Giai Đoạn Từ Khi Ban Hành Bộ Luật Hình Sự Năm 1985 Đến Trước Khi Pháp Điển Hóa Lần Thứ Hai - Bộ Luật Hình Sự Việt Nam Năm 1999 Tháng 6 Năm 1985, Bộ

uy hiếp và bắn phá, người lái xe mất bình tĩnh, do tinh thần bị căng thẳng mà gây ra tai nạn; v.v... [8, tr.135]. Về mức hình phạt, trong trường hợp này có thể áp dụng hình phạt và biện pháp nhẹ như: cảnh cáo, án treo; trường hợp thật cần thiết giam giữ, không nên phạt quá một năm tù.

- Phạm tội vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về luật lệ giao thông, vận tải là những vi phạm thể hiện đầy đủ trên các mặt sau đây:

+ Vi phạm có mức độ khinh xuất cao như: lái xe biết rõ ràng là phương tiện vận chuyển không an toàn, có thể dễ gây tai nạn mà không quan tâm sửa chữa hoặc đề nghị sửa chữa, cứ sử dụng phương tiện một cách tắc trách, không có biện pháp tối cần thiết phòng ngừa tai nạn; phóng bừa, vượt ẩu một cách quá mức, không tuân thủ luật lệ một cách trắng trợn; có biểu hiện rõ ràng là ỷ lại vào tình hình thời chiến mà vi phạm luật lệ giao thông, trong trường hợp không có gì là ảnh hưởng trực tiếp do địch gây nên.

+ Tai nạn gây nên tác hại lớn, như: chết nhiều người, tài sản bị thiệt hại có giá trị lớn làm trở ngại cho sự thực hiện chủ trương và kế hoạch của Đảng và Nhà nước; v.v...

+ Nhân thân của bị cáo xấu, hoàn cảnh và điều kiện phạm tội nghiêm trọng, như: lái xe có phẩm chất chính trị xấu, sinh hoạt bê tha, đã có tiền án, tiền sự về vi phạm luật lệ giao thông vận tải, đang lợi dụng nhiệm vụ công tác để có những hành vi phạm pháp khác (như thông đồng với gian thương, với những phần tử xấu chở hàng lậu thuê, đầu cơ, chở hàng thuê lấy tiền tiêu riêng; v.v...).

Về mức án, nếu không có tình tiết gì đáng châm trước và chưa xét đến những hành vi phạm tội khác với ý nghĩa là phạm tội độc lập, có thể áp dụng mức án đến năm năm tù giam; cá biệt có thể phạt tới bảy năm tù giam.

Mục IV - Đường lối xử lý đối với một số trường hợp cụ thể cũng đã nêu:

1) Việc định tội và việc phân định mức độ trách nhiệm hình sự giữa người lái chính với lái phụ hoặc người nào khác cầm tay lái;

2) Vấn đề thu hồi bằng cầm lái (với tính chất là một biện pháp hành chính, vừa là một hình phạt phụ về hình sự).

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Chỉ thị số 138-TTg ngày 15/8/1970 về việc cấm dùng xe ôtô vận tải trái phép. Theo đó, các lái xe ôtô vận tải tuyệt đối không được mang xe ô tô của Nhà nước đi vận chuyển trái phép; nếu vi phạm sẽ bị thi hành kỷ luật nặng, phạt tiền, thu bằng lái, truy tố trước Tòa án. Tuy nhiên, cũng chưa khẳng định rõ, nếu ở mức độ nặng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm gì.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Đến năm 1976, Chính phủ mới ban hành Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 quy định tội phạm và hình phạt đối với hành vi xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe của nhân dân. Tại Điều 9 Sắc luật này quy định về tội xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe của nhân dân như sau: "Tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn nghiêm trọng với các khung hình phạt tù từ ba tháng đến năm năm, trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến mười lăm năm. Trong mọi trường hợp có thể bị phạt tiền đến 1000 đồng ngân hàng".

Qua trên cho thấy, trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985, các hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chưa được quy định là một tội phạm độc lập. Đường lối xử lý hành vi phạm tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn được thực hiện theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao tại Bản sơ kết kinh nghiệm về đường lối xét xử tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn. Đến năm 1976, Nhà nước mới ban hành một văn bản dưới dạng Sắc luật quy định tội phạm và hình phạt đối với tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn nghiêm trọng. Tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn nghiêm trọng chỉ là một trong số các tội xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe nhân dân; được quy định tại một điều luật có tên tội danh là tội "xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe nhân dân".

Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự Việt Nam Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Nông - 5

Như vậy, mặc dù Nhà nước đã ban hành một số văn bản khác nhau, tuy nhiên, phần lớn các văn bản chỉ tập trung chủ yếu vào xử lý và hướng dẫn về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng mà Bộ luật hình sự năm 1985 ghi nhận một cách đầy đủ và có hệ thống sau này.

1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 Tháng 6 năm 1985, Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam ra đời, được công bố bởi Lệnh của Chủ tịch nước ngày 09/7/1985 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1986.

Về nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, Bộ luật hình sự đã quy định cụ thể các tội sau:

- Tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải (Điều 186). Trong Bộ luật này, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chưa có tên riêng, mà được quy định chung trong tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải thuộc bốn lĩnh vực - đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không. Quy phạm pháp luật quy định tội vi phạm quy định về an toàn giao thông vận tải của Bộ luật hình sự năm 1985 (Điều 186, Chương VIII - Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính) có nội dung như sau:

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông vận tải mà vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:

a) Đi quá tốc độ, chở quá trọng tải, tránh, vượt trái phép;

b) Không đi đúng tuyến đường, phần đường, luồn lách, đường bay và độ cao quy định;

c) Vi phạm các quy định khác về an toàn giao thông vận tải.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Điều khiển phương tiện an toàn giao thông vận tải mà không có bằng lái; trong khi say rượu hoặc say do dùng chất kích thích khác;

b) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến hai mươi năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định tại Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985 so với nội dung trong Điều 9 Sắc luật 03-SL/76 đã có một bước tiến bộ rất lớn cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp, cụ thể tên của tội đã được xác định rõ là "Tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng". Đây là điều mà các văn bản pháp luật trước đó đều chưa thể hiện được. Ngoài ra, Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985 không chỉ nêu tội danh mà đã mô tả các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm cũng như quy định các khung hình phạt tương ứng với các loại trường hợp phạm tội khác nhau, khắc phục được hạn chế của Sắc luật 03-SL/76 (chỉ nêu tội danh và hình phạt). Đặc biệt, đường lối xử lý tội phạm theo Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985 cũng có sự thay đổi so với Sắc luật 03-SL/76, Thông tư 442/TTg và Thông tư 556/TTg. Về hình phạt tù, Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985 đã nâng mức phạt tù tối đa từ 15 năm lên 20 năm cho phù hợp với các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng của tội này.

- Tội cản trở giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 187). Theo đó, Điều luật này quy định:

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây cản trở giao thông vận tải gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Đào, phá các công trình giao thông, đặt vật chướng ngại cản trở giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không;

b) Di chuyển, phá hủy biển báo hiệu hoặc các thiết bị giao thông;

c) Có hành vi khác cản trở giao thông vận tải.

2. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Tội phạm được quy định nhằm xử lý các hành vi cản trở giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng như: đào, phá các công trình giao thông, đặt vật chướng ngại cản trở giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không; di chuyển, phá hủy biển báo hiệu hoặc các thiết bị giao thông; v.v... xâm phạm đến an toàn công cộng, qua đó gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

- Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông vận tải không bảo đảm an toàn hoặc điều động người không có đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 188). Theo đó:

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:

a) Người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của các phương tiện giao thông vận tải mà cho đưa vào sử dụng các phương tiện rõ ràng không bảo đảm an toàn gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản;

b) Điều động người không có bằng lái hoặc không đủ những điều kiện khác, điều động người say rượu hoặc say do dùng chất kích thích khác điều khiển các phương tiện giao thông vận tải gây hậu quả nói trên.

2. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

Tương tự, tội phạm được quy định nhằm xử lý các hành vi đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông vận tải không bảo đảm an toàn hoặc điều động người không có đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng, qua đó xâm phạm đến an toàn công cộng, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

Như vậy, sau hơn 10 năm thực hiện, Bộ luật hình sự năm 1985 nói chung, cũng như quy phạm pháp luật quy định về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ nói riêng đã phát huy tác dụng to lớn trong việc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Tuy nhiên, quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về các tội phạm này cũng bộc lộ một số hạn chế. Chẳng hạn, trong đó nổi bật là việc quy định cả bốn loại hành vi phạm tội trong bốn lĩnh vực an toàn giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không) có đặc điểm kỹ thuật và yêu cầu bảo đảm an toàn rất khác nhau vào cùng một điều luật hoặc tương tự, hành vi cản trở giao thông cũng gộp vào trong cùng một điều luật trong cả bốn lĩnh vực an toàn giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không); v.v... Điều này đã hạn chế nhiều đến việc quy định cụ thể hành vi phạm tội, cũng như việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt đối với người phạm tội.

Tóm lại, qua bốn lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1985 vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997, nội dung của các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ về cơ bản nội dung không có gì thay đổi so với chính các tội phạm này, mà chỉ có sự thay đổi về tên tội (được sửa đổi năm 1991),

từ tội vi phạm quy định về an toàn giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng thành tội vi phạm quy định về an toàn giao thông vận tải. Việc bỏ cụm từ "gây hậu quả nghiêm trọng" nhằm cho tên tội phù hợp với tất cả các trường hợp bị coi là phạm tội này theo nội dung của điều luật (khoản 4 Điều 186 quy định trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cũng là trường hợp phạm tội này, mặc dù chưa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội). Ngoài ra, các tội phạm khác vẫn giữ nguyên.

Bên cạnh đó, song song với nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trước khi Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành, hành vi đua xe trái phép không được quy định thành một tội danh riêng để xử lý độc lập. Hành vi này có những biểu hiện rõ rệt của một tội danh được Bộ luật hình sự năm 1985 quy định là tội gây rối trật tự công cộng. Vì vậy, quy định của điều luật này được sử dụng để xử lý về hình sự hành vi đua xe trái phép. Thời gian sau, tình trạng đua xe trái phép, đặc biệt là đua xe máy, diễn ra phức tạp, gây mất trật tự công cộng, vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đe dọa tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản của cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước. Việc xử lý về hình sự của các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án đối với loại vi phạm pháp luật này còn chưa thống nhất, dẫn đến hạn chế hiệu quả của việc ngăn chặn loại vi phạm pháp luật này. Do đó, Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 10/TTLT ngày 31/12/1996 để hướng dẫn xử lý hành vi đua xe trái phép như sau:

Một là, mọi trường hợp đua xe trái phép có từ 2 xe tham gia trở lên đều bị coi là hành vi gây rối trật tự công cộng và người đua xe trái phép phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, theo khoản 1 Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1985. Người tổ chức cuộc đua xe trái phép, người xúi giục người khác đua xe trái phép thì bị truy cứu trách

nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1985 (tội gây rối trật tự công cộng).

Hai là, người đua xe trái phép nếu gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, mà thiệt hại xảy ra là do lỗi vô ý, thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 198 Bộ luật hình sự (nếu có hành vi tổ chức, xúi giục thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1985 - tội gây rối trật tự công cộng) còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1985.

Ba là, người đua xe trái phép nếu gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, mà thiệt hại xảy ra là do lỗi cố ý, thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1985 (tội gây rối trật tự công cộng), còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều tương ứng của Bộ luật hình sự năm 1985 (Điều 101, Điều 109, Điều 138 hoặc Điều 160).

Bốn là, người đua xe trái phép vì mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự (tội gây rối trật tự công cộng) còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 200 Bộ luật hình sự năm 1985.

Năm là, người đua xe trái phép có hành vi chống lại người thi hành công vụ ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1985 (tội gây rối trật tự công cộng) còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ theo Điều 205 Bộ luật hình sự năm 1985.

Sáu là, người đua xe trái phép có hành vi chống lại người thi hành công vụ làm cho người thi hành công vụ bị thương hoặc chết thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật hình sự năm 1985 (tội gây

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 05/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí