Các Tội Xâm Phạm Trật Tự Công Cộng Theo Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam Năm 1999

xâm phạm TTCC, an toàn xã hội bao gồm 5 chương, cụ thể [65, tr. 372-513]:

- Chương 24: Các tội xâm phạm an toàn xã hội;

- Chương 25: Các tội xâm phạm sức khỏe của dân chúng và đạo đức của xã hội;

- Chương 26: Các tội phạm về môi trường;

- Chương 27: Các tội xâm phạm an toàn khi vận hành và khai thác giao thông;

- Chương 28: Các tội phạm trong lĩnh vực thông tin máy tính.

Căn cứ phân loại và tiêu đề của Mục là “Trật tự công cộng và an toàn xã hội” thì chỉ có Chương 24 liên quan đến “an toàn xã hội”, các Chương còn lại từ Chương 25 đến 28 đều thuộc phạm vi “trật tự công cộng”.

Như vậy, phạm vi các quy định về các tội phạm xâm phạm TTCC trong BLHS Liên bang Nga có tính chất bao quát và phạm vi rộng hơn rất nhiều so với BLHS Việt Nam, cụ thể: Các tội xâm phạm TTCC gồm 4 Chương 46 điều từ Điều 228 đến Điều 274 với nội dung rất lớn bao hàm nhiều vấn đề, có khách thể đa dạng mà so sánh, đối chiếu với BLHS Việt Nam được tách riêng ở các chương, mục khác nhau như:

Về khách thể của tội phạm, Chương 25 - Các tội xâm phạm sức khỏe của dân chúng và đạo đức xã hội [65, tr.424] có những quy định về việc sử dụng và tàng trữ, tiêu thụ chất ma túy, chất hướng thần; trồng trái phép các loại cây có chứa chất ma túy bị cấm trồng, cấp phát trái pháp luật hoặc giả mạo giấy tờ khác mà có quyền được nhận các chất ma túy hoặc hướng thần (điều 228- điều

234) là các quy định tương tự tại Chương XVIII - Các tội phạm về ma túy BLHS Việt Nam. Các nhà lập pháp Nga cho rằng các tội phạm liên quan đến ma túy trực tiếp xâm hại đến trật tự công cộng nói chung và trực tiếp xâm phạm sức khỏe của dân chúng. Chúng tôi cho rằng đây cũng là một cách nhìn khác đối với nhóm tội phạm liên quan đến ma túy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Ngoài ra, trong cùng chương các tội xâm phạm sức khỏe của dân chúng còn các tội khác như tội hành nghề y tư nhân hoặc dược tư nhân trái phép, tội vi phạm các quy định vệ sinh phòng dịch, tội che dấu thông tin về tình hình gây nguy hiểm cho tính mạng hoặc sức khỏe con người… (từ điều 235-238). So sánh đối chiếu với BLHS Việt Nam có thể thấy các điều luật quy định tương tự theo luật hình sự Việt Nam được quy định rải rác tại các Chương xâm phạm trật

tự quản lý kinh tế hoặc cùng Chương XIX nhưng thuộc các tội xâm phạm an toàn công cộng hoặc chưa được quy định tương tự tại điều luật nào.

Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 5

Bên cạnh đó, các tội phạm xâm phạm đạo đức xã hội gồm các điều từ 239 đến 245 có những nội dung tương đối sát với khái niệm TTCC của BLHS Việt Nam khi quy định về các tội phạm như: lôi kéo, dụ dỗ người khác hành nghề mại dâm, tổ chức hành nghề mại dâm, phát tán các loại ấn phẩm tài liệu, dụng cụ khiêu dâm; xâm phạm thi thể mồ mả, làm hư hỏng các di tích lịch sử.

Tại Chương 26 - Các tội phạm về môi trường [65, tr.466] - các nhà làm luật của Liên bang Nga đã đưa môi trường là đối tượng bị xâm hại trong nhóm các tội phạm xâm phạm TTCC, khác với BLHS Việt Nam các tội xâm phạm môi trường được tách ra một chương riêng. đồng thời BLHS Liên bang Nga cũng có những quy định tội phạm về môi trường mà BLHS Việt Nam chưa đề cập như tội đối xử tàn ác với động vật (Điều 245).

Tại Chương 27 và 28 - Các tội phạm xâm phạm an toàn khi vận hành và khai thác giao thông và trong lĩnh vực thông tin máy tính [65, tr. 3498] cùng là các tội xâm phạm TTCC. Đối chiếu với BLHS Việt Nam lại sắp xếp là các tội xâm phạm an toàn xã hội. Việc này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì khái niệm an toàn xã hội và TTCC có những đan xen, giao thoa lẫn nhau. Chính vì lẽ đó mà tại BLHS Liên bang Nga cũng như BLHS Việt Nam đều xắp xếp đưa các tội phạm xâm phạm TTCC và an toàn xã hội vào cùng một nhóm.

Như vậy, có thể thấy mặc dù BLHS của Việt Nam về các tội phạm xâm phạm TTCC được quy định chung với tội phạm xâm phạm an toàn công cộng nhưng BLHS Liên bang Nga cũng như BLHS Việt Nam đều đánh giá mức độ quan trọng của khách thể TTCC nên tội phạm này đã được ghi nhận trong chương riêng phần tội phạm cụ thể. Tuy nhiên, khái niệm “trật tự công cộng” trong BLHS Liên bang Nga tương đối rộng, bao gồm nội hàm cả khái niệm “an toàn công cộng” theo BLHS Việt Nam.

Đặc biệt, về hình phạt, các hình phạt được áp dụng trong Mục IX của BLHS Liên bang Nga gồm các hình phạt sau: phạt tiền; phạt tù có thời hạn; tước quyền đảm nhiệm một số chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; lao động bắt buộc; hạn chế tự do.

Trong đó, lao động bắt buộc, lao động cải tạo, tù có thời hạn là các hình phạt chính. Phạt tiền, tước quyền đảm nhiệm một số chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định hạn chế tự do vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung.

Như vậy, chúng ta thấy rằng với BLHS Việt Nam chưa có các hình thức như phạt lao động bắt buộc, lao động cải tạo, hạn chế tự do; đồng thời việc áp dụng hình phạt tiền của BLHS Liên bang Nga được quy định rõ phạt tiền hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án.

1.3.2. Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức

BLHS Cộng hòa Liên bang Đức [64, tr. 230] bao gồm Phần chung và phần riêng (cấu tạo tương tự như BLHS Việt Nam). Trong đó Phần riêng (Phần các tội phạm cụ thể) gồm 29 chương căn cứ theo các quan hệ xã hội mà hành vi phạm tội xâm hại tới. Các quy định tại Chương thứ bảy: Các tội xâm phạm TTCC gồm có 25 điều từ điều 123 đến điều 145 (bãi bỏ một số điều, một số điều có a, b, c, d) [64, tr. 230]. Qua nghiên cứu các quy định tại chương này chúng ta có thể nhận thấy khái niệm TTCC trong BLHS Cộng hòa liên bang Đức lại khá gần với khái niệm TTCC trong BLHS Việt Nam nhưng diện hẹp hơn: tập trung mô tả các hành vi liên quan đến việc gây rối TTCC nói chung. Điều này thể hiện nội dung các điều [64, tr. 232]:

- Hành vi xâm phạm sự bình yên nhà ở (Điều 123), xâm phạm sự bình yên nhà ở nghiêm trọng (Điều 124);

- Hành vi xâm phạm trật tự an ninh công cộng (Điều 125, 125a), gây rối trật tự công cộng qua đe dọa với những tội phạm (Điều 126), thành lập các nhóm vũ trang, hội tội phạm, hội khủng bố, hội tội phạm và khủng bố ở nước ngoài (Điều 127-129b);

- Hành vi kích động, cổ động cho các hành vi gây rối, xâm phạm TTCC: kích động nhân dân, chỉ dẫn thực hiện các tội phạm (liên quan đến Điều 126), phô bày bạo lực, thưởng và tán thành các tội phạm (Điều 130 - Điều 131);

- Các hành vi cản trở các hoạt động thực hiện công vụ, chức trách: mạo nhận chức trách, lạm dụng danh hiệu, chức danh nghề nghiệp và phù hiệu, xâm phạm thông báo, sự bảo quản của nhà chức trách, xâm phạm sự phong tỏa, dấu

niêm phong (đồ vật, tài sản để kê biên), không tố giác tội phạm đã lập kế hoạch, rời khỏi nơi xảy ra tai nạn không được phép, lạm dụng các cuộc gọi khẩn cấp… (từ Điều 132 - Điều 145);

Các quy định hết sức chi tiết, cụ thể, chặt chẽ, ví dụ: Tội kích động nhân dân (Điều 130), BLHS Liên bang Đức quy định như sau:

Người nào theo cách thức thích hợp gây rối trật tự an ninh công cộng mà

1. Kích động hận thù, lôi kéo thực hiện những biện pháp bạo lực hay chuyên quyền chống lại một nhóm người được xác định về quốc tịch, chủng tộc, tôn giáo hoặc qua nguồn gốc dân tộc, chống lại các bộ phận dân cư hoặc chống lại từng người vì sự tham gia của họ vào một nhóm hoặc một bộ phận dân cư đã được mô tả trên hoặc

2. Công kích nhân phẩm của người khác qua việc lăng mạ hay miệt thị ác ý hoặc vu khống một nhóm người, các bộ phận dân cư đã được mô tả trên hoặc từng người vì sự tham gia của họ vào một nhóm hoặc bộ phận dân cư đã được mô tả trên thì bị xử phạt với hình phạt tự do từ ba tháng đến năm năm…. [64, tr. 236].

Như vậy, điểm khác biệt trong nhóm tội xâm phạm TTCC của BLHS Liên bang Đức với BLHS Việt Nam là không coi các hành vi xâm phạm TTCC liên quan đến tệ nạn xã hội như bói toán, mại dâm, cờ bạc thuộc hành vi xâm phạm TTCC.

Ngoài ra, về hình phạt, hình phạt được BLHS Đức áp dụng cho tội xâm phạm TTCC là hình phạt tự do (hình phạt tù có thời hạn theo BLHS Việt Nam) và hình phạt tiền (vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung).

1.3.3. Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ II ngày 01/7/1979, có hiệu lực từ ngày 01/01/1980, sau đó được sửa đổi 1997, 1999, 2001, 2002 và gần nhất là 2005 tại Hội nghị lần thứ 14 của Ủy Ban Thường Vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa X).

Điều 2 Phần chung BLHS quy định:

Nhiệm vụ của BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là

sử dụng hình phạt đối với tất cả các hành vi phạm tội nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ chính quyền chuyên chính dân chủ nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản thuộc sở hữu Nhà nước và tài sản thuộc sở hữu tập thể của quần chúng lao động, bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của công dân và các quyền khác, duy trì trật tự xã hội, trật tự kinh tế, bảo đảm tiến hành thuận lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội [24, tr. 37-38].

BLHS của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa gồm Phần giới thiệu, Phần chung và Phần các tội phạm (tương tự như Việt Nam và Đức). Tại phần các tội phạm gồm 10 chương, trong đó Chương VI - Tội xâm phạm trật tự quản lý xã hội được chia làm 9 mục, là 1 trong 2 chương được chia mục và là chương chia nhiều mục nhất. Cụ thể:

- Mục 1: Tội gây rối TTCC;

- Mục 2: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp;

- Mục 3: Tội gây nguy hại cho việc quản lý biên giới quốc gia;

- Mục 4: Tội xâm hại việc quản lý di sản;

- Mục 5: Tội gây nguy hại cho vệ sinh công cộng;

- Mục 6: Tội phá hoại tài nguyên môi trường;

- Mục 7: Tội buôn lậu, mua bán, vận chuyển và sản xuất chát ma túy;

- Mục 8: Tội tổ chức, cưỡng bức, dẫn dắt, chứa chấp và môi giới bán dâm;

- Mục 9: Tội sản xuất, mua bán, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.

Như vậy, tại Mục 1 là Tội gây rối TTCC: chứa đựng nhiều tội danh - hành vi khách quan khác nhau (BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chỉ mô tả hành vi phạm tội, không nêu tên tội danh trong các điều luật) ở các Điều từ 277 đến Điều 304 của Mục này. Có thể ví dụ như:

Điều 277 quy định: “Người nào dùng vũ lực hoặc đe dọa dung vũ lực nhằm cản trở nhân viên nhà nước thi hành nhiệm vụ thì bị phạt tù đến 3 năm, cải tạo lao động, quản chế hoặc bị phạt tiền…”.

Tương tự quy định các hành vi: kích động quần chúng dùng bạo lực chống lại việc thực hiện pháp luật; mạo danh cán bộ nhà nước để lừa đảo; làm giả, sửa chữa, mua bán, trộm cắp, tiêu hủy công văn, giấy chứng nhận, con dấu

của cơ quan nhà nước…

Bên cạnh đó, trong tội gây rối TTCC của BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có nội hàm các tội danh “xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt”, “hành nghề mê tín dị đoan”, “đánh bạc, tổ chức đánh bạc” - Điều 300, 301, 302, 303.

Như vậy cùng có tên là tội gây rối TTCC nhưng nội hàm của trật tự công công cộng trong BLHS của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tương tự như BLHS Việt Nam.

Tương tự với Mục 8 - Tội tổ chức, cưỡng bức, dẫn dắt, chứa chấp và môi giới bán dâm và Mục 9 - Tội sản xuất, mua bán, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, trong mỗi mục cũng gồm nhiều hành vi có liên quan. Như vậy, với cùng tên gọi “tội ….” nhưng nội hàm của tội danh ở BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa rộng hơn rất nhiều so với BLHS Việt Nam.

Ví dụ: Mục 8, điều 360:

Người nào biết rõ mình bị bệnh truyền nhiễm như bệnh lậu, giang mai hoặc những bệnh nặng khác mà vẫn bán dâm, thì bị phạt tù đến 05 năm, cải tạo lao động hoặc quản chế và bị phạt tiền.

Những kẻ mua dâm trẻ em gái chưa đủ 14 tuổi thì bị phạt tù 5 năm trở lên và bị phạt tiền.

Bên cạnh đó, với tội danh “rửa tiền” trong BLHS Việt Nam thuộc nhóm tội xâm phạm TTCC nhưng với BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, lại là một hành vi thuộc mục 4 Tội xâm phạm trật tự quản lý tiền tệ (điều 191) Chương III Tội xâm phạm trật tự kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, khái niệm về TTCC, trật tự quản lý xã hội của hệ thống pháp luật 2 quốc gia có thể khác nhau, nhưng tựu trung có rất nhiều nét tương đồng, như nhóm tội gây rối TTCC (BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) bao gồm rất nhiều quy định tương tự như tại Phần các tội phạm xâm phạm TTCC của Việt Nam (xếp cùng nhóm).

Ngoài ra, về hình phạt, các hình phạt được BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa áp dụng với tội phạm xâm phạm TTCC là phạt tù có thời hạn, cải tạo lao động, quản chế, tước quyền lợi chính trị, phạt tiền. Trong đó tù có thời hạn, quản chế, cải tạo lao động là hình phạt chính. Phạt tiền, tước các quyền lợi

chính trị là hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung có thể được áp dụng độc lập.

* * *

Tóm lại, nghiên cứu, xem xét về BLHS của các nước Liên bang Đức, Liên bang Nga và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có thể thấy nội hàm của khái niệm “trật tự công cộng” ở mỗi quốc gia có thể rộng, hẹp khác nhau, nhưng tựu trung lại đều được quy định thành một chế định độc lập trong BLHS - thể hiện rõ nét vai trò quan trọng của khách thể xã hội “trật tự cộng cộng” được pháp luật hình sự bảo vệ. Một số quy định trong BLHS các nước này có thể làm tư liệu cho các nhà làm luật Việt Nam tham khảo trong quá trình sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện BLHS năm 1999 về các tội xâm phạm TTCC sau này.

Chương 2

CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG


2.1. CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999

2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý hình sự và hình phạt

Dấu hiệu pháp lý hay dấu hiệu cấu thành của một loại tội phạm có tính đặc trưng và điển hình cho loại tội phạm ấy, nó phản ánh đầy đủ bản chất và đủ để phân biệt loại tội phạm này với các tội phạm khác. Do đó, đúng như GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa đã viết: “Cấu thành tội phạm là hình thức phản ánh tội phạm trong luật. Cấu thành tội phạm là sự mô tả tội phạm trong luật thông qua các dấu hiệu thuộc bốn yếu tố có tính đặc trưng, phản ánh đầy đủ nội dung chính trị - xã hội của tội phạm” [27, tr.8]. Cấu thành tội phạm bao gồm: Khách thể của tội phạm; mặt khách quan của tội phạm; chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.

* Khách thể của tội phạm

Hoạt động phạm tội là hoạt động có tính chất đặc biệt và cũng là một trong những dạng hoạt động của con người, hoạt động này bao giờ cũng nhằm vào những khách thể cụ thể, tồn tại ngoài ý thức cũng như độc lập với ý thức của con người - chủ thể của hoạt động và gây thiệt hại cho chính khách thể đó.

Khách thể của tội phạm được xác định "là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại" [63, tr.78]. Theo luật hình sự Việt Nam đó là những quan hệ xã hội được xác định trong Điều 8 BLHS năm 1999. Mặc dù khách thể của tội phạm có ý nghĩa gần như quyết định nội dung tính nguy hiểm khách quan của tội phạm, nhưng trong những cấu thành tội phạm khác nhau, mức độ phản ánh khách thể của tội phạm là khác nhau.

Trong thực tiễn cũng như trên phương diện lý luận, có nhiều loại tội

phạm có thể xâm hại trực tiếp nhiều quan hệ xã hội, tuy nhiên không phải tất cả những quan hệ xã hội bị xâm hại đó đều được coi là khách thể trực tiếp. Đối với

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 05/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí