Thực Tiễn Xét Xử Các Tội Xâm Phạm Trật Tự Công Cộng Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Giang

xã hội (thay thế Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự và an toàn xã hội);

Trong đó quy định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội; hình thức xử phạt, mức phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt; trình tự, thủ tục xử phạt;khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự là hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về an ninh, trật tự là hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về an ninh trật tự do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Ngoài ra, tình tiết định tội đã bị kết án về tội này có nghĩa là người phạm tội đã bị kết án về tội gây rối TTCC, chưa được xóa án tích mà còn có hành vi gây rối TTCC.

- Chủ thể của tội phạm:

Tội gây rối TTCC - khoản 1 - tội phạm ít nghiêm trọng khoản 2 - tội phạm nghiêm trọng, do đó, chủ thể của tội phạm này là người đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực TNHS.

- Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý.

- Hình phạt:

Tội gây rối TTCC được chia thành hai khoản với các tình tiết định khung, mức và loại hình phạt như sau:

Khoản 1: Người phạm tội bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm, không có tình tiết định khung tăng nặng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Khoản 2: Người phạm tội bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm khi có một trong những tình tiết định khung tăng nặng sau đây:

+ Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách:

Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 9

Có dùng vũ khí khi thực hiện hành vi gây rối TTCC là trường hợp người phạm tội sử dụng các loại vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn và các

loại vũ khí thô sơ theo Quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (được ban hành theo Nghị định 25/2012/NĐ - CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ).

Có hành vi phá phách thể hiện ở chỗ đập phá bàn ghế, đồ vật, cửa hiệu, nhà hàng [3, tr. 454]. Tuy nhiên, về hành vi này theo chúng tôi cần định nghĩa rộng hơn đó là “trường hợp trong khi thực hiện hành vi gây rối, người phạm tội đã có hành vi đập phá tài sản nhưng thiệt hại về tài sản chưa đến mức cấu thành tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác” [43, tr. 268].

+ Có tổ chức: Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

+ Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng:

Gây cản trở giao thông nghiêm trọng là trường hợp gây cản trở giao thông từ 2 giờ trở lên hoặc gây cản trở giao thông ở những tuyến giao thông quan trọng, làm ách tắc giao thông trên diện rộng (không phân biệt thời gian bao lâu) - điểm 5.2 của Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS” của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.

Gây đình trệ hoạt động công cộng là trường hợp:

Do hành vi gây rối mà hoạt động công cộng bị đình trệ như: phải tạm dựng buổi chiếu phim; phải tại dựng trận thi đấu bóng đá, bóng chuyền hoặc các môn thể thao khác; phải tạm dừng trận thi đấu bóng đá, bóng chuyền hoặc các môn thể thao khác; phải tạm dựng cuộc họp Hội đồng nhân dân; v.v… không phân biệt thời gian đình trệ dài hay ngắn [43, tr. 269].

+ Xúi giục người khác gây rối: là hành vi lôi kéo, kích động, dụ dỗ người khác gây rối biểu hiện ở việc người bị phạm tội vận động, thuyết phục người khác gây rối cùng với mình. Tuy nhiên, cần lưu ý:

Người phạm tội bị áp dụng tình tiết này khi có hành vi xúi giục người khác gây rối nhưng không phải là trường hợp phạm tội có tổ chức với vai trò là người xúi giục trong vụ án có đồng phạm;

Nếu việc xúi giục của người phạm tội không liên quan trực tiếp và chi

phối hành vi gây rối thì không phải là hành vi xúi giục người khác gây rối.

