rối trật tự công cộng), căn cứ vào trường hợp cụ thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều tương ứng (Điều 101, Điều 109) của Bộ luật hình sự năm 1985. Đến năm 1999, hành vi đua xe trái phép đã được tách ra thành một tội danh độc lập trong Bộ luật hình sự để xử lý về tội đua xe trái phép (Điều 207).
Tóm lại, trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999, các nhà làm luật nước ta mới chỉ quy định trực tiếp nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ tại ba điều luật - tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải (Điều 186), tội cản trở giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng (Điều
187) và tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông vận tải không bảo đảm an toàn hoặc điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 188) và xử lý hành vi đua xe trái phép trong tội gây rối trật tự công cộng (Điều 198). Tuy nhiên, đây chính là cơ sở pháp lý vững chắc để xử lý các hành vi xâm phạm đến an toàn giao thông đường bộ, cũng như là tiền đề cho việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các tội phạm này trong lần pháp điển hóa lần thứ hai luật hình sự - Bộ luật hình sự năm 1999 sau này.
1.3. CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
So sánh với Bộ luật hình sự của một số nước khác quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ để thấy rằng những điểm giống và khác về cách giải quyết trong luật hình sự các nước. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi tập trung so sánh với Bộ luật hình sự bốn quốc gia là: Cộng hòa Liên bang Đức, Liên bang Nga và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
1.3.1. Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức
Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức năm 2009. Liên quan đến các
tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, Bộ luật hình sự nước này quy định cụ thể trong Chương 28 - Các tội phạm gây nguy hiểm chung với 25 tội phạm cụ thể, trong đó có ba tội liên quan đến vấn đề này như sau:
- Điều 306 về “Gây cháy”;
- Điều 306a về “Gây cháy nghiêm trọng”;
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Và Các Đặc Điểm Của Các Tội Xâm Phạm Trật Tự An Toàn Giao Thông Đường Bộ
- Khái Quát Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Luật Hình Sự Việt Nam Về Các Tội Xâm Phạm Trật Tự An Toàn Giao Thông Đường Bộ
- Giai Đoạn Từ Khi Ban Hành Bộ Luật Hình Sự Năm 1985 Đến Trước Khi Pháp Điển Hóa Lần Thứ Hai - Bộ Luật Hình Sự Việt Nam Năm 1999 Tháng 6 Năm 1985, Bộ
- Thực Trạng Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Về Các Tội Xâm Phạm Trật Tự An Toàn Giao Thông Đường Bộ
- Tội Cản Trở Giao Thông Đường Bộ (Điều 203 Bộ Luật Hình Sự)
- Tội Điều Động Hoặc Giao Cho Người Không Đủ Điều Kiện Điều Khiển Các Phương Tiện Giao Thông Đường Bộ (Điều 205 Bộ Luật Hình Sự)
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
- Điều 306b về “Gây cháy đặc biệt nghiêm trọng”;
- Điều 306c về “Gây cháy với hậu quả chết người”;
- Điều 306d về “Vô ý gây cháy”;
- Điều 306f về “Gây ra một nguy cơ cháy”;
- Điều 307 về “Gây ra một vụ nổ bởi năng lượng hạt nhân”;
- Điều 308 về “Gây ra một vụ nổ bằng chất nổ”;
- Điều 309 về “Lạm dụng tia phóng xạ”;
- Điều 310 về “Chuẩn bị một tội phạm nghiêm trọng gây nổ hoặc một tội phạm về phóng xạ”;
- Điều 311 về “Làm thoát ra những tia phóng xạ”;
- Điều 312 về “Chế tạo có lỗi một thiết bị kỹ thuật hạt nhân”;
- Điều 313 về “Gây ngập lụt”;
- Điều 314 về “Đầu độc gây nguy hiểm chung”;
- Điều 315 về “Can thiệp nguy hiểm trong giao thông đường sắt, giao thông đường thủy và giao thông đường không”;
- Điều 315a về “Gây nguy hại cho giao thông đường sắt, giao thông đường thủy và giao thông đường không”;
- Điều 316a về “Tấn công có tính chất cướp người điều khiển xe cơ giới”.
- Điều 316b về “Gây trở ngại cho các nhà máy công cộng”;
- Điều 316c về “Tấn công giao thông đường không và đường biển”;
- Điều 317 về “Gây trở ngại cho các thiết bị viễn thông”;
- Điều 318 về “Làm hư hỏng các công trình quan trọng”
- Điều 319 về “Gây nguy hại trong xây dựng”
- Điều 323a về “Say hoàn toàn”;
- Điều 323b về “Gây nguy hại cho điều trị cai nghiện”;
- Điều 323c về “Không cứu giúp”.
Liên quan trực tiếp đến an toàn giao thông vận tải, có ba điều luật sau đây:
- Điều 315b về “Những can thiệp nguy hiểm trong giao thông đường bộ” quy định:
(1) Người nào gây hại cho an toàn giao thông đường bộ qua việc họ
1. Phá hủy, làm hư hỏng hoặc hủy hoại các thiết bị hoặc các phương tiện giao thông,
2. Tạo ra những cản trở,
3. Thực hiện một sự can thiệp tương tự cũng gây nguy hại như vậy, và qua đó gây nguy hại cho thân thể hoặc tính mạng của một người khác hoặc cho tài sản có giá trị lớn của người khác thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến năm năm hoặc với hình phạt tiền.
(2) Phạm tội chưa đạt cũng bị xử phạt.
(3) Nếu người thực hiện tội phạm thực hiện theo những điều kiện của Điều 315 khoản 3 thì hình phạt là hình phạt tự do từ một năm đến mười năm, trong những trường hợp ít nghiêm trọng thì hình phạt là hình phạt tự do từ sáu tháng đến năm năm.
(4) Người nào vô ý gây ra sự nguy hiểm trong những trường hợp của khoản 1 Điều này thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến ba năm hoặc với hình phạt tiền.
(5) Người nào vô ý thực hiện và vô ý gây ra sự nguy hiểm trong những trường hợp của khoản 1 thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến hai năm hoặc với hình phạt tiền.
- Điều 315c về “Gây nguy hại cho giao thông đường bộ” quy định:
(1) Người nào trong giao thông đường bộ
1. mà điều khiển một phương tiện giao thông mặc dù họ không ở trong tình trạng điều khiển an toàn phương tiện giao thông
a. do sử dụng đồ uống có cồn hoặc các chất gây say khác hoặc
b. do khiếm khuyết về tinh thần hoặc thể xác.
2. trái với quy định giao thông một cách nghiêm trọng và bất cẩn mà
a. Coi thường quyền đi trước,
b. Vượt sai hoặc đi sai trong quá trình vượt,
c. Đi sai ở lối qua đường cho người đi bộ.
d. Đi quá nhanh ở các vị trí khó quan sát, ở các ngã tư, ngã ba hoặc ở nơi đường sắt cắt ngang,
e. không giữ việc đi bên phải của phần đường ở các vị trí khó quan sát,
f. Quay xe, lùi xe hoặc đi ngược chiều trên đường cao tốc hoặc đường giành riêng cho xe cơ giới tốc độ cao hoặc bắt đầu thực hiện điều này,
g. Báo hiệu xe dừng hoặc đỗ không ở nơi có đủ khoảng cách cần thiết mặc dù điều đó là yêu cầu đối với an toàn của giao thông, và qua đó gây nguy hại cho thân thể hoặc tính mạng hoặc cho tài sản có giá trị lớn của người khác thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến năm năm hoặc với hình phạt tiền.
(2) Trong những trường hợp khoản 1 số 1 thì phạm tội chưa đạt bị xử phạt.
(3) Người nào trong những trường hợp của khoản 1 mà
1. Vô ý gây ra sự nguy hiểm
2. Vô ý thực hiện và vô ý gây ra sự nguy hiểm,
Thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến hai năm hoặc với hình phạt tiền.
- Điều 316 về “Say rượu trong giao thông” quy định:
(1) Người nào trong giao thông (các điều 315 đến 315d) mà điều khiển một phương tiện giao thông, mặc dù họ không ở trong tình trạng điều khiển an toàn phương tiện giao thông này, do sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích khác thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến một năm hoặc với hình phạt tiền nếu hành vi không bị đe dọa với một hình phạt theo Điều 315a hoặc 315c.
(2) Cũng bị xử phạt theo khoản 1 người nào vô ý thực hiện hành vi [7, tr. 498-508, tr.494-500].
Như vậy, so sánh các quy định của Bộ luật hình sự Liên bang Đức và Việt Nam về vấn đề đang nghiên cứu cho thấy:
Một là, Bộ luật hình sự Liên bang Đức đã quy định nhóm các tội phạm này thành một Chương riêng với tên gọi “Các tội phạm gây nguy hại chung” (Chương 28) với 28 tội phạm (các điều 306 - 336), nhưng chỉ có ba điều (315a, 315b và 316) thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ. Trong khi đó, Bộ luật hình sự Việt Nam quy định với tên gọi là “Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng” (Chương XIX) với 53 tội phạm (các điều 202 - 265) và nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ bao gồm sáu tội phạm (các điều 202 - 207).
Hai là, liên quan đến các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, nghiên cứu cho thấy:
- “Những can thiệp nguy hiểm trong giao thông đường bộ” (Điều 315b Bộ luật hình sự Liên bang Đức) quy định tương ứng như tội cản trở giao thông (Điều 203 Bộ luật hình sự Việt Nam) với những hành vi tương ứng, tuy
nhiên, tên gọi có sự khác nhau, đồng thời trong Bộ luật hình sự Liên bang Đức còn quy định cả vấn đề phạm tội chưa đạt trong cùng một điều luật, còn Bộ luật hình sự Việt Nam quy định riêng trong Phần chung. Ngoài ra, về hình phạt đối với tội phạm này theo nước đang so sánh cao nhất là ba năm, còn Bộ luật hình sự Việt Nam là mười năm tù.
- “Gây nguy hại cho giao thông đường bộ” (Điều 315c Bộ luật hình sự Liên bang Đức) quy định tương ứng như tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 Bộ luật hình sự Việt Nam). Tuy nhiên, phạm vi quy định của Liên bang Đức tương đối rộng hơn so với Việt Nam với những hành vi tương ứng, tuy nhiên, tên gọi có sự khác nhau, đồng thời trong Bộ luật hình sự Liên bang Đức còn quy định cả vấn đề phạm tội chưa đạt trong cùng một điều luật, còn Bộ luật hình sự Việt Nam quy định riêng trong Phần chung. Ngoài ra, về hình phạt đối với tội phạm này theo Bộ luật hình sự nước đang so sánh cao nhất là năm năm tù, còn Việt Nam là mười lăm năm tù.
Ba là, một điểm tiến bộ trong Bộ luật hình sự Liên bang Đức có quy định tại Điều 316 về “Say rượu trong giao thông” là kinh nghiệm lập pháp quan trọng để các nhà làm luật nước ta tham khảo, phục vụ việc đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông do sử dụng rượu. Theo đó, người nào trong giao thông mà điều khiển một phương tiện giao thông, mặc dù họ không ở trong tình trạng điều khiển an toàn phương tiện giao thông này, do sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích khác thì bị xử phạt với hình phạt tự do đến một năm hoặc với hình phạt tiền nếu hành vi không bị đe dọa với một hình phạt theo Điều 315a hoặc 315c.
1.3.2. Bộ luật hình sự Liên bang Nga
Bộ luật hình sự Liên bang Nga được Đuma Quốc gia thông qua ngày 24/5/1996 và được Tổng thống Liên bang Nga ký Luật số 64 ngày 13/6/1996
“Về việc thi hành Bộ luật hình sự của Liên bang Nga”, đồng thời Bộ luật có hiệu lực từ ngày 01/01/1997. Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần và lần gần đây nhất là bằng Luật Liên bang số 147 ngày 01/7/2010.
Liên quan đến các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, các nhà làm luật Liên bang Nga quy định tại Chương 27 - Các tội xâm phạm an toàn khi vận hành và khai thác giao thông với 8 tội nhưng có 3 tội phạm có điểm tương đồng với Việt Nam liên quan đến an toàn giao thông đường bộ như sau [6, tr.498-506]:
- Điều 264 về “Vi phạm các quy tắc an toàn giao thông và vận hành các phương tiện giao thông vận tải” quy định:
1. Người điều khiển ô tô, tàu điện hoặc các phương tiện giao thông khác mà vi phạm quy tắc an toàn giao thông hoặc vận hành các phương tiện giao thông vận tải, do vô ý mà gây thiệt hại rất nghiêm trọng đến sức khỏe người khác thì bị phạt hạn chế tự do đến ba năm, hoặc bị phạt giam từ ba tháng đến sáu tháng, hoặc phạt đến hai năm có hoặc không kèm theo tước giấy phép lái xe đến ba năm.
2. Những hành vi được quy định tại khoản 1 của điều luật này, nếu người vi phạm trong tình trạng say rượu, do vô ý gây thiệt hại rất nghiêm trọng đến sức khỏe của người khác thì bị phạt tù đến ba năm kèm theo và bị tước giấy phép lái xe đến ba năm.
3. Hành vi được quy định tại khoản 1 của điều luật này, nếu do vô ý mà làm chết người thì bị phạt tù đến năm năm kèm theo bị tước giấy phép lái xe đến ba năm.
4. Những hành vi được quy định tại khoản 1 của điều luật này, nếu người vi phạm trong tình trạng say rượu, do vô ý mà làm chết người thì bị phạt tù đến bảy năm và tước giấy phép lái xe đến ba năm.
5. Những hành vi được quy định tại khoản 1 của điều luật này, nếu do vô ý mà làm chết từ hai người trở lên thì bị phạt tù đến bảy năm và tước giấy phép lái xe đến ba năm.
6. Những hành vi được quy định tại khoản 1 của điều luật này, nếu người vi phạm trong tình trạng say rượu, do vô ý mà làm chết từ hai người trở lên thì bị phạt tù đến chín năm và tước giấy phép lái xe đến ba năm”.
Ghi chú: Những phương tiện giao thông khác được quy định tại điều luật này được hiểu là xe điện bánh hơi, máy kéo, các loại xe tự hành, xe gắn máy, mô tô và những phương tiện cơ giới khác.
- Điều 266 về “Tội sửa chữa các phương tiện giao thông không đảm bảo chất lượng và cho xuất xưởng những phương tiện đó khi vẫn còn lỗi kỹ thuật” quy định:
1. Người chịu trách nhiệm về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông mà sửa chữa không đảm bảo chất lượng các phương tiện giao thông, hệ thống giao thông, đèn tín hiệu hoặc các thiết bị giao thông khác, cũng như cho xuất xưởng các phương tiện giao thông vẫn còn lỗi kỹ thuật, nếu những hành vi đó do bất cẩn mà gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người thì bị phạt tiền từ một trăm nghìn rúp đến ba trăm nghìn rúp hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án từ một năm đến hai năm, hoặc hạn chế tự do đến ba năm, hoặc bị phạt giam đến sáu tháng, hoặc bị phạt tù đến hai năm có hoặc không kèm theo bị tước quyền đảm nhiệm một số chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến ba năm.
2. Cũng những hành vi trên, nếu do vô ý mà làm chết người thì bị phạt tù đến năm năm.