Tác Động Của Thủ Tục Hành Chính Tới Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội


của đất nước về các mặt chính trị, văn hóa, giáo dục và sự mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

1.2.2. Tác động của thủ tục hành chính tới phát triển kinh tế - xã hội

1.2.2.1. Tác động tích cực

Thủ tục hành chính không chỉ liên quan đến công việc nội bộ của một cơ quan, một cấp chính quyền, mà còn liên quan đến các tổ chức và công dân trong mối quan hệ với Nhà nước. Các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp hay ở các văn bản pháp luật khác có được thực hiện hay không, thực hiện như thế nào về cơ bản đều phải thông qua thủ tục hành chính chính do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà nước quy định và trực tiếp giải quyết. Chính vì vậy, thủ tục hành chính có tác động rất lớn trong quản lý nhà nước và xã hội.

Trước hết thủ tục hành chính đảm bảo cho các quy phạm nội dung trong các quyết định quản lý hành chính nhà nước được thi hành một cách thuận lợi, thống nhất. Thủ tục hành chính nếu thực sự đơn giản, thuận tiện, phù hợp, thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý, chặt chẽ và đầy đủ thì sẽ tránh được sự phiền hà, sách nhiễu, rút ngắn được thời gian, làm cho công việc được giải quyết nhanh chóng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực kinh tế. Khi thủ tục hành chính thông thoáng, hiệu quả thì càng thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta làm ăn tạo ra nguồn vốn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn, việc làm, góp phần vào công cuộc phát triển đất nước.

Thủ tục hành chính thông thoáng lành mạnh còn tạo nên sự thống nhất trong hoạt động của bộ máy nhà nước chống tệ quan liêu, cửa quyền, tuỳ tiện, hách dịch, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tạo niềm tin của nhân dân vào chính quyền nhà nước, làm cho nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân.


Ngoài ra, thủ tục hành chính còn đảm bảo thực hiện quyền con người một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, đảm bảo quyền tự do, dân chủ, tạo ra cách thực hiện công việc nhanh gọn khoa học nhất.

1.2.2.2. Tác động tiêu cực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Thủ tục hành chính rườm rà, không phù hợp sẽ gây khó khăn, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, tạo nhiều bức xúc trong nhân dân, làm mất lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

Thủ tục hành chính rườm rà sẽ làm lãng phí thời gian, tốn kém tiền bạc của nhà nước, tổ chức và các cá nhân; tạo sự trì trệ, cản trở xu thế phát triển, không phù hợp với quy luật, ảnh hưởng đến các hoạt động và cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.

Cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới - 5

1.2.3. Sự cần thiết và mục tiêu của cải cách thủ tục hành chính

1.2.3.1. Sự cần thiết của cải cách thủ tục hành chính

Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước đây, trong thời kỳ bao cấp chưa tiến hành cải cách hành chính được vì những lý do lịch sử, thời kỳ đó do các quy định của luật pháp trong điều hành kinh tế, các quyền lợi đều thuộc về tập thể, nhà nước, những nhu cầu mang tính xã hội còn ít ỏi (hoạt động kinh doanh, sở hữu đất đai, xây dựng nhà ở, thu hút đầu tư... còn chưa có), đời sống nhân nhân khó khăn cho đến khi bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển với nhiều yếu tố phát sinh và nhiều nhu cầu của nhiều đối tượng xã hội, nhiều thành phần kinh tế. Nền kinh tế từ quốc doanh và tập thể là chính chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần (Nghị quyết Đại hội Đảng IX), đó là: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.


Trước sự phát triển của nhu cầu và sự gia tăng của khối lượng công vụ, nền hành chính cũ không thể đáp ứng với những yêu cầu mới, bắt buộc phải được cải cách. Quản lý hành chính của bất cứ nước nào cũng đều liên quan đến ba vấn đề cốt lòi: tổ chức, nhân sự và thủ tục điều hành. Tổ chức có hợp lý, nhân viên có được sử dụng đúng khả năng và tiêu chuẩn, thủ tục điều hành có đơn giản thì quản lý mới hiệu quả. Quản lý hành chính được thực hiện bằng một loạt hành động nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, tức là chúng diễn ra theo một thủ tục nhất định. Những thủ tục hữu hiệu là rất cần thiết vì nó đảm bảo cho tiến trình hành chính không bị cản trở. Mối quan hệ giữa tổ chức, nhân sự và thủ tục là mối quan hệ biện chứng: muốn tổ chức hợp lý phải có công chức, viên chức đủ khả năng và đúng tiêu chuẩn cũng như thủ tục điều hành rò ràng, đơn giản. Ngược lại, thủ tục rườm rà sẽ dẫn đến phình to tổ chức, thêm nhiều tầng nấc, công chức, viên chức có thêm cơ hội dựa vào uy quyền của Nhà nước để hạch sách gây khó khăn cho nhân dân, làm giảm uy tín của chính quyền, vì người dân thường nhìn chính quyền qua các mối quan hệ qua lại giữa họ với các công chức, viên chức Nhà nước. Bộ máy Nhà nước dù có những cán bộ giỏi đi chăng nữa cũng không thể hoạt động hiệu quả nếu thủ tục hành chính không khoa học. Hiện tượng các cơ quan đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi giải quyết công việc, thái độ thiếu tôn trọng nhân dân, cửa quyền, ban ơn, thậm chí sách nhiễu, đòi hối lộ chính là vì thủ tục hành chính do nhiều ngành, nhiều cấp đặt ra một cách tùy tiện, vừa thiếu tính đồng bộ, vừa rườm rà phức tạp.

Những điều nói trên cho thấy vai trò quan trọng của thủ tục hành chính. Một thực tế diễn ra ở Việt Nam đó là có quá nhiều các loại thủ tục với các tầng nấc khác nhau mà thủ tục nào cũng rườm rà. Để giải quyết một công việc nào đó người công dân phải tốn không biết bao thời gian, sức lực thậm chí tiền của mới có được. Một mặt, thủ tục hành chính phiền hà còn xuất phát từ


lợi ích của những người làm việc trong bộ máy hành chính, thủ tục hành chính càng phiền hà thì cơ hội kiếm tiền càng lớn, một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước có cơ hội để “hành dân”, điều này càng làm cho cải cách thủ tục hành chính rất khó khăn, khiến cho nhân nhân mất lòng tin vào chính quyền. Vì vậy, Nghị quyết 38/CP ngày 04 tháng 05 năm 1994 của Chính phủ đã khẳng định: cải cách thủ tục hành chính là đòi hỏi bức xúc, đáp ứng yêu cầu chính đáng của nhân nhân. Đây cũng là một nội dung quan trọng của cải cách một bước nền hành chính quốc gia.

Mặt khác, trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra nhiều nguy cơ và thử thách. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của đất nước, có rất nhiều lĩnh vực mới ra đời, nhu cầu giải quyết các yêu cầu của người nhân ngày càng tăng, các loại thủ tục hành chính cũng như quy trình giải quyết có từ lâu vốn đã quá rườm rà, phức tạp, nay lại càng không phù hợp. Muốn thu hút đầu tư, muốn phát triển đất nước thì thủ tục hành chính càng phải đơn giản, thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý, chặt chẽ và đầy đủ, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới.

Chính vì vậy, cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam là một tất yếu khách quan. Chương trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 đã chỉ ra phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính bằng các giải pháp:

- Loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho nhân dân. Mở rộng cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực, xóa bỏ kịp thời những quy định không cần thiết về cấp phép và thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch, giám định nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính.

- Mẫu hóa thống nhất trong cả nước các loại giấy tờ mà công dân hoặc doanh nghiệp cần phải làm khi có yêu cầu giải quyết các công việc về sản xuất, kinh doanh và đời sống.


- Ban hành cơ chế kiểm tra cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết công việc của công dân; xử lý nghiêm người có hành vi sách nhiễu, hách dịch, vô trách nhiệm; khen thưởng những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Quy định cụ thể và rò ràng trách nhiệm cá nhân trong khi thi hành công vụ. Việc xác định quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong khi thi hành công vụ phải đi liền với việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

- Thực hiện cơ chế Một cửa trong việc giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức ở các cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Cơ quan hành chính các cấp có trách nhiệm giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức phải niêm yết công khai, đầy đủ mọi thủ tục, trình tự, lệ phí, lịch công tác tại trụ sở làm việc.

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch, công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính; loại bỏ những rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho nhân. Cơ chế Một cửa là giải pháp đổi mới về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân. Việc thực hiện cơ chế Một cửa được coi là một trong những biệp pháp mang tính đột phá trong việc cải cách thủ tục hành chính.

1.2.3.2. Mục tiêu cải cách thủ tục hành chính

Thứ nhất là phát hiện và xoá bỏ những thủ tục hành chính thiếu đồng bộ, chồng chéo, rườm rà, phức tạp gây trở ngại trong việc tiếp nhận và xử lý công việc giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với công nhân và tổ chức.

Thứ hai là xây dựng và ban hành các thủ tục hành chính đổi mới phù hợp với yêu cầu giải quyết công việc đơn giản, rò ràng, thống nhất, đúng pháp luật.


1.2.4. Nội dung cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội

1.2.4.1. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính

Thứ nhất, tiến hành rà soát lại toàn bộ các quy định hiện hành về thủ tục hành chính, lệ phí và phí nhằm bãi bỏ ngay những quy định thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền và bổ sung, sửa đổi những thủ tục không còn phù hợp với thực tế.

Thứ hai, loại bỏ thủ tục hành chính không cần thiết, chồng chéo, sửa đổi những thủ tục rườm rà, bất hợp lý đảm bảo tính thống nhất, tính hợp lý, ổn định rò ràng của thủ tục hành chính, tính khoa học của quy trình thực hiện các thủ tục hành chính đã ban hành.

Thứ ba, công bố công khai hệ thống các văn bản quy định thủ tục hành chính bắt buộc phải thực hiện để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

1.2.4.2. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông hiện đại

Một trong những nội dung, một giải pháp mang tính đột phá của việc cải cách thủ tục hành chính đó là việc thực hiện cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông đối với các cơ quan hành chính Nhà nước.

Cơ chế Một cửa là phương thức giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính Nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại cơ quan hành chính Nhà nước.

Cơ chế Một cửa liên thông là phương thức giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính Nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của một cơ quan hành chính Nhà nước.


Tính ưu việt của cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông đã được khẳng định là rất khoa học, có hiệu quả, thời gian giải quyết công việc nhanh hơn, lãnh đạo kiểm soát được công việc và trách nhiệm của công chức, giảm phiền hà, được nhân dân ủng hộ. Trong nhiều năm qua, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong cải cách hành chính và đã thu được những kết quả tích cực, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, cải cách hành chính vẫn là chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu đề ra, thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực hiện đang là rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân. Để giải quyết những tồn tại này và tạo được bước đột phá trong cải cách hành chính. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định triển khai Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 (gọi tắt là Đề án 30). Việc thực hiện thành công Đề án này có ý nghĩa chính trị và kinh tế hết sức to lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cải thiện quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp, đảm bảo công bằng, minh bạch trong giải quyết công việc đối với nhân nhân, góp phần chống tham nhũng, nhất là trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế hiện nay.

Việc thực hiện cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông nhằm đạt được bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân; giảm phiền hà cho tổ chức và công dân; chống tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Đây là biện pháp nhằm đơn giản, công khai thủ tục hành chính; mẫu hóa thống nhất trong cả nước các loại giấy tờ mà công dân hoặc doanh nghiệp cần phải làm khi có yêu cầu giải quyết các công việc về sản xuất, kinh doanh và đời sống, bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, công dân.


Các nội dung thủ tục hành chính được đưa vào thực hiện theo cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông cấp huyện, thành phố bao gồm: cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể; cấp giấy phép xây dựng; cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất; công chứng, hộ tịch và chính sách xã hội. Ở cấp xã, phường, bao gồm các lĩnh vực: xây dựng nhà ở, đất đai, hộ tịch, chứng thực.

1.2.5. Tiêu chí đánh giá cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội

1.2.5.1. Mức độ đơn giản hóa các thủ tục hành chính

- Đảm bảo 100% thủ tục hành chính được rà soát, điều chỉnh nhằm đảm bảo đơn giản, loại bỏ các thủ tục rườm rà, phức tạp.

- 100% thủ tục hành chính và các quy định mức thu phí, lệ phí khi thực hiện các thủ tục hành chính được công khai hóa; các quy trình, trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết được niêm yết công khai tại các bộ phận Một cửa, một cửa liên thông.

1.2.5.2. Mức độ phù hợp của bộ máy hành chính

- Tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước được sắp xếp, bố trí theo hướng gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả hiệu lực. Xác định rò và đúng trách nhiệm của bộ máy cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, công dân.

- Công tác quản lý cán bộ, viên chức, nhất là trong khâu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng thực hiện chặt chẽ, đảm bảo chất lượng.

1.2.5.3. Chi phí (thời gian, tiền bạc)/1 thủ tục hành chính

Sau khi rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính sẽ tiết kiệm cho người dân chi phí và thời gian đi lại không cần thiết, đảm bảo giảm tối thiểu 20% chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra. Chi phí đó bao gồm:

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 30/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí