Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ


như khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi đến hạn hay khách hàng có các khoản nợ xấu có thời gian quá hạn trên 90 ngày.

Như vậy, khả năng trả nợ của khách hàng là việc khách hàng có thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ nợ cho bên cấp tín dụng trong thời gian quan hệ tín dụng hay không.

2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ

Những nhân tố từ phía ngân hàng:

(i) Công tác tổ chức cho vay: Ngân hàng có cơ cấu tổ chức khoa học và mang tính chuyên nghiệp cao đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ phận, nhân viên trong ngân hàng, từ đó các món vay được giải ngân kịp thời, đầy đủ và đúng mục đích đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay. Khách hàng sử dụng vốn vay hiệu quả là tiền đề cho việc thu nợ của ngân hàng.

(ii) Chính sách tín dụng và nhân sự ngân hàng:

Ngân hàng có chính sách cho vay phù hợp với từng đối tượng, từng điều kiện để đảm bảo việc thu hồi nợ hiệu quả.

Năng lực và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên tín dụng: Chất lượng đội ngũ nhân viên là nhân tố ảnh hưởng đến sự thành bại của hoạt động ngân hàng. Nhân viên tín dụng có trình độ chuyên môn cao giúp cho người đi vay hiểu rõ hơn các quy trình, điều kiện cho vay và trả nợ qua đó có kế hoạch sử dụng tiền vay đúng mục đích và hiệu quả đồng thời chuẩn bị kế hoạch trả nợ. Đồng thời thường xuyên tiếp xúc với người vay để nắm bắt được tình hình thu nhập của họ từ đó có biện pháp hướng dẫn tăng cường khả năng trả nợ.

(iii) Kiểm soát hoạt động cho vay: Giúp tăng cường giám sát số tiền vay được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, mang lại kết qua tốt đẹp cho việc thu hồi nợ

Các nhân tố từ phía người vay:

Có rất nhiều nhân tố từ phía người vay ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của họ, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã đưa ra nhiều nhân tố như độ tuổi, giới tính, số thành viên trong gia đình,….. Một số yếu tố thường được nhắc tới trong các nghiên cứu như:


Các yếu tố thuộc về cá nhân người vay:

(i) Độ tuổi: Các nghiên cứu như Pasha và Negese (2014); Angaine và Waari ( 2014) cho thấy rằng người vay càng lớn tuổi khả năng trả nợ tăng theo bởi vì người vay càng lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm kinh doanh, sinh sống ổn định và tích lũy được tài sản. Ngược lại, theo S.Schwartz (2000) người vay càng lớn tuổi thì khả năng trả nợ càng giảm

(ii) Giới tính: Có nhiều nghiên cứu đánh giá khả năng trả nợ của nam giới và nữ giới. Theo Mokhta và cộng sự (2012) thì nữ giới có khả năng trả nợ tốt hơn do phụ nữ thường có trách nhiệm và kỷ luật cao hơn nam giới. Ngược lại, theo Nawai và Shariff (2012) thì nam giới lại có khả năng trả nợ tốt hơn bởi công việc của họ thường thu nhập cao hơn, họ có sức khỏe để làm những công việc khó khăn và nặng nhọc.

(iii) Dân tộc: Dân tộc của người đứng tên vay thể hiện được nhận thức của người vay khi đi vay tại ngân hàng, bởi lẽ đặc điểm này của người vay thể hiện được tinh thần, ý thức đi vay do đó các yếu tố này có thể ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của người vay và được một số tác giả đưa vào nghiên cứu (Karlan, 2007; Nawai và Shariff, 2012; Roslan và Karim, 2009).

Cụ thể hơn là theo nghiên cứu của Karlan (2007), những người vay là dân tộc đa số cao hơn có khả năng trả nợ cao hơn dân tộc thiểu số. Nghiên cứu của Roslan và Karim (2009) cho rằng dân tộc không ảnh hưởng tới khả năng trả nợ.

(iv) Trình độ học vấn: Theo Angaine và Waari (2014) người có trình độ học vấn cao thường có khả năng trả nợ cao do học vấn mang tính giáo dục, ảnh hưởng đến ý thức của con người về nghĩa vụ mà họ phải thực hiện, đồng thời liên quan đến công việc và thu nhập của họ.

(v) Nghề nghiệp của người vay: Theo Mokhta và cộng sự (2012) nghề nghiệp của người vay được đo lường định tính dựa trên việc hộ vay sản xuất nông nghiệp hay ngành nghề khác .


Các yếu tố thuộc về hộ vay:


(i) Số thành viên gia đình: Số thành viên trong gian đình cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay. Theo Munene và Guyo (2013) nếu số thành viên trong gia đình càng nhiều và kiếm được nhiều thu nhập, mức độ hỗ trợ nhau sẽ tốt hơn do đó làm tăng khả năng trả nợ và ngược lại số thành viên trong gia đình nhiều mà số người phụ thuộc cũng nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ.

(ii) Thu nhập và tiết kiệm: Theo Wahab và cộng sự (2011) nếu các gia đình có nhiều nguồn thu nhập khác nhau thì khả năng trả nợ càng cao, có thể đảm bảo được khả năng trả nợ khi thu nhập của một thành viên khác bị giảm sút. Thói quen tiết kiệm và mục đích tiết kiệm cho thấy nhận thức của hộ vay khi thực hiện việc tiết kiệm, do đó có tương quan với khả năng trả nợ (Haile, 2015; Jacob P. K. Gross và cộng sự, 2008). (iii)Mục đích sử dụng vốn vay: Theo Teguia (2016) nếu người vay vốn và sử dụng đúng mục đích ban đầu sẽ giúp đạt được mục tiêu đề ra, từ đó tạo ra kết quả khả quan có thể tăng khả năng trả nợ.

(iv) Số nguồn thu nhập: Càng có nhiều nguồn thu nhập thì khả năng trả nợ càng cao (Jain and Mansuri, 2003; Haile, 2015). Bởi lẽ, nhiều nguồn thu nhập sẽ giúp đa dạng hóa nguồn thu giảm thiểu rủi ro khi nguồn thu nhập khác bị gián đoạn.

(v) Số người phụ thuộc: Số người phụ thuộc trong gia đình người vay càng nhiều thì càng tốn kém tiền của để duy trì cuộc sống trong gia đình, phát sinh nhiều chi phí do đó khả năng trả nợ sẽ giảm (Mokhta và cộng sự, 2012, Angaine và Waari, 2014).

(vi) Số món vay: Theo Matin (1997) số món vay mà người vay đi vay tại tổ chức tín dụng khác nhau sẽ làm giảm khả năng trả nợ.

Bảng 2.1 Tóm tắt các yếu tố từ phía khách hàng ảnh hưởng tới khả năng trả nợ khoản vay


Yếu tố

Đo lường

Nghiên cứu

Kỳ

vọng dấu

Độ tuổi

Số tuổi của người vay

Pasha và Negese, 2014;

2012; Angaine và Waari, 2014., S.Schwartz, 2000


+/-

Giới tính

Nam hay nữ vay vốn

Mokhta và cộng sự,

2012; Nawai và Shariff, 2012.


+/-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khoản vay sinh viên tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách tỉnh Bình Phước - 3


Dân tộc

Kinh hay dân tộc khác

Karlan, 2007; Nawai và

Shariff, 2012; Roslan và Karim, 2009

+/-


Trình độ học vấn

Số năm theo học tại

trường hoặc trình độ học vấn

Wahab và cộng sự, 2011


Angaine và Waari, 2014.


+

Thành viên gia đình

- Số lao động


- Số người phụ thuộc


Số người trong gia đình

Wahab và cộng sự, 2011; Munene và Guyo, 2013

Angaine và Waari, 2014.


+


-


Tổng thu nhập/doanh thu

Tổng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ

Wahab và cộng sự, 2011;

Nawai và Shariff, 2012.


+

Tiết kiệm

- Tổng tiết kiệm


- Mục đích tiết kiệm


- Tổng số tiền tiết kiệm của gia đình

Tiết kiệm để làm gì


Karlan, 2007


+


Mục đích sử dụng vốn

Người vay có sử dụng vốn đúng mục đích

không

Folefack và Teguia, 2016.


+

Nghề nghiệp của

người vay

Sản xuất nông nghiệp

hay nghề khác

Mokhta và cộng sự,

2012

+/-

Số nguồn thu nhập

Số nguồn

Wahab và cộng sự, 2011; Jain and Mansuri,

2003; Haile, 2015


+

Số món vay

Số món

Matin, 1997

-

Nhân tố bên ngoài tác động đến khả năng trả nợ

Các nhân tố vĩ mô như lạm phát, suy thoái, thất nghiệp,… tác động rất lớn tới khả năng trả nợ của người vay tiền (James N. Wetzel, 1999). Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và tạo ra doanh thu và lợi nhuận tối ưu, có thể có khả năng trả vốn nợ vay cho ngân hàng.

Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất…), hỏa hoạn làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, gây thiệt hại rất lớn cho các ngành sản xuất, dịch vụ và đời


sống của người đi vay gây ra các biến động xấu ngoài dự kiến trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các khách hàng.

2.2. Vai trò tín dụng cho vay đối với sinh viên

Đối với nhiều trường đại học ở nhiều quốc gia, sinh viên đi học phải đóng học phí và mua sắm các phương tiện học tập. Tuy nhiên, khả năng trang trải các chi phí giáo dục này không phải sinh viên nào cũng làm được. Một số sinh viên được sự trợ cấp của cha, mẹ, anh hoặc chị trong gia đình, tuy nhiên cũng có một số sinh viên không có đủ điều kiện học tập. Trong những trường hợp như vậy, khả năng tiếp cận giáo dục sẽ bị hạn chế.

Khoản vay sinh viên giúp giảm bớt khó khăn về tài chính cho sinh viên trong quá trình học, tăng cường trách nhiệm của sinh viên, mang lại sự độc lập về tài chính cho sinh viên. Giúp sinh viên có ý chí phấn đấu học tập để ra trường, ý thức được việc tìm kiếm việc làm để thực hiện nghĩa vụ phải trả nợ. Đối với các sinh viên nghèo hiếu học có cơ hội được tiếp tục đến với giáo dục đại học nhằm thực hiện ước mơ thay đổi cuộc sống thoát nghèo sau khi ra trường.

2.3. Các nghiên cứu về khả năng trả nợ của người vay

Nghiên cứu của Constantine Kapsalis (2006) tập trung vào phân tích các khoản vay của 128.000 sinh viên Canada trong giai đoạn 1994-1995. Sau khi tốt nghiệp, các khoản vay này thường sẽ được theo dõi với lịch trả nợ mười năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong vòng chín năm sau khi các sinh viên tốt nghiệp và ra trường thì có khoảng 39% người vay nợ sinh viên đã hoàn trả hết số tiền vay, 30% sinh viên vẫn đang trong quá trình thanh toán và 31% sinh viên còn lại khó có khả năng thanh toán các khoản vay của mình.

Các nhân tố chính trong phân tích là tình trạng hiện tại của khoản vay, thu nhập hàng năm của người vay và số tiền vay của sinh viên.

Phân tích này cho thấy khả năng trả nợ của sinh viên thuộc chủ yếu vào thu nhập trong tương lai của họ chứ không phải quy mô của khoản nợ vay. Khả năng trả nợ của sinh viên rất dễ nhận biết ngay sau khi họ tốt nghiệp đại học và đây là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về khả năng trả nợ. Hơn nữa, thu nhập trong tương lai, cũng như


xác suất trả nợ có tương quan chặt chẽ với loại hình giáo dục (lĩnh vực, ngành học tập và loại hình tổ chức). Điều kiện thị trường lao động địa phương có thể được sử dụng để dự đoán rủi ro của các khoản vay.

Nghiên cứu của Menard (2001) và Borooah (2001) cho thấy có mười yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay là tuổi tác, giới tính, kinh nghiệm làm việc, giáo dục, tôn giáo, tổng thu nhập của gia đình, tổng doanh thu, hình thức kinh doanh, thời gian cho vay và phê duyệt cho vay. Nghiên cứu cho thấy rằng cải thiện thu nhập và tổng doanh thu sẽ làm tăng khả năng trả nợ của người vay. Vì vậy, nếu người vay được cung cấp các kiến thức giáo dục như cách tiếp thị sản phẩm, quản lý tài chính,…sẽ giúp họ cải thiện được thu nhập của mình.

Nghiên cứu của Shaik Abdul Majeeb Pasha, Tolosa Negese (2014). Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích và xác định các yếu tố quyết định đến khả năng trả nợ của khách hàng vay. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và định tính. Khía cạnh định lượng của dữ liệu tập trung vào mô tả biến số kinh tế học, cho vay, các biến liên quan đến kinh doanh và phân tích mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy độ tuổi của người vay vốn có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng trả nợ của người vay, những người lớn tuổi có trách nhiệm trả nợ nhiều hơn những người trẻ tuổi. Trình độ học vấn cũng tương tự, những người vay vốn có trình độ học vấn cao hơn có thể trả lương cao hơn so với những người có học vấn thấp. Thời gian trả nợ cũng được xem là yếu tố quyết định đến khả năng trả nợ của khách hàng vay. Nếu tổ chức cho vay xác định được thời hạn vay và năng lực tài chính của người vay phù hợp thì khả năng trả nợ của người vay tăng lên đáng kể. Do đó, tổ chức cho vay cần nghiên cứu cẩn thận để biết được các yếu tố then chốt quyết định đến khả năng trả nợ của người vay, từ đó có các chính sách và biện pháp cho vay hiệu quả.

Haile (2015) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay vốn tại vùng Harari, nước Ethiopia. Nghiên cứu sử dụng 15 yếu tố đánh giá khả năng trả nợ, trong đó có 12 yếu tố liên quan đến người vay bao gồm: giới tính, độ tuổi,


trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, mục đích tiết kiệm, số nguồn thu nhập, loại hình kinh doanh, kinh nghiệm làm việc, khoảng cách từ nơi ở và nơi kinh doanh của ngừời vay tới tổ chức cho vay, số thành viên gia đình, số người phụ thuộc, thói quen tiết kiệm.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng với thống kê mô tả và mô hình hồi quy binary logistic. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay bao gồm: thói quen tiết kiệm, mục đích tiết kiệm, số nguồn thu nhập, loại hình kinh doanh, kinh nghiệm và số thành viên gia đình.


TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Chương 2 trình bày các lý thuyết về tín dụng, khả năng trả nợ để hình thành nên khung lý thuyết phục vụ nghiên cứu. Đồng thời chương 2 cũng trình bày về các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ và một số nghiên cứu tiêu biểu về các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ được tóm lược.

Cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm sẽ được vận dụng với thực trạng vấn đề nghiên cứu tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Phước trong các chương sau của luận văn.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 07/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí