Các Hoạt Động Thu Hút Khách Hàng Cá Nhân Của Ngân Hàng Nước Ngoài


Platinum MasterCard; Bac A Bank- TH True Mart; BIDV-Lingo Card; Visa Debit Vietinbank-Otofun, Visa Debit Vietinbank- Webtretho…

Ngoài ra, thị trường thẻ tín dụng trong tương lai sẽ có thêm sự cạnh tranh từ các công ty tài chính. Nghiệp vụ mở thẻ tín dụng đối với các công ty tài chính đã được quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng năm 2011. Kể từ ngày Nghị định 39 có hiệu lực (25/6/2014), các công ty tài chính có giấy phép từ trước đây sẽ được bổ sung nghiệp vụ này vào giấy phép kinh doanh.

2.1.2.2 Các hoạt động thu hút khách hàng cá nhân của ngân hàng nước ngoài


Linh hoạt trong khâu kiểm duyệt, cấp thẻ tín dụng

Các ngân hàng nước ngoài đang rất kiên quyết trong việc mời chào các khách hàng cá nhân sử dụng thẻ tín dụng. Nếu trước đây, khi vay tiêu dùng, người dân phải thế chấp bằng bất động sản, lập phương án trả nợ thì nay ngân hàng chỉ cần bảng sao kê thu nhập hàng tháng (thanh toán qua ngân hàng) cùng với các giấy tờ pháp lý khác (CMND, hộ khẩu, hợp đồng lao động). Số tiền vay qua thẻ có thể gấp nhiều lần mức lương hàng tháng và hạn mức có thể lên đến 1 tỉ đồng.

Đa dạng các chương trình ưu đãi

Kèm những ưu đãi về du lịch, tặng vé máy bay, khấu trừ, hoàn trả tiền đã tiêu dùng, miễn phí phát hành, thường niên…các ngân hàng nước ngoài đã thật sự thành công khi khai phá thị trường thẻ tại Việt Nam, đặc biệt ở Tp.Hồ Chí Minh. Trong năm 2013, các ngân hàng nước ngoài có những chương trình như sau:

- Citibank tổ chức hoàn trả lại tiền khi mức chi tiêu qua thẻ lên đến 5% cho các mục đích giáo dục, y tế, bảo hiểm và nhiên liệu, 1% khi mua sắm tại các trung tâm thương mại, nhà hàng, 0,25% giao dịch nước ngoài, 0,3% cho các dịch vụ còn lại. Hạn mức cho vay qua thẻ gấp 4 lần thu nhập với lãi suất 2%/tháng, số tiền trả hàng tháng tối thiểu bằng 4% trên dư nợ gốc và lãi phát sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.


- Tương tự như vậy, ngân hàng Standard Chartered khuyến mại trực tiếp vào ví tiền của khách hàng 5% tiền mặt sau khi tiêu dùng qua thẻ tín dụng. Với chương trình “trải nghiệm thế giới ưu đãi với thẻ tín dụng”.

Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng khi sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Tp. Hồ Chí Minh - 6

- HSBC miễn phí thường niên cho năm đầu tiên và tặng 88 vé máy bay (khứ hồi) đi Hồng Kông cho khách hàng. Hạn mức tín dụng cho khách hàng mở tại HSBC có thể lên đến 1 tỷ VND, mua trước trả sau trong vòng 45 ngày và trả góp với lãi suất 0% ttrong vòng 12 tháng.

- Không thua kém, ngân hàng ANZ phát động chương trình “Trả góp ưu đãi, trải nghiệm ước mơ” với nhiều cách thức như mua ngay, trả góp (kỳ hạn đến 24 tháng), lãi suất cạnh tranh. Tất cả giao dịch bằng thẻ tín dụng ANZ từ 3 triệu trở lên tại bất cứ nơi đâu trên thế giới (bao gồm mua sắm, rút tiền mặt hoặc giao dịch trực tuyến) đều có thể chuyển đổi sang hình thức trả góp.

Xây dựng đội ngũ hỗ trợ sản phẩm thẻ tín dụng hùng hậu

Hỗ trợ cho mạng lưới phát hành thẻ tín dụng là đội ngũ nhân viên và cộng tác viên (bán thời gian) rất hùng hậu, trên cơ sở công việc được giao khoán, các nhân viên phát hành thẻ tích cực liên lạc qua điện thoại, email với các khách hàng có tiềm năng nhằm đẩy mạnh số lượng phát hành thẻ tín dụng. Đồng thời, khách hàng có thể gọi 24/24 để được tư vấn hoặc giải quyết mọi vấn đề liên quan đến việc sử dụng thẻ tín dụng của mình.

2.1.2.3 Các hoạt động thu hút khách hàng cá nhân của ngân hàng trong nước


Đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại

Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng nội trong nước cũng đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm thu hút khách hàng. Việc ứng dụng công nghệ mới trong phát hành thẻ, tăng số lượng điểm chấp nhận thẻ, lắp đặt thêm nhiều POS, chuyển đổi thẻ chip EMV đã mang lại niềm tin ở khách hàng giúp các giao dịch trên thẻ tín dụng được thông suốt và tiện lợi hơn, phát triển thanh toán trực tuyến nhằm gia tăng tiện ích ở thẻ.


Xây dựng nhiều chương trình khuyến mãi

Để tăng nhanh số lượng giao dịch qua thẻ, các ngân hàng trong nước đang xây dựng nhiều chương trình khuyến mại để tạo ấn tượng đối với khách hàng.

- Vietinbank miễn lãi trả góp 12 tháng khi mua sản phẩm tại hệ thống siêu thị Nguyễn Kim trên toàn quốc bằng thẻ tín dụng Cremium. Chương trình khuyến mãi giảm giá 100% cho chủ thẻ tín dụng quốc tế Cremium Visa ViettinBank khi giao dịch lần đầu (áp dụng cho 2.000 chủ thẻ đầu tiên mỗi tháng phát sinh giao dịch từ 1 triệu đồng trở xuống), tặng thêm 500.000 đồng cho giao dịch chi tiêu tiếp theo (đối với 1.000 chủ thẻ chi tiêu đến 5 triệu đồng sớm nhất mỗi tháng) và tặng đến 3 triệu đồng khi chủ thẻ chi tiêu tại nước ngoài.

- Agribank cũng đưa ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng này như tham quan World Sentosa, hệ thống khách sạn Far East (Singapore), siêu thị Fivimart, trung tâm thương mại SaiGon Center, hệ thống siêu thị Lotte Mart, du lịch mùa hè tới San Francisco, Los Angeles hoặc Hồng Kông, tặng 1 vé khi mua 3 vé xem phim v.v

- Ngân hàng Đầu tư & Phát triển (BIDV) cũng không đứng ngoài cuộc cạnh tranh giành thị phần thẻ tín dụng. Những khoản ưu đãi lớn được thực hiện khi chủ thẻ mua sắm tại siêu thị Hiway Supercenter, hệ thống các cửa hàng thời trang cao cấp Bốn mùa, Valentino, Moschino và Itamoda.

- Không thua kém, các NHTM cổ phần cũng liên tục đưa ra những sản phẩm thẻ độc đáo, ngân hàng Á Châu (ACB) kết hợp với trang web thương mại điện tử “cungmua” để giảm giá cho khách hàng lên tới 90%, ngân hàng Sacombank liên kết với thương hiệu du lịch nghỉ dưỡng (khách sạn Movenpick, Vinpearl Land Nha Trang, Six Senses Hideaway) để đưa ra các chương trình khuyến mãi v.v.

Chú trọng công tác quản lý rủi ro

Các ngân hàng nội địa cũng triển khai hệ thống tra soát trực tuyến nhằm đẩy nhanh thời gian xử lý những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng sử dụng thẻ một


cách kịp thời, thỏa đáng và dứt điểm. Đồng thời, một số ngân hàng cũng chăm sóc khách hàng tận tình chu đáo thông qua dịch vụ khách hàng 24/7 như Agribank, Vietcombank, BIDV v.v.

Tóm lại, việc cạnh tranh thị phần giữa các ngân hàng, đặc biệt là giữa ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong nước càng ngày càng trở nên quyết liệt, khiến khách hàng một mặt được hưởng nhiều lợi ích, mặt khác cảm thấy khá phân vân trong việc lựa chọn ngân hàng khi mở thẻ tín dụng.

2.1.3 Những rào cản đối với hoạt động thanh toán thẻ tín dụng tại Tp.HCM


Mặc dù các cơ quan chức năng, cũng như các NHTM đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy việc sử dụng thẻ thanh toán, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại do cả yếu tố khách quan và chủ quan như sau:

Thứ nhất, rào cản đến từ thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam. Theo số liệu của Hiệp hội thẻ Việt Nam, tính đến cuối năm 2013, tổng giá trị giao dịch của các loại thẻ tại thị trường Việt Nam lên đến 57 tỷ USD, trong đó giao dịch rút tiền chiếm hơn 80%.

Thứ hai, hệ thống máy ATM, máy POS phục vụ cho thẻ thanh toán tuy phát triển nhanh, nhưng phân bố lại chưa đều. Số lượng máy tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm, nơi phát triển dịch vụ thanh toán, trong khi ở khu vực ngoại thành còn hạn chế. Một phần nguyên nhân cũng do người dân khu vực này chủ yếu có thu nhập thấp, nên họ thích lưu trữ tiền mặt hơn là sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

Thứ ba, chất lượng các máy ATM, máy POS cũng còn nhiều vấn đề, nhiều trung tâm mua sắm, bán lẻ được trang bị máy POS, nhưng việc thanh toán của người dân qua phương thức này còn khiêm tốn. Việt Nam hiện cũng chưa có quy định nào bắt buộc các cơ sở kinh doanh phải trang bị máy POS, trong khi đó có tình trạng đơn vị chấp nhận thẻ thu phụ phí của khách hàng thanh toán bằng thẻ, khiến người sử dụng muốn chuyển sang thanh toán bằng tiền mặt.


Thứ tư, công tác bảo mật chưa hoàn hảo. Một khi chưa đảm bảo đủ các biện pháp phòng chống gian lận và vấn đề bảo mật thông tin, các ngân hàng sẽ vẫn dè dặt khi tung ra các gói dịch vụ mới tiên tiến hay thậm chí là giới hạn các dịch vụ này để đảm bảo các giao dịch trong tầm kiểm soát. Về phía khách hàng, do niềm tin vào sự an toàn của việc sử dụng các dịch vụ điện tử chưa cao, nên những giao dịch có giá trị lớn vẫn thường được thực hiện qua các kênh dịch vụ truyền thống.

2.1.4Thực trạng sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Tp.HCM


2.1.4.1 Thực trạng sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Việt Nam


Nếu so sánh với các nhóm thị trường phát triển khác ở châu Á như Đài Loan, Singapore, Hong Kong thì thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng vẫn còn khá non trẻ. Tuy vậy, do có lợi thế dân số trẻ, xu hướng thương mại điện tử ngày càng thịnh hành là những yếu tố cơ bản khiến thị trường thẻ thanh toán ở Việt Namphát triển nhanh trong vài năm trở lại đây.


Triệu thẻ

70

60

50

40

30

20

10

0

Số lượng thẻ ngân hàng tại Việt Nam (2007-2013)

66.2

54.2

41

22

15.03

Thẻ thanh toán

Thẻ tín dụng

8.28

.21

0.325

055

.23

1.62

2.43

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

31.7


1


0

0

.83

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Hội Thẻ Ngân Hàng Việt Nam và NHNN)


Hình 2.2: Số lượng thẻ ngân hàng tại Việt Nam (2007-2013)


Theo số liệu tổng hợp từ hội thẻ ngân hàng Việt Nam và Vụ Thanh toán NHNN, nếu như năm 2007, toàn Việt Nam mới có khoảng 8 triệu thẻ các loại thì đến cuối năm 2010, con số đó tăng gấp sáu lần, đạt 31.7 triệu thẻ. Tính đến 31/12/2013, tổng số lượng thẻ phát hành của 52 tổ chức phát hành đạt hơn 66.2


triệu thẻ, trong đó thẻ ghi nợ chiếm 92.3%, thẻ tín dụng 3.67% và thẻ trả trước 4.03%. Từ năm 2010 đến 2013 là thời kỳ bùng nổ số lượng thẻ tín dụng với tỷ lệ tăng trưởng khoảng 50% mỗi năm, đạt 2.43 triệu thẻ cuối năm 2013.Tổng doanh số thanh toán thẻ nói chung trong năm 2013 đạt hơn 1.206.704 tỷ VND. Thẻ tín dụng tuy chiếm số lượng ít nhưng doanh số thanh toán qua thẻ tín dụng đã tăng lên trong những năm gần đây.

Ngoài ra, theo số liệu từ Công ty Truyền thông Tài chính StoxPlus, tổng quy mô thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam năm 2013 tăng trưởng 12% đạt gần 188,000 tỷ đồng (khoảng 8.88 tỷ USD) nhưng chỉ chiếm 5.4% GDP. Trong đó, mảng cho vay tiêu dùng thông qua thẻ tín dụng chiếm khoảng 9.5%. Qua đó, có thể thấy thị trường Việt Nam với quy mô hơn 90 triệu dân sẽ mở ra cơ hội lớn cho các ngân hàng thương mại trong việc phát triển tài chính và dịch vụ thanh toán.

2.1.4.2Thực trạng sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Tp.HCM


Cụ thể ở thị trường Tp.HCM, nhu cầu mở thẻ thanh toán quốc tế tại các NHTM trên địa bàn đang có những bước tiến mạnh mẽ. Thanh toán qua máy POS bằng thẻ quốc tế chiếm đến 85%, trong khi thẻ nội địa chiếm 15% trong các giao dịch bán lẻ hàng hóa, dịch vụ không dùng tiền mặt trên địa bàn. Sự ưa thích sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của người dân thành phố có phần do loại thẻ này có lợi thế chi tiêu trước, trả tiền sau, đặc biệt hình thức miễn lãi suất 45 ngày rất kích thích giới trẻ, nhân viên văn phòng sử dụng.

Trong năm 2013 hoạt động thanh toán bán lẻ trên địa bàn vẫn giữ được xu hướng tăng trưởng ổn định. Tổng số thẻ thanh toán (bao gồm cả thẻ tín dụng) đang hoạt động tính đến cuối năm 2013 ước khoảng trên 8 triệu thẻ, tăng trên 15% so với cùng kỳ năm trước. Do lượng thẻ quốc tế tăng vượt bậc so với thẻ nội địa nên doanh số thanh toán qua máy POS năm 2013 có mức tăng trưởng trên 32% so với năm 2012.Theo đó, số đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ đã lắp đặt máy POS cũng tăng trưởng trên 26% và số máy POS đang hoạt động tăng trên 28%. Điều này cho thấy, các nhà bán lẻ hàng hóa, dịch vụ cũng đang bắt nhịp rất nhanh với xu hướng người


dân thành phố sử dụng nhiều thẻ tín dụng quốc tế. Tuy nhiên, xu hướng thẻ quốc tế tăng nhanh hơn thẻ nội địa đòi hỏi phải có giải pháp mạnh và đồng bộ để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của thẻ nội địa.

2.1.5 Về cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán thẻ


Hệ thống ATM/POS


Đến cuối tháng 12/2013, có 52 NHTM đã trang bị máy ATM/POS với số lượng trên 14.300 ATM và hơn 101.400 POS. NHNN đã chỉ đạo các công ty chuyển mạch, các ngân hàng phát hành thẻ hoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc, qua đó thẻ của một ngân hàng đã có thể sử dụng để rút tiền tại hầu hết ATM của các ngân hàng khác. Tuy vậy, tỷ lệ máy POS tính trên đầu người ở Việt Nam còn khá thấp, mới chỉ đạt khoảng 1 POS/1.000 người. Trong đó, các nước phát triển ở khu vực châu Á đạt mức trung bình 50 POS/1.000 người.

Đến nay, toàn hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục triển khai thực hiện kết nối liên thống ATM/POS và đẩy nhanh quá trình xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất và từng bước áp dụng công nghệ hiện đại phát triển thanh toán thẻ.


Số máy

140,000.00

120,000.00

100,000.00

80,000.00

60,000.00

Máy POS

Máy ATM

40,000.00

20,000.00

-

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

(Nguồn: Báo cáo Hội Thẻ Ngân Hàng Việt Nam năm 2014)


Hình 2.3: Số lượng máy ATM và máy POS tại Việt Nam (2007-2013)


Hạ tầng Internet


Việc phát triển thẻ tín dụng phụ thuộc rất lớn vào hạ tầng Internet khi càng lúc số lượng các thanh toán trực tuyến ngày một gia tăng. Kể từ năm 1997 khi kết nối Internet toàn cầu, hạ tầng Internet Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Công nghệ được đầu tư kỹ lưỡng, tốc độ truy cập tăng nhanh chóng, gấp 7500 lần. Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường ComScore vào tháng 3/2013, Việt Nam đang là quốc gia có lượng người dùng Internet cao nhất tại khu vực Đông Nam Á với 16.1 triệu người dùng Internet mỗi tháng. Xu hướng hội tụ giữa dịch vụ viễn thông, truyền thông và Internet đang góp phần đẩy mạnh phát triển thanh toán thương mại điện tử.

Để phục vụ cho hệ thống thanh toán qua mạng Internet, nhiều nhà cung cấp đã giới thiệu các cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam như cổng thanh toán VASC Payment của công ty VASC, Paygate của Intercom, OnePay của công ty OnePay, Smartlink-Mastercard của công ty dịch vụ thẻ Smartlink và tổ chức thẻ quốc tế Mastercar. Các cổng thanh toán này sử dụng nguyên lý của hệ thống thanh toán trực tuyến tập trung kết hợp với hệ thống tác nghiệp của nhiều ngân hàng, phục vụ cho tất cả khách hàng có nhu cầu giao dịch qua mạng Internet.

2.2Phân tích các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng khi sử dụngthẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Tp. Hồ Chí Minh‌

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu‌


Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: Nghiên cứu định tính (sơ bộ) và nghiên cứu định lượng (chính thức).

2.2.2 Mẫu nghiên cứu


Dựa vào những nghiên cứu đã xem xét ở chương 1 và nhận định riêng của tác giả, đối tượng sử dụng thẻ tín dụng phải là những người có thu nhập trung bình trở lên. Vì thế, tác giả chọn mẫu phi xác suất theo phương pháp thuận tiện, đối tượng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/03/2024