+ Hành hung người can thiệp bảo vệ TTCC: là việc người phạm tội đã chống người đã có ngăn chặn hành vi gây rối khi mình đang gây rối TTCC, như: đánh lại người đã can ngăn, khuyên bảo, giải thích góp ý… hoặc vì họ đã có hành động nào đó không cho người phạm tội gây rối để bảo vệ TTCC. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý:

Người can thiệp, bảo vệ TTCC có thể là bất kỳ người nào;

Nếu người can thiệp là người đang thi hành công vụ mà người phạm tội có hành vi chống lại người đang làm nhiệm vụ bảo vệ TTCC thì công vụ (Điều 257 BLHS) trên những cơ sở chung. Người thi hành công vụ, theo Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC ban hành về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Phần các tội phạm BLHS, trong đó đã đưa ra khái niệm này. Theo đó, “người thi hành công vụ là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và cũng có thể là những công dân được huy động làm nhiệm vụ (như tuần tra, canh gác, bảo vệ…) theo kế hoạch của Nhà nước, của xã hội”.

Nếu người can thiệp là người đang thi hành công vụ mà người phạm tội có hành vi chống lại và gây thương tích hoặc chết người, người đang làm nhiệm vụ bảo vệ TTCC thì người phạm tội phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích… (Điều 104) hoặc tội giết người (Điều 93 BLHS) trên những cơ sở chung.

+ Tái phạm nguy hiểm: Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

2.2. THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

2.2.1. Tình hình chung

* Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Hà Giang

Hà Giang là tỉnh miền núi nằm ở cưc

Bắc Viêṭ Nam ; Phía Bắc giáp với

tỉnh Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc , phía Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang, phía đông giáp với tỉnh Cao Bằng , phía Tây g iáp tỉnh Yên Bái và Lào

Cai; có 277, 5 km đường biên giới giáp với nước bạn Trung Quốc; đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh , trên địa bàn tỉnh hình thành 3 tiểu vùng mang những đăc̣ điểm khác nhau : Vùng cao núi đá phía bắc (Cao nguyên đá Đồng Văn, đô ̣cao

trung bình từ 1.000m đến 1.600m), Vùng cao núi đất phía Tây (thuôc khối núi

thươn

g nguồn Sông Chảy , đô ̣cao trung bình của vùng từ 900m đến 1000m,

sườn núi dốc , đèo cao, thung lũng và sông suối hep

), Vùng đồi núi thấp (vùng

đồi núi thung lũng ven Sông Lô – đó là vùng kinh tế động lực của tỉnh).

Tổng diên

tích tư ̣ nhiên toàn tỉnh là 7.914,9 km2 (so sánh với thủ đô Hà

Nội là 3.328,9km2): Trong đó đất nông, lâm nghiệp 678.597,13 Ha, Đất phi nông nghiệp 26.476,85 Ha, Đất chưa sử dụng 86.414,94 Ha. Hà Giang có 10

huyên

và một thành phố , gồm 195 xã, phường, thị trấn. Thành phố Hà Giang là

trung tâm kinh tế , chính trị và văn hoá của tỉnh . Dân số năm 2015 là 795.014 người, mật độ dân số trung bình 95 người/km2 (thấp so với mật độ trung bình cả nước), có 22 dân tộc anh em cùng chung sống; trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm trên 88% dân số toàn tỉnh. Hiện nay, chỉ có 11,9% dân số Hà Giang sống ở các thị xã, thị trấn, còn lại phần lớn dân số vẫn tập trung ở nông

thôn và vùng núi cao, hơn 90% dân số làm nông nghiệp. Trình độ học vấn và lao động của toàn tỉnh còn khá thấp, trên 80% dân số trong độ tuổi lao động nhưng có tới trên 15% lao động chưa biết chữ, số lao động tốt nghiệp trung học phổ thông và trung cấp dưới 10%.

* Công tác điều tra tội phạm:

Đóng trên địa bàn rộng và chia cắt, khó khăn như Hà Giang, cơ quan điều tra của tỉnh Hà Giang có lực lượng mỏng (tính đến hết năm 2015, toàn tỉnh có 157 điều tra viên, trong đó 67 điều tra viên sơ cấp, 75 điều tra viên trung cấp; 15 điều tra viên cao cấp). Trình độ của cán bộ có nhiều hạn chế, việc học tập, nâng cao trình độ cho đội ngũ điều tra viên gặp nhiều khó khăn do địa hình, kinh phí đào tạo. Cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí công tác hạn hẹp chưa đáp ứng được yêu cầu (ví dụ: dụng cụ bảo quản, thu thập vật chứng vẫn còn sử dụng thủ công, công an tỉnh và công an các huyện chưa có kho vật chứng).

Lượng án hình sự thụ lý hàng năm khoảng 400 vụ án. Với số lượng án hình sự nói trên là thấp nếu so sánh tương quan với các tỉnh khác, tuy nhiên

việc điều tra, khám phá án hình sự ở Hà Giang gặp rất nhiều khó khăn xuất phát

từ điều kiện địa lý, cơ sở hạ tầng và trình độ dân trí của nhân dân. Các vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra rất ít, mà tập trung vào các tội phạm xâm phạm sở hữu (trộm cắp) và các tội phạm xâm phạm TTCC.

Số liệu thụ lý hàng năm, cụ thể như sau:

- Năm 2010: Tổng thụ lý 328 vụ/514 bị can trong đó khởi tố mới 222 vụ/375 bị can. Kết thúc điều tra chuyển Viện kiểm sát truy tố đạt 265 vụ/406 bị can (Tỷ lệ 80,13%)

- Năm 2011: tổng thụ lý 367 vụ/708 bị can, trong đó khởi tố mới 293 vụ/590 bị can. Kết thúc điều tra chuyển Viện kiểm sát truy tố đạt 268 vụ/500 bị can, tỷ lệ 73 %.

- Năm 2012: tổng thụ lý 411 vụ/804 bị can, trong đó khởi tố mới 295 vụ/585 bị can. Kết thúc điều tra chuyển Viện kiểm sát truy tố đạt 342 vụ/674 bị can, tỷ lệ 83,2 %.

- Năm 2013: tổng thụ lý 447 vụ/518 bị can, trong đó khởi tố mới 367 vụ/374 bị can. Kết thúc điều tra chuyển Viện kiểm sát truy tố đạt 366 vụ/373 bị can, tỷ lệ 82 %.

- Năm 2014: tổng thụ lý 419 vụ/774 bị can, trong đó khởi tố mới 323 vụ/616 bị can. Kết thúc điều tra chuyển Viện kiểm sát truy tố đạt 336 vụ/661 bị can, tỷ lệ 80,2 %.

- Năm 2015: tổng thụ lý 412 vụ/660 bị can, trong đó khởi tố mới 312 vụ/547 bị can. Kết thúc điều tra chuyển Viện kiểm sát truy tố đạt 299 vụ/544 bị can, tỷ lệ 73 %.

Qua số liệu trên có thể thấy số vụ án thụ lý mới hàng năm có thể tăng, giảm khác nhau nhưng số bị can hàng năm chủ yếu tăng.

Theo báo cáo công tác hàng năm của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang từ 2010 đến 2015 tội phạm đánh bạc có diễn biến phức tạp [13]:

+ Năm 2010 phát hiện 42 vụ/153 đối tượng.

+ Năm 2011: Phát hiện 53 vụ/315 đối tượng, trong đó đánh bạc là 30 vụ/148 đối tượng (tăng hơn 2 lần số đối tượng)

+ Năm 2012: Phát hiện 26 vụ/129 đối tượng, trong đó có 8 vụ đánh bạc; triệt phá 54 ổ nhóm đánh bạc(chiếm 96% ổ nhóm bị triệt phá).

+ Năm 2013: Triệt phá 93 ổ nhóm đánh bạc/423 đối tượng chiếm 66,4% về số ổ nhóm và 75% số đối tượng bị xử lý qua việc triệt phá các ổ nhóm.

+ Năm 2014: phát hiện 85 vụ/ 367 đối tượng.

+ Năm 2015: Phát hiện 61 vụ/ 287 đối tượng. Công tác chỉ đạo đấu tranh phòng ngừa với loại tội phạm xâm phạm trật tự xã hội và TTCC quyết liệt, không để hình thành mới các ổ nhóm hoạt động tội phạm, khi phát hiện, công tác điều tra, xử lý nghiêm minh.

Với những số liệu trên có thể thấy tệ nạn cờ bạc trên địa bàn tỉnh Hà Giang tuy có giảm về số vụ nhưng tính chất mức độ nghiêm trọng hơn, có đông các đối tượng tham gia đánh bạc, có những vụ có số đối tượng đánh bạc lên tới gần 30 người, người tham gia đánh bạc ở nhiều thành phần xã hội. Công tác quản lý, kiểm tra của một số cơ quan, cấp ủy, nhà trường đối với cán bộ, học sinh còn chưa sâu sát; việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường còn yếu nên có những vụ án có sự tham gia của cả cán bộ, học sinh, sinh viên như vụ án Sì Thị Dín, Nguyễn Ngọc Tú, Nguyễn Thị Lợi, Sì Thị Kín đã bàn bạc, thống nhất mở xới bạc đánh xóc đĩa trên mạng Internet- hình thức đánh bạc mới, các đối tượng tham gia đều có tuổi đời tương đối trẻ, có học vấn (đều có trình độ văn hóa lớp 7/12 trở lên, trong đó 01 đối tượng là giáo viên trường Trung học cơ sở xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, Hà Giang tham gia. Hoặc vụ án xảy ra ngày 01/4/2014 tại khu vực thôn Khâu Lầu, Nà Chì, Xín Mần, Hà Giang, công an huyện Xín Mần bắt quả tang 18 đối tượng đang đánh bạc. Trong đó 01 đối tượng là cán bộ thuộc bệnh viện đa khoa xã Nà Chì, số còn lại có 9/17 đối tượng không biết chữ.

- Tội phạm liên quan đến mại dâm

Liên quan đến tội phạm này, vụ án Sầm Đức Xương, nguyên hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, nhiều lần mua dâm người chưa thành niên là chính học trò của mình, đồng thời dụ dỗ, lôi kéo các em môi giới bạn bè bán dâm cho Xương. Từ tháng 7/2008 đến 5/2009 Nguyễn Thúy Hằng (SN 1991) đã bán dâm cho Xương 06 lần và ngoài ra giới thiệu Nông Thị Phẩm (sinh 1992), Hoàng Thị Thổ (sinh 1994), Nguyễn Thị Thanh Thúy (sinh 1992) bán dâm cho Xương. Từ tháng 9/2008 đến 5/2009 Thúy đã

bán dâm cho Xương 03 lần và môi giới cho Trương Thị Ngọc (sinh 1992),

Nguyễn Thị Xuân (sinh 1996), Nùng Thị Nhung (sinh 1996) bán dâm cho Xương. Ngoài ra, cũng xác định được Sầm Đức Xương còn mua dâm của Nguyễn Thị Thu Trang (sinh 1995). Trong các học sinh mà Xương đã mua dâm có Hằng, Thúy, Phẩm, Ngọc là người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; có Thổ, Xuân, Nhung, Trang là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

- Tội gây rối TTCC

Tội gây rối TTCC trên địa bàn tỉnh Hà Giang cũng là một tội phạm xảy ra tương đối phổ biến trong nhóm tội xâm phạm TTCC. Tuy nhiên các vụ án này thường không quá nghiêm trọng, được kịp thời ngăn chặn nên thường không xảy ra hậu quả xâm phạm đến tính mạng. Đối tượng phạm tội thường là các nhóm thanh niên (nhiều đối tượng mới đi thi hành án về, có nhân thân xấu) xô xát với nhau xuất phát từ những mâu thuẫn rất nhỏ trong cuộc sống.

* Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp:

Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Hà Giang có biên chế 145 người, trong đó Kiểm sát viên trung cấp 29 người, Kiểm sát viên sơ cấp 69 người; các Kiểm sát viên đều có trình độ Đại học, có kỹ năng sử dụng tốt máy tính. Trên địa bàn rộng (rất nhiều tuyến đường chỉ có thể đi bộ) có 10 huyện và 01 thành phố như tỉnh Hà Giang, lực lượng điều tra và kiểm sát viên như trên là hết sức hạn chế. Qua đánh giá kết quả công tác chuyên môn hàng năm từ 2010 đến 2015, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang được đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt công tác kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố, kỹ năng của Kiểm sát viên có những tiến bộ rõ nét, hàng năm đều ban hành được nhiều kiến nghị khắc phục vi phạm đối với cơ quan điều tra cũng như các cấp chính quyền địa phương.

Theo thống kê hàng năm Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang tiếp nhận thụ lý trên 300 vụ án hình sự do cơ quan điều tra chuyển đến; trong đó số vụ án về các tội xâm phạm TTCC luôn được quan tâm chỉ đạo và thực hiện khách quan, chính xác đảm bảo thực hành quyền công tố, truy tố chuyển cơ quan Tòa án xét xử lý đúng người, đúng pháp luật, cụ thể từ năm 2010 đến 2015 Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Hà Giang đã truy tố chuyển Tòa án xét xử các tội xâm phạm TTCC:

- Năm 2010 truy tố 29 vụ/160 bị can.

- Năm 2011 truy tố 35 vụ/183 bị can.

- Năm 2012 truy tố 41 vụ/165 bị can.

- Năm 2013 truy tố 53 vụ/189 bị can.

- Năm 2014 truy tố 28 vụ/175 bị can.

- Năm 2015 truy tố 26 vụ/156 bị can

Số liệu trên cho thấy số vụ án về các tội xâm phạm TTCC trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2010 đến năm 2013 có chiều hướng tăng nhanh (gần 30%/năm); tuy nhiên năm 2014, năm 2015 đã có sự giảm đi rõ rệt, cho thấy sự kiềm chế có hiệu quả của các cấp chính quyền, các cơ quan tố tụng, đặc biệt là lực lượng Công an và các cơ quan tư pháp địa phương; tuy nhiên số bị can lại không giảm, điều này cảnh báo cho việc các vụ án có nhiều bị can tham gia (điển hình như các tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, gây rối TTCC) vẫn tiềm ẩn nhưng nguy cơ, diễn biến phức tạp.

* Công tác xét xử của Tòa án hai cấp tỉnh Hà Giang

Tổng biên chế toàn tỉnh là 138 người, trong đó Tòa án cấp tỉnh 48 người, Tòa án cấp huyện 90 người, 97% cán bộ có trình độ Đại học, sử dụng tốt máy tính cá nhân. Với lực lượng thẩm phán còn thiều và cơ sở vật chất làm việc còn hạn chế, hàng năm Tòa án hai cấp tỉnh Hà Giang thụ lý, đưa ra xét xử với tỷ lệ tương đối cao (trên 99%), năm 2011 đạt tỷ lệ 100%, án kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm thấp (năm 2010, 2011, 2012, 2014, 2015: 0 vụ; năm 2013: 2 vụ). Không có trường hợp xử oan hoặc bỏ lọt tội phạm.Về hình phạt áp dụng cho các bị cáo cơ bản phù hợp với tính chất, mức độ hành vi và hậu quả, nhân thân của bị cáo, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm ở địa phương. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật thông qua việc tổ chức các phiên tòa lưu động được quan tâm, hàng năm Tòa án hai cấp Hà Giang đưa khoảng 100 vụ án đi xét xử lưu động tại nơi xảy ra vụ án, tại các xã vùng sâu, vùng xa và tại trại tạm giam của Công an tỉnh.

Mặc dù các tội xâm phạm TTCC có 12 tội danh như đã nêu ở trên nhưng với tình hình thực tế của tỉnh Hà Giang từ năm 2010 đến năm 2015 các tội phạm sau không xuất hiện:

- Tội hành nghề mê tín dị đoan;

- Tội rửa tiền;

- Tội dụ dỗ, ép buộc, chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp;

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 05/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí