Thực Trạng Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Về Các Tội Xâm Phạm Trật Tự An Toàn Giao Thông Đường Bộ

3. Những hành vi được quy định tại khoản 1 của Điều luật này, nếu do vô ý mà làm chết từ hai người trở lên thì bị phạt tù đến bảy năm.

- Điều 268 về “Tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông” quy định:

1. Hành khách, người đi bộ hay người nào tham gia giao thông (trừ những người được quy định tại Điều 263 và 264 của Bộ luật này) mà vi phạm các quy định về an toàn giao thông và sử dụng các phương tiện vận tải, do vô ý mà gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe của con người thì bị hạn chế tự do đến ba năm, hoặc bị phạt giam từ hai tháng đến bốn tháng, hoặc phạt tù đến hai năm.

2. Cũng những hành vi trên nhưng do vô ý mà làm chết người thì bị hạn chế tự do đến bốn năm hoặc phạt tù cũng đến bốn năm.

3. Những hành vi được quy định tại khoản 1 của Điều luật này nhưng nếu do vô ý mà làm chết từ hai người trở lên thì bị phạt tù đến bảy năm.

Như vậy, so sánh các quy định của Bộ luật hình sự Liên bang Nga và Việt Nam về vấn đề đang nghiên cứu cho thấy:

Một là, Bộ luật hình sự Liên bang Nga đã quy định nhóm các tội phạm này thành một Chương riêng với tên gọi “Các tội xâm phạm an toàn khi vận hành và khai thác giao thông” (Chương 27) với 8 tội phạm (các điều 263 - 271), nhưng chỉ có ba điều (264, 266 và 268) thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ. Còn Bộ luật hình sự Việt Nam quy định có tên gọi “Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng” (Chương XIX) với 53 tội phạm (các điều 202 - 265) và nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ bao gồm sáu tội phạm (các điều 202 - 207).

Hai là, liên quan đến ba tội phạm tương ứng với nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ so sánh cho thấy:

- Tội vi phạm các quy tắc an toàn giao thông và vận hành các phương

tiện giao thông vận tải (Điều 263 Bộ luật hình sự Liên bang Nga) quy định tương ứng như tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 Bộ luật hình sự Việt Nam). Ngoài ra, về phương tiện tham gia giao thông cũng có điểm tương đồng, cũng như đều quy định tăng nặng trách nhiệm hình sự nếu người phạm tội sử dụng rượu (hay trong tình trạng say rượu). Tuy nhiên, mức hình phạt cao nhất đối với tội phạm này theo Bộ luật hình sự Liên bang Nga là đến bảy năm tù, trong khi đó, Bộ luật hình sự Việt Nam quy định đến mười lăm năm tù.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

- Tội sửa chữa các phương tiện giao thông không đảm bảo chất lượng và cho xuất xưởng những phương tiện đó khi vẫn còn lỗi kỹ thuật (Điều 266 Bộ luật hình sự Liên bang Nga) quy định tương ứng với tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn (Điều 204 Bộ luật hình sự Việt Nam). Chủ thể của hai tội phạm này đều giống nhau, là người có trách nhiệm về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông. Ngoài ra, cả hai tội trong Bộ luật hình sự hai nước đều được thực hiện do lỗi vô ý. Tuy nhiên, về hình phạt cao nhất đối với tội này theo Bộ luật hình sự Liên bang Nga là đến năm năm, còn theo Bộ luật hình sự Việt Nam là đến mười năm tù.

- Tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông (Điều 268 Bộ luật hình sự Liên bang Nga) quy định tương ứng với tội cản trở giao thông (Điều 203 Bộ luật hình sự Việt Nam). Chủ thể của tội phạm này theo Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định cụ thể - hành khách, người đi bộ hay người nào tham gia giao thông; còn ở nước ta là bất kỳ người nào. Ngoài ra, cả hai tội trong Bộ luật hình sự hai nước đều được thực hiện do lỗi vô ý. Tuy nhiên, về hình phạt cao nhất đối với tội này theo Bộ luật hình sự Liên bang Nga là đến bảy năm tù, còn theo Bộ luật hình sự Việt Nam là đến mười năm tù.

Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự Việt Nam Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Nông - 7

Ba là, trong Bộ luật hình sự Việt Nam, còn có ba tội phạm khác liên

quan đến các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ mà Bộ luật hình sự Liên bang Nga không quy định bao gồm: tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ (Điều 205), tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 206) và tội đua xe trái phép (Điều 207).

Bốn là, Bộ luật hình sự Việt Nam quy định các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ có thể được thực hiện do lỗi vô ý hoặc cố ý, còn Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định các tội phạm này chỉ thực hiện do lỗi vô ý mà thôi.

Năm là, Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định cụ thể trong các khung tăng nặng trách nhiệm hình sự nếu làm chết một người hoặc hai người, trong khi Bộ luật hình sự Việt Nam chỉ quy định tăng nặng nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (không chỉ làm chết người, mà có thể gây thương tích hoặc thiệt hại về tài sản).

1.3.3. Bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ II ngày 01/7/1979, có hiệu lực từ ngày 01/01/1980. Bộ luật hình sự được sửa đổi gần đây nhất là năm 2005.

Liên quan đến các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông người bộ, các nhà làm luật Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định gián tiếp tại hai điều luật trong Chương II - “Tội xâm phạm an toàn công cộng” như sau:

- Điều 119 quy định:

Người nào phá hoại các phương tiện giao thông, công trình giao thông, thiết bị khí đốt, thiết bị điện lực, thiết bị dễ cháy, dễ nổ gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình.

Nếu vô ý phạm tội trên, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm, phạm tội có tình tiết tương đối nhẹ, thì bị phạt tù từ ba năm hoặc cải tạo lao động.

- Điều 122 quy định:

Người nào dùng bạo lực, ép buộc hoặc bằng các hình thức khác nhằm cướp tàu thuyền, ô tô, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm trở lên hoặc tù chung thân.

- Điều 133 quy định:

Người nào vi phạm luật lệ giao thông vận tải gây sự cố lớn dẫn đến làm trọng thương, gây chết người hoặc gây tổn thất lớn về tài sản của cá nhân, tập thể, thì phạt tù đến ba năm, hoặc cải tạo lao động, nếu sau khi xảy ra sự cố mà chạy trốn hoặc có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm; nếu vì chạy trốn gây chết người thì bị phạt tù có thời hạn từ bảy năm trở lên [16, tr.83-93].

Như vậy, so sánh các quy định của Bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam về vấn đề đang nghiên cứu cho thấy:

Một là, Bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã quy định nhóm các tội phạm này thành một Chương riêng với tên gọi “Các tội xâm phạm an toàn công cộng” (Chương II) với 26 tội phạm (các điều 114 - 139), nhưng chỉ có ba điều (119, 122 và 133) thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ. Trong khi đó, Bộ luật hình sự Việt Nam quy định với tên gọi là “Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng” (Chương

XIX) với 53 tội phạm (các điều 202 - 265) và nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ bao gồm 6 tội phạm (các điều 202 - 207).

Hai là, trong số ba tội phạm này, lại chỉ có Điều 133 Bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trực tiếp quy định về tội liên quan đến an toàn giao thông đường bộ khi quy định người nào vi phạm luật lệ giao thông vận tải gây sự cố lớn dẫn đến làm trọng thương, gây chết người hoặc gây tổn thất lớn về tài sản của cá nhân, tập thể, thì phạt tù đến ba năm, hoặc cải tạo lao

động, nếu sau khi xảy ra sự cố mà chạy trốn hoặc có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm; nếu vì chạy trốn gây chết người thì bị phạt tù có thời hạn từ bảy năm trở lên.

Ba là, Bộ luật hình sự Việt Nam quy định cụ thể hơn liên quan đến các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ so với Bộ luật hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, hình phạt nặng nhất đối với nhóm tội phạm này theo Bộ luật hình sự Việt Nam có thể đến mười lăm năm tù, trong khi đó, theo Bộ luật hình sự nước đang so sánh, hình phạt tù có thời hạn có thể trên bảy năm tù.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC

TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG


2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Nội dung trình bày trong Mục 2.1. của Chương này sẽ làm rõ khái niệm và những dấu hiệu pháp lý hình sự của 06 tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong Bộ luật hình sự tại Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, bởi các yếu tố cấu thành tội phạm là những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Như vậy, cũng giống như các tội phạm khác, những dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ được phản ánh thông qua bốn yếu tố cấu thành tội phạm - khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm và chủ thể của tội phạm. Việc nghiên cứu những vấn đề về cấu thành tội phạm có ý nghĩa pháp lý hình sự quan trọng đối với quá trình định tội danh [34, tr.35], tạo cơ sở cho thực tiễn xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Ngoài ra, nội dung phần này còn đề cập đến những văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.

2.1.1. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 Bộ luật hình sự)

* Khái niệm: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông trong khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý, xâm phạm đến an toàn giao thông đường bộ.

* Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội phạm là sự trật tự an toàn của hoạt động giao thông đường bộ, sự an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của người tham gia giao thông.

Trước đây và hiện nay, để bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người, khi tham gia giao thông đường bộ, Nhà nước đã ban hành hệ thống các quy phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ nói chung và quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nói riêng buộc người điều khiển phương tiện phải chấp hành. Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thường gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người khác. Tuy nhiên, không phải bất kỳ hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nào cũng đều bị coi là tội phạm mà chỉ trong những trường hợp đã được cụ thể hóa tại Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999 - Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Hiện nay, các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định tại Luật giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001, sửa đổi năm 2008. Đây cũng là căn cứ để xác định hành vi điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ đã vi phạm hay chưa vi phạm. Trước khi có Luật giao thông đường bộ thì xử lý hành vi vi phạm được căn cứ vào Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị (được ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ).

Về nguyên tắc, chỉ xử lý về hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi sự vi phạm có tính nguy hiểm cao (tức là đã gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tài sản của người khác hoặc có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời). Một hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường

bộ nhưng không có tính nguy hiểm cao thì không cấu thành tội phạm này. Hoặc một hành vi gây thiệt hại đến tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác nhưng lại không vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì cấu thành một tội phạm khác trên những cơ sở chung.

* Mặt khách quan của tội phạm: Tội phạm được thể hiện bằng hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã gây ra hậu quả nghiêm trọng (thiệt hại về người, tài sản tính ra được thành tiền và làm mất trật tự an toàn giao thông đường bộ). Trước đây, trong Bộ luật hình sự năm 1985, Điều 186 đã quy định hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông vận tải chung cho tất cả các lĩnh vực giao thông - đường sắt, đường thủy, đường bộ... và đối tượng vi phạm cũng được xác định rộng hơn, kể cả người không điều khiển phương tiện giao thông cũng vi phạm. Hiện nay, theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, thì hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của người điều khiển phương tiện giao thông trên từng lĩnh vực giao thông: đường sắt, đường thủy, đường bộ được quy định riêng trong từng điều của Bộ luật hình sự thành các tội khác nhau. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202); tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Điều 208); tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy (Điều 212); v.v... Hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được xác định là những hành vi không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ để thực hiện các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ của Nhà nước.

Như vậy, việc xác định hành vi vi phạm quy định về bảo đảm trật tự an

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 05/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí