Chỉ Đạo Thực Hiện Nghiêm Công Tác Kiểm Tra, Giám Sát Và Thi Hành Kỷ Luật Đảng Ở Các Doanh Nghiệp


giá tập trung ở 4 nội dung chính: Về tư tưởng chính trị; về phẩm chất đạo đức, lối sống; về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; về tổ chức kỷ luật. Chất lượng đảng viên, cán bộ xếp loại theo 4 mức: Đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ; đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ; đảng viên vi phạm tư cách.

Tổ chức quán triệt và thực hiện quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh, các cấp ủy Đảng ở doanh nghiệp tập trung làm tốt công tác đánh giá chất lượng đảng viên, cán bộ, kết quả đánh giá phân loại đảng viên hàng năm đảm bảo chặt chẽ, phản ánh đúng chất lượng của đội ngũ đảng viên, cán bộ. Cụ thể: kết quả đánh giá chất lượng bình quân 5 năm (2010 - 2015): Đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 14,28%; đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ 74,09%; đủ tư cách, hoàn thành nhiệm vụ 11,09%; vi phạm tư cách 0,50%. So sánh với giai đoạn 2006 - 2009, thì tỷ lệ % đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tăng 1,54%; hoàn thành tốt nhiệm vụ tăng 0,95%; đảng viên vi phạm tư cách giảm 0,35% [Phụ lục 6].

2.3.4. Chỉ đạo thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng ở các doanh nghiệp

Nhận thức đúng về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của toàn Đảng bộ, trước hết là nhiệm vụ của cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy, do cấp ủy trực tiếp tiến hành. Đó cũng là những quan điểm, nguyên tắc hoạt động xuyên suốt của Đảng để bảo đảm cho các TCCSĐ thật sự TSVM. Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát do Đại hội đại biểu Đảng bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra, cùng với việc triển khai học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn về công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật Đảng, tiến hành tập trung vào giải quyết cơ sở đảng yếu kém; thực hiện nền nếp đánh giá chất lượng TCCSĐ.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo trực tiếp Đảng ủy Khối doanh nghiệp tiếp tục quán triệt, đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU, của


BCH Đảng bộ tỉnh, phương hướng: “Tăng cường công tác kiểm tra của cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp, tập trung vào việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc…. Các tổ chức đảng và đảng viên phải đẩy mạnh thực hiện tự phê bình và phê bình, tự kiểm tra, chủ động phát hiện, ngăn ngừa, giáo dục là chính. Phải kết hợp giữa xây và chống, coi trọng chất lượng là chính, tránh hình thức” [138, tr.4]. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy đã ban hành Quyết định số 951-QĐ/TU, ngày 18-7-2014 “Về quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy” để chỉ đạo thực hiện.

Trên cơ sở nghiên cứu, quán triệt, thực hiện nghị quyết, kế hoạch, chỉ thị, quy định của Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối doanh nghiệp đã kịp thời xây dựng, bổ sung, ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc của cấp ủy và Ủy ban kiểm tra. Các cấp ủy, tổ chức đảng trong doanh nghiệp tập trung vào chỉ đạo quán triệt và thực hiện nghiêm túc Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định của Đảng, của cấp ủy về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng. Từ đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức cho cán bộ, đảng viên trong doanh nghiệp về vai trò, vị trí, ý nghĩa của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong tình hình mới; làm cho mọi đảng viên thấy được kiểm tra, giám sát là việc không thể thiếu trong các hoạt động lãnh đạo của Đảng. Cấp ủy, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng phải là những tấm gương sáng, mẫu mực về đạo đức, lối sống, xác định đúng đắn và nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm, quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy và hướng dẫn của Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Khối doanh nghiệp được kiện toàn đủ số lượng, chất lượng được nâng lên, đi vào hoạt động nền nếp. Kết quả trong Báo cáo số 108-BC/ĐUK, ngày 24-6-1015, nêu rõ: “… Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy và Ủy ban kiểm tra các cấp đã góp phần nâng cao chất lượng tổ chức đảng,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.


chất lượng cán bộ, đảng viên, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đưa các doanh nghiệp trong Khối tiếp tục phát triển” [75, tr.11].

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020 - 10

Đặc biệt, trong đánh giá về ưu điểm của công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng, Báo cáo số 108-BC/ĐUK chỉ ra: “Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp đã lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp trong Đảng bộ bám sát nhiệm vụ chính trị, xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa, hằng năm xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và tổ chức kiểm tra, giám sát có trọng tâm, sát với yêu cầu nhiệm vụ của từng doanh nghiệp đạt hiệu quả, đúng quy định” [75, tr.11]. Tập trung đi sâu kiểm tra những vấn đề nổi cộm, bức xúc, những lĩnh vực dễ phát sinh vi phạm như đất đai, tài chính, xây dựng cơ bản, công tác chính sách...; về trách nhiệm cá nhân của cán bộ chủ chốt, của người đứng đầu đang hoạt động ở các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực quan trọng, địa bàn trọng điểm; tăng cường kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên là cấp ủy viên, cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý về tình hình chấp hành nguyên tắc Đảng; thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng; kiểm tra mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mỗi người, kỷ luật phát ngôn, việc chấp hành Quy định của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm; kiểm tra việc giữ gìn phẩm chất cách mạng, đạo đức và lối sống của cán bộ, đảng viên.

Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, cấp ủy và Ủy ban kiểm tra của TCCSĐ ở doanh nghiệp trong toàn Đảng bộ đã thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát, điển hình có: Đảng bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đảng bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy lợi Bắc Hà Tĩnh, Đảng bộ Công ty Cao su Hương Khê, Đảng bộ Công ty Viễn thông Hà Tĩnh, Đảng bộ Công ty Điện lực Hà Tĩnh, Đảng bộ Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh [75, tr.2].

Ngày 5-9-2011, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Kế hoạch số 27- KH/TU về triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, của Bộ Chính trị, Ban


Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu: “Kết hợp việc học tập, nâng cao nhận thức với nâng cao ý thức tự giác rèn luyện làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. Kết hợp giữa xây và chống, giữa động viên, khuyến khích với đôn đốc, kiểm tra của các cấp ủy đảng; phát huy vai trò nêu gương của cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cấp, các ngành, đơn vị” [147, tr.1]. Theo đó, ngày 14-11-2013, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tiếp tục ra Chỉ thị số 33-CT/TU, “Về tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trong Chỉ thị số 33, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu: “Quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị phải gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Quy định những điều đảng viên không được làm… Mỗi đồng chí cán bộ chủ chốt phải xây dựng chương trình, kế hoạch, cam kết các nội dung rèn luyện, phấn đấu cụ thể, báo cáo chi bộ, đảng ủy, ban cán sự đảng hoặc đảng đoàn nơi mình công tác góp ý, giúp đỡ, tạo điều kiện thực hiện và định kỳ 3 tháng một lần kiểm điểm những nội dung đó trước chi bộ” [157, tr.2].

Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, cùng với việc triển khai học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của tổ chức đảng cấp trên. Đảng ủy Khối doanh nghiệp tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết, quy định hướng dẫn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng; tập trung chỉ đạo cấp ủy, Ủy ban kiểm tra cấp dưới thực hiện đúng kế hoạch, quy chế kiểm tra, giám sát; tăng cường mở rộng phạm vi và đối tượng giám sát nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo, ngăn ngừa những khả năng xảy ra vi phạm, khuyết điểm. Xử lý nghiêm minh những trường hợp cố tình vi phạm; gắn quá trình kiểm tra sau thực hiện tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI với việc xem xét, xử lý đảng viên vi phạm, và thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị. Sau kiểm tra, 100% các TCCSĐ ở doanh nghiệp đã tập trung chỉ đạo đồng bộ các giải pháp, lộ trình khắc phục tồn tại, hạn chế. 100% TCCSĐ ở doanh nghiệp xây dựng chuẩn mực, 100% cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động đăng ký và thực hiện “làm theo” một cách thiết thực và hiệu quả.


Chỉ đạo cụ thể về xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên và tổ chức đảng, trong Báo cáo số 279-BC/TU, ngày 07-8-2015 nêu rõ: “Việc thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên được thực hiện nghiêm minh, chính xác, đảm bảo đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục và thẩm quyền, hình thức phù hợp, được cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động đồng tình” [163, tr.6]. Kết quả thống kê riêng đối với TCCSĐ ở doanh nghiệp về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng: Cấp ủy và Ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra, giám sát đối với 313 tổ chức đảng, 1.180 đảng viên, trong đó có 269 đảng viên là cấp ủy viên các cấp; kiểm tra đối với 10 tổ chức đảng và 13 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; giải quyết kịp thời đơn tố cáo đối với 05 đảng viên. Việc thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên cơ bản bảo đảm đúng quy trình, thủ tục theo quy định. Trong những năm 2010 - 2015 đã xử lý kỷ luật 141 đảng viên và 04 TCCSĐ vi phạm kỷ luật, trong đó: khiển trách 02 tổ chức, cảnh cáo 02 tổ chức [163, tr.20-21].

Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng ở các doanh nghiệp đã góp phần chấn chỉnh, uốn nắn, xử lý kịp thời những vi phạm, ngăn ngừa suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, góp phần giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Bên cạnh những kết quả đạt được về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng vẫn còn một số TCCSĐ ở doanh nghiệp chưa thực hiện triệt để kế hoạch kiểm tra, giám sát, hiệu quả chưa cao. Việc thi hành kỷ luật Đảng của một số TCCSĐ ở doanh nghiệp có trường hợp xử lý chưa nghiêm, thiếu kiên quyết.

2.3.5. Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở các doanh nghiệp

Nhận thức rõ vị trí quan trọng của việc đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, nhất là đối với TCCSĐ ở doanh nghiệp. Trong những năm 2010 - 2015, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã tăng cường công tác chỉ đạo thông qua các nghị quyết, chỉ thị, đề án, chuyên đề xây dựng chương trình hành động, kế hoạch cụ thể, giải pháp thiết thực nhằm nâng cao


năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ ở doanh nghiệp. Bên cạnh đó, qua thực tiễn chỉ đạo các TCCSĐ ở doanh nghiệp xây dựng và ban hành kế hoạch, chương trình hành động, đề ra phương hướng, nhiệm vụ, lộ trình cụ thể để tổ chức thực hiện công tác đổi mới phương thức lãnh đạo của mình; gắn đổi mới phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ với xây dựng hệ thống các doanh nghiệp vững mạnh toàn diện.

Chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ phong cách làm việc, lề lối công tác, trên tinh thần tập trung, sâu sát, năng động, sáng tạo, quyết liệt và hiệu quả. Tỉnh uỷ chỉ đạo Đảng ủy Khối doanh nghiệp cùng huyện ủy, thành ủy, thị ủy tập trung chỉ đạo cho các TCCSĐ ở doanh nghiệp triển khai thực hiện đổi mới tác phong công tác cho cán bộ, đảng viên trong các doanh nghiệp theo phương châm “nói đi đôi với làm, xây đi đôi với chống”. Chấp hành nghiêm chế độ giao ban cán bộ chủ chốt tỉnh, huyện, thị, thành phố với các doanh nghiệp, giao ban bí thư các chi bộ. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng từ Tỉnh đến cơ sở các doanh nghiệp, kiên quyết chống bệnh quan liêu, giấy tờ, giảm bớt hội họp, thực hành tiết kiệm, chống phô trương hình thức, lãng phí; thực hiện sát dân, nắm chắc thực tiễn, tiếp thu cái mới, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm.

Ngày 06-12-2011, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị 17-CT/TU Về tăng cường công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp. Yêu cầu: “Đảng ủy Khối doanh nghiệp cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc kiện toàn, củng cố lại Ban chỉ đạo xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn của các cấp ủy Đảng” [142, tr.2]; tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của TCCSĐ là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở, lãnh đạo toàn diện các mặt công tác ở cơ sở nhưng không bao biện làm thay, đồng thời tránh buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của các tổ chức doanh nghiệp; thực hành dân chủ rộng rãi, đẩy mạnh việc thực hiện phân cấp mạnh hơn, gắn với việc đề cao trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu; đề cao tính sáng tạo của các cấp, các ngành phù hợp với điều kiện, đặc


điểm và yêu cầu của từng doanh nghiệp; thực hiện phân công trách nhiệm cho các tổ chức trong hệ thống doanh nghiệp thực hiện nghị quyết chi bộ, đảng bộ cơ sở theo chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức.

Theo đó, việc chỉ đạo đổi mới cách ban hành nghị quyết của cấp ủy, TCCSĐ ở trong các doanh nghiệp. Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ rõ: việc ra nghị quyết sát yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị để lãnh đạo, chỉ đạo như: Đổi mới, tái cơ cấu, sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả của doanh nghiệp thể hiện được tính chủ động, tích cực và quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đảng; thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát và sơ, tổng kết các nghị quyết đã ban hành trên các lĩnh vực, chú trọng sản xuất, kinh doanh [169, tr.3]. Việc ban hành nghị quyết được gắn liền với ban hành chính sách để đưa nhanh nghị quyết vào cuộc sống; việc tổ chức quán triệt, thực hiện nghị quyết nhất là việc xây dựng chương trình hành động phải sát với thực tiễn của doanh nghiệp mình; đối với những việc mới, việc khó, các TCCSĐ phải làm thử, làm điểm để nhân rộng. Nội dung nghị quyết bảo đảm ngắn gọn, rõ chủ đề, thuận lợi cho công tác tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết.

Nét mới trong thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy về đổi mới phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ ở doanh nghiệp đó là: Các TCCSĐ coi trọng phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và người lao động trong xây dựng Đảng. Những năm 2010 - 2015, Ban Thường vụ Đảng ủy khối doanh nghiệp đã nỗ lực đẩy mạnh thực hiện nội dung chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh, nghị định của Chính phủ, có nhiều chuyển biến tích cực trong xây dựng TCCSĐ TSVM ở các doanh nghiệp. Củng cố vững chắc mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa Đảng với các tổ chức đoàn thể (công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ…) và người lao động, đẩy mạnh việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của các tổ chức đoàn thể và người lao động đi đôi với giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong Đảng. Nghị quyết số 02-NQ/ĐUK, ngày 01-10-2014, của BCH


Đảng bộ khối doanh nghiệp xác định: “Các cấp ủy đảng và người sử dụng lao động tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức công đoàn, các đoàn thể chính trị thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ; thường xuyên chăm lo lãnh đạo nâng cao và mở rộng dân chủ, tăng cường pháp chế, tạo sự đồng thuận, góp phần xây dựng tổ chức đảng và phát triển doanh nghiệp bền vững” [72, tr.4].

Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối doanh nghiệp, huyện ủy, thành ủy, thị ủy đã chỉ đạo các cấp ủy ở doanh nghiệp thường xuyên rà soát, bổ sung hoàn chỉnh quy chế làm việc của cấp ủy ngay từ đầu nhiệm kỳ; chương trình phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ cơ sở xây dựng, bổ sung quy chế làm việc, quy chế phối hợp của cấp ủy, lãnh đạo doanh nghiệp và các đoàn thể. Thông qua quy chế phân định rõ ràng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực cấp ủy và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, phân công nhiệm vụ, quy định trách nhiệm cụ thể của tập thể, từng cán bộ, đảng viên, đề cao vai trò của người đứng đầu.

Ngày 18-12-2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị 45- CT/TU, “Về tiếp tục lãnh đạo việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”, yêu cầu: “Đối với các loại hình doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất, kinh doanh thực hiện nghiêm nghiêm túc Nghị định 60/2013/NĐ-CP về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Tăng cường tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách và nguyện vọng chính đảng của người lao động” [162, tr.2]. Quán triệt chỉ thị này, cấp ủy trong các doanh nghiệp đã tập trung vào: Chỉ đạo đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong Đảng, phát huy dân chủ trong Đảng và động viên công nhân, người lao động tham gia xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp TSVM, thông qua đóng góp ý kiến phê bình cán bộ, đảng viên, nhất là trong triển khai các bước thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương khoá XI. Tiếp tục

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2022