nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị trực thuộc các lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, gia nhập có quy định khác. Như vậy, phạm vi chủ thể của vi phạm hành chính rộng hơn rất nhiều so với phạm vi chủ thể của vi phạm hình sự.
Trách nhiệm pháp lý hành chính phát sinh như một tất yếu khách quan, có nghĩa là khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính cá nhân, tổ chức phải chịu những hình thức xử lý do pháp luật quy định. Trách nhiệm hành chính tồn tại dưới hình thức các chế tài hành chính, thông thường là phạt tiền, cảnh cáo và có thể đồng thời còn áp dụng các biện pháp khác được quy định trong các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính. So với trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính ít nghiêm khắc hơn.
Ba là, hành vi vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Các cá nhân, tổ chức này khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính với lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý đều bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Bốn là, vi phạm hành chính cũng như mọi hành vi vi phạm pháp luật khác đều xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Nói cách khác, khách thể của vi phạm hành chính là quan hệ xã hội về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau bị hành vi vi phạm xâm hại. Khách thể của vi phạm pháp luật chính là yếu tố quan trọng để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật. Do các quan hệ trong quản lý nhà nước rất đa dạng và phong phú nên khách thể của hành vi vi phạm pháp luật hành chính cũng rất đa dạng, thuộc mọi lĩnh vực của quản lý nhà nước được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Căn cứ vào việc phân chia hoạt động quản lý nhà nước hiện nay có thể thấy VPHC trong lĩnh vực du lịch biển nằm trong nhóm VPHC trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về du lịch biển mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính.
1.2.2. Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển là một loại vi phạm đặc thù của VPHC, chính vì vậy VPHC trong lĩnh vực du lịch biển cũng có những đặc điểm giống với VPHC nói chung nhưng bên cạnh đó cũng có những điểm riêng biệt ch có trong lĩnh vực du lịch biển.
Thứ nhất, VPHC trong lĩnh vực du lịch biển khá đa dạng và phức tạp.
Các VPHC rất đa dạng do hoạt động du lịch liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội đồng thời gắn liền với các giao dịch, quan hệ hợp đồng giữa công ty du lịch, du khách, nhà cung cấp dịch vụ. Chẳng hạn, ch xét riêng về hướng dẫn viên (HDV) du lịch đã có nhiều hành vi vi phạm như: Không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch trong khi thực hiện chương trình du lịch; cho người khác sử dụng thẻ HDV du lịch, giấy chứng nhận thuyết minh viên để hành nghề; sử dụng thẻ HDV du lịch, giấy chứng nhận thuyết minh viên của người khác để hành nghề; sử dụng thẻ HDV du lịch đã hết hạn; kê khai không trung thực các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ HDV du lịch, giấy chứng nhận thuyết minh viên... Bên cạnh đó, cùng với xu thế du lịch toàn cầu và quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, du khách nước ngoài thực hiện những tour du lịch đến Việt Nam rất nhiều. Điều này càng làm cho tình hình VPHC trở nên phức tạp hơn. Đơn cử như hiện tượng người nước ngoài trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh doanh lữ hành, hướng dẫn khách du lịch trái pháp luật, thậm chí xuyên tạc văn hóa, lịch sử Việt Nam; đưa khách đi tham quan điểm không có trong lịch trình; sử dụng đồng ngoại tệ để mua bán hàng hoá tại Việt Nam…
Có thể bạn quan tâm!
- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển - từ thực tiễn thành phố Hải Phòng - 1
- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển - từ thực tiễn thành phố Hải Phòng - 2
- Khái Niệm Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Du Lịch Biển
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Du Lịch Biển
- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển - từ thực tiễn thành phố Hải Phòng - 6
- Tình Hình Hoạt Động Du Lịch Biển Tại Thành Phố Hải Phòng
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
VPHC trong lĩnh vực du lịch biển không ch đa dạng về hành vi vi phạm mà còn đa dạng về chủ thể thực hiện hành vi VPHC, có thể là công dân Việt nam, cá nhân, tổ chức trong nước hoặc nước ngoài tham gia vào hoạt động du lịch.
Thứ hai, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
Đặc điểm này gắn liền với đặc điểm thứ nhất. Các VPHC trong lĩnh vực du lịch biển liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội vì vậy các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Mỗi hoạt động trong lĩnh vực du lịch có thể đồng thời chịu sự điều ch nh của nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, vận chuyển khách du lịch (ô tô, tàu biển), xuất nhập cảnh, bảo hiểm, môi trường, thị trường, trật tự an toàn xã hội …
Để xác định một hành vi phạm pháp luật hay không cần nghiên cứu nhiều văn bản pháp luật liên quan. Ví dụ: đối với quan hệ hợp đồng đón khách quốc tế đến, để xác định một hành vi phạm pháp luật không ch căn cứ vào pháp luật về du lịch mà phải căn cứ pháp luật về xuất nhập cảnh, pháp luật về bảo hiểm và các văn bản dưới luật có liên quan.
Thứ ba, vi phạm hành chính trong du lịch biển ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, nhà nước và của dân tộc.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhu cầu của khách du lịch cũng ngày càng đa dạng hơn, trong đó Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng là điểm đến hấp dẫn, được nhiều du khách lựa chọn. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia và địa phương, tuy nhiên, cần tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch và chấn ch nh, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở kinh doanh du lịch, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, nâng cao uy tín
về chất lượng sản phẩm du lịch của Việt Nam trong xu thế cạnh tranh với khu vực và quốc tế. Du lịch được coi là hoạt động xuất khẩu tại chỗ, thu được ngoại tệ, góp phần tăng dự trữ ngoại tệ của quốc gia, đồng thời du lịch cũng góp phần cải thiện mối quan hệ với những quốc gia khác. Ngược lại VPHC trong hoạt động du lịch nếu không kịp thời ngăn chặn và xử lí nghiêm minh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức tuân thủ nghiêm quy định về kinh doanh du lịch, trong khi các đơn vị khác làm ăn “chộp giật”, lấy lợi ích ngắn hạn làm mục tiêu kinh doanh; VPHC trong du lịch còn làm suy giảm sự lôi cuốn hấp dẫn của các điểm đến nhưng gián tiếp ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu, uy tín của quốc gia và dân tộc trong khi đảng và nhà nước ta đang chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo hình ảnh điểm đến thân thiện, an toàn, văn minh.
1.3. Cơ sở pháp lý về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
biển
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du
lịch biển
Xử lý vi phạm hành chính là một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước. Theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, xử lý VPHC gồm: xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp hành chính. (i) Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính; (ii) biện pháp xử lý hành chính bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc [28]. Đó là những biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không
phải là tội phạm. Như vậy, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch không áp dụng các biện pháp hành chính.
Xử lý VPHC là một hoạt động áp dụng pháp luật của Nhà nước, trong đó cơ quan được giao quyền quản lý hành chính Nhà nước, người có thẩm quyền xem xét vụ việc vi phạm và các quy định có liên quan của pháp luật để đưa ra các quyết định về trách nhiệm pháp lý và các chế tài nhằm giải quyết vụ việc VPHC.
Xử phạt VPHC thực chất là một loại hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Đó là loại hoạt động đặc biệt và rất phức tạp bao gồm một loạt các hành vi cụ thể liên quan mật thiết với nhau như phân tích, đánh giá tính chất, mức độ của vi phạm hành chính, xác định thẩm quyền xử phạt, đối chiếu với quy định của pháp luật, áp dụng hình thức và mức phạt và ra quyết định xử phạt hành chính.
Quyết định xử phạt VPHC khi được ban hành sẽ tạo ra hệ quả pháp lý đặc biệt, làm phát sinh trách nhiệm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, tức là buộc họ phải gánh chịu hậu quả bất lợi trước Nhà nước về tinh thần (bị hạn chế quyền) hoặc về tài sản (bị phạt tiền, bị tịch thu tang vật, phương tiện...).
Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành quy định: Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính [28].
Xử phạt vi phạm hành chính có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, xử phạt vi phạm hành chính là một loại hoạt động cưỡng chế nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước. Hoạt động xử phạt hành chính luôn luôn được các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện. Ch có các cơ quan hoặc người mà theo các văn bản pháp luật có quy định về xử phạt hành chính được Nhà nước trao thẩm quyền xử phạt hành chính mới có quyền quyết định xử phạt.
Xử phạt hành chính là phản ứng của Nhà nước trước các hành vi xâm hại quy tắc quản lý nhà nước. Biểu hiện của phản ứng đó chính là việc áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính. Việc áp dụng các biện pháp xử phạt này có tác dụng trực tiếp điều ch nh hành vi xử sự của người vi phạm, tức là buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi trước Nhà nước và có tác dụng đình ch vi phạm hành chính qua đó mà bảo vệ và duy trì trật tự quản lý nhà nước.
Hai là, cơ sở để xử phạt hành chính là hành vi vi phạm hành chính. Ch có hành vi nào xâm phạm quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự do các cá nhân, tổ chức đủ năng lực chủ thể thực hiện với lỗi cố ý hay vô ý mới bị xử phạt hành chính. "Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định" [28]. Đây là đặc điểm có tính nguyên tắc trong việc xử phạt VPHC.
Từ quy định trên, khi áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC đòi hỏi các cơ quan hoặc cán bộ nhà nước có thẩm quyền phải xác định rõ có vi phạm hành chính xảy ra hay không, tính chất và mức độ của vi phạm như thế nào, hành vi vi phạm đó có quy định trong các văn bản pháp luật quy định về xử phạt hành chính hay chưa.
Ba là, hoạt động xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn, kết quả của hoạt động này phải được thể hiện bằng quyết định xử phạt VPHC. Trong xử phạt hành chính, các chủ thể có thẩm quyền tiến hành xử phạt luôn được thực hiện hai loại hành vi: (i) hành vi ban hành quyết định xử phạt. Quyết định xử phạt VPHC phải được thể hiện bằng văn bản hay bằng một hình thức khác do pháp luật quy định; (ii) hành vi hành chính khác, như nhằm đình ch hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm, giải thích hành vi vi phạm và thông báo điều khoản văn bản pháp luật được áp dụng cho cá nhân hoặc tổ chức vi phạm, ...
Hai loại hành vi trên luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, hành vi ban hành quyết định xử phạt là cơ bản và chủ yếu nhất. Các hành vi hành chính khác được thực hiện nhằm hướng tới việc ra quyết định
xử phạt hoặc thực hiện trên cơ sở quyết định xử phạt. Đặc biệt, khi ban hành quyết định xử phạt sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý là làm phát sinh trách nhiệm hành chính. Quyết định xử phạt hành chính là hình thức thể hiện công khai ý chí và thái độ của Nhà nước phản ứng trước các hành vi vi phạm hành chính và mức cưỡng chế của Nhà nước đối với chủ thể vi phạm.
Bốn là, hoạt động xử phạt hành chính được tiến hành trong khuôn khổ pháp luật và phải tuân theo pháp luật về trình tự, thủ tục hành chính. Tất cả các cơ quan, cán bộ có thẩm quyền xử phạt hành chính khi thực hiện các hành vi xử phạt đều phải tuân theo các trình tự, thủ tục hành chính do pháp luật quy định. “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”.
Xuất phát từ khái niệm, đặc điểm của vi phạm hành chính nói chung, những đặc thù của hoạt động du lịch nói riêng, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển là một bộ phận trong pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về du lịch. Dó đó: Xử phạt VPHC trong lĩnh vực du lịch biển là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm các quy định quản lý hành chính nhà nước về du lịch biển, theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển ch ra hình thức xử phạt, hành vi phải bị xử phạt, mức phạt tiền cũng như các các hình thức xử phạt bổ sung; xử phạt VPHC trong lĩnh du lịch biển không bao gồm các biện pháp xử lý hành chính khác.
Xử phạt vi phạm hành chính trong du lịch biển có đặc điểm như sau:
Đặc điểm về đối tượng xử phạt: Đối tượng xử phạt VPHC trong lĩnh vực du lịch biển là rất rộng. Xử phạt VPHC trong lĩnh vực du lịch biển áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm quy tắc quản lý hành chính về du lịch biển. Đối tượng xử phạt có thể là HDV du lịch nội địa, HDV du lịch quốc tế, thuyết minh
viên tại điểm, tổ chức kinh doanh lữ hành, đại lí lữ hành, tổ chức kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, các chủ thể khác hoạt động du lịch gắn với biển.
Đặc điểm về thẩm quyền xử phạt: Việc xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch nói riêng. Trong hệ thống cơ quan nhà nước, không có một cơ quan riêng biệt được thành lập để tiến hành xử phạt VPHC trong du lịch mà thẩm quyền chủ yếu thuộc về các cơ quan quản lí hành chính từ trung ương đến địa phương, theo đó thẩm quyền xử phạt được quy định cụ thể cho các chức danh trong từng cơ quan này. Các chủ thể có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực du lịch biển bao gồm: Thanh tra chuyên ngành, chủ tịch UBND các cấp và các chủ thể khác theo quy định của Luật xử lý VPHC 2012 và Nghị định 158/2013/NĐ-CP Chính Phủ ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Quảng cáo và Nghị định 28/2017/NĐ-CP, ngày 20 tháng 3 năm 2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả , quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Quảng cáo.
Đặc điểm về trình tự, thủ tục xử phạt: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định. Về trình tự, thủ tục để tiến hành xử phạt một hành vi vi phạm hành chính được thực hiện quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Trong đó, bước đầu tiên đó là buộc chấm dứt hành vi vi phạm, đối với các hành vi vi phạm hành chính buộc phải lập biên bản thì sau khi buộc chấm dứt hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, đồng thời thực hiện công việc xác minh tình tiết của vụ việc và xác minh giá trị tang vật. Tiếp đó,