Kinh tế Nghệ An, Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, Đại học Y khoa Vinh), sử dụng 50 phiếu; 150 phiếu khảo sát các hộ gia đình có vay vốn tại 20 huyện, thị xã trong tỉnh Nghệ An.

- Thời gian được thực hiện tiến hành khảo sát từ ngày 15/11- 30/12/2014. Các phiếu thu về phải là phiếu hợp lệ, thực hiện tổng hợp kết quả đưa vào các bảng biểu đánh giá.

Sau khi hoàn thành điều tra, khảo sát xong tiến hành tổng hợp, lập mẫu biểu, đánh giá quá trình cho vay HSSV trên địa bàn. Việc khảo sát này chủ yếu được thực hiện tại chương 3, chương 4. Trên cơ sở đó tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng, tìm ra điểm mạnh, điểm còn hạn chế cần được khắc phục, đề xuất các giải pháp trong hoạt động tín dụng đối với học sinh, sinh viên của NHCSXH nói chung và NHCSXH tỉnh Nghệ An nói riêng.

2.3. Thu thập, sử dụng số liệu

- Lập bảng biểu điều tra công tác tín dụng đối với HSSV tại các trường, hộ vay trên địa bàn tỉnh Nghệ An:

+ Số lượng 20 câu hỏi, có 03 trang trên giấy A4 được in sẵn. Trong đó có 19 câu hỏi trắc nghiệm A, B, C, D và 01 câu hỏi mở theo ý kiến của HSSV và hộ vay. Nội dung câu hỏi: Đối tượng được vay vốn; thời gian vay; chi phí phục vụ học tập, sinh hoạt; mục đích vay vốn HSSV; mức vay, lãi suất, thời gian cho vay, thời gian thu nợ, thủ tục giải ngân đã phù hợp chưa; HSSV nhận vốn bằng hình thức nào; HSSV thời gian bao nhiêu tìm được việc làm, công việc có phù hợp không; khó khăn của hộ vay HSSV trong việc trả lãi, trả gốc như thế nào, nguồn trả nợ từ đâu; thông tin gia đình, HSSV biết tín dụng HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An từ đâu; tác động của tín dụng HSSV như thế nào.


+ Tác giả tiến hành khảo sát công tác quản lý vay vốn đối với tín dụng HSSV với số lượng 200 phiếu. Trong đó các trường Đại học Vinh, Đại học Kinh tế Nghệ An, Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, Đại học Y khoa Vinh với số lượng 50 phiếu và tiến hành khảo sát các hộ gia đình vay vốn HSSV tại 20 huyện trong tỉnh Nghệ An với số lượng 150 phiếu khảo sát.

- Thời gian khảo sát từ ngày 15/11/2014-31/01/2015. Các phiếu thu về cần phải hợp lệ để thực hiện tổng hợp kết quả đưa vào các bảng biểu đánh giá.

- Thu thập số liệu thông qua đặt câu hỏi: Thông qua phát phiếu điều tra đối với các hộ vay vốn, các HSSV vay vốn. Sử dụng bảng câu hỏi để đặt câu hỏi, câu hỏi có sự lựa chọn và câu hỏi tự luận để khai thác nhiều thông tin từ đối tượng khách hàng vay vốn và HSSV.

- Xử lý câu hỏi: Sau khi thu thập số liệu đầy đủ tiến hành xử lý câu hỏi thông qua các bảng biểu, sơ đồ miêu tả để tiến hành đánh giá kết quả công tác quản lý tín dụng đối với HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An.


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN

3.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An

3.1.1. Giới thiệu khái quát quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An

NHCSXH tỉnh Nghệ An được thành lập theo Quyết định số 44/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch HĐQTNHCSXH Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động ngày 09/4/2003. Đây là đơn vị thành viên trực thuộc Hội sở chính NHCSXH Việt Nam, đại diện pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn Nghệ An.

Qua hơn 12 hoạt động, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp có hiệu quả của các tổ chức CT-XH nhận ủy thác, sự cố gắng vươn lên không biết mệt mỏi của đội ngũ cán bộ viên chức chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An đã tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội đến tận đối tượng thụ hưởng đạt hiệu quả cao trong công tác XĐGN, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. Do vậy, đã tạo được lòng tin trong cấp ủy, chính quyền, người dân trong quá trình thực hiện tín dụng chính sách cho những năm tiếp theo.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng của NHCSXH tỉnh Nghệ An gồm: Triển khai thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Nhiệm vụ của NHCSXH tỉnh Nghệ An: Huy động vốn, nhận tiền gửi có trả lãi và tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức cá nhân trong ngoài nước bằng đồng Việt Nam; nhận tiền gửi tiết kiệm của người nghèo; tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, ủy thác. Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các đối tượng được quy định tại Điều 2 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thực hiện các dịch vụ ngân hàng theo chỉ đạo và chấp hành chế độ hạch toán, quản lý tài chính thống nhất toàn hệ thống.

Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Kiểm tra giám sát các đơn vị

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí