+ Vốn cho vay giúp người vay vốn khắc phục tư tưởng tự ti, ỷ lại, tự nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của mình tạo tiền đề hòa nhập sản xuất hàng hóa. Từng bước giúp người dân nghèo tự vươn lên, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, giảm sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
- Đối với khu vực khó khăn, những ngành nghề, những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công cộng mà bản thân hoạt động đó không có lãi nhưng lại rất cần cho sự phát triển chung của xã hội, đòi hỏi Nhà nước phải có sự trợ giúp thông qua việc cho vay vốn với điều kiện ưu đãi, tạo tiền đề cho các vùng kinh tế kém phát triển do môi trường và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt có điều kiện tiếp cận với nền kinh tế thị trường, rút ngắn khoảng cách lạc hậu với các ngành, vùng kinh tế phát triển khác.
Thứ hai, làm lành mạnh hóa hệ thống tài chính – ngân hàng khi tách rời tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại. Với xu thế cải tổ hệ thống NHTM thuộc sở hữu Nhà nước theo hướng cổ phần hóa thì việc tách bạch tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại là một việc làm tất yếu vì bản thân các NHTM không thể giành nổi chi phí để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Việc tách bạch này sẽ trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các ngân hàng, giúp các NHTM không còn phải chịu áp lực từ những khoản vay theo chỉ định có rủi ro cao và chi phí lớn. Từ đó giúp các NHTM phát triển cả về chất lượng cũng như quy mô, đồng thời việc sử dụng nguồn vốn của Nhà nước cho tín dụng chính sách ngày càng có tính chuyện biệt, minh bạch và hiệu quả hơn.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và tầm quan trọng của cho vay học sinh, sinh viêncủa NHCSXH
1.1.2.1. Khái niệm cho vay học sinh, sinh viên của NHCSXH
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. (Nguyễn Minh Kiều, 2013).
Cho vay là một hoạt động thường xuyên và chủ yếu của những tổ chức tín dụng, nghiệp vụ cho vay đem lại phần lớn thu lãi cho tổ chức tín dụng.
khác.
Cho vay thể hiện ba mặt cơ bản:
- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người
- Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời.
- Khi hoàn trả lại giá trị đã chuyển giao phải bao gồm cả vốn gốc lẫn lãi. Đối tượng cho vay rất đa dạng từ cá nhân, doanh nghiệp đến các tổ chức. Từ quan điểm trên, khái niệm về cho vay HSSV được tổng kết lại như sau:
Cho vay HSSV là loại hình cho vay đối với đối tượng đặc biệt là HSSV có
hoàn cảnh khó khăn. Cho vay HSSV là việc NHCSXH sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho vay HSSV đang học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và học nghề vay nhằm mua sắm phương tiện học tập và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập tại trường. (Phan Thị Thu Hà, 2004)
1.1.2.2. Đặc điểm cho vay học sinh, sinh viên của NHCSXH
Hoạt động cho vay đối với HSSV không thể giống như hoạt động cho vay thông thường mà nó phải chứa đựng những yếu tố cơ bản sau:
Một là, đây là cho vay không vì mục tiêu lợi nhuận.
Xuất phát từ mục tiêu của cho vay chính sách là không vì mục tiêu lợi nhuận mà là góp phần thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế - chính trị - xã hội, thể hiện như sau:
- Về nguồn vốn: được Nhà nước hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ nguồn vốn hoạt động cho vay đối với HSSV.
- Về tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với HSSV: được Nhà nước chỉ định hoặc do Nhà nước thành lập.
- Về mục tiêu của cho vay đối với HSSV: Giúp HSSV đóng học phí và các chi phí liên quan đến học tập từ đó HSSV có điều kiện vươn lên trong học tập.
Hai là, cho vay theo hướng thương mại nhưng không phải là thương mại thuần
túy.
Vì cho vay HSSV cũng cần tồn tại lâu dài và phát triển bền vững, điều đó chỉ
có thể thực hiện được khi nó tuân theo tính quy luật vốn có của nó và có cơ chế để
hướng tới tự chủ về nguồn vốn, bảo toàn vốn và phát triển được vốn.
Cho vay chỉ định và bao cấp nặng nề tự nó sẽ không tồn tại và phát triển được mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn và tài trợ từ bên ngoài dẫn đến sẽ gặp khó khăn trong hoạt động.
Bao cấp tín dụng tự nó đã làm méo nó các cơ chế tín dụng như cho vay chỉ định do vay cần phải qua nhiều cấp xét duyệt, quyết định cho vay chủ yếu dựa vào chính quyền các cấp, sự luân chuyển vốn và huy động vốn là không thường xuyên.
Chính vì những lý do như trên mà tín dụng Ngân hàng đối với HSSV cũng phải theo hướng thương mại nhưng không phải là thương mại thuần túy mà phải có lộ trình cho từng giai đoạn theo sự phát triển chung của xã hội.
Ba là, người vay vốn không phải là người trực tiếp sử dụng vốn vay. (Phan Thị Thu Hà, 2004)
Trong các chương trình cho vay thông thường, người vay vốn sẽ là người trực tiếp điều hành nhận nợ và sử dụng vốn đã vay. Khác với các chương trình cho vay thông thường, NHCSXH cho HSSV vay vốn thông qua hộ gia đình, người đứng ra vay vốn và trực tiếp nhận nợ là hộ gia đình, nhưng hộ gia đình không phải là người trực tiếp sử dụng đồng vốn đã vay, mà hộ gia đình lại chuyển số tiền vốn vay này cho con, em mình sử dụng phục vụ cho việc học tập như nộp học phí, ăn ở, đi lại và chi phí học tập cho HSSV trong thời gian học tập tại trường.
Người trực tiếp vay vốn và trả nợ cho ngân hàng là cha mẹ HSSV, nhưng nguồn thu nhập chính để trả nợ là nguồn thu nhập của HSSV sau khi ra trường có việc làm.
Tuy nhiên, đối tượng vay vốn chương trình cho vay HSSV là những hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, vì vậy, ngoài vay vốn từ chương trình cho vay HSSV, các hộ gia đình còn có thể đủ điều kiện và được vay vốn để sản xuất kinh doanh từ các chương trình cho vay khác như chương trình cho vay hộ nghèo, chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, chương trình cho vay giải quyết việc làm …
Do đó nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng của chương trình này rất khác với các chương trình cho vay khác của NHCSXH, nguồn thu nhập để trả nợ bao gồm
nguồn thu nhập của HSSV sau khi tốt nghiệp có việc làm mang lại và nguồn thu nhập từ sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, dùng nguồn thu nhập tổng hợp của hộ gia đình để trả nợ NHCSXH theo cam kết đã thỏa thuận.
Người vay vốn là người trực tiếp sử dụng vốn vay đối với trường hợp HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ mà người còn lại không có khả năng lao động thì HSSV được vay vốn trực tiếp tại NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở.
Bốn là, thủ tục và quy trình cho vay phải đơn giản, thuận tiện để HSSV có thể tiếp cận được với cho vay Ngân hàng một cách dễ dàng. Việc phê duyệt cho vay cần đảm bảo mục tiêu: xác định đúng đối tượng, xác định đúng nhu cầu vay vốn nhưng phải tránh phiền hà và thủ tục rườm rà.
- Các hình thức đảm bảo tiền vay: Gia đình của HSSV thường là hộ nghèo có rất ít tài sản, do vậy yêu cầu về những tài sản thế chấp thông thường như đất đai, nhà cửa, máy móc và các tài sản khác là không thích hợp. Cho vay chính sách trong trường hợp này dựa trên uy tín của chính khách hàng vay, cho vay không cần tài sản đảm bảo. Ngân hàng có thể sử dụng một số hình thức thay cho tài sản thế chấp như: Nhóm liên đới, cho vay dựa trên uy tín và tính cách khách hàng, bảo lãnh của bên thứ ba …
- Về lãi suất cho vay: Đây là một vấn đề phức tạp. Hiện có hai quan điểm trái ngược nhau về lãi suất cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn.
Quan điểm thứ nhất áp dụng lãi suất ưu đãi, tức là lãi suất thấp hơn lãi suất áp dụng tại các NHTM trên thị trường do quan điểm này cho rằng vay vốn phải được hiểu như một nội dung của chính sách xã hội.
Quan điểm thứ hai cho rằng áp dụng lãi suất thị trường vì cho rằng HSSV cần vốn hơn, lãi suất ưu đãi hay không không quan trọng đối với HSSV vì thực tế cho thấy họ vẫn có thể đi vay nặng lãi và hoàn trả sòng phẳng.
Đối với tổ chức cấp cho vay chính sách, bền vững tài chính là mục tiêu đạt được không dễ dàng. Yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự bền vững về tài chính là khả năng tự trang trải chi phí trong quá trình hoạt động. Chính sách về lãi suất cho vay liên quan đến vấn đề này.
