- Tổ chức nhận ủy thác cấp huyện, xã tăng cường công tác đào tạo tập huấn đối với Ban quản lý tổ. Ban quản lý tổ nên lựa chọn những người làm kinh tế giỏi, không phải hộ nghèo. Thành viên ban quản lý tổ phải là những người có sức khoẻ tốt, có uy tín với nhân dân, có khả năng làm việc lâu dài cho Tổ TK&VV và không phải là ban chấp hành hội cấp xã, không thay tổ chức bầu Ban quản lý Tổ TK&VV theo nhiệm kỳ để đảm bảo tổ được tập huấn, hoạt động gắn bó lâu dài với các thành viên của tổ và gắn với trách nhiệm cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của hộ vay.
4.2.7. Giải pháp về cơ chế cho vay đối với học sinh sinh viên
4.2.7.1. Mở rộng hình thức cho vay
- Cần mở rộng, bổ sung đối tượng vay đối mở rộng hơn nữa đối tượng còn khó khăn được thụ hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước với những quy định về lãi suất, thời hạn vay, mức vay phù hợp với từng đối tượng. Để khuyến khích các đối tượng thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn theo Quyết định 30A của Thủ tướng Chính Phủ nên ưu tiên các đối tượng này không thuộc diện theo Quyết định 157/QĐ-TTg để đảm bảo khuyến khích phát triển giáo dục nhằm đưa phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục các vùng khó khăn tiến kịp vùng xuôi.
- Mở rộng đối tượng vay vốn HSSV từ hoàn cảnh khó khăn tạm thời sang khó khăn về tài chính.Vì hầu hết gia đình có 02 con đi học (kể cả 01 học đại học, 01 học cấp III) cũng gặp hoàn cảnh rất khó khăn trong quá trình nuôi con, đầu tư cho con học tập để đảm bảo các hộ có từ 02 con trở lên gặp khó khăn nhưng không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn đi học.
- Mở rộng đối tượng cho vay theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về tín dụng đối với HSSV là hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống ở các xã thuộc vùng khó khăn; các hộ sống các xã thuộc vùng khó khăn không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn có thể cho vay tín dụng HSSV một cách bình thường để đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng khó khăn tiến kịp các vùng khác.
69
4.2.7.2. Nâng cao chất lượng việc huy động tiền gửi tiết kiệm qua các tổ tiết kiệm và vay vốn
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Đối Tượng Hssv Được Vay Vốn Theo Loại Hình Đào Tạo
- Đánh Giá Về Lãi Suất, Thời Gian, Thủ Tục Của Nhcsxh Tỉnh Nghệ An Tác Động Đến Khách Hàng Vay Vốn
- Định Hướng Hoạt Động Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam
- Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An - 12
- Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ huy động tiết kiệm cho tổ vay vốn, dự họp sinh hoạt tổ TK&VV mỗi năm 01 lần để quán triệt và vận động các thành viên tổ TK&VV nâng cao nhận thức về tiết kiệm. Cần chú trọng đầu tư tập huấn các đối tượng Ban quản lý Tổ TK&VV thuộc diện loại trung bình, loại yếu, tổ TK&VV ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; đồng thời phối hợp với hội nhận ủy thác cơ sở vận động các thành viên của tổ TK&VV nâng tỷ lệ số thành viên gửi tiền tiết kiệm từ 30.000 đồng/tháng hiện nay lên 50.000 đông/tháng và mỗi Tổ TK&VV cần phải đạt trên 80% số thành viên gửi tiền tiết kiệm, tạo ý thức cho mỗi thành viên Tổ TK&VV biết cách dành dụm, tiết kiệm, nhằm đảm bảo sau khi hộ vay gặp khó khăn khi nợ đến hạn hoặc lãi hàng tháng thì trích từ tiền gửi tiết kiệm của tổ viên để trả nợ gốc, nợ lãi cho Nhà nước.
4.2.7.3. Mức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với từng đối tượng
- Về mức cho vay:
+ Trong thời điểm hiện tại NHCSXH cần nâng mức cho vay lên
1.500.000 đồng/tháng để đáp ứng chi phí trang trải phục vụ học tập của HSSV. Mức cho vay tín dụng HSSV giữa các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn cũng cần điều chỉnh để đảm bảo chi phí tổi thiểu phục vụ sinh hoạt học tập của các em.
+ Đối với các trường có chi phí khác nhau cũng cần phải giải ngân phù hợp theo đối tượng HSSV bình quân của các trường. Vì tại các trường học phí của các trường là khác nhau, chi phí phục vụ cho mua sắm sách vở, đồ dùng là khác nhau. Giữa các khối sư phạm, nghệ thuật, xây dựng, kiến trúc… khác nhau; giữa các địa phương là khác nhau.
70
+ NHCSXH cần giải ngân đa dạng các sản phẩm tín dụng HSSV đối với các ngành đặc thù như: máy vi tính, đàn, máy móc phục vụ thực hành ở ngành kỹ thuật… Chính vì vậy, cần điều chỉnh mức vay phù hợp với với từng đối tượng, từng ngành HSSV đang theo học.
- Thực hiện định lại kỳ hạn trả nợ đối với trường hợp người vay không thuộc diện đối tượng được vay, không có nhu cầu vay vốn nữa, đã tốt nghiệp ra trường để tiến hành quản lý đôn đốc thu hồi nợ đến hạn một cách kịp thời. Phối hợp với nhà trường xử lý chuyển nợ quá hạn để thu hồi các trường hợp bỏ học, bị nhà trường đuổi học để thu hồi nợ trước hạn.
- Thời gian cho vay các đối tượng nên phù hợp đối với từng đối tượng. Đối với hộ nghèo là đối tượng khó khăn nhất trong những đối tượng cần đầu tư vốn dài hơn vì đối tượng này rất khó khăn; đối tượng hộ cận nghèo là đối tượng đã thoát nghèo có điều kiện trả hơn hộ nghèo thì tiến hành định kỳ hạn sớm hơn để trả nợ cho NHCSXH.
4.2.7.4. Quản lý củng cố, hoàn thiện tổ tiết kiệm vay vốn
NHCSXH huyện và các tổ chức CT-XH nhận ủy thác của xã định kỳ duy trì công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, tiến hành rà soát lại chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV trung bình, yếu kém để tiến hành phân tích, làm rõ nguyên nhân và làm căn cứ để thực hiện việc củng cố, kiện toàn lại Tổ. Củng cố tổ Ban quản lý TK&VV theo hướng bền vững chứ, không phải là tổ TK&VV theo nhiệm kỳ. Tổ chức thực hiện bình xét cho vay và đôn đốc, giám sát việc sử dụng vốn vay HSSV đúng mục đích xin vay, trả nợ, trả lãi theo đúng quy định.
4.2.7.5. Tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay
Để quản lý tín dụng HSSV có hiệu quả thì NHCSXH cần tham mưu các cấp, các ngành tiến hành kiểm tra trên các kênh từ các cấp, các ngành, Ban đại diện HĐQT, các tổ chức hội nhận ủy thác, NHCSXH, tổ TK&VV
71
tiến hành kiểm tra việc bình xét cho vay đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng, sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay của các hộ vay, phối hợp với Nhà trường để xác định vốn vay HSSV đã sử dụng phục vụ vào mục đích học tập hay chưa.
- Duy trì định kỳ thành lập đoàn kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp về việc sử dụng vốn vay của các HSSV tại các hộ vay và trực tiếp tại các trường đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề.
- Các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề cần quản lý HSSV thông qua việc yêu cầu HSSV khi được vay vốn phải nộp học phí cho nhà trường theo đúng kỳ hạn.
4.2.8. Các giải pháp khác
- Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, đào tạo cho cán bộ tổ chức hội nhận ủy thác, cán bộ Ban giảm nghèo để họ hiểu rõ về các nghiệp vụ tín dụng chính sách nói chung và tín dụng HSSV để làm tốt công tác tín dụng tại địa phương.
- Chú trọng công tác tham mưu, phân bổ nguồn vốn hợp lý giữa các đơn vị cấp xã, cấp xóm, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng.
- NHCSXH cần chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với cấp ủy, chính quyền địa phương và tranh thủ sự chỉ đạo của địa phương trong việc thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn. Tham mưu cho UBND cấp huyện bổ sung chủ tịch UBND cấp xã có nợ xấu lớn, hoạt động tín dụng chinh sách xã hội kém hiệu quả vào thành viên Ban đại diện HĐQT huyện để gắn trách nhiệm của lãnh đạo UBND xã và có biện pháp xử lý thu hồi nợ xấu.
4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Kiến nghị đố i vớ i Nhà nướ c
- Đề nghị Quốc hội hàng năm thực hiện trích ngân sách để thực hiện cấp bù chênh lệch lãi suất huy động từ tiết kiệm thị trường hàng năm một cách kịp thời để cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi, đồng thời thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với các trường hợp HSSV trả nợ trước hạn được giảm lãi suất cho vay.
72
- Chi phí phục vụ cho học tập ngày càng tăng, đặc biệt là giá cả sinh hoạt tại các trường thuộc khu vực thành phố. Bên cạnh đó, theo lộ trình thì các trường tăng học phí hàng năm. Đề nghị Chính phủ có lộ trình tăng mức cho vay để đáp ứng nhu cầu phục vụ học tập cho các HSSV tại trường, giảm áp lực đối với gia đình hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn. Trước mắt nên tăng từ mức 1.100.000 đồng/tháng lên mức 1.500.000 đồng/tháng để đảm bảo trang trải cho HSSV.
- Mức cho vay: Do các địa phương mức chi phí cho việc sinh hoạt là khác nhau, các mức khác nhau của các chương trình đào tạo. Đề nghị Nhà nước nên quy định mức cho vay theo vùng, chương trình đào tạo để đảm bảo mức chi phí ổn định cho HSSV an tâm học hành.
- Hiện nay, lãi suất cho vay tiêu dùng của các NHTM trung và dài hạn là 07%/năm (0,58%/tháng). Trong khi đó cho vay đối với HSSV cũng là cho vay tiêu dùng với tín dụng ưu đãi thì lãi suất của NHCSXH hiện này là 07,2%/năm (0,6%/tháng), cao hơn các NHTM. Để đảm bảo hợp lý qua khảo sát mong muốn của hộ vay vốn HSSV, cũng như đảm bảo lãi suất ưu đãi đề nghị Nhà nước cần giảm lãi suất cho vay HSSV xuống 0,5%/tháng để đảm bảo cho các hộ nghèo, cận nghèo vay vốn HSSV bớt khó khăn và đảm bảo tính ưu việt của Nhà nước.
- Để đảm bảo thủ tục giấy tờ nhanh gọn, minh bạch, tránh tình trạng người vay phải xin xác nhận đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn của UBND xã; đồng thời phải có giấy xác nhận của nhà trường là HSSV đang theo học tại trường không mắc các tệ nạn xã hội thì đề nghị Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương các xã trước khi đến kỳ cho vay cần công khai đối tượng đủ điều kiện vay, các HSSV đang vay vốn tại trường trên website ”vay vốn đi học” để không để người dân, HSSV phải đi xác nhận nhiều lần, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn vay HSSV.
73
- Xử lý rủi ro: Theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg, ngày 28/7/2010 của Chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Việc HSSV vay vốn thông qua gia đình trong quá trình vay vốn nếu không may bị chết nhưng bố mẹ vẫn còn sống thì không thực hiện xóa nợ đối với HSSV này. Vì đây là chương trình nhân văn đầu tư giáo dục, đề nghị Chính phủ nên thực hiện xóa nợ đối với HSSV không may chết.
- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép HSSV sau khi ra trường trong vòng 01 năm thì bắt đầu trả nợ lên thành 02 năm bắt đầu trả nợ để đảm bảo HSSV có thời gian đi tìm được việc làm. Kéo dài thời hạn trả nợ đối với trường hợp vay vốn đã được gia hạn hết thời gian tối đa, sinh viên đã ra trường nhưng chưa có việc làm và gia đình có hoàn cảnh khó khăn chưa có khả năng trả nợ.
- Hiện nay, một số hộ vay vốn muốn trả nợ trước hạn để hưởng chế độ giảm lãi suất của NHCSXH đã làm cho chi phí quản lý đối với tín dụng HSSV tăng lên làm ảnh hưởng đến quá trình triển khai cho vay, quản lý dư nợ HSSV. Đề nghị Chính phủ cần phải cấp bù việc thoái lãi do HSSV trả nợ trước hạn cho NHCSXH.
- Đề nghi ̣Chính phủ bổ sung thêm đối tương hộ gia đình thu nhập trung
bình (có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 200% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật) có từ 02 HSSV trở lên đi học vào đối tượng được vay vốn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg.
- Đề nghị Ngân hàng Nhà nước có biện pháp yêu cầu các tổ chức kinh tế tài chính, các NHTM Nhà nước thực hiện nghiêm túc việc duy trì 02% số tiền gửi sang NHCSXH để đảm bảo thực hiện cho vay các đối tượng thụ hưởng.
4.3.2. Kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp
- Đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục quan tâm tạo điều kiện để NHCSXH hoạt động có hiệu quả. Hàng năm HĐND, UBND các huyện tiếp tục trích ngân sách địa phương để làm nguồn vốn góp phần để đảm cho vay học sinh sinh viên, trang bị thêm máy móc, phương tiện làm việc cho NHCSXH Nghệ An.
- Đề nghị cấp ủy và Chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp tốt hơn nữa trong công tác bình xét hộ vay vốn chính xác, dân chủ, công khai và phù hợp; để giúp cho những hộ nghèo, cận nghèo và hộ thật sự khó khăn được tiếp cận kịp thời với nguồn vốn cho vay ưu đãi của Chính phủ, nhất là trong chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động cho vay của NHCSXH, để đồng vốn của NHCSXH đầu tư đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao.
- Kiến nghị Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành, các địa phương có cơ chế chính sách thu hút và tạo việc làm phù hợp cho HSSV sau khi ra trường để các em có cơ hội phục vụ địa phương, tìm được việc làm ổn định, có thu nhập để hoàn trả vốn vay đúng theo quy định.
4.3.3 Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
- Chương trình tín dụng HSSV có tính chất phức tạp so với các chương trinh khác do phải thực hiện nhiều công đoạn phức tạp trong quản lý cho vay từ cơ sở xóm, xã, nhà trường nơi HSSV vay vốn; giải ngân, khối lượng với công việc lớn, thu nợ với thời gian dài, áp lực đối với cán bộ tín dụng NHCSXH huyện là rất lớn. Do vậy, đề nghị NHCSXH tỉnh bố trí, sắp xếp hợp lý để đảm bảo các huyện có dư nợ HSSV lớn bố trí thêm cán bộ để đảm bảo nâng cao quản lý tín dụng HSSV một cách có chất lượng.
- Tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra sau khi cho vay, đa dạng hóa các kênh kiểm tra, phối hợp với các ngành, các cấp, địa phương tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay của HSSV.
- Tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ cho các kênh đối với các tổ chức hội nhận ủy thác, tổ TK&VV để đảm bảo vốn vay tín dụng chính sách có hiệu quả. Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ NHCSXH tỉnh Nghệ An để đảm bảo NHCSXH tỉnh Nghệ An thực sự là người công bộc của dân, phục vụ tốt các đối tượng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách có hiệu quả.
- Thường xuyên quan tâm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban đại diện HĐQT chỉ đạo ra các văn bản chỉ đạo về thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn.
4.3.4. Kiến nghị đối với HĐQT - NHCSXH
- Đề nghị HĐQT-NHCSXH điều chỉnh mức vay HSSV phù hợp với chi phí của từng vùng, miền để đảm bảo chi phí phù hợp, các em an tâm công tác học hành.
- Do đa số HSSV hiện nay ra trường sau 01 năm mới đi tìm việc làm, đồng thời việc làm của nhiều HSSV sau khi ra trường công việc và thu nhập chưa ổn định. Đề nghị NHCSXH cần điều chỉnh kỳ hạn trả nợ món nợ phân kỳ đầu tiên sau 24 tháng để cho gia đình có nguồn để trả nợ cho NHCSXH. Đồng thời áp dụng thu lãi theo tháng như các chương trình tín dụng khác để đảm bảo các hộ vay giảm bớt gánh nặng sau này trả một lúc nợ đến hạn và tiền lãi lớn dẫn đến việc khó thu hồi vốn cho Nhà nước.
- Nghệ An có diện tích lớn, dân số đông, con người hiếu học, dư nợ tín dụng HSSV lớn nhất toàn quốc. Đề nghị NHCSXH Việt Nam cân đối nguồn lực bổ sung cho NHCSXH Việt Nam tăng thêm trước mắt 01-02 người/huyện để đảm bảo quản lý tốt chương trình tín dụng HSSV một cách có hiệu quả.