1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
- Khách thể của tội phạm:
Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là tội xâm phạm đến TTCC, nếp sống văn minh của xã hội. Tổ chức đánh bạc và gá bạc tạo điều kiện cho tội đánh bạc diễn ra. Cờ bạc nói chung, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc nói riêng là tệ nạn của xã hội.
- Mặt khách quan của tội phạm:
Tội phạm này nhà làm luật quy định hai hành vi khách quan khác nhau nhưng có những liên quan với nhau, đó là hành vi “tổ chức đánh bạc” và hành vi “gá bạc”.
+Tổ chức đánh bạc là chủ mưu, cầm đầu, lôi kéo, rủ rê, tập hợp người khác (người đánh bạc) tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào. Người tổ chức cũng có thể cùng tham gia đánh bạc.
Khi xác định hành vi “tổ chức đánh bạc” chúng ta phản phân biệt với trường hợp “phạm tội có tổ chức” là một hình thức đồng phạm quy định tại Điều 20 BLHS và là yếu tố định khung hình phạt quy định tại một số điều luật. Do đặc thù của việc đánh bạc là phải từ hai người trở lên, do đó đối với tội tổ chức đánh bạc thì người phạm tội phải tổ chức cho ít nhất là từ hai người trở lên đánh bạc.
Nếu người có hành vi tổ chức ra việc đánh bạc để thoả mãn việc đánh bạc của mình và cùng tham gia đánh bạc với những người mà mình tổ chức để đánh bạc thì người tổ chức đánh bạc chỉ bị truy cứu TNHS về tội đánh bạc nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội đánh bạc, mà không bị truy cứu TNHS về tội tổ chức đánh bạc.
Người đánh bạc có thể bị truy cứu TNHS về tội đánh bạc nhưng cũng có
thể không bị truy cứu TNHS về tội đánh bạc nhưng người tổ chức việc đánh bạc nếu đủ yếu tố cấu thành tội tổ chức đánh bạc thì vẫn bị truy cứu TNHS về
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tội Xâm Phạm Trật Tự Công Cộng Trong Bộ Luật Hình Sự Một Số Nước Trên Thế Giới
- Các Tội Xâm Phạm Trật Tự Công Cộng Theo Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam Năm 1999
- Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 6
- Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 8
- Thực Tiễn Xét Xử Các Tội Xâm Phạm Trật Tự Công Cộng Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Giang
- Tỉ Lệ Các Tội Phạm Và Bị Cáo Trong Nhóm Các Tội Phạm Xâm Phạm Trật Tự Công Cộng Đã Xét Xử Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Giang Giai Đoạn 2010 - 2015
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
tội tổ chức đánh bạc.
+ Gá bạc là chứa các đám bạc ở nhà mình hoặc địa điểm do mình bố trí để thu tiền (tiền hồ), để cầm đồ cho người đánh bạc.
Hành vi gá bạc còn gọi là gá bạc hoặc chứa bạc. Hành vi gá bạc (chứa chấp việc đánh bạc) nhất thiết phải lấy tiền (tiền hồ) thì mới bị coi là gá bạc; nếu vì nể nang mà cho người khác dùng địa điểm đang do mình quản lý, sử dụng để đánh bạc thì không bị coi là gá bạc. Như vậy, dấu hiệu bắt buộc để xác định có hành vi gá bạc hay không là có thu tiền hồ hay không.
Người có hành vi gá bạc có thể đồng thời là người tổ chức đánh bạc, nhưng có thể người tổ chức đánh bạc và người gá bạc khác nhau. Nếu người gá bạc mà còn cùng tham gia đánh bạc thì vẫn có thể bị truy cứu TNHS về cả tội đánh bạc nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội đánh bạc.
Hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc chỉ bị coi là tội phạm khi việc tổ chức hoặc gá bạc đó được xác định là với quy mô lớn. Nếu hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc chưa được xác định là với quy mô lớn và người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc và hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc chưa bị kết án về một trong các tội này, hoặc đã bị kết án về các tội phạm này nhưng đã được xoá án tích thì chưa bị coi là phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.
Ngoài ra, hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc “với quy mô lớn” được hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010. Cũng tương tự như đối với tội đánh bạc, nhà làm luật không quy định hậu quả do hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc gây ra là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt.
- Chủ thể của tội phạm:
Cũng tương tự như tội đánh bạc, chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.
Nếu số tiền hoặc tài sản dùng để đánh bạc có giá trị không lớn thì người có hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc phải là người đã bị xử phạt hành chính
về hành vi đánh bạc và hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì mới là chủ thể của tội phạm này. Việc xử phạt hành chính đối với hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được quy định tại Điều 23 Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội
- Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thực hiện hành vi của mình là do cố ý.
- Hình phạt:
Điều luật có cấu thành cơ bản và 01 cấu thành tăng nặng.
+ Cấu thành cơ bản: Người phạm tội bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng, hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
+ Cấu thành tăng nặng: Bị phạt tù từ ba năm đến mười năm khi có các tình tiết:
a) Có tính chất chuyên nghiệp: người phạm tội coi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc như một nghề nghiệp và lấy nguồn thu từ đánh bạc làm nguồn sống chính.
b) Thu lời bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn: Hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thu lời bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn, được xác định như sau:
Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng là thu lợi bất chính lớn.
Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng là thu lợi bất chính rất lớn.
Thu lợi bất chính từ 90.000.000 đồng trở lên là thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
c) Tái phạm nguy hiểm
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: Bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
* Tội chứa mại dâm
Cơ sở pháp lý Điều 254 của BLHS 1999, sửa đổi năm 2009 quy định: “1. Người nào chứa mại dâm thì bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm….”
- Khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm vào TTCC, ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa mới,
làm lây lan căn bệnh HIV-AIDS và các căn bệnh xã hội khác.
- Mặt khách quan của tội phạm:
Chứa mại dâm là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm (khoản 4 điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm).
Người phạm tội thực hiện duy nhất một hành vi, đó là hành vi chứa chấp việc mại dâm với nhiều thủ đoạn khác nhau như: sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm. Trong đó mại dâm được hiểu là hành vi giao cấu nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của người khác để được tiền hoặc lợi ích vật chất cho mình.
Chứa mại dâm là chứa chấp việc mua dâm, bán dâm, tức là phải có cả người mua lẫn người bán và hai người phải thực hiện việc giao cấu, vì theo là Pháp lệnh phòng, chống mại dâm ngày 17/3/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định liên quan đến mại dâm như sau: Bán dâm là “hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác” (khoản 1 điều 3 pháp lệnh) còn mua dâm là “hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu” (khoản 2 điều 3 pháp lệnh). Bên cạnh đó, trong hầu hết các văn bản giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự trước đây và cho đến nay đều thừa nhận định nghĩa "giao cấu" được đề cập trong hành vi khách quan của các tội phạm về tình dục theo quy định của Chỉ thị số 329/HS2 ngày 11/05/1967 về đường lối xét xử một số tội phạm, cụ thể là hành vi giao cấu trong tội hiếp dâm: "Giao cấu: chỉ cần có sự cọ xát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) với ý thức định ấn vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sâu hay cạn, không kể có xuất tinh hay không…" [55, tr. 390]. Mặc dù, cho đến nay Chỉ thị số 329/CT không còn hiệu lực, song định nghĩa này vẫn được các nhà khoa học pháp lý, các nhà làm luật và thực thi pháp luật thừa nhận trong quá trình nghiên cứu và áp dụng pháp luật đối với loại tội này nói riêng và các tội xâm phạm tình dục khác nói chung.
Như vậy, nếu một người chỉ chứa người bán dâm (gái mại dâm) còn việc mua, bán dâm được thực hiện ở địa điểm khác không phải là địa điểm người
bán dâm ở thì người có hành vi chứa người bán dâm không phạm tội chứa mại dâm; nếu người có địa điểm cho gái mại dâm thuê mà giới thiệu cho người mua dâm thì hành vi “giới thiệu” đó là hành vi môi giới mại dâm.
+ Địa điểm mà người phạm tội sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn để thực hiện việc mua dâm, bán dâm tương đối đa dạng; có thể chỉ là một chiếc thuyền (ghe); một lều vó, một phòng nhỏ trong quán Cà phê, nhà tắm, nhà vệ sinh, cacbin xe.v.v...
+ Phương tiện mà người phạm tội sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn để thực hiện việc mua dâm, bán dâm tuy không phải là địa điểm nhưng có phục vụ cho việc thực hiện mại dâm như: Giường, chiếu, chăn màn, khăn lau, thuốc kích dục.v.v... Trường hợp cung cấp các phương tiện tránh thai như: Bao cao su, thuốc tránh thai cho người bán dâm thì cần phải phân biệt: nếu biết có việc mại dâm mà cung cấp thì mới bị coi là chứa mại dâm, nếu biết là gái bán dâm mà cung cấp thuốc tránh thai hoặc bao cao su còn việc thực hiện hành vi mại dâm ở đâu vào lúc nào người cung cấp bao cao su không biết thì không bị coi là chứa mại dâm.
+ Trường hợp dùng tiền thuê địa điểm, trả tiền cho người bán dâm nhưng để người khác giao cấu với người bán dâm thì cũng coi là hành vi chứa mại dâm.
+ Trường hợp chứa hai người đồng giới để họ làm tình với nhau thì không coi là hành vi chứa mại dâm vì không có việc giao cấu.
Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn xác định TNHS đối với người phạm tội là chủ hoặc người quản lý khách sạn, nhà trọ… gọi gái mại dâm đến cho khách để học mua, bán mại dâm.
Đối với tội chứa mại dâm, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tùy trường hợp người phạm tội bị truy cứu TNHS theo khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 của điều luật.
- Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến
một độ tuổi nhất định và không mất năng lực TNHS đều có là chủ thể của tội phạm này.
Theo quy định tại Điều 12 BLHS thì người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.
- Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội chứa mại dâm thực hiện hành vi của mình là do cố ý, tức là người phạm tội biết rõ việc sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện là để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm. Nếu vì một lý do nào đó mà người có hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện nhưng không biết người thuê, người mượn thực hiện việc mua dâm, bán dâm thì cũng không phạm tội chứa mại dâm. Động cơ của người phạm tội chứa mại dâm chủ yếu là do tư lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác; động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên, việc xác định động cơ của người phạm tội cũng rất quan trọng có ý nghĩa đến việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội; động cơ càng xấu mức hình phạt sẽ càng nặng và ngược lại.
- Hình phạt:
Điều luật có cấu thành cơ bản và 03 cấu thành tăng nặng.
+ Cấu thành cơ bản: Người phạm tội bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm.
+ Cấu thành tăng nặng: Bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm khi có các tình tiết Có tổ chức: Khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999 quy định phạm tội có tổ
chức là trường hợp đồng phạm (có hai người trở lên cùng thực hiện một tội phạm) có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Sự câu kết chặt chẽ của đồng phạm thể hiện sự liên kết chặt chẽ, vừa có sự phân hóa vai trò, phân công nhiệm vụ rõ rệt, cụ thể.
Cưỡng bức mại dâm: là hành vi dùng bạo lực hoặc uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác bán dâm, mua dâm.
Tuy nhiên, nếu cưỡng bức người chưa thành niên mua dâm thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ép buộc người chưa thành niên phạm tội quy định tại Điều 252 BLHS. Nếu cưỡng bức người bán dâm nhưng lại không thuộc trường hợp chứa mại dâm thì người có hành vi cưỡng bức có thể bị truy cứu TNHS về tội môi giới mại dâm.
Phạm tội nhiều lần: Là trường hợp thực hiện tội phạm mà trước đó người phạm tội đã phạm tội này ít nhất là một lần và chưa bị xét xử [33, tr. 275]. Hành vi phạm tội trong trường hợp này là sự lặp lại tội phạm trước đó nên có mức độ nguy hiểm cao hơn trường hợp bình thường.
Tuy nhiên, chỉ áp dụng tình tiết tăng nặng định khung này khi thuộc trường hợp được hướng dẫn tại Điều 4 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS,
+ Cấu thành tăng nặng: Bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
Đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: chứa chấp việc mại dâm mà người mua dâm hoặc người bán dâm là người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Gây hậu quả rất nghiêm trọng: là trường hợp gây tổn hại rất nặng cho sức khỏe hoặc gây chết người hay lan truyền các bệnh nguy hiểm cho nhiều người, xâm phạm rất nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội.
+ Cấu thành tăng nặng: Bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: là trường hợp làm chết hoặc gây tổn hại nặng cho sức khỏe người khác, làm lan truyền các bệnh nguy hiểm cho nhiều người; gây ảnh hưởng rất lớn đến TTCC, bị dư luận kịch liệt lên án và căm phẫn.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế từ một năm đến năm năm.
* Tội mua dâm người chưa thành niên
Cơ sở pháp lý Điều 256 BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009 quy định:
“1. Người nào mua dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm….”
Mua dâm người chưa thành niên là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích khác trả cho người bán dâm dưới 18 tuổi để được giao cấu.
- Khách thể của tội phạm
Tội mua dâm người chưa thành niên xâm hại đến TTCC, xâm phạm đạo đức xã hội, nếp sống văn minh xã hội chủ nghĩa, sự phát triển lành mạnh của người chưa thành niên và là một trong những nguyên nhân làm lây truyền các loại virut gây nhiều căn bệnh nguy hiểm như giang mai, hoa liễu đặc biệt là căn bệnh HIV/AIDS.
Đặc biệt, tội phạm này còn cản trở công cuộc đấu tranh bài trừ tệ nạn xã hội của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, tạo điều kiện cho tệ nạn mãi dâm cũng như các tệ nạn xã hội khác (cờ bạc, rượu chè…) phát triển, gây mất trật tự, an toàn xã hội. Đây cũng chính là cơ sở pháp lý quan trọng dẫn tới việc quy định tội mua dâm người chưa thành niên trong Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, TTCC.
Khác với các tội xâm phạm tình dục khác được quy định tại Chương XII
- "Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người" thì tội mua dâm người chưa thành niên quy định tại Chương XIX - "Các tội xâm phạm an toàn công cộng, TTCC". Có sự khác nhau như vậy, bởi vì mua dâm người chưa thành niên có khách thể trực tiếp là trật tự, an toàn công cộng, đạo đức xã hội, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc và sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
Trong luật hình sự, các nhà làm luật đã sử dụng thuật ngữ "người chưa thành niên" - người chưa đủ 18 tuổi bên cạnh thuật ngữ "trẻ em". Việc quy định "mua dâm trẻ em" tại điểm b khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 256 BLHS năm 1999 nhằm nhấn mạnh việc bảo vệ sự phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần của trẻ em nói riêng và người chưa thành niên nói chung. Việc xác định độ tuổi của trẻ em trong Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước ta dựa trên căn cứ pháp lý quy định tại Điều 1 Hiến chương Liên Hợp quốc về quyền trẻ em và Tuyên bố của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989. Trên cơ sở