Chủ thẻ được tư vấn kỹ về các loại chi phí khi sử dụng thẻ | CP4 | ||
14 | Chủ thẻ được thông báo khi có thay đổi về các loại chi phí sử dụng thẻ | CP5 | |
15 | Ngân hàng có nhiều chương trình khuyến mại dành cho thẻ tín dụng | CT1 | Thái độ đối với chiêu thị (CT) |
16 | Nhân viên ngân hàng đã làm tốt việc giới thiệu thẻ tín dụng | CT2 | |
17 | Các hình thức khuyến mại rất hấp dẫn, đáng quan tâm | CT3 | |
18 | Chủ thẻ luôn được thông báo về những ưu đãi khi sử dụng thẻ | CT4 | |
19 | Chủ thẻ luôn có thể liên hệ được với ngân hàng khi xảy ra sự cố | CL2 | Chất lượng dịch vụ (CL) |
20 | Địa điểm đặt máy ATM và POS có thể sử dụng thẻ rất nhiều | CL5 | |
21 | Thẻ có nhiều tiện ích (giao dịch qua máy ATM, POS, internet banking, mobile banking, phone banking, home banking) | CL6 | |
22 | Thông tin về giao dịch được bảo mật | CL7 | |
23 | Hạ tầng công nghệ thông tin hoàn thiện, hiện đại | CL8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Hoạt Động Thu Hút Khách Hàng Cá Nhân Của Ngân Hàng Nước Ngoài
- Cơ Cấu Giới Tính Trong Mẫu Nghiên Cứu (Đơn Vị Tính: Người)
- Cơ Cấu Ngân Hàng Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Trong Mẫu Nghiên Cứu
- Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Thẻ Tín Dụng Dành Cho Khách Hàng Cá Nhân Tại Tp.hcm
- Nhóm Giải Pháp Tận Dụng Ảnh Hưởng Của Người Xung Quanh
- Trần Minh Ngọc, Phan Thúy Nga, Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Ở Việt Nam,
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra)
Tiếp theo, kiểm định Cronbach Anpha cho các thang đo chính thức hoàn toàn thỏa. Kết quả tính hệ số Cronbach Alpha của các thang đo năm thành phần riêng biệt và quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu, có 23/23 biến quan sát của các khái niệm đều đạt yêu cầu:
Bảng 2.4: Kết quả Cronbach Alpha của các thang đo
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến | |
Ảnh hưởng của người xung quanh: Cronbach Alpha = 0.854 | ||||
AH1 | 7.17 | 3.738 | 0.73 | 0.799 |
AH2 | 7.05 | 3.707 | 0.781 | 0.743 |
AH3 | 7.02 | 4.894 | 0.7 | 0.835 |
Nhận biết thương hiệu: Cronbach Alpha = 0.919 | ||||
TH1 | 18.77 | 16.005 | 0.889 | 0.886 |
TH2 | 18.71 | 20.042 | 0.524 | 0.933 |
TH3 | 18.81 | 16.907 | 0.807 | 0.898 |
TH4 | 19 | 17.217 | 0.77 | 0.904 |
TH6 | 18.89 | 16.566 | 0.826 | 0.896 |
TH7 | 18.87 | 17.771 | 0.799 | 0.9 |
Chi phí sử dụng:Cronbach Alpha = 0 .789 |
15.02 | 3.568 | 0.633 | 0.729 | |
CP2 | 15.43 | 4.297 | 0.457 | 0.786 |
CP3 | 15.34 | 4.359 | 0.562 | 0.752 |
CP4 | 15.26 | 4.032 | 0.638 | 0.726 |
CP5 | 15.23 | 4.415 | 0.578 | 0.749 |
Thái độ đối với chiêu thị:Cronbach Alpha = 0.788 | ||||
CT1 | 9.94 | 4.159 | 0.799 | 0.625 |
CT2 | 10.04 | 5.58 | 0.403 | 0.825 |
CT3 | 10.05 | 4.317 | 0.607 | 0.736 |
CT4 | 10.33 | 5.214 | 0.624 | 0.73 |
Chất lượng dịch vụ :Cronbach Alpha = 0.850 | ||||
CL2 | 16.13 | 5.952 | 0.575 | 0.842 |
CL5 | 15.78 | 5.591 | 0.712 | 0.806 |
CL6 | 15.92 | 5.607 | 0.745 | 0.798 |
CL7 | 15.96 | 5.362 | 0.706 | 0.807 |
CL8 | 16.12 | 6.282 | 0.576 | 0.841 |
2.3.3 Kiểm định các giả thuyết, mô hình nghiên cứu thông qua phân tích hồi quy
2.3.3.1Phân tích tương quan
Trước khi phân tích hồi quy tuyến tính, ta xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc qua hệ số tương quan Pearson của bảng hệ số tương quan để đánh giá giá trị phân biệt. Hệ số tương quan sẽ nằm trong khoảng [-1;1]. Nếu bằng -1 nghĩa là tương quan nghịch (negative correlation) và +1 là tương quan thuận, nếu bằng 0 nghĩa là không có tương quan. Mối quan hệ giữa các nhân tố còn được gọi là tương quan tuyến tính, do đó nếu tương quan thì mối quan hệ được thể hiện bởi đường thẳng dốc lên hay xuống, không tương quan là đường nằm ngang. Trong phân tích tương quan Pearson, không có sự phân biệt giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
Dựa vào bảng phân tích kết quả tương quan dưới đây, ta thấy được có sự tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, thể hiện qua hệ số tương quan như sau: ảnh hưởng của người xung quanh (0.246), nhận biết thương hiệu (0.653), thái độ
đối với chiêu thị (0.279), chi phí sử dụng (0.553), chất lượng dịch vụ (0.457) được kiểm định với mức ý nghĩa thống kê 1%.
Kết luận: Ta có thể đưa các biến độc lập này vào mô hình để giải thích biến phụ thuộc quyết định lựa chọn.
Bảng 2.5: Kết quả phân tích tương quan
Correlations
AH | TH | CT | CP | CL | QDLC | ||
AH | Pearson Correlation | 1 | .151** | .117* | .115* | 0.066 | .246** |
Sig. (2-tailed) | 0.007 | 0.038 | 0.042 | 0.242 | 0 | ||
TH | Pearson Correlation | .151** | 1 | .111* | .236** | .351** | .653** |
Sig. (2-tailed) | 0.007 | 0.049 | 0 | 0 | 0 | ||
CT | Pearson Correlation | .117* | .111* | 1 | .247** | -0.012 | .279** |
Sig. (2-tailed) | 0.038 | 0.049 | 0 | 0.826 | 0 | ||
CP | Pearson Correlation | .115* | .236** | .247** | 1 | .180** | .553** |
Sig. (2-tailed) | 0.042 | 0 | 0 | 0.001 | 0 | ||
CL | Pearson Correlation | 0.066 | .351** | -0.012 | .180** | 1 | .457** |
Sig. (2-tailed) | 0.242 | 0 | 0.826 | 0.001 | 0 | ||
QDLC | Pearson Correlation | .246** | .653** | .279** | .553** | .457** | 1 |
Sig. (2-tailed) | 0.000 | 0.000 | 0.000 | 0.000 | 0.000 |
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra)
2.3.3.2 Phương trình hồi quy tuyến tính
Hồi quy tuyến tính bội thường dùng để kiểm định và giải thích lý thuyết nhân quả. Ngoài chức năng là một công cụ mô tả, hồi quy tuyến tính bội cũng được sử
dụng như là một công cụ kết luận để kiểm định các giả thuyết và dự báo giá trị của tổng thể nghiên cứu. Như vậy, hồi quy tuyến tính bội là phương pháp thích hợp để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Để kiểm định năm giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, mô hình hồi quy bội được phát triển như sau:
QDLC = 0+ 1 AH + 2 TH + 3 CP + 4 CT + 5 CL +
Trong đó:
QDLC: Biến phụ thuộc thể hiện quyết định lựa chọn của khách hàng AH: Ảnh hưởng của người xung quanh
TH: Nhận biết thương hiệu CP: Chi phí sử dụng
CT: Thái độ đối với chiêu thị CL: Chất lượng dịch vụ
0, 1, 2, 3, 4, 5:các hệ số hồi quy từng phần
: phần dư
2.3.3.3Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mô hình đưa ra khá phù hợp với mức ý nghĩa 0.05. Hệ số R2 hiệu chỉnh =0.659 có nghĩa là có 65.9% sự biến thiên của Quyết định lựa chọn được giải thích bởi 5 biến độc lập là Ảnh hưởng của người xung quanh, Nhận biết thương hiệu, Thái độ đối với chiêu thị, Chi phí sử dụng, Chất lượng dịch vụ. Như vậy thì còn 34.1% còn lại có thể được giải
thích bởi các yếu tố khác chưa được đưa vào kiểm định mô hình trong nghiên cứu này.
Bảng 2.6: Các chỉ số của mô hình hồi quy
Model Summaryb
R | R Square | Adjusted R Square | Std. Error of the Estimate | Durbin-Watson | |
1 | .815a | .665 | .659 | .343 | 1.291 |
Bảng 2.7: Bảng kết quả kiểm định ANOVA
Sum of Squares | df | Mean Square | F | Sig. | ||
1 | Regression | 71.905 | 5 | 14.381 | 122.046 | .000b |
Residual | 36.292 | 308 | .118 | |||
Total | 108.198 | 313 |
(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra)
Kiểm định F (bảng phân tích ANOVA) cho thấy giá trị Sig rất nhỏ (Sig=0.000) nên mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu có thể sử dụng được. Hiện tượng đa cộng tuyến không có ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô hình với VIF của các
biến lớn nhất chỉ là 1.205 (<10) Quy tắc là khi VIF vượt quá 10 đó là dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến (Trọng & Ngọc, 2005)
Bảng 2.8: Hệ số hồi quy của các yếu tố trong mô hình
Coefficientsa
Unstandardized Coefficients | Standardized Coefficients | t | Sig. | Collinearity Statistics | ||||
B | Std. Error | Beta | Tolerance | VIF | ||||
(Constant) | 0.137 | 0.209 | 0.658 | 0.511 | ||||
AH | 0.063 | 0.02 | 0.105 | 3.137 | 0.002 | 0.963 | 1.038 | |
TH | 0.325 | 0.026 | 0.458 | 12.647 | 0 | 0.83 | 1.205 | |
CP | 0.154 | 0.041 | 0.13 | 3.779 | 0 | 0.923 | 1.084 | |
CT | 0.3 | 0.029 | 0.36 | 10.23 | 0 | 0.878 | 1.139 | |
CL | 0.226 | 0.035 | 0.227 | 6.374 | 0 | 0.861 | 1.161 |
(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra)
Như vậy phương trình hồi quy chuẩn hóa thể hiện mối quan hệ của Quyết định lựa chọn được giải thích bởi 5 biến độc lập: Ảnh hưởng của người xung quanh, Nhận biết thương hiệu, Thái độ đối với chiêu thị, Chi phí sử dụng, Chất lượng dịch vụ.
QDLC = 0.105 AH + 0.458 TH + 0.13 CP + 0.36CT + 0.227 CL
2.3.3.4 Kiểm định giả thuyết
Ta thấy các biến độc lập đều tương quan cùng chiều với biến phụ thuộc Quyết định lựa chọn. Như vậy các giả thuyết đề nghị của nghiên cứu đều được chấp nhận, trong đó Nhận biết thương hiệu có tác động mạnh nhất trong mô hình với hệ số beta
là 0.458, thứ hai là Thái độ đối với chiêu thị (0.36), Chất lượng dịch vụ (0.227), Chi phí sử dụng (0.13) và cuối cùng là ảnh hưởng của người thân.
Bảng 2.9 Kết quả kiểm định giả thuyết
Nội dung | P (sig.) | Kết quả kiểm định | |
H1 | Ảnh hưởng của người xung quanh có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng | 0.002 | Chấp nhận giả thuyết H1 |
H2 | Nhận biết thương hiệu có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng | 0 | Chấp nhận giả thuyết H2 |
H3 | Chi phí sử dụng có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng | 0 | Chấp nhận giả thuyết H3 |
H4 | Thái độ đối với chiêu thị có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng | 0 | Chấp nhận giả thuyết H4 |
H5 | Chất lượng dịch vụ có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng | 0 | Chấp nhận giả thuyết H5 |
2.3.4 Đánh giá tác động các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân
Từ kết quả đạt được của mô hình hồi quy và kiểm định 5 giả thuyết đã khẳng định cả 5 nhân tố đều có tác động đến quyết định lựa chọn của khách hàng, trong đó Nhận biết thương hiệu là nhân tố tác động lớn nhất với hệ số tác động , cho thấy khách hàng rất quan tâm đến yếu tố thương hiệu của các ngân hàng, đòi hỏi ngân hàng phải chú trọng xây dựng một hình ảnh đẹp, một thương hiệu tốt trong lòng khách hàng. Cụ thể với =0.458 thì khi nhận biệt thương hiệu thay đổi 1 đơn vị thì quyết định lựa chọn của khách hàng thay đổi 0.458 đơn vị.
Kế đến là nhân tố Thái độ đối với chiêu thị cũng có ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến quyết định lựa chọn của khách hàng với =0.36. Ngân hàng có thể thông qua các hình thức khuyến mãi có giá trị để thu hút khách hàng
Chất lượng dịch vụ cũng là một nhân tố khá quan trọng với mức =0.227, cho thấy khách hàng rất chú trọng đến yếu tố chất lượng khi quyết định sử dụng thẻ tín dụng.
Chi phí sử dụng cũng được khách hàng đánh giá là có tác động đến quyết định lựa chọn với =0.13. Điều này cho thấy các nhà quản trị nên cân nhắc có một mức phí áp dụng phù hợp với số đông ngân hàng để tránh việc bị so sánh chi phí.
Cuối cùng, Ảnh hưởng của người xung quanh cũng có tác động đến quyết định lựa chọn với =0.105. Các ngân hàng nên chú tâm đến việc làm hài lòng các đối tượng khách hàng vì rất có thể, họ sẽ mang đến cho ta nhiều khách hàng tiềm năng khác.
Kết luận chương 2
Chương 2 đưa ra cái nhìn khái quát thực trạng sử dụng thẻ thanh toán nói chung và thẻ tín dụng nói riêng tại Tp.Hồ Chí Minh, cho thấy được công tác thu hút khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh- thị trường tài chính sôi động nhất Việt Nam nơi có sự cạnh tranh gay gắt ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong nước. Từ đó thấy được nhu cầu cần nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại thị trường này là cấp thiết.
Chương 2 cũng đã trình bày tổng quan về các đặc điểm mẫu nghiên cứu, kiểm định các thang đo. Mẫu nghiên cứu đã phản ánh đặc trưng của đám đông nghiên cứu. Kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA đã loại 4 biến quan sát thuộc khái niệm Chất lượng dịch vụ và Thương hiệu. Kết quả, ta có 5 thang đo độc lập gồm 23 biến quan sát được đưa vào để kiểm định mô hình nghiên cứu.
Thang đo các khái niệm đã đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt thông qua việc thỏa mãn các điều kiện của phân tích nhân tố EFA và phân tích tương quan Pearson