Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 8

đó, cũng như xuất phát từ điều kiện cụ thể của Việt Nam, Điều 1 của Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: "Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi". Đây là tiêu chuẩn cũng như cơ sở pháp lý để xác định về độ tuổi của trẻ em trong các văn bản pháp luật khác.

- Mặt khách quan của tội phạm:

Mua dâm người chưa thành niên là việc thỏa thuận trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác cho người chưa thành niên để thực hiện hành vi giao cấu với người đó.

Trong hầu hết các văn bản giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự trước đây và cho đến nay đều thừa nhận định nghĩa "giao cấu" được đề cập trong hành vi khách quan của các tội phạm về tình dục theo quy định của Chỉ thị số 329/HS2 ngày 11/05/1967 về đường lối xét xử một số tội phạm, cụ thể là hành vi giao cấu trong tội hiếp dâm. Mặc dù, cho đến nay Chỉ thị số 329/CT không còn hiệu lực, song định nghĩa này vẫn được các nhà khoa học pháp lý, các nhà làm luật và thực thi pháp luật thừa nhận trong quá trình nghiên cứu và áp dụng pháp luật đối với loại tội này nói riêng và các tội xâm phạm tình dục khác nói chung.

Bên cạnh đó, khi xác định hành vi mua dâm người chưa thành niên cần lưu ý rằng việc mua dâm không giống như mua bán hàng hóa bình thường đặc biệt là những trường hợp mua dâm đối tượng là trẻ em trong độ tuổi đủ 13 đến dưới 16 tuổi. Trên thực tế, người bán dâm có thể bị cưỡng bức, bị mua chuộc dụ dỗ nên mới bán dâm. Nếu trong quá trình thực hiện hành vi giao cấu người bán dâm có biểu hiện của sự không đồng ý như chống cự, van xin, khóc lóc… miễn cưỡng để người mua dâm giao cấu thì tùy từng trường hợp mà người người mua dâm có thể bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm hoặc cưỡng dâm chứ không phải mua dâm.

Thực tiễn cho thấy, hành vi mua dâm người chưa thành niên thường được biểu hiện dưới các dạng cụ thể như sau:

+ Dùng tiền bạc hoặc các lợi ích vật chất khác để dụ dỗ, thuyết phục, mua chuộc người chưa thành niên để họ đồng ý bán dâm cho mình;

Đây là trường hợp người phạm tội sử dụng tiền (có thể là Việt Nam

đồng hoặc ngoại tệ) hay các lợi ích vật chất (các loại kim đá quý, vật, giấy tờ có giá trị…) để "dụ dỗ, thuyết phục, mua chuộc" người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi đồng ý thực hiện hành vi giao cấu với mình.

+ Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn về vật chất cũng như tinh thần của người chưa thành niên để đặt điều kiện, yêu sách mua dâm và thực hiện hành vi giao cấu;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Trong trường hợp này, người phạm tội lợi dụng người chưa thành niên vì những nguyên nhân khác nhau, đang rơi vào tình trạng khó khăn, quẫn bách về kinh tế (gia đình gặp nạn, bản thân không có nghề nghiệp…), hoặc có tổn thương tình cảm (bị đánh đập, chửi mắng…) để mua dâm (người phạm tội thỏa thuận trả tiền hoặc lợi ích vật chất nào đó để thực hiện hành vi giao cấu với người chưa thành niên). Trên thực tế, vì nhu cầu mưu sinh, có những em gái chưa thành niên từ quê ra thị xã, thành phố học nghề, tìm kiếm việc làm nhưng không được hoặc không có tiền để về quê, không có tiền trang trải sinh hoạt… đã dẫn đến bán dâm.

Đây là dạng hành vi của tội mua dâm người chưa thành niên cũng khá phổ biến trong thực tế.

Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 8

+ Thỏa thuận việc mua bán dâm với người chưa thành niên.

Thỏa thuận được việc mua bán dâm với người chưa thành niên có thể là trường hợp "thỏa thuận" trực tiếp giữa người phạm tội với người chưa thành niên về việc mua bán dâm hoặc thông qua người thứ ba - người môi giới. Việc thỏa thuận này có thể do người mua dâm hoặc người bán dâm là người chưa thành niên chủ động. Đối tượng môi giới rất đa dạng, có thể là chủ hoặc nhân viên nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, lái xe ôm, xe taxi...

Đối với tội mua dâm người chưa thành niên có thể gây ra hậu quả nhưng hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.

Thông thường hậu quả gây ra cho người chưa thành niên là những hậu quả về mặt thể chất, có thể là thiệt hại về sức khỏe. Nếu mua dâm có hậu quả là gây thiệt hại về sức khỏe thì sẽ bị xử lý như sau:

+ Gây tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% với lỗi vô ý: Truy cứu TNHS theo khung hình phạt tại điểm c khoản 2 Điều 256 BLHS

năm 1999.

+ Gây tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên với lỗi vô ý: Truy cứu TNHS theo khung hình phạt tại điểm c khoản 3 Điều 256 BLHS năm 1999.

+ Hai trường hợp trên nếu là lỗi cố ý sẽ bị truy cứu TNHS về tội mua dâm người chưa thành niên và tội cố ý gây thương tích (Điều 104 BLHS năm 1999).

Người phạm tội chỉ phải chịu TNHS về hậu quả do mình gây ra nếu giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ nhân quả, tức là hành vi phạm tội là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả. Trong tội mua dâm người chưa thành niên nếu xét về nguyên nhân thì đó chính là từ hành vi "mua dâm", có thể có hoặc không có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với hậu quả - tổn hại về sức khỏe theo các trường hợp trên.

- Chủ thể của tội phạm:

Theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành, chủ thể của tội mua dâm người chưa thành niên là bất kỳ "người nào" có năng lực TNHS và đang ở độ tuổi nhất định theo quy định của BLHS, không thuộc các trường hợp không có năng lực TNHS quy định tại Điều 13 BLHS năm 1999.

Điều 256 quy định 3 mức khung hình phạt, người từ đủ 14 tuổi đến dưới

16 tuổi phải chiu

TNHS về tôi

pham

này thuôc

trường hơp

quy điṇ h taị khoản 2

và khoản 3 của điều luâṭ.

Chủ thể của tội mua dâm người chưa thành niên là chủ thể thường: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS trong mọi trường hợp quy định tại điều luật. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS trong trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 2, khoản 3 của điều luật.

Tội mua dâm người chưa thành niên trong BLHS năm 1999 không quy định giới tính của người phạm tội. Trong thực tế, thông thường người phạm tội mua dâm người chưa thành niên chủ yếu là nam giới. Tuy nhiên, tại Điều 256 BLHS quy định "người nào mua dâm người chưa thành niên…". Điều này có nghĩa, điều luật không phân biệt giới tính, kể cả nữ giới cũng có thể phạm tội này. Quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn. Bởi vì, trong giai đoạn hiện nay, với xu hướng toàn cầu hóa, đời sống xã hội được nâng cao, các quan hệ xã hội ngày càng đa dạng, phức tạp. Nhận thức của con người theo đó

cũng thay đổi, thêm nhiều nhu cầu, ham muốn… nhiều trường hợp phụ nữ là khách mua dâm. Đồng thời xuất hiện thêm hiện tượng mua dâm đồng tính (những người cùng giới tính).

Như vậy, có thể nói, về mặt chủ thể của tội mua dâm người chưa thành niên, chúng ta có thể khẳng định: Chủ thể là bất kỳ người nào có năng lực TNHS và trong các trường hợp cụ thể thỏa mãn độ tuổi chịu TNHS theo quy định của BLHS.

- Mặt chủ quan của tội phạm:

Như vậy, người phạm tội mua dâm người chưa thành niên thực hiện tội phạm với lỗi cố ý (có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).

Tội mua dâm người chưa thành niên không quy định mục đích và động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

- Hình phạt:

Điều luật có cấu thành cơ bản và 02 cấu thành tăng nặng.

+ Cấu thành cơ bản: Người nào mua dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

+ Cấu thành tăng nặng: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 8 năm:

Phạm tội nhiều lần:

Trên cơ sở thực tiễn xét xử, ThS. Đinh Văn Quế trong cuốn "Bình luận khoa học BLHS" - Phần các tội phạm, Tập IX, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh [42; tr. 145] đã đưa ra nhận định: Mua dâm người chưa thành niên nhiều lần là từ hai lần mua dâm người chưa thành niên trở lên nhưng không có lần nào thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật. Nếu có trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật thì không áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần để áp dụng khoản 2 của điều luật nữa. Nếu mua dâm người chưa thành niên nhiều lần nhưng có một lần thuộc trường hợp điểm b hoặc c của khoản 2 của điều luật thì người phạm tội vừa bị áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần và tình tiết quy định tại điểm b hoặc điểm c của điều luật.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tình tiết định khung này chỉ áp dụng trong trường hợp người bán dâm chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.

Còn trường hợp phạm tội nhiều lần với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là thuộc tình tiết định khung tăng nặng của khoản 3 Điều 256 BLHS năm 1999.

Mua dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: Có thể thấy rằng, nếu trước ngày BLHS năm 1999 có hiệu lực (ngày 01/07/2000), hành vi mua dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt từ mười năm đến mười lăm năm tù theo khoản 3 Điều 202a BLHS năm 1985, thì theo quy định hiện nay, hành vi này chỉ có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 8 năm theo quy định tại khoản 2 Điều 256 BLHS năm 1999.

Khi xác định trường hợp phạm tội này, chỉ cần xác định tuổi của người bán dâm mà không cần xác định người phạm tội có biết hay không biết người bán dâm bao nhiêu tuổi. Đây là vấn đề thực tiễn xét xử, có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề biết hay không biết tuổi của người bán dâm, các cơ quan tiến hành tố tụng thường không thừa nhận lời bào chữa rằng người phạm tội không biết người bán dâm chưa đủ 16 tuổi.

Việc xác định tuổi của người bán dâm phải căn cứ vào giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác của họ. Nếu không có các giấy tờ chứng minh hoặc tuy có nhưng không đáng tin cậy thì cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp như điều tra, giám định, đối chất… để xác định tuổi của người bán dâm.

Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.

Cơ sở để xác định mức độ tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân là kết quả giám định thương tật nạn nhân do Hội đồng giám định pháp y kết luận.

Đây là trường hợp do hành vi giao cấu của người phạm tội với người bán dâm gây ra tổn hại cho sức khỏe của người bán dâm với tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%. Nếu người bán dâm chưa thành niên bị tổn hại vì những nguyên nhân khác không phải do hành vi giao cấu của người phạm tội thì người phạm tội không phải chịu trách nhiệm về những tổn hại sức khỏe đó.

+ Cấu thành tăng nặng: Bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm trong trường hợp:

Phạm tội nhiều lần đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: Đây là trường hợp được hiểu tương tự như tình tiết "phạm tội nhiều lần" tại điểm a và tình tiết "mua dâm trẻ em từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi" tại điểm b khoản 2 của

điều luật. Trong trường hợp này, người phạm tội đã thực hiện hành vi mua dâm nhiều lần đối với cùng một đối tượng hoặc các đối tượng khác nhau trong độ tuổi từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.

Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội: Tình tiết này mới được quy định tại BLHS năm 1999 do nhu cầu và thực tế xã hội đặt ra do sự lây lan và nguy hiểm của loại bệnh này. Tại BLHS năm 1999 các nhà làm luật bắt đầu bổ sung được những quan hệ xã hội mới phát sinh.

Người phạm tội biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội tức là người phạm tội ý thức được rõ rằng mình bị nhiễm HIV, một căn bệnh nguy hiểm, có khả năng lây truyền qua đường tình dục nhưng vẫn thực hiện hành vi mua dâm người chưa thành niên. Việc giao cấu với người chưa thành niên dẫn đến khả năng rất lớn là người phạm tội sẽ lây truyền HIV cho người chưa thành niên, hậu quả này rất nghiêm trọng, cần thiết phải bị xử lý nghiêm khắc.

Khi áp dụng tình tiết này cần lưu ý: điều luật ghi nhận rằng "biết mình bị nhiễm HIV" là đã có đủ cơ sở để áp dụng tình tiết này, vì vậy không cần xác định thực tế, người chưa thành niên có bị lây truyền HIV hay không. Việc áp dụng tình tiết này chính là do tình tiết được áp dụng dựa trên ý chí chủ quan của người phạm tội, biết hoặc không biết mình bị nhiễm HIV, chứ không phải xác định dựa trên yếu tố khách quan người phạm tội có bị nhiễm HIV thực tế hay không.

Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên.

Cũng giống như quy định tại điểm c khoản 2. Tuy nhiên, ở khoản 3 khung hình phạt nặng hơn nên cũng có quy định về mức độ tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân cao hơn, đó là "tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên". Việc gây tổn hại từ 61% trở lên là trường hợp rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của nạn nhân do đó, người phạm tội trong trường hợp này cần phải xử lý một cách nghiêm khắc hơn.

Theo quy định của điều luật, ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn bị phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung "từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng".

* Tội gây rối trật tự công cộng

Cơ sở pháp lý Điều 245 BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009 quy định: “1. Người nào gây rối TTCC gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt

hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm…”.

- Khách thể của tội phạm:

Tội gây rối TTCC xâm phạm trực tiếp đên những quy tắc luật lệ, điều lệ, nội quy… về TTCC, vi phạm nếp sống văn minh quy tắc cuộc sống, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của mọi người ở nơi công cộng. Ngoài ra, tội gây rối TTCC còn gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động của những người trong cơ quan nhà nước và xã hội làm nhiệm vụ bảo vệ TTCC.

- Mặt khách quan của tội phạm

Tội gây rối TTCC thể hiện bằng hành vi của một người có lời nói, của chỉ tiếp xúc với người khác ở nơi công cộng với thái độ tỏ ra coi thường trật tự xã hội chung, gây mất trật tự hoặc là những hành vi càn quấy, hành hung người khác nhưng chưa gây thương tích, gây lộn xộn, náo loạn ở nơi công cộng như: rạp hát, vườn hoa, nhà ga, bến tàu, công viên, quảng trường; v.v…

Trong mặt khách quan của tội gây rối TTCC cần chú ý các trường hợp sau:

+ Trường hợp một người có hành vi gây rối TTCC, xâm phạm các quy định của nhà nước về trật tự xã hội, an toàn xã hội, hoạt động bình thường, ổn định của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhưng có mục đích chống chính quyền nhân dân, thì bị truy cứu TNHS về tội phá rối an ninh (Điều 89 BLHS).

+ Trường hợp một người ngoài có hành vi gây rối trật tự đã cấu thành tội phạm còn có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác thì người phạm tội còn có thể bị xử lý thêm về các tội giết người (Điều 93), tội cố ý gây thương tích… (Điều 104) hoặc tội hủy hoại tài sản… (Điều 143 BLHS) trên những cơ sở chung.

+ Trường hợp một người có hành vi gây rối TTCC nhằm chống người thi hành công vụ thì bị truy cứu TNHS về tội chống người thi hành công vụ (Điều 257 BLHS) trên những cơ sở chung.

+ Trường hợp một người có hành vi đua xe trái phép gây náo loạn đường phố, gây dư luận xã hội xấu, TTCC bị xâm phạm nghiêm trọng đủ để cấu thành tội gây rối TTCC nhưng chưa đủ dấu hiệu pháp lý cấu thành tội đua xe trái

phép thì hành vi đó phải bị xử lý về tội gây rối TTCC. Trường hợp hành vi đua xe trái phép thỏa mãn dấu hiệu của cấu thành tội đua xe trái phép thì bị xử lý về tội đua xe trái phép (Điều 207 BLHS) trên những cơ sở chung.

Điều kiện để truy cứu TNHS một người về tội gây rối TTCC đòi hỏi hành vi gây rối TTCC phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Các trường hợp được coi là gây hậu quả nghiêm trọng được hướng dẫn tại Mục 5 Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC ngày 17/4/2003 đó là một trong các hậu quả sau: Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ; Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội đơn vị vũ trang nhân dân; Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên; Chết người; Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên; Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên; Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên; Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.

Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khỏe và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội… Trong các trường hợp này phải tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không.

Về tình tiết định tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối TTCC được xác định theo quy định của Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2023