Tỉ Lệ Các Tội Phạm Và Bị Cáo Trong Nhóm Các Tội Phạm Xâm Phạm Trật Tự Công Cộng Đã Xét Xử Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Giang Giai Đoạn 2010 - 2015

- Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Tập trung vào các tội sau:

- Đánh bạc (96 vụ/597 bị can);

- Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (23 vụ/199 bị can);

- Gây rối trật tự công cộng (19 vụ/99 bị can);

- Chứa mại dâm (18 vụ/36 bị can);

- Mua dâm người chưa thành niên (4vụ/4 bị can).

Bảng 2.1. Tỉ lệ các tội phạm và bị cáo trong nhóm các tội phạm xâm phạm trật tự công cộng đã xét xử trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 - 2015

Tiêu chí

Đánh bạc

Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

Gây rối trật tự công cộng

Chứa mại dâm

Mua dâm người chưa thành niên

Các tội danh khác trong cùng nhóm

Tổng cộng

Số vụ án

96

23

19

18

4

9

169

Tỷ lệ

56,8%

13,6%

11,2%

10,7%

2,4%

5,3%

100%

Số bị cáo

597

190

99

36

4

11

937

Tỷ lệ

63,7%

20,2%

10,6%

3,9%

0, 4%

1,2%

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 10

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang)


Số vụ án

2,4%

5,3%

10,7%

Đánh bạc


Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

11,2%

Gây rối trật tự công cộng

56,8%

Chứa mại dâm

13,6%

Mua dâm người chưa thành

niên


Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ các tội xâm phạm trật tự công cộng đã xét xử trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 - 2015

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang)

Qua thống kê số liệu như trên có thể dễ dàng nhận thấy các tội phạm xâm phạm TTCC liên quan đến tệ nạn xã hội xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang so với các tội phạm khác trong cùng nhóm chiếm số lượng chênh lệch khá lớn đặc biệt là tội đánh bạc chiếm tỉ lệ rất cao cả về số vụ án và số bị cáo.


0,4%

Số bị cáo

3,9%

1,2%

10,7%

Đánh bạc


Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

20,2%

Gây rối trật tự công cộng

63,7%

Chứa mại dâm

Mua dâm người chưa thành

niên

Các tội danh khác trong cùng

nhóm


Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ bị cáo trong nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng đã bị xét xử trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 – 2015

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang)


Với kết quả xét xử hình sự nói chung rất cao của tỉnh Hà Giang là thành công chung của các cơ quan bảo vệ pháp luật của tình từ Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án. Với nhóm tội xâm phạm TTCC, mặc dù không gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số án hình sự thụ lý hàng năm cũng đặt ra thách thức cho các cấp chính quyền và cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh Hà Giang.

Một trong hoạt động quan trọng trong xét xử là định tội danh. Đó là hoạt động thực tiễn của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để xác định một người đã phạm tội gì, theo điều luật nào của BLHS hay nói cách khác đây là quá trình xác định tên tội cho hành vi nguy hiểm đã được thực hiện. Định tội danh đúng có ý nghĩa rất quan trọng trong vụ án hình sự, bởi vì đó là cơ sở đầu tiên cho việc truy cứu TNHS người phạm tội. Trên cơ sở xác định

người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội gì, quy định tại điều, khoản nào của BLHS, người áp dụng sẽ quyết định được hình phạt phù hợp đối với hành vi phạm tội đó. Vì vậy, định tội danh được xác định như là tiền đề để quyết định hình phạt đúng đắn, khách quan, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

Trong trường hợp định tội danh không chính xác sẽ dẫn đến sai lầm trong việc kết án, có thế xử lý oan người vô tội, để lọt tội phạm, mức độ xử phạt có thể không tương xứng với tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Việc xử lý hình sự sai lầm sẽ vi phạm pháp chế, xâm phạm đến những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảm uy tín của các cơ quan tư pháp… Chính vì vậy, việc định tội danh đúng sẽ là cơ sở rất quan trọng để đảm bảo cho quá trình xét xử được đúng đắn, chính xác, đảm bảo cho các quy định của BLHS đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu quả cho việc truy cứu TNHS đúng người, đúng tội.

Các quy định của pháp luật về các tội xâm phạm TTCC cũng tương đối rõ ràng; trình độ, năng lực của người và cơ quan tiến hành tố tụng ngày càng được nâng cao; dưới sự tổng kết, hướng dẫn xét xử của TANDTC nên hầu hết Tòa án hai cấp tỉnh Hà Giang đã định tội danh một cách chính xác, áp dụng đúng quy định của BLHS trong các trường hợp cụ thể.

Bên cạnh đó, với đặc điểm của nhóm tội phạm này chủ yếu được phát hiện qua tin báo tố giác tội phạm của quần chúng hoặc cơ quan chức năng qua theo dõi, điều tra phát hiện bắt quả tang, có nhân chứng… do đó việc đấu tranh, làm rõ vụ việc hết sức thuận lợi.

Do đó, về cơ bản khi đưa ra xét xử các đối tượng phạm tội đều thừa nhận hành vi phạm tội, khai báo thành khẩn để được nhận khoan hồng của pháp luật. Hay nói cách khác việc đánh giá chứng cứ, định tội danh với nhóm tội xâm phạm TTCC ở địa bàn tỉnh Hà Giang hết sức thuận lợi và không gặp khó khăn, vướng mắc gì lớn hoặc nổi cộm trong quá trình áp dụng pháp luật. Cả 03 cơ quan tiến hành tố tụng hai cấp của tỉnh có nhận thức pháp luật thống nhất và phù hợp khi đánh giá chứng cứ, định tội danh với các tội phạm trên.

Tuy nhiên trong quá trình xét xử nhóm tội xâm phạm TTCC của ngành Tòa án tỉnh Hà Giang vẫn còn một số tồn tại

2.2.2. Một số tồn tại, hạn chế

* Tồn tại trong xác định tội danh “gá bạc” hay “đánh bạc”

Vụ thứ 1: Ngày 20/01/2015, Công an huyện Vị Xuyên bắt quả tang tại nhà Đinh Công Hùng có 9 đối tượng đánh bạc tại 2 chiếu bạc. Hùng không đánh bạc nhưng cho các đối tượng khác đánh bạc tại nhà mình để thu tiền hồ. Kết quả điều tra xác định:

- Chiếu bạc thứ nhất có 5 người đánh bạc bằng hình thức đánh 3 cây với số tiền dùng đánh bạc là 6.500.000 đồng (Cơ quan điều tra đã khởi tố 5 đối tượng ở chiếu bạc này về tội đánh bạc).

- Chiếu bạc thứ hai có 4 người đánh bạc bằng hình thức đánh phỏm với số tiền dùng đánh bạc là 1.800.000 đồng (Các đối tượng đánh bạc ở chiếu bạc này sau đó bị xử lý hành chính).

Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng vì Hùng có hành vi chứa 2 chiếu bạc cùng một lúc. Trong đó có 01 chiếu bạc có đủ định lượng tiền truy tố về tội đánh bạc thì bất kể chiếu bạc còn lại có đủ hay không đủ định lượng để truy tố về tội đánh bạc thì hành vi của Hùng vẫn thỏa mãn là gá bạc với “quy mô lớn” và Hành vi của Hùng bị xét xử sơ thẩm về tội "Gá bạc".

Tuy nhiên, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang xét xử phúc thẩm nhận định: Hành vi của Hùng không cấu thành tội Gá bạc mà có căn cứ xác định tội "Đánh bạc": vì theo Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC cao hướng dẫn gá bạc với “quy mô lớn” là “Từ 2 chiếu bạc trở lên” thì cần được hiểu là phải bắt buộc cả 2 chiếu bạc này đều phải xử lý được bằng hình sự. Vì vậy, mặc dù Hùng có hành vi gá bạc nhưng không thỏa mãn điều kiện "quy mô lớn" nên chỉ xử lý về tội đánh bạc với vai trò là người giúp sức. Theo chúng tôi, Tòa án cấp phúc thẩm xác định tội danh là hợp lý, bởi lẽ: Khái niệm chiếu bạc theo quy định của pháp luật hình sự cần được hiểu là hành vi của những người đánh bạc có đủ yếu tố cấu thành tội đánh bạc. Mặt khác, khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn: Người tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc trường hợp chưa đến mức “quy mô lớn” thì “nếu tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì tuy họ không phải

chịu TNHS về “tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc”. Mặt khác, nếu cả hai chiếu bạc đều không đủ 2 triệu đồng (chưa đến mức xử lý hình sự), thì nếu coi Hùng có hành vi gá bạc cho 02 chiếu bạc để xử lý hình sự có được không vì những đối tượng đánh bạc không bị xử lý hình sự. Như vậy, trong trường hợp này chỉ xác định Hùng là người có hành vi gá bạc khi thỏa mãn yếu tố xử lý được tất cả đối tượng tham gia đánh bạc về tội đánh bạc.

* Tồn tại trong quyết định hình phạt chính quá nặng hoặc quá nhẹ

Quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn hình phạt, mức hình phạt buộc người bị kết án phải chấp hành tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân của người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS và phải tuân theo các quy định của BLHS. Chỉ khi quyết định hình phạt đúng, việc truy cứu TNHS, định tội danh mới thực sự có ý nghĩa. Quyết định hình phạt đúng là cơ sở để đạt được mục đích của hình phạt, nâng cao hiệu quả của hình phạt, tăng cường pháp chế, đồng thời góp phần bảo vệ trật tự xã hội chủ nghĩa.

Trong những năm qua, các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Hà Giang khi xét xử luôn có sự cẩn trọng, xem xét kỹ các tình tiết phạm tội, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, đặc điểm nhân thân và các yếu tố khác để đảm bảo việc quyết định hình phạt được chính xác, đúng đắn và dựa trên những cơ sở khách quan, khoa học.

Ví dụ 1: Hồi 16h ngày 22/7/2013 tại khu vực tổ 4 phường Quang Trung, thành phố Hà Giang, do mâu thuẫn trong cuộc sống, 2 nhóm thanh niên do Lương Trung Kiên và Nguyễn Thủy Chung cầm đầu sử dụng gậy bằng kim loại có gắn dao nhọn, dao, gậy, gạch đá để đánh nhau. Tại bản án sơ thẩm số 24/2014/HSST ngày 22/7/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Giang nhận định các đối tượng mua dao ở chợ, gậy sắt, gạch, đá để đánh chém, ném nhau là dùng vũ khí và áp dụng điểm a khoản 2 điều 245 BLHS để xét xử là không chính xác. Tòa án cấp sơ thẩm không căn cứ vào Pháp lệnh số 16/2011 ngày 30/6/2011 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội 12 quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ mà căn cứ vào công văn 420/PC64 ngày 10/2/2014 của phòng PC64 - Công an tỉnh Hà Giang xác định vật chứng thu giữ

là vũ khí thô sơ để xét xử các đối tượng theo điểm a khoản 2 điều 245 là không có cơ sở, dẫn đến mức án tuyên cho các bị cáo quá nghiêm khắc.

Ví dụ 2: Hồi 20h ngày 21/12/2013 tại khu vực ngã 3 trung tâm thương mại huyện Hoàng Su Phì, trong lúc ngồi ăn ốc, thịt nướng, Hoàng Minh Thắng gây mâu thuẫn với một số người cùng ngồi trong quán, Thắng dùng ghế nhựa, thắt lưng, chân tay đánh, ném đồng thời chửi bới những người khác. Tại bản án sơ thẩm số 03/2014/HSST ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Tòa án huyện Hoàng Su Phì áp dụng khoản 1 điều 245, điểm p khoản 1, khoản 2 điều 48 tuyên phạt Hoàng Minh Thắng 22 tháng tù giam là đúng người, đúng tội. Tuy nhiên xét hành vi phạm tội và nhân thân của Hoàng Minh Thắng có 02 tiền án năm 2008 (24 tháng tù nhưng được hưởng án treo về tội Cưỡng đoạt tài sản, thời gian thử thách 44 tháng) và năm 2010 (6 tháng tù giam về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản). Tổng hợp hai bản án, Thắng phải chấp hành hình phạt chung là 28 tháng tù giam. Đến tháng 11 năm 2012 bị cáo mới chấp hành xong hình phạt tù, đến ngày 21/12/2013 bị cáo tiếp tục phạm tội mới do cố ý, Tòa án cấp sơ thẩm nhận định là hành vi tái phạm nên áp dụng điểm g khoản 1 điều 48 là không đúng vì hành vi phạm của bị cáo thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm phải bị truy tố và xét xử theo điểm e khoản 2 điều 245 mới phù hợp. Do đó Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang đã ban hành kháng nghị theo hướng tăng nặng hình phạt đối với Hoàng Minh Thắng. Tại bản án phúc thẩm số 12/2014/HSPT ngày 14/8/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã chấp nhận kháng nghị, áp dụng điểm điểm e khoản 2 điều 245, điểm p khoản 2 điều 46 xử phạt Thắng 30 tháng tù giam.

* Tồn tại trong áp dụng hình phạt bổ sung

Với nhóm tội xâm phạm TTCC có một điểm cần lưu ý nữa là việc áp dụng hình phạt bổ sung trong quá trình lượng hình phạt, trong đó đặc biệt là việc áp dụng hình phạt bổ sung bằng tiền.

- Trong một số trường hợp việc áp dụng hình phạt bổ sung được áp dụng ở mức thấp nhất, do đó khi đặt tương quan giữa 02 vụ án có đặc điểm nhân thân người phạm tội khác nhau nhưng cùng áp dụng cùng một mức tiền phạt là không bảo đảm công bằng.

Ví dụ 1: Bản án sơ thẩm số 06/2011/HSST ngày 21/4/2011 của Tòa án

nhân dân huyện Vị Xuyên tuyên Nhạc Văn Nam, sinh 1961, trú tại tổ 13, Việt Lâm, Vị Xuyên, Hà Giang phạm tội Mua dâm người chưa thành niên (mua dâm cháu Nguyễn Thị Huyền khi cháu mới 13 tuổi 04 ngày, mua dâm 01 lần). Tại phiên tòa, bị cáo thành khẩn khai nhận hành vi, về nhân thân bị cáo có trình độ văn hóa 2/10, hoàn cảnh gia đình khó khăn, bản thân bị cáo thường đi dắt trâu thuê, nhận thức pháp luật hạn chế. Tòa án đã áp dụng điểm b khoản 2 điều 256, điểm b, p khoản 1, khoản 2 điều 46, khoản 1, 2 điều 60 BLHS xử phạt Nhạc Văn Nam 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm; áp dụng khoản 4 điều 256 BLHS phạt Nam số tiền 05 triệu đồng.

Ví dụ 2: Tại vụ án Sầm Đức Xương – nguyên hiệu trưởng trường THPT

Việt Lâm, Vị Xuyên, Hà Giang qua 02 lần xét xử sơ thẩm đã tuyên Sầm Đức

Xương phạm tội Mua dâm người chưa thành niên (mua dâm 15 lần với nhiều

người); bản thân Xương có trình độ học vấn, có địa vị xã hội, là nhà giáo, là

lãnh đạo, quản lý cần phải làm tấm gương cho học trò nhưng đã phạm tội nhiều

lần với nhiều người. Tại bản án số 18/2011/HSST ngày 10/3/2011 của Tòa án

nhân dân tỉnh Hà Giang đã áp dụng điểm a khoản 3 điều 256, điểm n khoản 1

điều 48 BLHS xử phạt Sầm Đức Xương 9 năm tù; áp dụng khoản 4 điều 256 BLHS phạt bổ sung, phạt tiền Xương 05 triệu đồng.

Bị cáo Nhạc Văn Nam có điều kiện đặc biệt khó khăn, thu nhập không

ổn định, bị cáo làm thuê (dắt trâu thuê), do đó bị áp dụng mức phạt tiền là 5

triệu đồng như Sầm Đức Xương là chưa thật công bằng, quá nghiêm khắc.


* Tồn tại việc áp dụng hình phạt bổ sung tương đối nặng không có khả năng thi hành án

Trong các vụ án tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2010 đến 2015, căn cứ vào thực tế các đối tượng có điều kiện kinh tế khó khăn, không có thu nhập ổn định nên Tòa án hai cấp tỉnh Hà Giang thường không áp dụng hình phạt bổ sung. Tuy nhiên có những trường hợp áp dụng hình phạt bổ sung tương đối nặng không có khả năng thi hành:

Ví dụ: vụ Sì Thị Dính và đồng bọn tổ chức cho 22 người đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa qua mạng Internet, (bản án sơ thẩm số 45/2012 ngày

6/7/2012, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang) phạt các bị cáo hình phạt tù có thời hạn (cao nhất là 18 tháng tù giam) số tiền đánh bạc thu giữ sung công quỹ là 14 triệu đồng, ngoài ra các bị cáo bị xét xử về tội Tổ chức đánh bạc còn bị áp dụng hình phạt bổ sung mỗi bị cáo 10 triệu đồng. Các bị cáo đều có trình độ văn hóa lớp 6,7/12; nghề nghiệp tự do, không có thu nhập ổn định.

Vụ án Phạm Tuấn Dương và đồng bọn phạm tội tổ chức đánh bạc, gá bạc, Đánh bạc (bản án số 70/2012/HSST ngày 4/10/2012), Tòa án tuyên phạt các bị cáo phạm tội tổ chức đánh bạc hình phạt tù có thời hạn (cao nhất 15 tháng tù giam) xung công quỹ trên 28 triệu đồng tiền đánh bạc của các bị cáo, áp dụng hình phạt chính là hình phạt tiền đối với các bị cáo phạm tội Đánh bạc, mỗi bị cáo bị phạt 10 triệu đồng.

* Tồn tại trường hợp không áp dụng hình phạt bổ sung

Vụ án Phạm Đình Sơn và đồng bọn phạm tội Tổ chức đánh bạc, Gá bạc, Đánh bạc (bản án số 65/2014/HSST ngày 25/9/2014), Tòa án tuyên xung công quỹ trên 220 triệu đồng tiền đánh bạc của 24 bị cáo, áp dụng hình phạt tù có thời hạn, mức hình phạt từ 42-24 tháng tù giam; nhưng Tòa án không xem xét áp dụng hình phạt bổ sung đối với các bị cáo. Các bị cáo đều có trình độ văn hóa từ lớp 6, 7 trở lên, lao động tự do.

- Về áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung: có thể dễ dàng nhận thấy so sánh giữa mức phạt hành chính cao nhất của hành vi đánh bạc trái phép là 20.000.000 đồng; đối chiếu với hình phạt tiền là hình phạt chính trong tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là “năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng” và “từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng” thì mức phạt tiền cận dưới là quá thấp, chưa đủ sức răn đe các đối tượng phạm tội hoặc có ý định phạm tội, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi giá trị tiền và hiện vật đưa vào đánh bạc hết sức lớn. Ngay với điều kiện của tỉnh Hà Giang là một tỉnh có thể nói hết sức khó khăn về kinh tế, các đối tượng đã cập nhật ứng dụng đánh bạc trên Internet và tổ chức đánh bạc với giá trị lớn.

Ví dụ: Hồi 17h ngày 9/2/2014, Công an huyện Vị Xuyên, Hà Giang đã bắt quả tang tại nhà Phàn Văn Liên, trú tại Minh Tân, Vị Xuyên, Hà Giang 24 đối tượng đang đánh bạc. Ngày 25/9/2014, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2023