Tuy nhiên nhằm đảm bảo mục tiêu bền vững, hoạt động cho vay HSSV cũng giống như các hoạt động cho vay khác đều tuân thủ hai nguyên tắc đó là: Vốn vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận và các món vay phải được hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi.
Do đặc thù riêng có của chương trình cho vay HSSV, nên việc cho vay của chương trình này được xã hội hóa rộng hơn các chương trình cho vay khác, đặc biệt là khâu thu hồi nợ của chương trình cần có sự phối hợp của các đơn vị nơi cha mẹ HSSV cư trú, của đơn vị nơi HSSV làm việc, của các đơn vị đã được hưởng lợi từ chương trình cho vay HSSV và của nhiều cấp, nhiều ngành.
1.1.2.3. Tầm quan trọng của cho vay học sinh, sinh viên
a. Đối với học sinh, sinh viên
- Cho vay HSSV giúp HSSV giải quyết những khó khăn trong thời gian học tập tại trường để tiếp tục theo học, giải quyết những khó khăn cho cha mẹ HSSV không phải đi vay nặng lãi để cho con em mình ăn học.
- Giúp HSSV xác định rò trách nhiệm của mình trong quan hệ vay mượn, khuyến khích người vay sử dụng vốn vào mục đích học tập tốt để sau này ra trường có việc làm tạo thu nhập trả nợ ngân hàng.
b. Đối với xã hội
- Tín dụng đào tạo cho HSSV góp phần giảm tỷ lệ thất học, phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế tri thức, đào tạo những tài năng cho đất nước, tạo điều kiện phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Góp phần cân đối đào tạo cho các vùng miền và các đối tượng là người vươn lên; giảm bớt dần sự thiếu hụt cán bộ, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về dân trí, về kinh tế giữa các vùng miền, tạo ra khả năng đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước trong giai đoạn mới, cải tạo đời sống của một bộ phận HSSV, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, hạn chế được những mặt tiêu cực.
- Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà trường, Ngân hàng và HSSV. Nêu cao tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và học tập, tạo niềm tin
của thế hệ trí thức trẻ vào đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
c. Đối với Ngân hàng
Trong quá trình thực hiện xóa đói giảm nghèo và thực hiện mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội, nhận thấy việc cung cấp tài chính đối với HSSV thông qua hình thức tín dụng là rất hiệu quả. Quá trình tập trung các nguồn vốn và chu chuyển qua hình thức tín dụng đã tạo được một khối lượng vốn gấp nhiều lần để hỗ trợ HSSV, đồng thời thông qua việc cung cấp vốn bằng hình thức tín dụng đã giúp HSSV nghèo có điều kiện vươn lên học tập tốt, nhằm nâng cao địa vị xã hội.
1.1.3. Các hình thức cho vay học sinh, sinh viên của NHCSXH
Để thực hiện chuyển tải nguồn vốn cho vay ưu đãi của Chính phủ đến với HSSV có hoàn cảnh khó khăn, NHCSXH có thể áp dụng các hình thức cho vay sau:
1.1.3.1. Ủy thác cho vay
Do địa bàn hoạt động của NHCSXH chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đường xá đi lại hết sức khó khăn trong khi đó món cho vay các đối tượng thường nhỏ vì vậy chi phí quản lý rất lớn, việc quản lý bị phân tán và việc thực hiện đối với các cán bộ cũng là một vấn đề có nhiều khó khăn, nên NHCSXH thực hiện chuyển tải vốn đến người vay chủ yếu thông qua phương thức ủy thác cho vay.
Việc ủy thác cho vay thực hiện thông qua các tổ chức chính trị - xã hội nhằm hạn chế việc tăng quy mô bộ máy tổ chức của NHCSXH, đồng thời tận dụng bộ máy vốn có của các tổ chức nhận ủy thác, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước hàng năm để nuôi bộ máy NHCSXH.
Tuy nhiên, đối với phương thức cho vay này, có mặt lợi là chi phí để thực hiện cho vay tiết kiệm, cộng đồng trách nhiệm trong công tác xóa đói giảm nghèo, nhưng phương thức này quản lý khó khăn hơn, dễ bị phân tán, hạn chế trong việc huy động vốn.
1.1.3.2. Cho vay trực tiếp
Đây là hình thức NHCSXH chủ động thực hiện việc giải ngân tới các hộ gia
đình, các chủ dự án, bỏ khâu giải ngân qua tổ chức trung gian nhằm tận dụng màng lưới tổ chức, đào tạo cán bộ, tiết kiệm chi phí quản lý, nâng cao dần chất lượng hoạt động của toàn hệ thống.
Việc cho vay trực tiếp đến khách hàng là vì: Một mặt tạo tiền đề để phát triển các chức năng kho quỹ, chức năng thanh toán, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; mặt khác, nhằm tận dụng màng lưới tổ chức, cán bộ, phượng tiện và công cụ điều hành mà Hội đồng quản trị NHCSXH, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã cho phép thực hiện để tăng thu, tiết kiệm chi, giảm cấp phát từ Ngân sách Nhà nước, từng bước tiến tới tự lực chi phí quản lý ngành, đứng vững trên đôi chân của mình. Chính vì vậy, đây là việc làm rất cần thiết cần được triển khai, đặc biệt là đối với các Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện.
Tuy nhiên, đối với phương thức cho vay này khi cho vay phải quản lý vốn chặt chẽ hơn, nghiệp vụ chuyên sâu hơn sẽ phát huy hiệu quả đồng vốn tốt hơn và tiếp cận xã hội trên diện rộng nên thuận lợi cho việc huy động nguồn vốn. Nhưng chi phí để thực hiện việc cho vay tốn kém hơn. (Nguyễn Trọng Hoài, 2007)
1.1.4. Kết quả cho vay học sinh, sinh viên của NHCSXH
a. Qui mô cho vay HSSV
Qui mô tín dụng thể hiện ở các chỉ tiêu:
+ Doanh số cho vay HSSV
Doanh số cho vay HSSV được xác định bằng tổng số vốn ưu đãi đã cho các HSSV vay trong một thời kỳ nhất định. Thông qua các con số đó người ta có thể đánh giá được sức tăng trưởng hay suy giảm của quy mô vốn vay HSSV giữa các thời kỳ.
+ Dư nợ cho vay HSSV
Dư nợ cho vay là một chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay theo thời điểm vì thế nó cập nhật một cách chính xác quy mô cho vay của Ngân hàng tại thời điểm hiện tại, trong đó, nó cũng thể hiện số nợ khoanh, nợ xấu trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Dư nợ cho vay HSSV là số tiền nợ mà các khách hàng đang nợ ngân hàng.
+ Tỷ trọng dư nợ cho vay HSSV:
Dư nợ cho vay HSSV | ||
= | Tổng dư nợ tín dụng | x 100% |
Có thể bạn quan tâm!
- Chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội - 1
- Chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội - 2
- Các Hoạt Động Cơ Bản Của Nhcsxh
- Chất Lượng Tín Dụng Trong Cho Vay Học Sinh , Sinh Viên Tại Nhcsxh
- Kinh Nghiệm Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trong Cho Vay Học Sinh Sinh Viên Của Một Số Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Khác Và Bài Học Đối Với Ngân
- Thực Trạng Chất Lượng Tín Dụng Trongcho Vayđối Với Học Sinh, Sinh Viên Tại Nhcsxh Chi Nhánh Thành
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Chỉ tiêu này phản ánh qui mô cho vay HSSV của Ngân hàng Chính sách so sánh với việc cho vay các đối tượng khác. Nếu chỉ tiêu này phản ánh việc NHCSXH có tập trung vào việc cho vay đối với HSSV và bên cạnh đó còn mở rộng cho vay các đối tượng khác nhằm mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo toàn diện.
+ Tốc độ tăng trưởng cho vay HSSV: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay HSSV qua các năm.
= | Dư nợ cho vay HSSV năm sau | x 100% |
Dư nợ cho vay HSSV năm trước |
Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay HSSV phản ánh nỗ lực của ngân hàng trong việc chuyển tải vốn tới HSSV và có biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng.
b. Số lượng khách hàng
- Số lượng HSSV được vay vốn ngân hàng
Chỉ tiêu số lượng HSSV được vay vốn ngân hàng là chỉ tiêu đánh giá về sự tiếp cận của khách hàng HSSV đối với công tác tín dụng.
Công thức tính:
= | Lũy kế số lượt HSSV được vay đến cuối kỳ trước | + | Lũy kế số lượt HSSV được vay trong kỳ báo cáo |
Chỉ tiêu lũy kế số lượt HSSV vay vốn được tính lũy kế từ lượt vay đầu tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả.
Đối với NHCSXH, trong điều kiện còn rất nhiều đối tượng chính sách chưa được tiếp cận với nguồn vốn chính thức của ngân hàng đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển của NHCSXH trong hoạt động cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn.