Tội Điều Động Hoặc Giao Cho Người Không Đủ Điều Kiện Điều Khiển Các Phương Tiện Giao Thông Đường Bộ (Điều 205 Bộ Luật Hình Sự)

về sức khỏe phải là tổn hại về sức khỏe nếu đối với 1 người thì phải từ 31% trở lên, nếu với nhiều người thì tổng thương tích của họ phải từ 41% trở lên. Nếu là thiệt hại về tài sản thì thiệt hại phải có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

Do đó, để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm do điều động, đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn phải xác định được mối quan hệ giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra. Hậu quả xảy ra phải là kết quả của chính phương tiện không bảo đảm đó gây nên, đồng thời phương tiện đó phải do người có trách nhiệm điều động hay cho phép đưa vào sử dụng. Nếu người điều động phương tiện không bảo đảm an toàn nhưng chưa gây ra tai nạn, chưa có hậu quả xảy ra hoặc có hậu quả xảy ra nhưng chưa phải là nghiêm trọng thì họ chỉ xử phạt hành chính hoặc kỷ luật trên những cơ sở chung.

Tội phạm hoàn thành từ thời điểm xảy ra thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản. Mức độ thiệt hại về sức khỏe và tài sản là điều kiện và ranh giới rất quan trọng để xác định một hành vi vi phạm trong trường hợp này phải chịu trách nhiệm về hành chính hay hình sự.

* Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm ngoài việc phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự, đồng thời còn phải là những người có chức vụ, quyền hạn nhất định (người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật phương tiện giao thông đường bộ) như thủ trưởng cơ quan, giám đốc xí nghiệp, trưởng phòng; v.v...

* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý.

* Hình phạt

- Khoản 1: quy định hình phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

- Khoản 2: quy định trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

- Khoản 3: quy định người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm các công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

2.1.4. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ (Điều 205 Bộ luật hình sự)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

* Khái niệm: Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ là hành vi điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hay không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý, xâm phạm đến an toàn giao thông đường bộ.

* Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm đến sự an toàn giao thông đường bộ, ngoài ra, còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của nhân dân, tài sản của nhà nước, của tổ chức, của công dân.

Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự Việt Nam Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Nông - 9

Điều 205 Bộ luật hình sự quy định hai tội - đó là tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ và tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ.

* Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ thể hiện ở hành vi giao cho người không có bằng lái xe, giấy phép lái xe hoặc người không đủ điều kiện khác theo quy định của pháp luật (như đang say rượu, bia hoặc các chất kích thích khác) điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Còn hành vi khách quan tội giao cho người không đủ điều kiện điều

khiển các phương tiện giao thông đường bộ thể hiện ở hành vi giao cho người không có bằng lái xe, giấy phép lái xe hoặc người không đủ điều kiện khác theo quy định của pháp luật (như đang say rượu, bia hoặc các chất kích thích khác) điều khiển phương tiện giao thông.

Ví dụ: Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên đến dưới 175cm3 phải có giấy phép lái xe mô tô hạng A1 (phải đủ từ 18 tuổi trở lên, và có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế). Nếu người khác mà giao cho những người không có giấy phép lái xe mô tô A1 điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên đến dưới 175cm3 là vi phạm Luật giao thông đường bộ và phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi đó.

Đối với tội này thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe hoặc về tài sản là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

Nếu người điều động hoặc giao cho người không có đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông mà người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chưa gây hậu quả, hoặc gây hậu quả không lớn, chưa phải nghiêm trọng thì chưa phải là tội phạm mà chỉ là vi phạm hành chính và người đó có thể bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc xử phạt vi phạm hành chính.

Hậu quả nghiêm trọng ở đây là gây chết người. Nếu gây thương tích cho 1 người phải từ 31% trở lên, nếu là thương tích cho nhiều người thì tổng thương tích của nhiều người đó phải từ 41% trở lên. Nếu là thiệt hại về tài sản thì thiệt hại đó phải từ 50 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra, để truy cứu trách nhiệm hình sự người vi phạm Điều 205 Bộ luật hình sự cần phải xác định được mối quan hệ nhân quả hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra. Người trực tiếp điều khiển phương tiện này là do người khác điều động hoặc giao cho người đó điều khiển nên người “điều động hoặc giao” phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả về hành vi do người điều khiển

phương tiện gây ra. Trong trường hợp này, cả người điều động người không đủ điều kiện và người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây ra đều phải chịu trách nhiệm hình sự. Người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ với tình tiết định khung tăng nặng: “Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định...”. Hành vi này được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự. Người điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông thì bị xử lý theo Điều 205 Bộ luật hình sự.

* Chủ thể của tội phạm: Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ là những người có thẩm quyền trong việc điều động người khác điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Đây là chủ thể đặc biệt, việc điều động đó là việc phân công, giao nhiệm vụ cho người dưới quyền, giữa người điều động với người thực hiện có mối quan hệ về hành chính, về tổ chức theo sự phân công trong quan hệ công tác như giám đốc, thủ trưởng điều động nhân viên [36, tr.7-85, tr.43]... Ngoài ra, chủ thể của các tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ là bất kỳ người nào đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự mà biết rõ người mình giao cho điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ không đủ điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật.

* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý.

* Hình phạt

- Khoản 1: quy định hình phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.

- Khoản 2: quy định trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

- Khoản 3: quy định trường hợp phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ năm năm đến mười hai năm.

- Khoản 4: quy định người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

2.1.5. Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 206 Bộ luật hình sự)

* Khái niệm: Tội tổ chức đua xe trái phép là hành vi cầm đầu, chỉ huy, cưỡng bức, đe dọa, lôi kéo, rủ rê người khác hoặc tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác để họ tham gia vào việc đua ôtô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ trái phép, do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến an toàn giao thông đường bộ.

* Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm trực tiếp an toàn công cộng. Ngoài ra, còn xâm phạm trật tự công cộng, đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác ở những nơi công cộng. Đây là một tội phạm mới được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 để đấu tranh phòng và chống các hành vi tổ chức đua xe và đua xe trái phép đang có chiều hướng gia tăng tại các thành phố, khu đô thị lớn ở trong nước hiện nay, qua đó, bảo đảm trật tự công cộng, an toàn công cộng, ngăn ngừa các hậu quả rất nghiêm trọng về người và tài sản do các hành vi đua xe trái phép có thể gây ra.

Phương tiện dùng để đua xe trái phép là các phương tiện giao thông đường bộ có gắn động cơ như ô tô, xe máy, các loại xe khác có gắn động cơ như: xích lô máy, xe công nông, máy cày... Như vậy, các phương tiện giao thông đường bộ mà không gắn động cơ cũng như các phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường không đều không phải là phương tiện của tội phạm này.

* Mặt khách quan của tội phạm: Tội phạm thể hiện ở hành vi tổ chức đua xe trái phép. Tổ chức đua xe trái phép là hành vi của người chủ mưu, cầm đầu, lôi kéo kích động người khác đua xe mà không được phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên các đường giao thông công cộng trong thành phố, thị xã, thị trấn. Đó là những hành vi của người gợi ý, đề xuất việc đua xe trái phép. Hành vi đó còn thể hiện việc chuẩn bị thời gian, địa điểm, cách thức, thủ đoạn đua xe, đặt ra cơ cấu giải thưởng; v.v...

Tội phạm hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi tổ chức đua xe trái phép đã xảy ra.

* Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là người có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự.

* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.

* Hình phạt

- Khoản 1: quy định hình phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

- Khoản 2: quy định phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Tổ chức đua xe có quy mô lớn;

b) Tổ chức cá cược;

c) Tổ chức việc chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;

d) Tổ chức đua xe nơi tập trung đông dân cư;

đ) Tháo dỡ các phương tiện an toàn khỏi phương tiện đua;

e) Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác;

g) Tái phạm về tội này hoặc tội đua xe trái phép.

- Khoản 3: quy định trường hợp tái phạm tội gây nguy hiểm hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm đến mười lăm năm.

- Khoản 4: quy định trường hợp phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm hoặc tù chung thân.

- Khoản 5: quy định người phạm tội có thể còn bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

2.1.6. Tội đua xe trái phép (Điều 207 Bộ luật hình sự)

* Khái niệm: Tội đua xe trái phép là hành vi của hai hoặc nhiều người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự điều khiển xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ chạy thi trên đường bộ nhằm đuổi kịp người cùng đua, thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công cộng.

* Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng, ngoài ra, nó còn đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác ở những nơi công cộng.

Đây là một tội phạm được tách ra từ hành vi trong tội gây rối trật tự công cộng (Điều 198) và quy định thành một tội phạm độc lập trong Bộ luật hình sự năm 1999 để đấu tranh phòng và chống các hành vi đua xe trái phép đang có chiều hướng gia tăng tại các thành phố, khu đô thị lớn ở nước ta hiện nay, qua đó, bảo đảm trật tự công cộng, an toàn công cộng, ngăn ngừa các hậu quả rất nghiêm trọng về người và tài sản do các hành vi đua xe trái phép có thể gây ra.

Phương tiện dùng để đua xe trái phép là các phương tiện giao thông đường bộ gắn động cơ như ôtô, xe máy, các loại xe khác có gắn động cơ như xích lô máy, xe công nông, máy cày; v.v... Như vậy, các phương tiện giao thông đường bộ không gắn động cơ cũng như các phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường không đều không phải là phương tiện của loại tội phạm này.

* Mặt khách quan của tội phạm: Tội phạm thể hiện ở hành vi tham gia đua xe trái phép, có nghĩa là người tham gia trực tiếp điều khiển phương tiện đua xe trái phép trên các đường giao thông công cộng, trong thành phố, thị xã, thị trấn, khu đô thị...

Phương tiện để đua xe trái phép là các phương tiện giao thông đường bộ có gắn động cơ cao như ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ. Nếu chủ thể chỉ có hành vi đua xe trái phép thì chưa thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm mà về mặt khách quan còn đòi hỏi phải có một trong những dấu hiệu sau: Phải gây thiệt hại về sức khỏe hoặc tài sản của người khác. Trong trường hợp này Điều luật không đòi hỏi thiệt hại cho sức khỏe hoặc tài sản người khác phải là nghiêm trọng, tức là gây thương tích cho người khác dưới 31% tỷ lệ thương tật, gây thiệt hại về tài sản có giá trị dưới 50 triệu đồng.

Ngoài ra, trong một số trường hợp người tham gia đua xe trái phép không gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản nhưng vẫn chịu trách nhiệm hình sự nếu trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

* Chủ thể của tội phạm: Tội phạm do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.

* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.

* Hình phạt

- Khoản 1: quy định hình phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

- Khoản 2: quy định phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2023